You are on page 1of 21

TRƯỜNG THPT KHƯƠNG ĐÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II

TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: LỊCH SỬ 10

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP:

1. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV.

- Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV.

2. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

- Tình hình văn hóa dân tộc giai đoạn thế kỉ XVI – XVIII.

- Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.

3. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX

- Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

4. Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)

-Cách mạng tư sản Anh.

- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

5. Các nước Âu - Mĩ (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)

- Cách mạng công nghiệp ở châu Âu.

- Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX.

- Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

B. CÂU HỎI GỢI Ý

I. Một số câu hỏi tự luận gợi ý

Câu 1: Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp về: mục tiêu, lãnh
đạo, lực lượng tham gia, hình thức cách mạng, tính chất.

Câu 2: Đánh giá điểm tiến bộ và hạn chế của Bản Tuyên ngôn độc lập Mĩ (4/7/1776). Bản
Tuyên ngôn độc lập Mĩ ảnh hưởng đến Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (2/9/1945) như thế nào?
Câu 3. Đánh giá công lao của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn
trong việc thống nhất đất nước?

Câu 4. Nêu tên và sự nghiệp của một anh hùng trong sự nghiệp giữ nước, chống ngoại xâm
của dân tộc mà em yêu thích từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Câu 5. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu đem lại những hệ quả gì?

Câu 6. Cuộc cách mạng tư sản nào được coi là điển hình và triệt để nhất thời cận đại? Vì sao?

Câu 7. Nêu nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế
kỉ XIII. Theo em, tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

Câu 8. Trong thế kỉ X -XV ,nhân dân ta đã tiến hành các cuộc kháng chiến và chống giặc
ngoại nào ? Phân tích những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa
đó?

II. Một số câu hỏi trắc nghiệm gợi ý: (60 câu)

Câu 1. Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì

A. quốc hội tiến hành chính biến.

B. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.

C. nền cộng hòa được thiết lập ở Anh.

D. lãnh đạo không phải là giai cấp tư sản.

Câu 2. Một trong những nét nổi bật của nền kinh tế nước Pháp trước cách mạng là

A. nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.

B. nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.

C. nước Pháp là một nước công nghiệp phát triển.

D. nước Pháp là nước có nền công nghiệp và nông nghiệp đứng đầu Châu Âu.

Câu 3. Trước khi cách mạng bùng nổ vào cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn tồn tại chế độ

A. quân chủ lập hiến. B. quân chủ chuyên chế.

C. phong kiến phân quyền. D. cộng hòa tư sản.

Câu 4. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực sự là một cuộc cách
mạng tư sản. Ý nào dưới đây giải thích đúng điều đó?

A. Mục tiêu cách mạng là giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến với lực lượng sản
xuất mới tư bản chủ nghĩa.
B. Mục tiêu cách mạng là đấu tranh xóa bỏ nền thống trị của thực dân Anh.

C. Lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.

D. Động lực cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân Mĩ.

Câu 5. Máy hơi nước của Giêm-oat 1784 được phát minh và đưa vào sử dụng đã đánh dấu

A. lao động chân tay thay thế bằng lao động máy móc ở Anh.

B. sự khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh.

C. ngành kinh tế công nghiệp Anh phát triển nhanh nhất thế giới.

D. sự phổ biến trong việc sử dụng máy móc ở Anh.

Câu 6. Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp được
hình thành từ

A. các cuộc phát kiến địa lý (thế kỉ XV - XVI).

B. cách mạng công nghiệp Anh (giữa thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX).

C. cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XIX).

D. cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XIX).

Câu 7. Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân
Mông – Nguyên?

A. Đông Bộ Đầu       B. Chương Dương

C. Hàm Tử       D. Bạch Đằng

Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản giữa tình hình nước Anh và nước Pháp trước cuộc cách mạng tư
sản là

A. xã hội đều phân chia giai cấp và đẳng cấp.

B. vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng.

C. đều xuất hiện các tầng lớp tầng lớp quý tộc mới.

D. đều có sự du nhập các quan hệ sản xuất bên ngoài.

Câu 9. Hạn chế lớn của bản “Tuyên ngôn độc lập” (được thông qua vào ngày 4/ 7/ 1776 trong
cách mạng tư sản lần thứ nhất) của nước Mĩ là gì?

A. Không xóa bỏ được chế độ phong kiến và tàn dư của nó.


B. Không lật đổ được rào cản của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C. Không xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp.

D. Không thoát li được sự kìm kẹp của chính quốc Anh.

Câu 10. Tại sao nói cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (nửa cuối thế
kỉ XVIII) mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?

A. Vì đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển tại đây.

B. Vì đã đưa đến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

C. Vì đã thúc đẩy nền kinh tế ngoại thương phát triển.

D. Vì đã thúc đẩy được nền kinh tế nông nghiệp phát triển.

Câu 11. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là

A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”.

B. “Nước công nghiệp hiện đại”.

C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”.

D. “Công xưởng của thế giới”.

Câu 12. Sự kiện nào chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

A. Kí kết Hòa ước Vec-xai ở Pháp tháng 9/1783.

B. Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787.

C. Thông qua Bản tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776.

D. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17/10/1777.

Câu 13. Năm 1649, Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì

A. đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

B. vua Sac-lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.

C. ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập.

D. đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 14. Điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 bang
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. đều có sự tham gia của giai cấp nô lệ.


B. đều xoá bỏ các tàn dư phong kiến.

C. đều mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

D. đều do giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến tư sản hoá lãnh đạo.

Câu 15. Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thuộc văn kiện nào?

A. Tuyên ngôn độc lập.

B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.

D. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Câu 16: Chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất là một
cuộc cách mạng

A. vô sản.

B. tư sản.

C. tư sản điển hình.

D. tư sản triệt đẻ.

Câu 17. Tại sao nước Anh sớm tiến hành cách mạng công nghiệp?

A. Sớm làm cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản và quý tộc mới trở nên giàu có.

B. Chuẩn bị được tiền đề về vốn, trình độ nhân công và cải tiến kĩ thuật.

C. Sớm làm cuộc cách mạng tư sản, tạo tiền đề cần thiết cho cuộc cách mạng trong sản xuất.

D. Có hệ thống thuộc địa và thị trường rộng lớn trên toàn thế giới.

Câu 18. Chính quyền trung ương của nhà Nguyễn được tổ chức theo

A. mô hình nhà Lê Sơ.

B. mô hình nhà Lý.

C. mô hình nhà Trần.

D. mô hình của Trung Quốc.

Câu 19. Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là

A. tư bản, nhân công.


B. vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.

C. tư bản, công nhân và sự phát triển khoa học kĩ thuật.

D. tư bản và các thiết bị máy móc.

Câu 20. Điểm khác nhau cơ bản về kết quả giữa cuộc nội chiến Mĩ với cuộc đấu tranh thống
nhất nước Đức nửa sau thế kỉ XIX là

A. đấu tranh thống nhất đất nước.

B. giải quyết mâu thuẫn tư sản và quý tộc phong kiến.

C. xóa bỏ chế độ nô lệ.

D. lật đổ chế độ phong kiến.

Câu 21. Ý nghĩa cải cách hành chính của vua Minh Mạng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước
hiện nay?

A. Nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước.

B. Tinh giảm bộ máy hành chính.

C. Nâng cao hiệu quả trong quản lí dân cư.

D. Là cơ sở để phân chia đơn vị hành chính.

Câu 22. Trong Cách mạng tư Sản Pháp 1789 lực lượng chủ yếu tham gia đấu tranh và quyết
định sự phát triển của cách mạng là

A. quý tộc mới và tư sản. B. nông dân và binh lính.

C. quần chúng nhân dân. D. công nhân và nông dân.

Câu 23. Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát 1784 so với những phát
minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII là

A. máy móc hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

B. được áp dụng trong sản xuất.

C. giảm sức lao động cơ bắp của con người.

D. làm năng suất lao động tăng.

Câu 24. Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp vì

A. có lực lượng các nhà khoa học đông đảo.


B. có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất.

C. cách mạng tư sản nổ ra sớm.

D. thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa lí.

Câu 25. Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ
XV là

A. Phật giáo.       B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.       D. Hồi giáo.

Câu 26. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây
thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A. Kinh thành Thăng Long.

B. Hoàng thành Thăng Long.

C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

D. Kinh thành Huế.

Câu 27. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng

A. Chùa Quỳnh Lâm.

B. Văn miếu.

C. Chùa Một Cột.

D. Quốc tử giám.

Câu 28. Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch
Đằng năm 938?

A. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng.

B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc.

C. Mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

D. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ.

Câu 29. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế
sách

A. Ngụ binh ư nông.


B. Tiên phát chế nhân.

C. Vườn không nhà trống.

D. Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc.

Câu 30. Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát quả cam trong
tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là

A. Trần Quang Khải.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Quốc Toản.

D. Trần Bình Trọng.

Câu 31. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Trận Bạch Đằng.

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

C. Trận Chi Lăng – Xương Giang.

D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 32. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi là

A. Nguyễn Nhạc.

B. Nguyễn Lữ.

C. Quang Trung – Nguyễn Huệ.

D. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Câu 33. Phong trào Tây Sơn mang tính chất gì?

A. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

B. Cuộc khởi nghĩa nông dân.

C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước.

Câu 34. Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn?

A. Phục tùng nhà Thanh.


B. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục.

C. Chủ trương thiết lập quan hệ giao ban với Mĩ.

D. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với các nước tư bản châu Âu.

Câu 35. Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là
Di sản văn hóa thế giới là

A. Thành Hà Nội.

B. Quân thể cung điện, lăng tẩm ở Huế.

C. Hệ thống lăng tâm các vua triều Nguyễn ở Huế.

D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

Câu 36. Dưới triều Nguyễn, việc tuyển chọn quan lại được tiến hành theo phương thức nào?

A. Từ những người thân cận, trung thành.

B. Dựa vào giáo dục, khoa cử.

C. Lúc đầu, từ những người thân cận về sau chủ yếu dựa vào giáo dục khoa cử.

D. Từ những người thân cận và thông qua khoa cử, kể cả dùng tiền mua.

Câu 37.  Hai Câu ca dao từ thời Nguyễn: “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày
là quan” cho chúng ta biết điều gì?

A. Tình yêu thương con của bà mẹ.

B. Ví quan lại như bọn giặc cướp.

C. Tệ tham quan ô lại dưới triều Nguyễn.

D. Tình trạng nhân dân bị bóc lột tàn bạo.

Câu 38. Giai cấp thống trị dưới triều Nguyễn gồm:

A. Vua quan, quý tộc, binh lính.

B. Vua, quan lại, tướng lĩnh và thương nhân giàu có.

C. Vua, địa chủ và cường hào.

D. Vua, quý tộc, lãnh chúa phong kiến.

Câu 39. Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta thông qua đâu?

A. Thương nhân phương Tây.


B. Giáo sĩ phương Tây.

C. Thương nhân Trung Quốc.

D. Giáo sĩ Nhật Bản.

Câu 40. Bộ quốc sử tiêu biểu của Việt Nam thời phong kiến là

A. Lê triều công nghiệp thực lục của Hồ Sĩ Dương.

B. Ô châu cận lục của Dương Văn An.

C. Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn.

D. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

Câu 41. Trong xã hội nước Anh trước cách mạng đã tồn tại mâu thuẫn cơ bản nào?

A. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ.

B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ và giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ.

C. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ và giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới.

D. Giữa nông dân, nô lệ với chủ đồn điền và giữa quý tộc mới tư sản.

Câu 42. “Ông là một trong những lãnh tụ xuất sắc, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới loại vừa ở
nước Anh; một nhà tổ chức và chỉ huy giỏi, trở thành người lãnh đạo quân đội Quốc hội. Trong
cuộc nội chiến với quân đội nhà vua, quân đội Quốc hội giành thắng lợi, Anh trở thành nước cộng
hòa do ông đứng đầu”. Ông là ai?

A. Ôlivơ Crômoen.

B. Ôlivơ Risa.

C. Sáclơ Máchiến tranhin.

D. Vinhem Ôrangiơ.

Câu 43. Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là

A. Lật đổ chế độ phong kiến.

B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn.

C. Có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

D. Được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến.

Câu 44. Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?
A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh.

B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát.

C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa.

D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc.

Câu 45. Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì:

A. Là ngày bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa.

B. Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

C. Là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi.

D. Là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ.

Câu 46. Ba đẳng cấp xã hội Pháp trước cách mạng gồm:

A. Quý tộc, tư sản và công nhân.

B. Quý tộc, tư sản và nông dân.

C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân.

D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.

Câu 47. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là:

A. Mâu thuẫn giữa tư sản với quý tộc phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc.

C. Mâu thuẫn giữa các lực lượng tiến bộ trong xã hội với chế độ phong kiến.

D. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc, tăng lữ.

Câu 48. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền?

A. Đề cao vai trò của các nhà Triết học Ánh sáng.

B. Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người.

C. Khẳng định chủ quyền của nhân dân.

D. Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Câu 49. Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?
A. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền.

B. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền.

C. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền.

D. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền.

Câu 50.  Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp dệt.

C. Chế tạo máy móc.

D. Luyện kim.

Câu 51. Ý nào phản ánh hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp?

A. Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản.

B. Làm thay đổi bô mặt của các nước tư bản.

C. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác.

D. Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản và vô sản.

Câu 52. Áccraitơ chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước đã dẫn tới kết quả là:

A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sôn nước chảy xiết.

B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay.

C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc.

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

Câu 53. Nửa cuối thế kỉ XIX, yêu cầu cần thiết đặt ra cho nước Đức là gì?

A. Thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài.

B. Thống nhất đất nước.

C. Thành lập chính quyền của giai cấp tư sản.

D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 54. Lực lượng lãnh đạo quá trình thống nhất nước Đức có điểm gì khác so với cách mạng
Anh và Pháp?
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.

B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.

C. Do quý tộc quân phiệt lãnh đạo.

D. Do tư sản liên minh với quý tộc phong kiến lãnh đạo.

Câu 55. Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế ở nước Đức đến giữa thế kỉ XIX là:

A. Đất nước thống nhất.

B. Đất nước chia cắt thành nhiều vương quốc lớn nhỏ.

C. Một phần lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng.

D. Giai cấp thống trị không quan tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Câu 56. Việc thống nhất nước Đức mang tính chất

A. một cuộc cách mạng.

B. một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

C. một cuộc cách mạng tư sản.

D. một cuộc nội chiến.

Câu 57. Vì sao khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh
chóng?

A. Chú trọng phát minh khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

B. Sự phát triển của nền công nghiệp quân sự.

C. Tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau.

D. Xuất hiện giai cấp công nhân.

Câu 58. Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là gì?

A. Xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.

B. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

C. Chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa.

D. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Câu 59. Lênin nhận định: “Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì:
A. Giới cầm quyền ở Anh chỉ chú tâm đến xâm lược thuộc địa.

B. Anh có hệ thống thuộc địa trải dài khắp toàn cầu.

C. Anh chỉ chú trọng xuất cảng tư bản.

D. Anh tiến hành xâm lược thuộc địa sớm nhất.

Câu 60. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực
tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi trong đó có Việt Nam?

A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế.

B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.

C. Tăng cường xâm lược thuộc địa.

D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.


C. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỀ THI MINH HỌA:

MA TRẬN ĐỀ THI MINH HỌA CUỐI KÌ II – MÔN LỊCH SỬ 10 (2021 – 2022)

NỘI DUNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC NHẬN THÔN VẬN TỔNG


BIẾT G HIỂU DỤNG
Bài 19. Những cuộc chiến đấu chống 03
01 01 01
ngoại xâm từ thế kỉ X-XV.
Bài 20. Xây dựng và phát triển văn 02
01 01
hóa ở các thế kỉ X-XV.
Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự
nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ 01 01 02
quốc cuối thế kỉ XVIII.
Trắc nghiệm Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, 03
văn hóa dưới triều Nguyễn nửa đầu 02 01
thế kỉ XIX.
Bài 29. Cách mạng Hà Lan và Cách 04
02 02
mạng tư sản Anh
Bài 30. Cuộc đấu tranh giành độc lập 03
01 01 01
của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối 04
02 01 01
thế kỉ XVIII.
Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở 03
02 01
châu Âu.
12 08 04 24
Tổng (3đ) (2đ) (1đ) (6đ)
Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự
nghiệp thống nhất đất nước, bảo veeh 01 01
Tự luận tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.
Bài 29. Cách mạng tư sản Hà Lan và
01 01
cách mạng tư sản Anh.
Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở
01 01
châu Âu.
01 01 01 03
Tổng (2đ) (1đ) (1đ) (4đ)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ MINH HỌA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT KHƯƠNG ĐÌNH NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ THI MINH HỌA Bài thi môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể phát đề.

Họ và tên học sinh: …………………………………..…..


Mã đề thi:
Số báo danh: …………………………………

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (06 điểm)

Câu 1. Ngay sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến
chống giặc ngoại xâm nào?

A. Chống quân Tống lần thứ nhất.

B. Chống quân Tống lần thứ hai.

C. Ba lần chống quân Mông – Nguyên.

D. Chống quân Minh.

Câu 2. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để
chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Lý Thường Kiệt.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Thánh Tông.

Câu 3. Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ
quân đội nhà Trần đã khắc chữ:

A. Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên.

B. Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh.

C. Hào khí Đông A.

D. Sát that.

Câu 4. Người đã xuất gia đầu Phật và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là

A. Lý Công Uẩn.

B. Trần Thái Tông.


C. Trần Nhân Tông.

D. Trần Thánh Tông.

Câu 5. Việc thi cử để tuyển chọn người tài cho đất nước đã hoàn thiện và đi vào nếp dưới triều
vua?

A. Lý Nhân Tông.

B. Trần Thái Tông.

C. Lê Thái Tổ.

D. Lê Thánh Tông.

Câu 6. Từ năm 1771 đến năm 1783, thành tựu mà nghĩa quân Tây Sơn đạt được là

A. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

B. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ toàn bộ Đàng Trong.

C. Đánh đổ chúa Nguyễn, chiến thắng quân Xiêm xâm lược.

D. Đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, bước đầu làm suy yếu lực lượng của chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài.

Câu 7. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê,
đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước.

B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

C. Thiết lập vương triều Tây Sơn.

D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.

Câu 8. Tên gọi khác của bộ “Hoàng triều luật lệ” là

A. Hình thư.

B. Hoàng Việt luật lệ.

C. Hình luật.

D. Luật Hồng Đức.

Câu 9. Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không thể thực hiện
rộng rãi là gì?
A. Do nhân dân không ủng hộ.

B. Do việc chia ruộng đất không công bằng.

C. Do ruộng đất công còn quá ít.

D. Do sự chống đối của quan lại địa phương.

Câu 10. Về tổng thể chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế là:

A. Trọng nông, ức thương.

B. Trọng thương, ức nông.

C. Hạn chế phát triển các ngành nghề mới.

D. Coi trọng thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 11. Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu.

C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp.

D. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp.

Câu 12. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là:

A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc phong kiến, cấu kết với tăng lữ bóc lột nhân dân.

B. Tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền
với giai cấp tư sản.

C. Tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân.

D. Tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đối với nhân dân.

Câu 13. Trong xã hội nước Anh trước cách mạng, mâu thuần cơ bản nào mới xã hội?

A. Giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ.

B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ.

C. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới.

D. Giữa quý tộc mới với tư sản.

Câu 14. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh là:
A. Những mâu thuẫn trong xã hội Anh không thể điều hòa được nữa.

B. Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không được thông qua.

C. Quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua.

D. Nhân dân đứng về phía Quốc hội phản đối nhà vua quyết liệt.

Câu 15.  Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là:

A. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp.

B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.

C. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp.

D. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn.

Câu 16.  Ý nào không phản ánh đúng chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa?

A. Cấm 13 thuộc địa sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp.

B. Cấm đưa hàng hóa từ Anh sang thuộc địa.

C. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

D. Cấm không được khai khẩn những vùng đất ở miền Tây.

Câu 17. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè.

B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức.

C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập.

D. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh, chính phủ Anh phong tỏa cảng và điều
quân chiếm đóng.

Câu 18. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của các đẳng cấp Quý tộc và tăng lữ?

A. Chiếm đa số trong dân cư.

B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế.

C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội.

D. Muốn duy trì quyền lực cũng như củng cố chế độ phong kiến.
Câu 19. Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong Đẳng cấp thứ ba
là:

A. Tư sản và tiểu tư sản. B. Thị dân.

C. Tư sản. D. Nông dân.

Câu 20. Ngày 14 – 7 – 1789 đã diễn ra sự kiện gì ở Pháp?

A. Hiến pháp mới chính thức được ban hành.

B. Quần chúng Pari tấn công và chiếm ngục Baxti.

C. Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội.

D. Chính phủ mới chính thức được thông qua.

Câu 21.  Khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thuộc văn kiện nào?

A. Tuyên ngôn độc lập.

B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.

D. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.

Câu 22. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ khi nào?

A. Từ đầu thế kỉ XVII.

B. Từ giữa thế kỉ XVII.

C. Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII.

D. Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII.

Câu 23. Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là:

A. Ld bằng tay được thay thế dần bằng máy móc.

B. Tốc độ sản xuất và năng suất lãnh đạo tăng vượt bậc.

C. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa.

D. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”.

Câu 24. Người phát minh ra đầu máy xe lửa là

A. Giêm Hagrivơ.
B. Áccraitơ.

C. Giêm Oát.

D. Xtiphenxơn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (04 điểm)

Câu 1. Phân tích ý nghiã Lời hiểu dụ của vua Quang Trung: (02 điểm)

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Câu 2. Sự kiện nào là sự kiện đỉnh cao của cách mạng tư sản Anh? Vì sao? (01 điểm)

Câu 3. Nước Anh có những điều kiện gì để tiến hành cách mạng công nghiệp? Ý nghĩa của cách mạng
công nghiệp đối với nước Anh. (01 điểm)

---- Hết ----

You might also like