You are on page 1of 120

BÀI 1: NHẬT BẢN

I.Nhận biết
Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Nhật Bản chứa đựng mâu thuẫn trong những lĩnh vực
nào?
A. Kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Kinh tế, văn hóa, quân sự.
D. Kinh tế , chính trị, quân sự.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:
A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
Câu 3. Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao?
A.Tư sản B.Địa chủ C.Quý tộc D.Quý tộc tư sản
Câu 4. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?
A. Thiên Hoàng                 B. Tư sản. C. Tướng quân                 D. Thủ tướng
Câu 5. Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?
A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.                           B. Anh, Pháp, Đức, Áo.
C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.                    D. Anh, Pháp, Nga, Đức.
Câu 6. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải
C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
Câu 7. Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?
A. Tướng quân                             B. Minh Trị.
C. Tư sản công nghiệp.                D. Quý tộc tư sản hóa.
Câu 8. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 9. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa                     B. Tư sản
C. Quý tộc phong kiến                     D. Địa chủ
Câu 10. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là
A. Cộng hòa.                                  B. Quân chủ lập hiến
C. Quân chủ chuyên chế                 D. Liên bang.
Câu 11. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì nổi bật?
A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng
B. Xuất hiện các công ty độc quyền
C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược
D. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc Phủ diễn ra mạnh mẽ.
Câu 12. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến
tranh xâm lược
A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.                  B. Đài Loan, Nga, Mĩ.
C. Nga, Đức, Trung Quốc.                          D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.
II. Thông hiểu
Câu13 . Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX,
Nhật Bản đã
A. duy trì chế độ phong kiến                                           
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây        
D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu14 . Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến ?
A.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây
dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm
quyền.
C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.
D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
Câu 15. Sự ra đời các công ty độc quyền đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế,
chính trị Nhật Bản?
A.Sự lũng đoạn đối với kinh tế, chính trị Nhật Bản.
B. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, sự ổn định của nước Nhật.
C. Sự phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự cho nước Nhật.
D. Đưa Nhật Bản trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 16. Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản?
A. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.
B. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội.
C. Lũng đoạn về chính trị.
D. Chi phối nền kinh tế.
Câu 17. Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật
bằng:
A. sức mạnh quân sự.                             B. sức mạnh kinh tế.                                             
C. truyền thống văn hóa lâu đời.               D. sức mạnh áp chế về chính trị .  
Câu 18. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 19. Sự bóc lột của giai cấp tư sản Nhật Bản đã dẫn đến hậu quả:
A. Phong trào đấu tranh của công nhân tăng.
B. Tư sản phương Tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản.
C. Công nhân bỏ làm nên thiếu lao động .            
D. Công nhân Nhật Bản tìm cách ra nước ngoài.
Câu 20. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách
nghiêm trọng là:
A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối.                
B. Nhà Thanh - Trung Quốc chuẩn bị xâm lược.
C.Trong lòng xã hội phong kiến chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa.
Câu 21: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?
A. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.
B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
C. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.
D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.
Câu 22. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến.
B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.
C. Để tiêu diệt Tướng quân.
D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
Câu 23. Nội dung nào Không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị?
A.Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
B. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
C. Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
D. Dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.
Câu 24. Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
B. Nông dân được phép mua bản ruộng đất.
C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
III. Vận dụng
Câu 25. Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?
A.Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.
B.Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.
D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.
Câu 26. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
Tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
thi hành chính sách giáo dục bắt buộc,chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
D. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng
tạo.
Câu 27. Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì
A.Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn.
B. Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá.
D. Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được
duy trì.
Câu 28. Điểm khác của quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản sau cải cách so
với các nước đế quốc khác ?
A. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.
C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
D. sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị .
Câu 29. Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách
ở Xiêm ?
A. đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây.
B. sự phát triển của CNTB sau các cuộc cách mạng tư sản.
C. mầm mống kinh tế TBCN đang hình thành phát triển nhanh.
D. giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.
IV. Vận dụng cao
Câu 30. Yếu tố được coi là “chìa khóa” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có thể áp
dụng cho Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay là
A.cải cách giáo dục.
B.cải cách kinh tế.
C.ổn định chính trị.
D.tăng cường sức mạnh quân sự.
Câu 31. Biện pháp đúng và mới để giải quyết khủng hoảng ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX là gì?
A.Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ để bị các nước phương Tây sâu xé.
B.Thay đổi nhân sự trong chính quyền phong kiến Nhật Bản, đưa những người có tư tưởng
tiến bộ lên nắm chính quyền.
C. Tiến hành Duy tân đất nước, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN.
D.Tăng cường quan hệ, hợp tác với các nước TBCN phương Tây.
Câu 32. Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách
thành công, nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc lại thất bại?
A. Thế lực phong kiến còn mạnh và không muốn cải cách.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C.Thiên hoàng có vị trí tối cao nắm quyền hành.
D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.
B. Phần tự luận
Câu 1. Nguyên nhân dẫn tới cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản.
- Gợi ý trả lời:
Từ đầu thế kỉ XIX, hơn 30 năm xác lập, chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản đứng đầu là
Sôgun, đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
+ Về kinh tế : Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ
nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng.
+ Về chính trị : Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên
hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân - Sôgun.
+ Về xã hội : Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế, song
không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
+ Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ , dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở
cửa”. Nhật Bản đã kí những hiệp ước bất bình đảng, với những điều kiện nặng nề.
=>Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì
trệ bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé, hoặc tiến hành cải cách, duy tân đưa đất nước phát
triển theo con đường tư bản chủ nghĩa của các nước phương Tây.
Câu 2. Trình bày những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị trên các mặt kinh tế,
chính trị, văn hoá giáo dục, quân sự, từ đó cho biết ý nghĩa, vai trò của những cải cách đó?
- Gợi ý trả lời:
- Cuối năm 1867 - đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau
khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm
1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,
xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
+ Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ
nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
+ Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ
thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- Ý nghĩa, vai trò của cải cách :
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc
cách mạng tư sản.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản
hùng mạnh ở châu Á
Câu 3: Thông qua nội dung của cuộc duy tân Minh Trị, hãy chứng minh đây là một cuộc
cách mạng tư sản chưa triệt để.
Gợi ý trả lời:
- Cuối năm 1867 - đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị
sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ :
+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp
năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở
nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
+ Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế
độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
+ Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học
- kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- Cải cách có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, nhưng chưa triệt để, vì:
+ Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng tư sản, gạt bỏ những cản trở của
chế độ phong kiến.
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư
bản hùng mạnh ở châu Á.
+ Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây, giữ vững
được độc lập chủ quyền.
+ Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn
được duy trì.
+ Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn. Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là
công nhân bị bần cùng hoá.
+ Lãnh đạo cải cách là Minh Trị Thiên Hoàng nhưng quí tộc tư sản hoá lại đóng vai
trò nòng cốt.
Câu 4. Tại sao trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, cải cách giáo dục được coi là
“chìa khóa” giúp Nhật Bản nhanh chóng phát triển trên con đường TBCN?
Giáo dục được xem là chìa khoá để nâng cao dân trí, tạo cho con người có khả năng
nắm bắt khoa học kĩ thuật, tư tưởng văn hoá tiên tiến để hội nhập vào thế giới TBCN.
Nhật Bản là quốc gia nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, xã hội đều lạc hậu, muốn đưa
nước Nhật tiến lên con đường hiện đại hoá chỉ có thể đạt được kết quả từ sự đổi mới của
giáo dục.
Vì giáo dục sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đổi mới xã hội.
Câu 5. Những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế XIX
- đầu thế kỉ XX, chỉ ra điểm khác biệt của chủ nghĩa đế quốc Nhật so với các nước đế quốc
khác?
Gợi ý trả lời:
- Biểu hiện:
+ Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti
độc quyền như Mítxưi, Mítsubisi,... Sự lũng đoạn của các công ti độc quyền này đối với
kinh tế, chính trị Nhật Bản.
+ Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm
quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến : chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung
- Nhật, chiến tranh Nga - Nhật; thông qua đó, Nhật chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn
Đông, bán đảo Triều Tiên,... Chiến tranh đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi
về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển kinh tế.
- Điểm khác biệt của chủ nghĩa đế quốc Nhật so với các nước đế quốc khác: Nhật
Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.
Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức
mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến
quân phiệt.
BÀI 2: ẤN ĐỘ
I. Trắc nghiệm
1. Nhận biết:
Câu 1. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh
thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượng
C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 2. Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm mục đích
A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội
D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ
Câu 3. Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, dưới chính sách cai trị tàn bạo của thực dân
Anh số người chết đói ở Ấn Độ là
A. 36 triệu người. C. 26 triệu người.
B. 27 triệu người. D. 16 triệu người.
Câu 4. Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào ?
A. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc.
B. Khởi nghĩa Xi-Pay.
C. Chống đạo luật chia cắt Ben –gan.
D. Đấu tranh ôn hòa.
Câu 5: Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc Đại là
A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang .
B. chuyển dần từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh chính trị.
C. đấu tranh ôn hòa, yêu cầu thực dân Anh phải thực hiện cải cách.
D. đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh.
Câu 6. Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào sau đây ?
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Công nhân.
D. Nông dân.
Câu 7. Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại ở Ấn Độ là
A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ.
B. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
C. bước ngoặt phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
D. thể hiện ý thức và lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
Câu 8. Nguyên nhân nào đánh dâu sự thất bại của cao trào cách mạng 1905–1908 ở Ấn
Độ ?
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được nhân dân .
C. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại.
D. Sự chênh lệch về lực lượng.
Câu 9: Năm 1885 ở Ấn Độ diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Anh hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ
B. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ
C. Sự thành lập Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản
D. Chính sách chia cắt xứ Ben-gan có hiệu lực
Câu 10: Anh đã thực hiện chính sách cai trị gì đối với đất nước Ấn Độ
A. Gián tiếp B. Đàn áp C. Mua chuộc D. Trực tiếp
Câu 11: Thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược, cai trị Ấn Độ trong khoảng thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XIX B. Đầu thế kỉ XIX
C. Nửa sau thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX đầu XX
Câu 12: Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
A. Ngày đạo luật chia cắt Bengan có hiệu lực
B. Phái cực đoan trong Đảng quốc Đại thành lập
C. Thực dân Anh bắt giam Tilac
D. Ngày Tilac bị khai trừ khỏi Đảng quốc Đại
Câu 13: Đảng Quốc Đại là đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ?
A. Đảng của giai cấp vô sản
B. Của giai cấp tư sản
C. Là đảng của tầng lớp quý tộc mới Ấn Độ
D. Giai cấp phong kiến
Câu 14: Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX tiểu
biểu nhất là cuộc khởi nghĩa
A. Xi-pay B. Mi-rút
B. Đê-li D. Bom-bay
Câu 15: Đế quốc nào đã hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ
A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Đức
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa Xi-pay đã lan rộng ra những vùng nào của Ấn Độ
A. Miền Bắc B. Miền Nam
C. Miền Trung D. Miền Bắc, Miền trung
2. Thông hiểu
Câu 17: Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh không thực hiện ở
Ấn Độ
A. Đưa đẳng cấp lớp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị ấn Độ.
B. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
C. Chia để trị.
D. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
Câu 18: Tình hình Ấn Độ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì giống với các nước phương
Đông khác?
A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản
C. Là thuộc địa của các nước phương Tây
D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản
Câu 19: Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp
phong kiến Ấn Độ nhằm:
A. xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ
B. cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ
C. làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình
D. biến họ thành tay sai đắc lực
Câu 20: Đỉnh cao nhất phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân Ấn Độ trong
những năm đầu thế kỉ XX là:
A. phong trào đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1905
B. phong trào đấu tranh của công nhân Bombay năm 1908
C. phong trào đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1908
D. phong trào của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905
Câu 21: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm
ngừng vào cuối thế kỉ XX là:
A. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc Đại
B. Thiếu đường lối đúng đắn
C. Phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát
D. chưa tập hợp được lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân
Câu 22: Hậu quả nặng nề nhất của chính sách cai trị thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ
là:
A. biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
B. khoét sâu sự mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc trong xã hội.
C. làm suy sụp đời sống công nhân và nông dân.
D. chia rẽ các giai cấp trong xã hội Ấn Độ.
Câu 23: Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải
phóng dân tộc ở Ấn Độ?
A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ
bước lên vũ đài chính trị.
B. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới
C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ
D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ
Câu 24: Mâu thẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa
A. Tư sản với công nhân B. Nông dân với phong kiến
C. Thực dân Anh với tư sản C. Toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh
Câu 25: Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại khoảng hai mươi năm đầu là:
A. đấu tranh ôn hòa B. bạo động vũ trang
C. chính trị kết hợp vũ trang D. thỏa hiệp để đạt được quyền lợi chính trị
Câu 26: Trước đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh
A. Đồng ý những đòi hỏi của tư sản Ấn Độ.
B. Đồng ý những đòi hỏi đó nhưng phải có điều kiện
C. Thực dân Anh kìm hãm tư sản Ấn Độ phát triển bằng mọi cách
D. Thực dân Anh thẳng tay đàn áp
Câu 27: Mâu thẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa
A. Tư sản với công nhân B. Nông dân với phong kiến
C. Thực dân Anh với tư sản C. Toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh
3. Vận dụng thấp
Câu 28: Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn
trước là
A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ
B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế
C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân
D. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
II. Tự luận:
Câu 1. Những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh? Chính sách đó
dẫn đến những hậu quả gì đối với đất nước Ấn Độ
* Chính sách thống trị của thực dân Anh:
- Về kinh tế:
+ Thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên cạn kiệt
+ Bóc lột nhân công rẻ mạt
+ Mục đích: Biến ấn Độ thành thị trường quan trọng của Anh.
- Về chính trị – xã hội: Thiết lập chế độ cai trị trực tiếp ấn Độ với những thủ đoạn chủ yếu
là:
+ Chia để trị
+ Mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội.
- Về văn hoá - giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc
hậu và hủ tục cổ xưa.
* Hậu quả 
- Kinh tế giảm sút, lạc hậu
- Đời sống nhân dân cực khổ
Câu 2: Quá trình thành lập và hoạt động của Đảng Quốc Đại Ấn Độ.
* Sự thành lập Đảng Quốc đại.
- Giai cấp tư sản dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
- Năm 1885 giai cấp tư sản ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.
* Hoạt động
+ Trong 20 năm Đảng chủ trương đấu tranh ôn hoà.
+ Do thái độ thoả hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền
Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hoá thành 2 phái: ôn hoà và phái cực đoan (kiên quyết
chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).
+ Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan 1905.
+ Đỉnh cao của phong trào là cuộc tổng bãi công ở Bom-bay 1908.
+ Tháng 6/1908 thực dân Anh bắt Ti-lắc, kết án 6 năm tù –> công nhân Bom-bay đã tổng
bãi công kéo dài 6 ngày để ủng hộ Ti-lắc.
Câu 3: Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn
Độ
* Tính chất: Tính chất là cao trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo,mang
đạm ý thức dân tộc là một cuộc CMDCTS 
* Ýnghĩa 
- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ 
- Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu
thế kỷ XX.
Câu 4: Những nét chính về cao trào cách mạng 1905 - 1908
- 7.1905, Anh thi hành đạo luật chia cắt Bengan -> phong trào đấu tranh bùng nổ.
- Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng
lên một đợt đấu tranh mới.
- Những năm 1905 - 1908, ở Ấn Độ đã có nhiều phong trào đấu tranh của quần chúng
chống thực dân Anh nhằm tẩy chay hàng ngoại hoá và đòi quyền tự trị. Phong trào đặc biệt
sôi nổi ở Bombay, một thành phố công nghiệp lớn có nhiều công nhân ngành đường sắt và
ngành dệt.
- Tháng 7.1908, để phản đối việc nhà cầm quyền Anh bắt và kết án 6 năm tù giam Tilac
(B. G. Tilak) một lãnh tụ cấp tiến của Đảng quốc đại Ấn Độ, công nhân và nhân dân
Bombay đã tổ chức biểu tình và tổng bãi công trong sáu ngày, có hàng chục vạn người
tham gia, xung đột với quân đội và cảnh sát.
- Cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gen.
Câu 5: Đảng Quốc Đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân
dân Ấn Độ?
- Đảng quốc đại đã đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên
vũ đài chính trị 
- Là đòn giáng mạnh đến thưc dân Anh, buộc nhân dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt
Ben-gan 
-Thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân, đánh dấu bước phát triển mới của giai cấp tư
sản 
- Lần đầu tiên trong lich sử, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào dân tộc.

BÀI 3: TRUNG QUỐC


A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
I. Mức độ nhận biết
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình thiên quốc tồn tại bao nhiêu năm?
A. 13 năm B. 14 năm C. 15 năm D. 16 năm
Câu 2. Kết quả của cuối cùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc là
A. thiết lập chính quyền ở Thiên Kinh
B. thi hành nhiều chính sách tiến bộ
C. đề ra chính sách bình quân về ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ
D. bị triều đình được sự giúp đỡ của đế quốc đàn áp phong trào, cuộc khởi nghĩa thất bại
Câu 3. Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong
kiến?
A. Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc
B. Cuộc Duy Tân Mậu Tuất thất bại
C. Sau khi phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bị đánh bại
D. Sau khi nhà Mãn Thanh ký với đế quốc Điều ước Tân Sửu
Câu 4. Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là
A. khởi nghĩa Hoàng Sào B. khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc
C. khởi nghĩa của Lý Tự Thành D. khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng
Câu 5. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?
A. Tư sản B. Nông dân C. Công nhân D. Tiểu tư sản
Câu 6. Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc
bùng nổ?
A. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương
B. Tôn Trung Sơn thông qua Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội
C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
D. Chính quyền Mãn Thanh ký điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc
Câu 7. Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là
A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
B. Tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc
C. Đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh
D. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho
dân cày
Câu 8. Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là đại diện tiêu biểu cho
phong trào cách mạng theo khuynh hướng nào ở Trung Quốc?
A. Vô sản B. Dân chủ tư sản C. Phong kiến D. Tiểu tư sản
Câu 9. Ngày 29/12/1911 gắn với sự kiện nào sau đây trong cuộc cách mạng Tân Hợi?
A. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương
C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh
D. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc
Câu 10. Hiến pháp lâm thời của Trung Hoa dân quốc đã thông qua nội dung nào sau đây?
A. Công nhận quyền bình đẳng, quyền tự do dân chủ của mọi công dân
B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày
C. Ép buộc vua Thanh phải thoái vị
D. Viên Thế Khải nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

II. Mức độ thông hiểu


Câu 11. Đâu không phải là phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của
nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
A. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc
B. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
C. Cách mạng Tân Hợi
D. Khởi nghĩa ở Bom bay
Câu 12. Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của
nhân dân Trung Quốc là
A. khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc
B. cuộc Duy Tân Mậu Tuất
C. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
D. cách mạng Tân Hợi 1911
Câu 13. Lực lượng lãnh đạo cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc là
A. Tư sản
B. Vô sản
C. Trí thức phong kiến tiến bộ
D. phong kiến
Câu 14. Nguyên nhân then chốt dẫn đến cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất (1898) bị thất
bại là do
A. phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp trí thức phong kiến tiến bộ
B. vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến
C. bị Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến
D. không dựa vào lực lượng nhân dân mà chủ yếu dựa vào quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên
tiến
Câu 15. Đâu không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung
Quốc?
A. Chống chế độ phong kiến Mãn Thanh.
B. Chống đế quốc.
C. Tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc kinh.
D. Tấn công vào liên quân 8 nước đế quốc ở Bắc Kinh.
Câu 16. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở
Trung Quốc là
A. phong trào thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
B. phong trào thiếu vũ khí.
C. giai cấp nông dân còn hạn chế, cuộc sống còn khó khăn.
D. so sánh lực lượng chênh lệch, kẻ thù mạnh.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không được Hiến pháp lâm thời Trung Hoa Dân quốc thông
qua tại kỳ họp của Quốc dân Đại hội?
A. Công nhận quyền bình đẳng của mọi công dân.
B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
C. Công nhận quyền tự do dân chủ của mọi công dân.
D. Công nhận quyền bình đẳng và tự do của mọi công dân.
Câu 18. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. Đánh đuổi đế quốc, khôi phục Trung Hoa
B. Cải cách Trung Quốc để cứu vãn tình thế
C. Đánh đế quốc để thành lập Dân quốc, đánh phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày
D. Đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa
Câu 19. Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là
A. chính quyền Mãn Thanh nắm độc quyền về kinh doanh đường sắt.
B. chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản trung
Quốc.
C. chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ
quyền lợi dân tộc.
D. chính quyền Mãn Thanh tạo điều kiện cho giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc phát triển
kinh tế.
Câu 20. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX là
A. chống đế quốc
B. chống phong kiến
C. chống đế quốc, chống phong kiến
D. chống liên quân 8 nước đế quốc

III. Mức độ vận dụng


Câu 21. Điểm giống nhau trong cuộc Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc với cải cách Minh
Trị ở Nhật Bản là
A. đều mong muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu
B. đều có nền tảng kinh tế tư bản tiến hành cải cách
C. đều được tiến hành bởi những vị vua anh minh sáng suốt
D. đều được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân
Câu 22. Tính chất xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
A. nước thuộc địa
B, thuộc địa nửa phong kiến
C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến
D. phong kiến
Câu 23. Sau điều ước Tân Sửu (1901), nhiệm vụ chủ yếu đặt ra với cách mạng trung Quốc

A. chống đế quốc giành độc lập dân tộc
B. chống bọn phong kiến phản động để giành ruộng đất cho dân cày
C. cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu
D. chống đế quốc, chống phong kiến
Câu 24. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế
B. thành lập Trung Hoa dân quốc
C. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân
D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Câu 25. Tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. cách mạng vô sản
D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Liệt kê những phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX. Rút ra nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thời
kỳ này.
Câu 2. Trình bày nguyên nhân bùng nổ, mục tiêu đấu tranh của cách mạng Tân Hợi năm
1911 ở Trung Quốc.
Câu 3. Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách
mạng dân chủ tư sản không triệt để?
Câu 4. Xác định tính chất của cách mạng Tân Hợi cần dựa vào yếu tố nào? Nêu ý nghĩa
lịch sử của cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc.
Câu 5. Từ sự thất bại của cuộc Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc, sự thành công của cải
cách Minh Trị ở Nhật Bản, theo em 1 cuộc cải cách muốn thành công phải dựa vào yếu tố
nào?

BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT.
Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các
nước thực dân phương Tây trừ
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-lip-pin
C. Xiêm
D. Việt Nam
Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Tư sản
C. Phong kiến
D. Xã hội chủ nghĩa
Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn
như thế nào?
A. Mới hình thành
B. Bước đầu phát triển
C. Phát triển thịnh đạt
D. Khủng hoảng triền miên
Câu 4. Những nước nào trong khu vực Đông Nam Á không bị các nước thực dân phương
Tây xâm lược?
A. Việt Nam
B. Thái Lan
C. Inđônêxia
D. Malaixia
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của
A. thực dân phương Tây
B. thực dân Âu - Mĩ
C. Thực dân Anh
D. Thực dân Pháp
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu phong trào chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia?
A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa
B. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha
C. Khởi nghĩa của Pu-côm-pô
D. Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam
Câu 7. Chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài của Xiêm bắt đầu đề ra từ
A. vua Ra-ma III
B. vua Ra-ma IV
C. vua Ra-ma V
D. vua Ra-ma VI
Câu 8. Tính chất của cuộc cải cách Ra-ma V là
A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để
B. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D. cách mạng vô sản
Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở
Đông Nam Á ?
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xingapo.
Câu 10. Thực dân Pháp tính đến việc thôn tính Lào khi nào ?
A. Sau khi xâm chiếm Thái Lan và Cam-pu-chia.
B. Sau khi đã hoàn thành bình định quân sự Việt Nam, Campuchia.
C. Khi tiến hành xâm lược Việt Nam và Campuchia.
D. Khi xâm chiếm xong hàng loạt các nước Đông Nam Á.
Câu 11. Giữa thế kỉ XIX, vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của nước
nào ?
A. Anh, Pháp, Mĩ
B. Anh, Pháp, Tây Ban Nha
C. Mĩ, Hà Lan, Pháp
D. Anh, Pháp.
Câu 12. Triều đại nào của vương quốc Xiêm đã theo đuổi chính sách đóng cửa ngăn cản
thương nhân giáo sĩ phương Tây vào Xiêm
A. Triều đại Ra-ma
B. Triều đại Ra-ma IV
C. Triều đại Ra-ma V
D. Tất cả các triều đại trên
2. THÔNG HIỂU
Câu 1. Trước tình hình các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây có hành
động gì?
A. Đầu tư vào Đông Nam Á
B. Thăm dò xâm lược
C. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á
D. Mở rộng và hoàn thành việc xâm lược.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa lớn và kéo dài nhất gây cho Pháp nhiều khó khăn là
A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa
B. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha
C. Khởi nghĩa của Pu-côm-pô
D. Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam
Câu 3. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào đấu
tranh chống Pháp ở Lào và Campuchia ?
A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc
B. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học
D. Thực dân Pháp còn mạnh
Câu 4. Sau cuộc cải cách của vua Ra-ma V, thể chế chính trị của Xiêm là
A. quân chủ chuyên chế
B. quân chủ lập hiến
C. thành lập nền cộng hòa
D. chế độ trung lập
Câu 5. Vì sao cuối thế kỉ XIX Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền
độc lập ?
A. Chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của vua Ra-ma V
B. Do cải cách chính trị của vua Ra-ma IV
C. Do Xiêm đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa
D. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ
Câu 6. Cuộc cải cách Ra-ma V gọi là cuộc cách mạng tư sản vì
A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
B. do giai cấp vô sản lãnh đạo
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
Câu7. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược
và tranh chấp thuộc địa ?
A. Thuộc địa là nơi đầu tư, tiêu thụ hàng hóa chính quốc.
B. Nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt.
C. Thuộc địa có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán.
D. Vì các nước đế quốc cần nguyên liệu để phát triển kinh tế.
Câu 8. Mở đầu cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa
nào ?
A. Khởi nghĩa do Ong Kẹo chỉ huy
B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam
C. Khởi nghĩa của Pa-chay
D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc
Câu 9. Đầu thế kỉ XX, ở Đông Nam Á có những giai cấp mới ra đời?
A. Nông dân và công nhân
B. Địa chủ và nông dân
C. Công nhân và tư sản
D. Tư sản và nông dân
Câu 10. Vua Ra-ma V đã không thực hiện chính sách nào để đưa Xiêm phát triển ?
A. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, Giảm nhẹ thuế ruộng
B. Giải phóng nguồn lao động được tự do làm ăn sinh sống
C. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp
D. Tiếp tục nhận thực hiện chính sách đóng cửa với các nước phương Tây.
3. VẬN DỤNG.
Câu 1. Trước sự đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính
sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh
B. Mở rộng buôn bán với bên ngoài
C. Phát triển kinh tế trong nước
D. Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.
Câu 2. Vào đầu thế kỉ XX tư tưởng bên ngoài nào đã tác động thúc đẩy sự phát triển
của phong trào giải phóng dân tộc?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin
B. Trào lưu triết học ánh sáng của Pháp
C. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn
D. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào
và Campuchia cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc
B. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học
D. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự
II. PHẦN TỰ TUẬN.
Câu 1. Nêu quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á?
Câu 2. Trình bày các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V? Những cải cách của vua
Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?
Câu 3. Nêu những nét chính về tinh hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX?
Câu 4. Vì sao Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập?
Câu 5. Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á
cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Bài 5: Châu phi – mỹ la tinh


A. Nhận biết
* Câu 1: Các nước thực dân châu Âu đẩy mạnh xâm lược châu Phi vì lục địa này
A. Trình độ phát triển cao
B. Vị trí địa lí thuận lợi
C. Cư dân đông đúc
D. Lục địa lớn, giầu tài nguyên
* Câu 2: Những năm 70,80/XX, Các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi
do lý do nào?
A. kênh đào Xuye hoàn thành
B. kênh đào Pa-ra-ma hoàn thành
C. kênh đào Amsterdam hoàn thành
D. kênh đào Stockholm hoàn thành
* Câu 3: Ai Cập bị biến thành thuộc địa của nước thực dân nào sau đây
A. Anh B. Pháp C. Đức D. Bỉ
* Câu 4: Nước thực dân nào chiếm được thuộc địa nhiều nhất ở châu Phi
A. Anh B. Pháp C.Bồ Đào Nha D. Tây Ban Nha
Câu 5: Việc phân chia thuộc địa ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XIX B. đầu thế kỉ XX
C. Giữa thế kỉ XX D. Cuối thế kỉ XX
**Câu 6: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của
nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ?
A. Các nước thực dân thực hiện chính sách chia để trị
B. Do chế độ hà khắc của chủ nghĩa thực dân
C. Các nước thực dân xâu xé châu Phi
D. Các nước thực dân bóc lột sức lao động nặng nề
* Câu 7: Phong trào đầu tranh ở châu Phi nổ ra mạnh mẽ đầu tiên ở khu vực nào
A. Nam Phi B. Trung Phi C. Đông Phi D. Bắc Phi
* Câu 8: nước thực dân nào chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh
A. Anh B. Pháp C. Đức D. Bỉ
* Câu 9: Nước nào vẫn bảo vệ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của các nước
thực dân phương Tây
A. Ai Cập B. Angieri C. Xu Đăng D. Ê-tio-pia
** Câu 10: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh chống thực dân
của nhân dân châu Phi thất bại là
A. vũ khí còn lạc hậu, thô sơ
B. trình độ thấp, lực lượng chênh lệch
C. các phong trào diến ra lẻ tẻ
D. quân sự các nước thực dân quá mạnh
** Câu 11: Tại sao phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi lại được mở đầu từ khu
vực Bắc Phi
A. Khu vực này có trình độ phát triển hơn các khu vực khác
B. Chủ nghĩa thực dân ở đây yếu hơn nơi khác
C. Do tinh thần yêu nước ở khu vực này cao hơn nơi khác
D. Khu vực này bị bóc lột nặng nể hơn nơi khác
** Câu 12: Mâu thuẫn chủ yếu dấn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân
châu Phi
A. Mâu thuẫn giữa các nước thực dân
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân châu phi với thực dân
D. Mâu thuẫn giữa tư sản bản địa với thực dân
* Câu 13: Nói đến khu vực Mĩ la tinh là chỉ khu vực nào sau đây
A. Toàn bộ châu Mĩ
B. Khu vực Bắc Mĩ và Trung Mĩ
C. Khu vực Nam Mĩ và Trung Mĩ
D. Một phấn Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ
* Câu 14: Hầu hết các nước Mĩ la tinh đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân nào
A. Anh, Pháp B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
C. Anh, Đức C. Mĩ, Pháp
* Câu 15. Thế kỉ XV,Nước nào đi đầu trong việc xâm chiếm các nước ở khu vực Mĩ la
tinh?
A. Mĩ B. Anh C. Pháp D. Tây Ban Nha
** Câu 16: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân Mĩ la tinh bùng nổ
A. Chủ nghĩa thực dân cai trị phản động, gây ra nhiều tội ác
B. Các nước thực dân vơ vét tài nguyên kiệt quệ
C. Các nước thực dân bóc lột sức lao động nặng nề
D. Các nước thực dân đua nhau xâu xé
* Câu 17: Nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở Mĩ La Tinh là
A. Cu Ba B. Hai-ti C. Bra-xin D. Cô-lom-bia
* Câu 18: Sau khi giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước Mĩ la
tinh tiếp tục phải đương đầu với chính sách bành trướng của nước nào
A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ
* Câu 19: Cuối thế kỉ XVIII, cuộc khởi nghĩa của quốc gia nào có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh?
A. Cu Ba B. Hai-ti C. Bra-xin D. Pê-ru
* Câu 20: Khẩu hiệu “Châu Mĩ là của người châu Mĩ” nhằm độc chiếm khu vực Mĩ la tinh
giàu có là của nước nào?
A. Achentina B. Ca-na-da C. Bra-xin D. Mĩ
* Câu 21: Chính sách “Cái gậy lớn”, “Ngoại giao đồng đôla” nhằm khống chế khu vực Mĩ
la tinh là của nước nào?
A. Achentina B. Ca-na-da C. Bra-xin D. Mĩ
* Câu 22: Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh
A. Tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển
B. Hỗ trợ các nước Mĩ la tinh xây dựng phát triển kinh tế
C. Biến các nước Mĩ la tinh thành đồng minh của Mĩ
D. Biến các nước Mĩ la tinh thành sân sau của Mĩ
***Câu 23: Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phong dân tộc ở
châu Phi và Mĩ la tinh là
A. diễn ra mạnh mẽ quyết liệt
B. diễn ra lẻ tẻ, rời rạc
C. phong trào đấu tranh đều thất bại
D. Được sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài
***Câu 24: Điểm khác nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phong dân tộc
của các nước Mĩ là tinh với các nước châu Phi là
A. phong trào đấu tranh có đường lối chủ trương rõ ràng hơn
B. Phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn
C. phong trào đấu tranh nổ ra có sự liên kết chặt chẽ với thế giới
D. Các nước Mĩ la tinh sớm giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân

B. TỰ LUẬN
Câu 1:Tại sao các nước thực dân châu Âu lại đẩy mạnh xâm lược châu Phi vào nửa đầu thế
kỉ XIX? Em hãy nêu quá trình xâm lược đó?
Câu 2: Em hãy làm rõ nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi?
Tóm lược những nét chính phong trào đấu tranh đó?
Câu 3:Hãy cho biết kết quả phong trào đấu tranh ở châu Phi? Theo em tại sao lại dẫn đến
kết quả đó, qua đó em hãy rút ra bài học cho phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi
giai đoạn sau?
Câu 4: Tại sao Mĩ lại đẩy mạnh xâm lược khu vực Mĩ la tinh? Cho biết những chính sách
mà Mĩ đã triển khai thực hiện để độc chiếm khu vực này?
Câu 5: Em hãy trình bày nét nét cơ bản trong phong trào đấu tranh giành độc lập của các
nước ở khu vực Mĩ la tinh?

BÀI TẬP THU HOẠCH NHÓM 8


QUẢNG NINH – YÊN BÁI
-------------
Học viên:
1. Văn Thị Kim Dung – Trường THPT Lương Thế Vinh – Quảng Ninh.
2. Trần Thị Hải Yến – Trường THPT Trần Phú – Quảng Ninh.
3. Phạm Thị Tươi – Trường THPT Thác Bà – Yên Bái.
4. Lê Văn Cường – Trường THPT Cảm Ân – Yên Bái
5. Nông Thị Ngọc Hà – Trường THPT Trần Phú – Yên Bái.
----------------------------------------------------
Bài 6 . Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Phần I : Trắc nghiệm
Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ?
A. Sự thù địch giữa Anh và Pháp.
B. Sự hình thành phe liên minh
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D.Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu
Câu 2. Phe Liên Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào ?
A. Đức-Ý-Nhật.
B. Đức-Áo Hung.
C. Đức-Nhật-Áo.
D. Đức-Nhật-Mĩ
Câu 3. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D. Mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước với phe Liên minh
Câu 4. Đâu là duyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
A. sự phát triển không đều của các nước tư bản
B. mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa
C. thái tử Áo- Hung bị ám sát
D. các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập
Câu 5. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn các nước đế quốc đã hình thành những khối quân
sự nào
A.Cấp tiến, Ôn hòa
B. Liên minh, Hiệp Ước
C. Đồng minh, Hiệp Ước
D. Liên minh, Phát xít
Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào ?
A.1914-1917
B.1929-1933
C.1939-1945
D.1914-1918
Câu 7. Trong giai đoạn I của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) cả hai phe đều ở thế
A.tấn công
B.cầm cự
C. phòng ngự
D.phòng thủ
Câu 8. Tháng 4-1917, Mĩ tham chiến đứng về phe nào ?
A.Hiệp ước
B.Liên minh
C.cả hai phe
D.trung lập
Câu 9. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nước nào đã rút khỏi cuộc chiến
A. Anh
B. Pháp
C. Nga
D. Đức
Câu 10. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào ?
A. Liên minh.
B. Hiệp ước.
C. Đồng minh.
D. Phát xít.
Câu 11. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất phi nghĩa vì
A.gây nhiều thảm họa cho nhân loại,thiệt hại về kinh tế.
B.gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.
C.không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
D.chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.
Câu 12. Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) vì
A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
C.Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.
D.Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
Câu 13.Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc nào hung hãn nhất ?
A. Mĩ.
B.Anh.
C. Đức.
D. Nhật.
Câu 14. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ?
A. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
B. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
D.Chính nghĩa thuộc về nhân dân.
Câu 15. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sự kiện nào đánh dấu bước
chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ?
A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Thất bại thuộc về phe liên minh.
C. Chiến thắng Véc- đoong.
D. Mĩ tham chiến.
Câu 16. Thái độ của Đức làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ở Châu Âu như thế nào ?
A.. Hòa hoãn.
B. Bình thường.
C. Hợp tác cùng phát triển.
D. Căng thẳng, đối đầu nhau.
Câu 17. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Đức có dự định gì ?
A. Đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng.
B. Đánh bại Nga.
C. Đánh bại Anh.
D. Chiếm cả Châu Âu.
Câu 18. Trong giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), vì sao quân Pháp thoát
khỏi nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt ?
A. Quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây.
B. Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức.
C. Quân Nga tấn công Đức ở Đông Phổ.
D. Quân Pháp có vũ khí mới.
Câu 19. Tháng 2 năm 1917, ở nước Nga có sự kiện gì đặc biệt ?
A. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ.
B. Chính quyền Xô viết được thành lập.
C. Chính phủ tư sản chấm dứt chiến tranh.
D. Lê- nin về nước lãnh đạo cách mạng Nga.
Câu 20.Trận đánh nào được coi là “mồ chôn người” trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-
1918) ?
A. Trận Oa- téc- lô.
B. Trận Véc- đoong.
C. Trận Xa-ra-tô-ga.
D. Trận I-ooc-tao.
Câu 21.Sau hòa ước Bret Litốp (3/3/1918),tình hình nước Nga như thế nào ?
A. Nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.
B. Nước Nga tiếp tục chiến tranh đế quốc.
C. Nước Nga đầu hàng nước Đức.
D. Nước Nga lâm vào khủng hoảng.
Câu 22. Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-
1918) là
A. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại.
B. nhiều loại vũ khí,phương tiện chiến tranh mới được sử dụng.
C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.
Câu 23. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là
A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.
B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
C. một trật tự thế giới mới được thiết lập.
D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.
Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) nước nào thu được lợi nhuận lớn nhất ?
A.Nước Anh.
B.Nước Pháp.
C.Nước Mĩ.
D.Nước Đức.
Câu 25. Những phương tiện chiến tranh lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914- 1918 ) là
A. Máy bay tàng hình.
B. Xe tăng, xe bọc thép.
C. Tàu ngầm, thủy lôi.
D. Xe tăng, máy bay,hơi độc.
Phần II : Tự luận
Câu 1. Trình bày điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì ?
Câu 3. Nét nổi bật trong giai đoạn thứ 2 của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn ?
Câu 4. Phân tích tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) .
Câu 5. Từ kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) em hãy rút ra bài học bảo vệ hòa bình
thế giới ngày nay ?
Hướng dẫn chấm: ,,.
Câu 1. Điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của CNTB làm thay đổi sâu sắc so sánh lực
lượng giữa các nước đế quốc.
- Các đế quốc già Anh, Pháp hệ thống thuộc địa rộng lớn , các đế quốc trẻ Đức , Mĩ , Nhật kinh tế
phát triển mạnh mẽ nhưng ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.
- Cuối TK XIX –đầu TK XX các cuộc chiến tranh giành thuộc địa diễn ra ở nhiều nơi…
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa :
- Hình thành 2 khối quân sự đối đầu…
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa…
Duyên cớ trực tiếp:
- 28/6/1914 Thái tử Áo – Hung bị ám sát …
Câu 3. Nét nổi bật trong giai đoạn 2 của CTTG thứ nhất (1914-1918):
- Tháng 2/1917 CM DCTS thành công ở Nga.
- Ngày 2/4/1917 Mĩ tuyên chiến có lợi cho phe Anh, Pháp , Nga.
- Tháng 11/1917 CM tháng Mười Nga thành công.
- Tháng 7/ 1918 Mĩ đổ bộ vào Châu Âu.
- 9/11/1918 Đức đầu hang, chiến tranh kết thúc.
Mĩ tham gia chiến tranh muộn là do: Mĩ muốn trục lợi buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.
Câu 4. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) :
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giữa đế quốc với đế quốc nhằm phân chia lại thuộc địa thế giới…
Câu 5. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) :
- Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào cuộc chiến , 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,
kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ, ...
- Bài học bảo vệ hòa bình : chiến tranh phi nghĩa không nên xảy ra, giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình…

Bài 7. Những thành tựu văn hóa thời cận đại


Phần 1 : Trắc nghiệm
Câu 1 . La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào ?
A.Anh.
B. Pháp.
C.Đức.
D. Nga.
Câu 2. Ai là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp ?
A. Cooc-nây.
B. La-phông-ten.
C. Mô-li-e.
D. Víc-to Huy-gô.
Câu 3. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là
A. Mô-da.
B. Trai-cốp-xki.
C. Bét-to-ven.
D. Pi-cát-xô.
Câu 4. Nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX- XX là
A. Lép-tôn-xtôi.
B.Vích-to Huy-gô.
C. Lỗ Tấn.
D. Mác Tuên.
Câu 5. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là
A. "Những người khốn khổ".
B. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ".
C. "Chiến tranh và hòa bình".
D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch".
Câu 6. Những bản giao hưởng nổi tiếng số 3, số 5, số 9 của nhà soạn nhạc
A. Mô- da.
B. Bét- tô-ven.
C. Trai- cốp- xki.
D. Sô- panh.
Câu 7. Buổi đầu thời Cận đại, những ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì
của chế độ phong kiến ?
A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng.
B. Nghệ thuật , âm nhạc, mĩ thuật.
C. Tư tưởng, tôn giáo, văn học.
D. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa.
Câu 8. Thời Cận đại, ở phương Đông , quốc gia nào đã xuất hiện nhiều nhà văn hóa lớn ?
A. Ấn Độ.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Hàn Quốc.
Câu 9. Ai là đại biểu xuất sắc cho nền hài kịch cổ điển Pháp ?
A. Cooc-nây.
B. La-phông-ten.
C. Vích-to Huy-gô.
D. Mô-li-e.
Câu 10. Câu truyện ngụ ngôn “ Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai ?
A. La- phong- ten.
B. Ru- xô.
C. Von- te.
D. Mông-tex-ki-ơ.
Câu 11. An- đéc-xen là nhà văn nổi tiếng của quốc gia nào ?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Nga.
D. Đan Mạch.
Câu 12. Nhà thơ tình nổi tiếng của nước Nga buổi đầu thời cận đại là ai ?
A. Pu- skin.
B. Vích-to Huy-gô.
C. Ra-bin-đra-nát Ta-go.
D. Hô-xê Ri-dan.
Câu 13. Lô- mô- nô- xốp là nhà bác học nổi tiếng của nước nào ?
A. Anh.
B. Nga.
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 14. Vở balê “ Hồ thiên nga” là sáng tác của ai ?
A. Mô- da.
B. Bét- tô-ven.
C. Trai- cốp- xki.
D. Sô- panh.
Câu 15. Lê- nin đã đánh giá các tác phẩm của ai như “ tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” ?
A. Lép-tôn-xtôi.
B.Vích-to Huy-gô.
C. Lỗ Tấn.
D. Mác Tuên.
Câu 16. Tư tưởng “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì ?
A. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.
B. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.
C. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.
D. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
Câu 17. Trào lưu “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII đã sản sinh ra những nhà tư tưởng
A. Xanh- xi-mông, Rút –xô, Vôn- te.
B. Phu- ri- ê, Vôn- te, Ô- oen.
C. Mông- te- xki-ơ, Rút-xô, Vôn- te.
D. Vôn- te, Mông- te-xki-ơ, Ô- oen.
Câu 18. Nhà thơ nổi tiếng ở Pháp thế kỉ XVIII là ai ?
A. Mô-li-e.
B. Pu-skin.
C. Ban-dắc.
D. La-phông –ten.
Câu 19. Hai tác phẩm nổi tiếng “Nhà thờ Đức Bà Pa-ri” và “Những người khốn khổ” của tác giả
nào ?
A. Ban-dắc.
B. Vích-to Huy-gô.
C. Lép Tôn-xtôi.
D. Mác-xim Gooc-ki.
Câu 20. Tác phẩm nổi tiếng “AQ chính truyện” của nhà văn nào ?
A.Hô-xê Mác-ti.
B.Lỗ Tấn.
C.Hô-xê Ri-đan.
D. Lép Tôn-xtôi.
Câu 21. Trong sự phát triển chung của văn hóa châu Âu thời cận đại đã xuất hiện một thiên tài Bét-
tô-ven.Ông là ai ?
A. Nhà văn vĩ đại người Áo.
B. Nhà bi kịch nổi tiếng người Pháp.
C. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.
D. Nhà họa sĩ nổi tiếng người Ba Lan.
Câu 22. Trong bối cảnh lịch sử từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII được gọi là
A. buổi đầu thời cận đại.
B. kết thúc thời cận đại.
C. trung kì thời cận đại.
D. buổi đầu thời hiện đại.
Câu 23.Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là thời kì đánh dấu
A. sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
B. sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản.
C. sự phát triển của chế độ phong kiến.
D. sự phát triển của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Câu 24. Nhà văn hóa lớn của Ấn Độ đạt giải Nô ben năm 1913 là ai ?
A. Lỗ Tấn.
B. Ta go.
C. Hô-xê Ri-đan.
D. Hô-xê Mác-ti.
Câu 25. Ở Việt Nam có nhà bác học nào nổi tiếng trong thế kỉ XVIII ?
A.Lê Hữu Trác.
B.Nguyễn Trường Tộ.
C.Lê Quý Đôn.
D.Lê Văn Hưu.
II.Tự luận
Câu 1. Trình bày sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại.
Câu 2. Tại sao những nhà triết học Ánh sáng thế kỉ XVI-XVIII được xem là những người đi trước dọn
đường cho Cách mạng Pháp năm 1789 thắng lợi?
Câu 3. Nêu những thành tựu về văn học nghệ thuật đầu thời kì cận đại đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 4. Nêu những hiểu biết về chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 5. Dẫn một tác phẩm văn học, nghệ thuật(tự chọn), nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương
thời của tác phẩm đó.

Bài 9. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917


VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (197-1921)
I.Phần trắc nghiệm.
Câu 1. Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng
lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho CNXH.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới.
D. Giai cấp vô sản Nga có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 2. Ngày nay, ngày kỉ niệm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga được lấy là ngày nào
sau đây?
A. 10-10.
B. 24-10.
C. 25-10.
D. 7-11.
Câu 3. Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 4. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 như thế nào?
A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Tham chiến một cách có điều kiện.
D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
Câu 5. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh
tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
C. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 6. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?
A. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.
B. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.
D. Bỏ chạy ra nước ngoài.
Câu 7. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng văn hóa.
Câu 8. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 9. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?
A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 10. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?
A. Thể chế quân chủ chuyên chế.
B. Thể chế Cộng hòa.
C. Thể chế quân chủ lập hiến.
D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.
Câu 11. Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?
A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.
B. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.
C. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.
D. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.
Câu 12. Luận cương tháng tư của Lê nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng
Mười là:
A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.
B. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.
Câu 13. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917:
A. là cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.
B. là cuộc cách mạng XHCN.
C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. là cuộc cách mạng tư sản điển hình.
Câu 14. Mốc thời gian đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Tháng Mười trên toàn nước
Nga là?
A. Tháng 10/11917.
B. Tháng 11/1917.
C. Tháng 12/1917.
D. Đầu năm 1918.
Câu 15. Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga?
A. Cuộc biểu tình của nữ công nhân thủ đô Peetorograt.
B. Các Xô viết được thành lập.
C. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông.
D. Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Câu 16. Thái độ của nhân dân trước việc Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc?
A. Đồng tình ủng hộ.
B. Bất lực trước tình hình đó.
C. Nổi dậy đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.
D. Bỏ chạy ra nước ngoài.
Câu 17. Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 18. Matxcova trở thành thủ đô của Nước Nga vào thời gian nào?
A. 4/1917.
B. 10/1917.
C. 3/1918.
D. 1/1919.
Câu 19. Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lênin là gì?
A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.
B. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.
C. Duy trì chế độ lâm thời của giai cấp tư sản.
D. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
Câu 20. Ai là vị lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Cácmac
B. Anghen.
C. Xtalin.
D. Lenin.
Câu 21. Đâu là ý nghĩa của Luận cương tháng tư do Leenin soạn thảo?
A. Giác ngộ cách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân.
B. Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giai cấp, tầng lớp.
C. Chỉ rõ mục tiêu, đường lối chuyển sang cách mạng XHCN.
D. Cổ vũ quần chúng tích cực đứng dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Câu 22. Mốc thời gian đánh dấu sự chuyển biến căn bản trong tư tưởng – từ nhận thức của người
yêu nước sang nhận thức của người cộng sản của Nguyễn Ái Quốc?
A. 7/1920.
B. 12/1920.
C. 11/1924.
D. 6/1925.
Câu 23. Sự kiện nào đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc
ở Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 1911.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin 7/1920.
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 12/1920.
D. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh
Câu 24. “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau
đây?
A. Cách mạng DTDC ND Trung Hoa.
B. Cách mạng Tư sản Pháp.
C. Cách mạng Tháng Mười Nga.
D. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.
Câu 25. Trên tờ báo sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là
cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho
chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”. 
Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?
A. Phiden Catxtro.
B. Mao Trạch Đông.
C. Lenin.
D. Các Mác.
II/ Phần tự luận:
Câu hỏi
Câu 1: Trình bày tình hình nước Nga trước cách mạng?
Câu 2: Cách mạng tháng Hai (1917) diễn ra như thế nào? Kết quả.
Câu 3: Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 5: Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Trình bày tình hình nước Nga trước cách mạng.
- Kinh tế: Công - nông nghiệp suy sụp, lạc hậu do chiến tranh, thiên tai
- Chính trị : Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng khủng hoảng , thối nát, không đủ sức thống trị
- Xã hội : Đời sống các tầng lớp nhân dân Nga đều khó khăn . Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu
thuẫn của chủ nghĩa đế quốc
Đầu năm 1917, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở Nga.
Câu 2: Cách mạng tháng Hai (1917) diễn ra như thế nào? Kết quả
*Diễn biến:
- Từ ngày 18 đến ngày 24/2/1917: Biểu tình, bãi công của công nhân Pêtơrôgrat.
- Ngày 25/2: Tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga hoàng.
- Từ ngày 26 đến ngày 27/2: Khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng.
*Kết quả:
- Chế độ phong kiến Nga hoàng bị lật đổ
- Cục diện hai chính quyền song song tồn tại: Xô viết đại biểu (công – nông – binh) và Chính phủ lâm
thời (giai cấp tư sản).
Câu 3:Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng
- Cuộc Cách mạng tháng hai (1917) đã lật đổ chế độ Nga hoàng nhưng thành quả Cách mạng chưa
thắng lợi hoàn toàn.
- Hai chính quyền song song tồn tại đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể
tồn tại lâu dài. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm
Cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
- Trải qua 8 tháng đấu tranh hòa bình nhưng giai cấp tư sản không chịu từ bỏ quyền lực của mình,
mặt khác lực lượng quần chúng đông đảo đủ sức lật đổ giai cấp tư sản. Chính vì vậy, Đảng Bôn-
sê-vích đã chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền làm cuộc Cách mạng thứ Hai- Cách
mạng tháng Mười.
Câu 4: Ý nghĩa lịch của cách mạng tháng Mười Nga.
* Đối với nước Nga:
+ Cách mạng tháng 10 mở ra một kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận
hàng triệu con người ở Nga.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải
phóng thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
* Đối với thế giới:
+ Cách mạng tháng Mười có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên
Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới
Câu 5: Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đến Việt Nam.
- Năm 1920, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa” của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đó là con đường
đi theo Cách mạng tháng Mười Nga, con đường Cách mạng vô sản.
- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đến Việt Nam thông qua con đường sách báo, lí luận và qua các
thanh niên tiến bộ giữa lớp huấn luyện tại Quảng Châu của Nguyễn Ái Quốc.
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười, đó là sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng
sản Liên Xô; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào tháng 2/1930 đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác:
- Trong Cách mạng, Đảng ta cũng học tập kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Mười : Đoàn kết công –
nông – binh thành một khối thống nhất để tạo nên sức mạnh vĩ đại; Xây dựng và củng cố chuyên chính vô
sản; Xây dựng lực lượng Cách mạng vững chắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Quốc tế vô sản
------------------------------------

Bài 10. LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ( 1921 – 1941 )
Phần 1 : Trắc nghiệm
Câu 1. Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bôn sê vích đã
A. Ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.
B. Ban hành chính sách cộng sản thời chiến.
C. Ban hành Chính sách kinh tế mới .
D. Cải cách chính phủ.
Câu 2. “NEP” là cụm từ viết tắt của
A. Chính sách cộng sản thời chiến.
B. Các kế hoạch năm năm của Liên xô từ năm 1921 đến 1941.
C. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
D. Chính sách kinh tế mới.
Câu 3. Chính sách “kinh tế mới” do Lê nin khởi xướng vào
A. tháng 12/1919.
B. tháng 10/1920.
C. tháng 3/1921.
D. tháng 1/1924.
Câu 4. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào
A. tháng 3/1921.
B. tháng 12/1922.
C. tháng 3/1923.
D. tháng 1/1924.
Câu 5. Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là
A. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.
B. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
C. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
D. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
Câu 6. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô từ năm từ năm 1925 đến
năm 1941 là
A. Phát triển công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển công nghiệp quốc phòng.
C. Phát triển công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
D. Phát triển công nghiệp giao thông vận tải.
Câu 7. Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là
A. Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.
B. Hơn 60 triệu người dân Liên xô thoát nạn mù chữ.
C. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên.
D. Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Câu 8. Nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế
hoạch 5 năm lần thứ 3 vì
A. các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước.
B. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNHX trước thời hạn.
C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn.
D. phát xít Đức tấn công Liên Xô tháng 6/1941.
Câu 9. Thực chất của chính sách kinh tế mới của Lê nin là
A. phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.
B. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
C. cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.
D. phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước.
Câu 10. Vì sao việc thực hiện chính sách kinh tế mới ( NEP ) lại bắt đầu từ nông nghiệp ?
A. Vì nông dân chiến tuyệt đối trong xã hội.
B. Vì nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong xã hội.
C. Vì chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình.
D. Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của đất nước.
Câu 11. Tại sao để thực hiện xây dựng CNXH nhân dân Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá ?
A. Công nghiệp hoá thành công sẽ làm cho Mĩ nể sợ.
B. Công nghiệp hoá sẽ trang bị cơ sở vật chất cho Liên xô.
C. Công nghiệp hoá sẽ giúp Liên xô trở thành cương quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
D. Công nghiệp hoá sẽ giúp Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.
Câu 12. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai của Liên Xô đều hoàn thành vượt thời gian
chứng tỏ điều gì ?
A. Đã phát huy hết khả năng, trí tuệ và tinh thần của người lao động trong công cuộc xây dựng CNXH.
B. Sự nóng vội đốt cháy giai đoạn của Liên Xô trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Liên Xô đã trở thành 1 cường quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
D. Liên Xô đã hoàn thành triệt để công nghiệp hoá đất nước.
Câu 13. Từ 1922 đến 1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với
Liên Xô điều này chứng tỏ 
A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.
B. khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. mâu thuẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết.
D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên xô.

Câu 14. Liên xô đặt quan hệ ngoại giao với các nước : Đức,Anh, Ý, Pháp, Nhật trong khoảng thời
gian nào ?
A. Trong những năm 1921-1925.
B. Trong những năm 1922-1925.
C. Trong những năm 1922-1924.
D. Trong những năm 1922-1928
Câu 15. Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ năm nào ?
A. Năm 1933.
B. Năm 1934.
C.Năm 1935.
D. Năm 1936.
Câu 16. Trong kinh tế, nhà nước Xô viết không nắm ngành nào sau đây ?
A. Công nghiệp.
B. Du lịch.
B. Giao thông vận tải.
D. Ngân hàng.
Câu 17. Với việc thực hiện Chính sách kinh tế mới thì kinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có sự thay
đổi như thế nào ?
A. Không có sự thay đổi.
B. Khủng hoảng hơn trước.
C. Có sự chuyển biến rõ rệt.
D. Bước đầu phát triển.
Câu 18. Vai trò của nhà nước được thể hiện như thế nào trong Chính sách kinh tế mới của nước
Nga ?
A. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt trong nền kinh tế nhiều thành phần.
B. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước.
C. Lũng đoạn, chi phối nền kinh tế quốc dân.
D. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân.
Câu 19. Công cuộc xây dựng CNXH đặt ra yêu cầu gì đối với các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô
viết ?
A. Một, hai dân tộc liên minh với nhau giành quyền lực.
B. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh.
C. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc.
D. Liên kết với các nước bên ngoài để nhận sự giúp đỡ.
Câu 20. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928- 1932 ) được nhân dân Liên Xô hoàn thành trong thời
gian bao lâu ?
A. 4 năm 6 tháng.
B. 4 năm 5 tháng.
C. 4 năm 4 tháng.
D. 4 năm 3 tháng.
Câu 21. Sau khi Lê- nin mất, ai là người tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Liên Xô trong những năm 1924- 1953 ?
A. Xta-lin.
B. Gooc-ba-chop.
C. Kê-ren-xki.
D. Pu- tin.
Câu 22. Trong những năm 1925- 1941, cơ cấu giai cấp trong xã hội Liên Xô thay đổi như thế nào ?
A. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
B. Giai cấp tư sản và nhân dân lao động.
C. Giai cấp nông dân và giai cấp tư sản.
D. Giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động.
Câu 23. Đến năm 1940, Liên Xô bao gồm bao nhiêu nước cộng hòa ?
A. 20 nước.
B. 18 nước.
C. 15 nước.
D. 10 nước.
Câu 24. Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau :
«  Tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô là (1) về mọi mặt và (2) của các dân tộc, sự
giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công CNXH. »
A. (1) sự bình đẳng, (2) quyền tự quyết.
B. (1) sự nhất trí , (2) quyền dân tộc.
C. (1) sự hợp tác, (2) quyền độc lập.
D. (1) sự cộng tác, (2) quyền dân chủ.
Câu 25. Việt Nam chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô khi nào ?
A. Năm 1955
B. Năm 1954.
C. Năm 1953.
D. Năm 1950.
Phần 2 : Tự luận
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ?
Câu 2. Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ?
Câu 3. Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên ?
Câu 4. Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922- 1933 ?
Những thành tựu đó chứng tỏ điều gì ?
Câu 5. Việc thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới và Việt Nam ?

NHÓM 9: MA TRẬN ĐỀ TỪ BÀI 11 ĐẾN BÀI 14


HẢI PHÒNG – TUYÊN QUANG LỊCH SỬ 11

Bài Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng


cao
Bài 11: - Trình bày được - Giải thích được - Phân tích được - Đánh giá
Tình tình hình châu Âu nguyên nhân dẫn nguyên nhân dẫn được bản
hình các sau Chiến tranh đến cuộc khủng đến cuộc khủng chất của nền
nước tư thế giới thứ nhất: hoảng kinh tế hoảng kinh tế hòa bình
bản giữa Hội nghị hoà bình 1929-1933 và hậu 1929-1933 và hậu Vecxai –
hai cuộc ở Vécxai, hệ quả của nó. quả của nó. Oasinhton.
chiến thống Vécxai – - Giải thích được - So sánh được - Đánh giá
tranh thế Oasinhtơn. con đường thoát con đường thoát được vai trò
giới - Nêu được nét khỏi khủng hoảng khỏi khủng hoảng của Hội Quốc
(1918 – chính cuộc khủng của Anh, Pháp, Mĩ của Anh, Pháp, Mĩ liên.
1939) hoảng kinh tế và Đức, Italia, với Đức, Italia, - Đánh giá
1929-1933 và hậu Nhật Bản. Nhật Bản. được hậu quả
quả của nó. của cuộc
khủng hoảng
kinh tế 1929-
1933.
- Liên hệ đến
tình hình Việt
Nam trong
thời kì 1929
– 1933, 1936
- 1939.
Số câu Số câu: câu
Số điểm Số điểm: điểm
Tỉ lệ Tỉ lệ:
Bài 12: - Trình bày được - Giải thích được - So sánh được - Đánh giá
Nước cuộc khủng quá trình phát xít con đường thoát được hậu quả
Đức hoảng kinh tế ở hoá bộ máy chính khỏi khủng hoảng của những
giữa hai Đức và quá trình quyền và việc của Đức với Mĩ, chính sách
cuộc Đảng Quốc xã lên Đảng Quốc xã lên Nhật. của nước
chiến cầm quyền. cầm quyền. Đức thời
tranh thế - Nêu được nét - Giải thích được Hítle.
giới chính về những vì sao chủ nghĩa - Nhận xét
(1918 – chính sách của phát xít thắng thế hậu quả của
1939) nước Đức thời ở Đức. quá trình phát
Hítle. - Hiểu được khái xít hoá bộ
niệm “chủ nghĩa máy chính
phát xít”. quyền ở Đức.
- Nhận xét
những chính
sách của
nước Đức
thời Hítle.
- Đánh giá
được tác
động của
cuộc khủng
hoảng kinh tế
1929 – 1933
đến kinh tế,
chính trị, xã
hội nước
Đức.
- Nhận xét
được bản
chất của nước
Đức từ cuối
thế kỉ XIX
đến năm
1939.

Bài 13: - Biết được - Giải thích được - So sánh được - Liên hệ, rút
Nước Mĩ những nét chính vì sao khủng con đường thoát ra bài học
giữa hai về cuộc khủng hoảng kinh tế khỏi khủng hoảng kinh nghiệm
cuộc hoảng kinh tế ở 1929 – 1933 nổ ra của Mĩ với Đức, về vai trò
Chiến Mĩ đầu tiên từ nước Nhật. điều tiết kinh
tranh thế - Trình bày được Mĩ. tế của Nhà
giới những điểm cơ - Giải thích được - Đánh giá được nước từ
(1918 – bản trong Chính vì sao Mĩ chọn tác động của chính Chính sách
1939) sách mới của con đường cải sách trung lập của mới của Ru-
Tổng thống Mĩ cách để giải quyết Mĩ đối với các vấn dơ-ven đối
Rudơven. cuộc khủng hoảng đề quốc tế. với công
- Nêu được 1929 – 1933. - Đánh giá được cuộc xây
những nét chính - Giải thích được những tác động dựng, phát
trong chính sách vì sao từ năm của khủng hoảng triển kinh tế
đối ngoại của Mĩ 1932 – 1933 số kinh tế 1929 - của Việt Nam
1929 – 1939. người thất nghiệp 1933 đến kinh tế, hiện nay.
ở Mĩ lên mức cao xã hội nước Mĩ. - Rút ra bài
nhất; vì sao từ - Đánh giá được học về thái
1933 trở đi thu tác dụng của độ, vai trò,
nhập quốc dân của Chính sách mới trách nhiệm
Mĩ tăng lên. trong việc đưa của các nước
- Hiểu được âm nước Mĩ thoát lớn trong
mưu của Mĩ đối khỏi cuộc khủng việc giải
với Mĩ Latinh, lập hoảng. quyết các vấn
trường của Mĩ đối đề quốc tế
với Liên Xô, thái hiện nay.
độ của Mĩ đối với
các vấn đề quốc
tế.
Số câu Số câu: câu Số câu: câu
Số điểm Số điểm: Số điểm:
Tỉ lệ Tỉ lệ: điểm
Tỉ lệ:
Bài 14: - Biết được nét - Giải thích được - So sánh được - Đánh giá
Nhật nổi bật của tình tại sao cuộc khủng con đường thoát được tác
Bản giữa hình kinh tế - xã hoảng kinh tế thế khỏi khủng hoảng động của
hai cuộc hội Nhật Bản giới (1929-1933) của Nhật với Mĩ. cuộc khủng
Chiến trong những năm dẫn tới nguy cơ - So sánh được hoảng kinh tế
tranh thế khủng hoảng cuộc chiến tranh điểm giống và 1929 – 1933
giới 1929 – 1933. thế giới mới. khác của quá trình đến kinh tế,
(1918 – - Trình bày được - Giải thích được phát xít hóa ở chính trị, xã
1939) quá trình quân vì sao Nhật Bản Nhật Bản so với hội Nhật
phiệt hoá bộ máy chọn con đường Đức. Bản.
nhà nước ở quân phiệt hóa để - Liên hệ tình
Nhật Bản. giải quyết cuộc hình Việt
- Biết được cuộc khủng hoảng 1929 Nam dưới tác
đấu tranh chống – 1933. động khủng
chủ nghĩa quân - Hiểu được quá hoảng kinh tế
phiệt của nhân trình quân phiệt thế giới.
dân Nhật Bản. hoá bộ máy nhà - Đánh giá
- Nêu được nước ở được ý nghĩa
những nét chính Nhật Bản. của cuộc đấu
trong chính sách - Giải thích được tranh của
đối ngoại của vì sao quá trình nhân dân
Nhật Bản 1929 – quân phiệt hóa ở Nhật Bản
1939. Nhật diễn ra kéo chống chủ
dài. nghĩa quân
- Hiểu được vai phiệt.
trò của Đảng Cộng
sản Nhật Bản
trong cuộc đấu
tranh chống chủ
nghĩa quân phiệt.
- Giải thích được
vì sao Nhật xâm
lược Trung Quốc.
Số câu Số câu: câu
Số điểm Số điểm: điểm
Tỉ lệ Tỉ lệ:

Số câu Số câu: câu Số câu: câu


Số điểm Số điểm: điểm Số điểm: điểm
Tỉ lệ Tỉ lệ: % Tỉ lệ: %
Tổng Số câu:

BÀI 11,12 NHÓM TUYÊN QUANG

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


* Nhận biết
Câu 1. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là
A. Trật tự hai cực Ianta.
B. Trật tự đa cực.
C. Trật tự Vecxai – Oa sinh tơn.
D. Trật tự đa cực.
Câu 2. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm nào?
A. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
B. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
D. Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công.
Câu 3. Hội nghị nào kí kết các hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất?
A. Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị hòa bình Vecxai–Oasinhtơn.
C. Hội nghị hòa bình tại Vecxai.
D. Hội nghị hòa bình tại Oasinh tơn.
Câu 4. Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất?
A.Tổ chức Liên hợp quốc.
B. Hội quốc Liên.
C. Hội liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội liên hiệp tư bản.
Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở đâu?
A. Anh.
B. Mĩ.
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 6. Những lĩnh vực kinh tế nào được Hít-le tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp
và phục vụ nhu cầu quân sự?
A. công nghiệp và giao thông vận tải.
B. giao thông vận tải và xây dựng đường xá.
C. giao thông vận tải và dịch vụ.
D. công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 7. Những nước nào đạt được nhiều lợi ích nhất theo hệ thống Vecxai-Oasinhtơn?
A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan.
B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.
C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản.
D. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối
lập nhau là 
A. Mĩ-Anh-Đức và Nhật-Ý-Pháp.
B. Mĩ-Ý-Nhật và Anh-Pháp-Đức.
C. Mĩ-Anh-Pháp và Đức-Ý-Nhật.
D. Đức-Áo-Hung-Ý và Anh-Pháp-Nga.
Câu 9. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là
A. Đảng trung tâm.
B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã).
C. Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo.
D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.
Câu 10. Nền công nghiệp Đức trong những năm 1933 – 1939 đứng hàng
A. thứ hai châu Âu sau Anh.
B. thứ 3 châu Âu sau Anh. Pháp.
C. thứ 4 Châu Âu sau Anh. Pháp, Liên xô
D. thứ nhất châu Âu, vượt qua cả Anh, Pháp, Italia.
Câu 11. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến nền kinh tế Đức như thế nào?
A. Không tác động, ảnh hưởng gì đến nước Đức.
B. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức.
C. Làm cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.
D. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng.
Câu 12. Nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933-1939 là 
A. Công nghiệp quân sự.
B. Công nghiệp giao thông vận tải.
C. Công nghiệp nhẹ.
D. Công nghiệp nặng.

* Thông hiểu
Câu 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị
hòa bình ở Vecxai và Oasinhtơn để kí kết các hiệp ước
A. phân chia quyền lợi.
B. phân chia quyền lợi chính trị.
C. thiết lập các tổ chức quân sự.
D. bàn cách hợp tác về quân sự.
Câu 14. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vecxai – Oasinh tơn chỉ là tạm thời
và rất mong manh vì
A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.
B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.
D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.
Câu 15. Tại sao Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên vào 10-1933?
A. Để tự do phát triển kinh tế.
B. Để tự do chuẩn bị cho chiến tranh.
C. Để tự do trong hoạt động đối ngoại.
D. Để cải cách đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Câu 16. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã
A. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
Câu 17. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933 bằng biện pháp nào?
A.Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
Câu 18. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933 bằng biện pháp nào?
A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.
B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.
C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
Câu 19. Hội Quốc liên ra đời nhằm mục đích gì?
A. Duy trì một trật tự thế giới mới.
B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
D. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận.
Câu 20. Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hí -le đã làm gì?
A. Ám sát tổng thống Hin-đen-bua để lên cầm quyền.
B. Rút ra khỏi Hội Quốc liên để tự do chuẩn bị cho chiến tranh.
C. Không sản xuất công nghiệp nhẹ, chủ yếu phát triển công nghiệp nặng.
D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản.
Câu 21. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), giới cầm quyền Đức đã
A. thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội
B. tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinmh tế chính.
C. thành lập mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.
D. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Câu 22. Tại sao Đức,Ý, Nhật bản lại đi theo con đường phát xít hoá bộ máy nhà nước?
A.Vì cay cú sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
B.Vì có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường.
C.Vì phát xít hoá bộ máy nhà nước mới có điều kiện để khôi phục kinh tế.
D. Đó là những nước quân phiệt hiếu chiến.
Câu 23. Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức là
kẻ hung hăng nhất?
A. Là kẻ đứng đầu trong phe liên minh phát xít.
B. Có tiềm lực về kinh tế và tham vọng mở rộng lãnh thổ.
C. Giới cầm quyền đã vạch sẵn kế hoạch chiến tranh.
D. Tiềm lực về kinh tế và quân sự lớn mạnh nhưng ít thuộc địa.
*Vận dụng thấp
Câu 24. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?  
A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.
Câu 25. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì?
A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2.
D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.
*Vận dụng cao
Câu 26. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) tác động đến kinh tế Việt Nam như thế
nào?
A. Phát triển nhanh chóng.
B. Phát triển một số lĩnh vực.
C. Khủng hoảng suy thoái.
D. Khủng hoảng chủ yếu trong công nghiệp.
Câu 27. Thực chất của hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn là
A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
C. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.
Câu 28. Mặt trận nào ra đời ở Việt Nam khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện (1936-1939)?
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Hội phản đế Đông Dương.
D. Hội đồng minh phản đế Đông Dương.
Câu 29. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có đặc điểm gì?
A. Là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Là cuộc khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
D.Là cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa
Câu 30. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. chủ nghĩa đế quốc bành trướng.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Rút ra nhận xét về
hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với các nước tư bản.
Câu 2. Trong những năm 1933-1939, Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách kinh tế,
chính trị và đối ngoại như thế nào? Đánh giá hậu quả của việc thực hiện những chính sách
đó.
Hướng dẫn chấm:
Câu 1.
* Nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
- Nguyên nhân: Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống
cho người lao động, dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế (khủng hoảng thừa).
- Diễn biến:10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ
thế giới tư bản. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Giải pháp: Các nước tư bản đều ra sức tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng và duy trì nền thống trị
của giai cấp tư sản.
+ Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành về những cải cách về kinh tế - xã hội.
+ Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới với việc thiết
lập các chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động
nhất, hiếu chiến nhất.
* Nhận xét về hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với các nước tư bản (HS cần nhận
xét được những vấn đề sau)
- Hậu quả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Sự thay đổi trong quan hệ quốc tế.
- Hình thành hai khối đế quốc đối lập.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt.
 Nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 2.
* Chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại Chính phủ Hit-le đã thực hiện trong
những năm 1933-1939:
Sau khi lên cầm quyền, Chính phủ Hítle đã thiết lập nền chuyên chế độc tài khủng bố công
khai với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược.
- Về chính trị: Chính phủ Hítle công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ, tiến bộ, trước hết
đối với Đảng Cộng sản Đức, tuyên bố huỷ bỏ Hiến pháp Vaima.
- Về kinh tế: đẩy mạnh việc quân sự hoá nền kinh tế nhằm phục vụ các yêu cầu chiến tranh xâm
lược. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với trước khủng hoảng và
đứng đầu châu Âu tư bản về số lượng thép và điện.
- Về đối ngoại: chính quyền Hítle ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, nhất là từ
năm 1935 khi ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực và triển khai các hoạt
động xâm lược ở châu Âu.
* Đánh giá hậu quả của việc thực hiện những chính sách trên (HS cần đánh giá được
những vấn đề sau)
- Thiết lập chế độ độc tài phát xít, phản động, hiếu chiến.
- Chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Đức đã trở thành một xưởng đúc súng, một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành
động chiến tranh xâm lược.

BÀI 13,14 – NHÓM HẢI PHÒNG

CÂU HỎI NHẬN BIẾT


Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?
A. Tài chính ngân hàng.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào
năm
A. 1929.
B. 1931.
C. 1932.
D. 1933.
Câu 4. Tổng thống nào đề ra “Chính sách mới”?
A. Rudơven.
B. Lincon.
C. Truman.
D. Obama.
Câu 5. Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933?
A. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”.
B. Thực hiện “Chính sách mới”.
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. Dân chủ hóa lao động.
Câu 6. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là
A. Lincon.
B. Rudơven.
C. Truman.
D. Oasinhton.
Câu 7. Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 – 1939

A. “Cây gậy và củ cà rốt”.
B. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
C. “Ngoại giao đồng đôla”.
D. “Cam kết và mở rộng”.
Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra trầm trọng nhất
vào năm
A. 1929.
B. 1931.
C. 1932.
D. 1933.
Câu 9. Lĩnh vực nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 – 1933 ở Nhật Bản?
A. Tài chính ngân hàng.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
Câu 10. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933?
A. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”.
B. Thực hiện “Chính sách mới”.
C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
D. Dân chủ hóa lao động.
Câu 11. Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là
A. Trung Quốc.
B. Việt Nam.
C. Đông Nam Á.
D. Triều Tiên.
Câu 12. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những
năm 30 thế kỉ XX đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Dân chủ Tự do.
B. Đảng Cộng sản.
C. Đảng Công nhân Xã hội.
D. Đảng Xã hội Dân chủ.
Câu 13. Lò lửa chiến tranh ở châu Á trong những năm 30 thế kỉ XX là
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Triều Tiên.
D. Thái Lan.
Câu 14. Lò lửa chiến tranh ở châu Âu trong những năm 30 thế kỉ XX là
A. Đức, Áo – Hung.
B. Đức, Italia.
C. Anh, Pháp.
D. Anh, Italia.
Câu 15. Vùng đất đầu tiên Nhật Bản chiếm của Trung Quốc trong những năm 30 thế kỉ
XX là
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Đông Nam.
D. Tây Nam.

CÂU HỎI THÔNG HIỂU


Câu 16. Nền hòa bình theo hệ thống Vecxai – Oasinh tơn chỉ là tạm thời và mỏng manh vì
A. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.
B. phong trào công nhân ở châu Âu phát triển.
C. chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất ổn.
D. phong trào giải phóng dân tộc dâng cao.
Câu 17. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933 ở Mĩ?
A. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.
B. Hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu.
C. Sức mua của nhân dân giảm sút.
D. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng vọt.
Câu 18. Số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những năm 1932 – 1933 là
do
A. phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng.
B. các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và bị phá sản.
C. khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lên tới đỉnh điểm.
D. sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán.
Câu 19. Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước
Mĩ là
A. nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng.
B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản.
C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ.
D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Câu 20. Mĩ thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh nhằm
mục đích
A. hình thành liên minh chống Liên Xô.
B. củng cố địa vị của Mĩ ở khu vực này.
C. biến khu vực này thành “sân sau” của Mĩ.
D. xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ.
Câu 21. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (tháng 11/1933) nhằm
A. đáp ứng lợi ích của nước Mĩ.
B. hình thành liên minh chống phát xít.
C. xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ.
D. từ bỏ lập trường chống cộng sản.
Câu 22. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng
kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản vì
A. tàn dư của quan hệ sản xuất phong kiến.
B. là ngành kinh tế chủ chốt.
C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Câu 23. Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với Nhật
Bản là
A. mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân quyết liệt.
B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản.
C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Nhật.
D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Câu 24. Tác động của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
trong những năm 30 thế kỉ XX là
A. góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa.
B. dẫn tới sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.
C. làm quá trình quân phiệt hóa bất thành.
D. đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Nhật.
Câu 25. Từ năm 1933 trở đi thu nhập quốc dân của Mĩ tăng lên là do tác động của
A. “Chính sách kinh tế mới”.
B. “Chính sách mới”.
C. việc buôn bán vũ khí.
D. cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Câu 26. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã tổ chức Hội
nghị hòa bình ở Vecxai và Oasinhtơn nhằm
A. kí kết các hiệp ước phân chia quyền lợi.
B. xác lập trật tự thế giới hai cực.
C. thiết lập các tổ chức quân sự.
D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 27. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 ở các
nước tư bản?  
A. Các nước tư bản không kích thích được sức mua của nhân dân.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Chạy đua vũ trang kéo dài, chi phí quốc phòng tăng cao.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.

CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP


Câu 28. Nội dung nào không phải là đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà
nước ở Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX?
A. Quá trình quân phiệt hóa kéo dài.
B. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược.
C. Có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng.
D. Thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và lực lượng phát xít.
Câu 29. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ là
A. khủng hoảng tài chính ngân hàng.
B. giá dầu thế giới tăng vọt.
C. sản xuất ồ ạt, cung vượt quá cầu.
D. chi phí quốc phòng tăng cao.
Câu 30. Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933 giữa Mĩ với Nhật Bản là
A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. tiến hành xâm lược thuộc địa.
Câu 31. Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ với Nhật Bản trong những năm
1929 – 1939 là
A. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
B. tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc.
C. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
D. theo đuổi lập trường chống Liên Xô.
Câu 32. Điểm khác trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của nước Đức với Nhật
Bản là
A. sự chuyển giao quyền lực từ giai cấp tư sản sang thế lực phát xít.
B. thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
C. thông qua các cuộc cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội.
D. sự liên minh giữa giai cấp tư sản và thế lực phát xít.
Câu 33. Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Rudơven là
đạo luật
A. về ngân hàng.
B. Phục hưng công nghiệp.
C. điều chỉnh nông nghiệp.
D. phát triển thương nghiệp.
Câu 34. Ý nghĩa của “Chính sách mới” do Tổng thống Rudơven đề ra đối với nền kinh tế
Mĩ là
A. thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
B. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C. nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
D. giải quyết được nạn thất nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 35. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là 
A. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
B. sự sụp đổ của hệ thống Vecxai – Oasinhton.
C. chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
D. phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.

IV. CÂU HỎI CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO


Câu 36. Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Mĩ Rudơven đề ra là
A. đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
B. giữ vững lập trường chống cộng sản.
C. trung lập với các xung đột ngoài nước Mĩ.
D. vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước.
Câu 37. Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của
các nước tư bản vì
A. là thuộc địa và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối.
C. khủng hoảng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu.
D. là thị trường tiêu thụ của các nước tư bản.
Câu 38. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. khủng hoảng thừa.
B. khủng hoảng thiếu.
C. khủng hoảng chính trị.
D. khủng hoảng năng lượng.
Câu 39. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho kinh tế Việt Nam
A. phục hồi chậm .
B. có bước pát triển mới.
C. khủng hoảng, suy thoái.
D. lạc hậu, mất cân đối.
Câu 40. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ đã
tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 thế kỉ XX?
A. Góp phần cô lập các nước phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.
B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu hai cực, hai phe.
C. Khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.
D. Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.

B/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu Nội dung Điểm
Câu Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai và Oasinhton đem lại,
1 Nguyên soái Phéc-đi-năng Phốc – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng
minh ở châu Âu đã nói: “Đây không phải là hoà bình. Đây là một cuộc
hưu chiến trong 20 năm”. Chứng minh cho câu nói trên
* Nền hòa bình do trật tự Vecxai – Oasinhton mang lại chỉ là tạm
thời, mong manh:
- Sau CTTG 1, các nước tư bản thắng trận (Anh,Pháp, Mĩ) tổ chức hội
nghị Véc xai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) để kí các hòa
ước và hiệp ước phân chia quyền lợi.
=> một trật tự thế giới mới được thiết lập => Hệ thống Vécxai -
Oasinhtơn.
- Với hệ thống Vécxai - Oasinh tơn các nước thắng trận giành được
nhiều quyền lợi về kinh tế và áp đặt, nô dịch các nước bại trận.
=> Chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nền hòa bình tạm thời, mỏng manh
* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 dẫn đến nguy cơ
của một cuộc chiến tranh thế giới mới:
- 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ , lan rộng, kéo dài => hậu quả
nặng nề => đe dọa sự tồn tại cua CNTB => các nước TB xem xét lại
con đường phát triển của mình
+ Anh, Pháp, Mĩ: cải cách kinh tế.
+ Đức, Italia, NB: phát xít hóa bộ máy nhà nước.
 Hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang
giữa 2 khối đã báo hiệu nguy cơ của cuộc CTTG mới
=> Như vậy, nền hòa bình thế giới từ 1919 đến 1939 chỉ là tạm thời.
Thực chất “đây không phải là hoà bình, đây là một cuộc hưu chiến
trong 20 năm”
Câu Vân dụng kiến thức về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ để giải
2 thích biểu đồ tỉ lệ người thất nghiệp và biểu đồ thu nhập quốc dân ở nước
này (SGK Lịch sử 11/71, 72) trong thập niên 20, 30 thế kỉ XX
* Tỉ lệ người thất nghiệp:
- Từ 1920 đến 1929: số người thất nghiệp giảm do đây là thời kì
hoàng kim của nền kinh tế Mĩ, sản xuất phát triển mạnh.
- Từ 1929 đến 1933: tỉ lệ người thất nghiệp lên đến mức cao nhất
(năm 1932: gần 13 triệu người) do tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tê 1929 – 1933 và năm 1932 là năm khủng hoảng trầm trọng
nhất ở Mĩ.
- Từ sau 1933: tỉ lệ thất nghiệp giảm do tác động của “Chính sách
mới”…
* Biểu đồ thu nhập quốc dân:
- Từ 1929 đến 1933: thu nhập quốc dân của Mĩ giảm mạnh (50%) do
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
- Từ sau 1934: thu nhập quốc dân co bước tăng trưởng mạnh mẽ do
tác động của “Chính sách mới”…

LỊCH SỬ 11 BÀI 15, 16, 17,18


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 11

Từ bài 15 đến bài 18

Chủ đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu

Vận dung Vậ

Bài 15. Phong trào - Trình bày những nét lớn - Hiểu biết về - So sánh - Tá
cách mạng ở Trung về phong trào ở Trung cuộc đấu tranh điểm mới của phon
Quốc và Ấn Độ Quốc trong thời kì này. giải phóng dân tộc phong trào mạng
(1918 – 1939) - Trình bày được nét chính ở Ấn Độ và các cách mạng Quốc
diễn biến, ý nghĩa của nhân vật lịch sử Trung Quốc kì n
phong trào Ngũ tứ và việc như M. Ganđi, G. thời kì này nước
Đảng Cộng sản Trung Nêru. với thời kì Á
Quốc ra đời trước
- Trình bày được cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc ở
Ấn Độ trong những năm
1918 - 1929

Số câu Số câu Số câu Số câu Số câ


Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số đ
Bài 16. Các nước - Trình bày khái quát - Hiểu biết về tình - Nét mới
Đông Nam Á giữa phong trào độc lập dân tộc hình chung ở trong phong
hai cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á Đông Nam Á và ở trào độc lập
thế giới (1918 – - Trình bày được nét khái một số nước như : dân tộc ở
1939) quát về phong trào đấu Lào, Campuchia Đông Nam Á
tranh chống thực dân Pháp giữa hai cuộc
của nhân dân Lào và CTTG
Campuchia

Số câu Số câu Số câu Số câu Số câ


Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số đ

Bài 17. Chiến tranh - Trình bày được những - Lí giải được - Phân tích - B
thế giới thứ hai (1939 hoạt động xâm lược của nguyên nhân sâu nguyên nhân hậu q
– 1945) các nước phát xít, đồng xa của chiến tranh và con đường tranh
thời hiểu được chính sách thế giới thứ hai dẫn đến thứ h
nhân nhượng đối với chủ chiến tranh - Từ
nghĩa phát xít của các nước - Biết phân chiến
tư bản Anh, Pháp, Mĩ tích hậu quả bài
- Biết được nội dung Hội của Chiến bảo
nghị Muyních và mối quan tranh thế giới thế g
hệ quốc tế từ sau Hội nghị - Đá
đến khi Chiến tranh thế thứ hai của
giới thứ hai bùng nổ minh
- Trình bày những diễn tiêu
biến chính ở mặt trận châu phát
Âu và mặt trận châu Á -
Thái Bình Dương,...
- Biết được Chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc như
thế nào

Số câu Số câu Số câu Số câu Số câ


Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số đ

Bài 18. Ôn tập lịch - Trình bày được những nội Liên
sử thế giới hiện đại dung lịch sử thế giới hiện động
(Phần từ năm 1917 đại nổi bật thứ
đến năm 1945) mạng

Số câu Số câu Số câu Số câu Số câ


Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số đ

Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câ


Tổng số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số đ
Tỉ lệ % % % % %

BÀI 15. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 – 1939)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
NHẬN BIẾT
Câu 1. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc bùng nổ nhằm
A. phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
B. chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh.
C. đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản Trung Quốc.
D. chống đế quốc và phong kiến Mãn Thanh.
Câu 2. Mục đích của phong trào Ngũ tứ là
A. đòi cải thiện điều kiện học tập của sinh viên.
B. chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
C. phản đối những hành động của lực lượng Quốc dân Đảng.
D. chống lại chính quyền Trung Quốc đương thời.
Câu 3. Lực lượng tham gia phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc gồm có
A. tư sản và công nhân.
B. tư sản và nông dân.
C. công nhân và nông dân.
D. đông đảo các tầng lớp xã hội.
Câu 4. Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là
A. tư sản dân tộc và nông dân.
B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
C. sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
D. công nhân, nông dân ở Vũ Xương.
Câu 5. Từ sau phong trào Ngũ Tứ, tư tưởng cách mạng nào được truyền bá vào
Trung Quốc
A. dân chủ tư sản.
B. chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. triết học ánh sáng.
D. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 6. Tư tưởng nào được truyền bá vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ Tứ
A. tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây.
B. tư tưởng cải cách ở Nhật Bản.
C. chủ nghĩa Mác- lênin.
D. tư tưởng chủ nghĩa phát xít.
Câu 7. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. phong trào Ngũ Tứ bùng nổ (1919).
B. đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (1921).
C. chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927).
D. nội chiến Quốc – Cộng (1927 – 1937).
Câu 8. Phong trào Ngũ Tứ là phong trào đấu tranh của
A. học sinh, sinh viên, công nhân Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến.
B. giai cấp công nhân chống tư sản, phong kiến.
C. giai cấp tư sản, tiểu tư sản Trung Quốc chống phong kiến.
D. nông dân Trung Quốc chống phong kiến.
Câu 9. Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc
trong những năm 1918 – 1939 là
A. phong trào Ngũ tứ.
B. cuộc chiến tranh Bắc phạt.
C. cuộc khởi nghĩa Nam Xương.
D. nội chiến cách mạng lần thứ nhất.
Câu 10. Phong trào Ngũ Tú mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại
các thế lực
A. đế quốc và phong kiến.
B. đế quốc và tư sản mại bản.
C. tư sản và phong kiến.
D. tư sản, phong kiến và đế quốc.
Câu 11: Phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng Trung Quốc từ
cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
A. phong trào Ngũ Tứ.
D. phong trào Thái bình thiên quốc.
C. phong trào Nghĩa hòa đoàn.
D. phong trào Duy tân.
Câu 2: Lãnh đạo của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn độ trong những năm 1918 –
1929 là
A. Đảng Quốc Đại.
B. Đảng cộng sản Ấn Độ.
B. Đảng đại hội dân tộc.
D. Đảng dân chủ.
Câu 11.Chính đảng và giai cấp nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh trong giai
đoạn 1918-1922?
A.Tư sản dân tộc – Đảng Quốc đại.
B. Tư sản – Đảng Quốc dân.
C. Công nhân – Đảng Cộng sản.
D.. Tiểu tư sản – Đảng Quốc đại.
Câu 12. Chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan –đi là
A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành độc lập.
B. bất bạo động và bất hợp tác.
C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.
D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.
Câu 13. Biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ chương cảu Đảng
Quốc đại và M.Gan-đi
A. biểu tình hoà bình.
B. biểu tình thị uy vũ trang.
C. không nộp thuế, tẩy chay hàng hoá Anh.
D. bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khoá ở các trường học.
Câu 14: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đên đời sống của
nhân dân Ấn Độ?
A. Toàn bộ chi phí chiến tranh đè nặng lên vai nhân dân Ấn Độ.
B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột.
C. Ban hành những đạo luật phản động.
D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ gay gắt.
Câu 15. Tháng 12-1925 diến ra sự kiện lịch sử gì tiêu biểu có tác dụng thúc đẩy phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?
A. Đảng bảo thủ ra đời.
B. Đảng Quốc đại được thành lập.
C. Đảng Cộng sản được thành lập.
D. Đảng Cộng hoà ra đời.
THÔNG HIỂU
Câu 1. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc mang tính chất gì?
A. Dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. Dân tộc dân chủ.
D. Cách mạng vô sản.
Câu 2. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với
cách mạng Trung Quốc?
A. Mở đầu cao trào chống đế  quốc và phong kiến
B. Giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.
C. Mở ra thời kì chuyển từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới.
D. Sau phong trào Ngũ tứ, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc
Câu 4. Phong trào Ngũ Tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?
A. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.
B. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc.
C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
D. Đánh dấu sự lớn mạnh của giai cấp nông dân Trung Quốc.
Câu 5. Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập chứng tỏ
A. giai cấp tư sản lớn mạnh.
B. tư tưởng dân chủ tư sản chiếm ưu thế.
C. giai cấp vô sản nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
D. giai cấp vô sản lớn mạnh.
Câu 6. Giai cấp nào giữ vai trò nòng cốt trong phong trào Ngũ tứ
A. công nhân.
B. nông dân.
C. tư sản.
D. Tiểu tư sản.
Câu 7. Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc là
gì?
A. Dẫn đến việc thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.
B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc.
C. Tạo điều kiện cho tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.
D. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.
Câu 8. Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
Trung Quốc?
A. Giai cấp tư sản.
B.Giai cấp nông dân.
C. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.
D. Giai cấp vô sản.
Câu 9. Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 -1929

A. hình thức đấu tranh phong phú quyết liệt.
B. tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
C. Đảng Cộng sản Ấn Độ lãnh đạo giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị.
D. giai cấp tư sản Ấn Độ thông qua Đảng Quốc đại nắm độc quyền lãnh đạo phong trào.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(1) Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân
chủ tư sản sang cách mạng vô sản.
(2) Tháng 12 - 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ ra đời và nắm vai trò lãnh đạo phong trào cách
mạng Ấn Độ.
(3) Cuộc cải cách của vua Rama V ở Xiêm đã thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng
chế độ quân chủ lập hiến.
(4) Ở Việt Nam, từ tháng 2 - 1930, quyền lãnh đạo cách mạng thuộc về chính đảng của giai
cấp vô sản.
Các phát biểu đúng là:
A. (2), (3).
B. (1). (4).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Câu 11. Đảng Quốc đại ở Ấn Độ không chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh
bằng hình thức nào dưới đây?
A. Biểu tình.
B. Bãi công.
C. Tẩy chay hàng hóa Anh.
D. Khởi nghĩa vũ trang.

VẬN DỤNG
Câu 1. Điểm khác biệt cơ bản của phong trào Ngũ tứ so với cách mạng Tân Hợi là gì?
A. Do giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. Nhằm chống lại chế độ phong kiến.
C. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
D. Có sự tham gia của tư sản và nông dân.
Câu 2. Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngũ tứ so với cuộc cách mạng Tân Hợi
năm 1911 là gì?
A. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.
B. Có sự tham gia của giai cấp công nhân.
C. Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xuống phong trào.
D. Có sự lãnh đạo cảu Đảng cộng sản Trung Quốc.
Câu 3. Lực lượng truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc là
A. các thân sĩ bất bình với các thế hệ phong kiến quân phiệt.
B. các sĩ phu yêu nước tiến bộ.
C. tầng lớp tiểu tư sản thành thị.
D. tầng lớp tri thức tiến bộ.
Câu 4.Tư tưởng bất bạo động của M.Gan-đi được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ
hưởng ứng vì
A. nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất hi sinh.
B. nó dễ dàng được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
C. nó phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.
D. nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
VẬN DỤNG CAO
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1 : So sánh phong trào cách mạng ở Ấn Độ và Trung Quốc giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới?

Tiêu chí Ấn Độ Trung quốc


Lãnh đạo Đảng quốc đại- đảng của giai cấp Có sự đtranh và hợp tác giữa Quốc
tư sản đứng đầu là Gan-đi dân đảng của giai cấp tư sản và
DDCSTQ của giai cấp vô sản ( chủ
yếu là ĐCSTQ)
Con đường Khuynh hướng CMDCTS chiếm 2 khuynh hướng DCTS và CMVS
ưu thế so với khuynh hướng song song tồn tại và phát triển
CMVS
Phương pháp Bất bạo đông, bất hợp tác, biểu Kết hợp đấu tranh chính trị ( ptrao
đấu tranh tình, bãi công… Ngũ tứ) với đấu tranh vũ trang
(chiến tranh Bắc Phạt, nội chiến…)

Câu 2 : So sánh phong trào Ngũ tứ và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.

Tiêu chí CM Tân Hợi Phong trào Ngũ tứ


Lãnh đạo Giai cấp tư sản Giai cấp vô sản
Tính chất Khuynh hướng CMDCTS Cách mạng DCTS kiểu mới
Mục đích Lật đổ chế độ phong kiến Phản đối âm mưu xâu xé Trung
Quốc của các nước đế quốc.
Xu hướng phát Đưa Trung Quốc phát triển theo Đưa Trung Quốc phát triển theo
triển con đường tư bản chủ nghĩa. con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diến biến, kết quả của phong trào
Ngũ Tứ năm 1919.
- Nguyên nhân: Quyết định bất công của các nước đế quốc, ảnh hưởng của Cách Mạng
Tháng 10.
- Diễn biến :
 4/5/1919: Học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biể tình, lôi cuốn đông dảo các tầng lớp khác
trong xã hội đặc biệt là giai cấp công nhân…
 Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước
 Những cuộc bãi công to lớn của công nhân Thượng Hải, Nam Kinh Thiên Tân, Hàng
Châu…->đưa phong trào đến thắng lợi.
- Kết quả, ý nghĩa: Phong trào giành thắng lợi, chuyển cách mạng Trung Quốc từ dân chủ
tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới…
Câu 4. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ so với các phong trào đấu tranh vào nửa sau
thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX ở Trung Quốc?
- Phong trào Ngũ Tứ mang tính quần chúng lớn, lực lượng giai cấp công nhân đóng vai
trò nòng cốt, mục tiêu đấu tranh chồng đế quốc và phong kiến triệt để. Không chỉ dừng lại
là chống phong kiến như Cách Mạng Tân Hợi(1911).
- Mở ra giai đoạn mới trong lịch sử Trung Quốc: Từ Cách Mạng dân chủ tư sản kiểu cũ
sang Cách Mạng dân chủ kiểu mới.
Câu 5. Trình bày nguyên nhân, diễn biênd phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ ( 1918
- 1929 )
a. Nguyên nhân
- Trong chiến tranh lần thứ nhất thực dân Anh đã chút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến
tranh cho các nước thuộc địa, đặc biệt là Ấn Độ - thuộc địa lớn nhất của Anh.
- Chính quyền thực dân tăng cường bóc lộc thuộc địa, củng cố bộ máy cai trị và ban hành
những đạo luật phản động -> mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng
- Từ đó dẫn đến làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những
năm 1918 - 1922.
b. Diễn biến:
- Từ các cuộc bãi công kinh tế năm 1918 đến các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân ở
các thành phố, phong trào đạt đến hình thức cao nhất là khởi nghĩa vũ trang ở Pen- goáp.
+ Nét đặc biệt của phong trào thời kì này là sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nông
dân, thị dân và đặc biệt là công nhân. ( Chỉ trong 6 tháng từ 1920, ở Ấn Độ đã nổ ra 200
cuộc bãi công với 1,5 triệu công nhân tham gia).
+ Phong trào lan rộng khắp cả nước với một sức mạnh mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Quốc Đại.
+ Trong thời gian này, ở Ấn Độ có sự xuất hiện Mô-han-đát Ca-ram-cha-đơ Gan-đi - Lãnh
tụ của Đảng Quốc Đại với lối cách mạng đúng đắn, tạo ra bước ngoặt vô cùng quan trọng
cho cách mạng Ấn Độ.
+ Ông chủ trương dùng phương pháp đấu tranh " bất bạo động" và " bất hợp tác"
+ Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của
thực dân, thủ tiêu mọi tàn tích phong kiến cản trở sự phát triển của CNTB dân tộc, xây
dựng Ấn Độ phồn thịnh.
+ Gan- đi kêu gọi tiến hành đấu tranh bằng biện pháp hào bình, không sử dụng bạo lực
( biểu tình hào bình, bãi công ở các nhà máy,công sở, bãi công ở các trường học...)
+ Phong trào bất bạo động, bất hợp tác do Gan - đi và Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhằm mục
tiêu giành quyền tự trị, tiến tới giành độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ.
+ Cũng từ đầu những năm 20 của thế kì XX, ở Ấn Đôh xuất hiện những nhóm cộng sản
đầu tiên. Cùng với sự trưởng thành của giai cấp CN và phong trào CN, 12/1925 , Đảng
Cộng Sản Ấn Độ được thành lập.
+ Sự kiện này thúc đẩy làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống TDA.

BÀI 16. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
NHẬN BIẾT
Câu 1.Phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Lào trong giai đoạn 1918-1922 là
A.khởi nghĩa của Com-ma-đam.
B.khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C.khởi nghĩa của Ong-kẹo.
D.khởi nghĩa của Chậu-pa-chay.
Câu 2.Từ đấu tranh chống thuế, bắt phu, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia
chuyển sang
A. đấu tranh chính trị
B. tổ chức bạo động
C. đấu tranh nghị trường
D. đấu tranh vũ trang
Câu 3. Điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước
Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. đòi thi hành những cải cách dân chủ.
B. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.
C. đòi quyền tự chủ về chính trị, tự do trong kinh doanh.
D. đấu tranh đòi được tham gia trong một số cơ quan nhà nước.
Câu 4. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. khai trí để chấn hưng quốc gia.
B. giành độc lập dân tộc.
C. đòi quyền tự do trong kinh doanh.
D. đòi các quyền dân sinh dân chủ.
Câu 5.Mục tiêu đấu tranh ở Lào - Cam-pu-chia trong giai đoạn 1936 – 1939 là gì?
A. Chống bọn phản động thuộc địa, phát xít và chiến tranh.
B. Chống chiến tranh đế quốc và thực dân phản động.
C.Chống bọn phản động thuộc địa, chủ nghĩa phát xít.
D. Chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.
Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp, tầng lớp nào ở các nước Đông Nam
Á đấu tranh đòi tự chủ chính trị, đòi sử dụng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường?
A. Giai cấp tư sản.
B. Giai cấp công nhân.
C. Học sinh, sinh viên.
D. Giai cấp địa chủ.
Câu 7. Nội dung nào không là mục tiêu đấu tranh ở Lào - Cam-pu-chia trong giai
đoạn 1936 – 1939
A. chống bọn phản động thuộc địa.
B. chống phát xít.
C. chống chiến tranh.
D. chống phong kiến.

THÔNG HIỂU
Câu 1. Ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở
A. Inđônêxia.
B. Philippin.
C. Xiêm.
D. Việt Nam.
Câu 2. Mục tiêu lớn nhất của cách mạng ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế
giới thứ nhất là
A. độc lập dân tộc.
B. cải cách dân chủ.
C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. bình quân địa quyền.
Câu 3. Xu hướng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông
Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?
A. xu hướng tư sản.
B. xu hướng vô sản.
C. xu hướng cải cách.
D. xu hướng bạo động.
Câu 4. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia (1918 –
1939) thất bại?
A. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
B. Phong trào mang tính tự phát, phân tán.
C. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
D.Chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo chưa đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.
Câu 5. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi là do nguyên nhân nào?
A. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào.
B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
C. Nội bộ những người lãnh đạo chia rẽ, mất đoàn kết.
D. Phong trào mang tính tự phát, phân tán chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo đủ khả
năng để đưa phong trào đi lên.
D. Xu hướng cải cách.
Câu 6. Trong năm 1930, Đảng cộng sản lần lượt ra đời ở các nước nào ở Đông Nam Á
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
C. Việt Nam, Xiêm, In-đô-nê-xi-a.
D. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin.
Câu 7. Trong nửa đầu thập niên 30 thế kỉ XX, một sự kiện đánh dấu phong trào cách
mạng Lào và Campuchia chuyển sang một thời kì mới là
A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
B. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
C. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thành lập.
D. Chính quyền Xô-viết được thành lập ở Nghệ - Tĩnh (Việt Nam).
Câu 8. Sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông
Dương thế kỉ XX là
A. phong trào đấu tranh vũ trang phát triển ở ca ba nước Đông Dương.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
C. giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
D. liên minh công- nông hình thành.
Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
phát triển với quy mô như thế nào
A. chỉ ở ba nước trên bán đảo Đông Dương
B. diễn ra chỉ ở Việt Nam
C. diễn ra chỉ ở những nước có Đảng cộng sản lãnh đạo
D. diễn ra ở hầu khắp các nước.
Câu 10. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các
nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. xu hướng vô sản.
B. xu hướng cải cách.
C. chỉ có xu hướng tư sản.
D. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.
Câu 11. Phong trào đấu tranh nào sau đây không nằm trong phong trào giải phóng
dân tộc ở Lào và Campuchia trong những năm 1918- 1939?
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Comma đam
B. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa.
C. Khởi nghĩa Chậu Pa- Chay
D. Phong trào chống thuế, chống bắt phu ở Công-pông Chơ-năng.
Câu 12. Giai cấp nào không giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào độc lập dân tộc ở
các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
A. giai cấp tư sản
B. giai cấp vô sản
C. giai cấp tiểu tư sản
D. giai cấp tư sản và vô sản

VẬN DỤNG
Câu 1. So với những năm đầu thế kỉ XX, một trong những nét mới của phong trào
giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. có sự liên minh giữa giai cấp tư sản và vô sản.
B. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
C. phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước đã giành thắng lợi.
D. phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt.
Câu 2. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh th
giới là gì?
A. Xã hội phân hóa thành giai cấp tư sản và vô sản
B. Sự ra đời của giai cấp tư sản
C. Giai cấp vô sản ra đời, tham gia lãnh đạo cách mạng
D. Đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế
Câu 3. Nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế
giới thứ nhất là
A. Chỉ tập trung đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.
B. Đã thành lập được các chính đảng tư sản.
C. Kiên quyết từ bỏ con đường cải lương.
D. Có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân.
Câu 4. Tác động của tình hình thế giới đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
A. quốc tế Cộng sản thành lập.
B. các Đảng cộng sản được thành lập ở các nước.
C. chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào các nước Đông Nam Á.
D. cách mạng tháng Mười Nga thành công và cao trào cách mạng thế giới lên cao.
Câu 5. Điểm khác biệt giữa phong trào cách mạng các nước Đông Nam Á giữa hai
cuộc Chiến tranh thế giới so với cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. xuất hiện khuynh hướng vô sản.
B. khuynh hướng tư sản thắng thế.
C. có sự tham gia của đông đảo các giai cấp.
D. giai cấp vô sản thắng thế.
VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Đánh giá mối quan hệ giữa cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới
A. đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương
B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng
C. riêng lẻ không có sự thống nhất
D. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Những nét chính về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-
chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?
1. Cao trào cách mạng 1918-1923
- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của Cách mạng tháng Mười
Nga, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước tư bản châu Âu trong những
năm 1918-1923.
- Phong trào đấu tranh không chỉ dừng lại các yêu sách kinh tế mà còn nhằm ủng hộ nước Nga
Xô viết. Đỉnh cao của phong trào là sự thành lập nước Cộng hòa Xô viết Hung-ga-ri (3-1919),
ở Ba-vi-e (Đức, tháng 4-1919) thể hiện khát vọng của quần chúng về một xã hội công bằng,
dân chủ.
- Trong cao trào cách mạng 1918-1923, các đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước
như Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na…
2. Sự ra đời và hoạt động của quốc tế cộng sản…
- Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới…những nỗ lực của Lê-nin, đến tháng 3-
1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Trong quá trình hoạt động Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 kì đại hội, đáng chú ý là đại
hội II, VII…đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì…thúc đẩy phong trào
cách mạng thế giới phát triển…
Câu 2. Trình bày tóm tắt hình thức tiến hành cuộc cách mạng tư sản ở các nước:
Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm, Phi-líp-Pin trong thế kỷ XIX, XX.
1. Các nước châu Á tiến hành CM tư sản với nhiều hình thức khác nhau.
+ Nhật Bản: cuộc cải cách Duy tân năm 1868 Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách
trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, quân đội, giáo dục....đưa nước Nhật thoát khỏi bị các
nước tư bản xâm lược, phát triển CNTB và chuyển sang giai đoạn ĐQCN..
+ Ở Phi- líp - pin cải cách Hô-xê Ri- đan năm 1892 với việc thành lập Liên minh Phi - líp-
pin nhằm tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng, tự do kinh
doanh và phát triển văn hóa dân tộc
+ Ở Xiêm tiến hành cải cách: năm 1851 đến 1856 của Ra-ma IV chủ trương mở của buôn
bán với bên ngoài ... Cải cách của vua Ra-ma V 1868 đến 1910. Ra lệnh xóa nô lệ, giải
phóng người lao động...nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh thương
nghiệp...tạo cho nước Xiêm phát triển theo TBCN
2. Ở Trung Quốc nội chiến bạo động vũ trang: Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911
- Cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911: Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội
phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương..tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc bầu TTS làm
Đại Tổng thống..
- Thắng lợi của CM lật đổ triều đình Mãn Thanh ...mở đường cho CNTB phát triển ở
Trung Quốc.
Câu 3. Những điều kiện lịch sử của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau
chiến tranh thế giới thứ nhất. Trình bày các phong trào theo xu hướng mới ở khu vực
này trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
1. Những điều kiện : Thế giới : thắng lợi của CM tháng Mười Nga và cao trào CM thế giới
sau chiến tranh đã tác động đến PT..
- Ở các nước ĐNA những chuyến biến quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị... dưới tác
động của chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc là những điều kiện thúc đẩy
PT sau chiến tranh ...
2. Xu hướng mới xuất hiện trong PT : xu hướng cách mạng vô sản với các cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân và sự ra đời của các đảng cộng sản
- Ở Inđônêxia sự phát triển của PT công nhân, Đảng cộng sản tháng 5-1920, cuộc khởi
nghĩa vũ trang do đảng phát động...
- Ở Đông Dương năm 1930 Đảng cộng sản Đông Dương thành lập mở ra thời kỳ CM mới.
Đảng trực tiếp lãnh đạo PT cách mạng 1930-1931, thành lập Mặt trận dân chủ Đông
Dương 1936-1939..
- ở Mã lai sự phát triển của PT công nhân, năm 1930 Đảng cộng sản thành lập tham gia
lãnh đạo PT đấu tranh những năm 1934-1936.
Câu 4. Trình bày những nét lớn về phong trào đấu tranh chống đế quốc của các
nước: In-đô- nê-xia, Căm-pu-chia, Lào giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. So với
phong trào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, điểm khác biệt nhất của phong trào thời
kỳ này là gì.
1. Trình bày nét lớn.
+ Ở In-đô-nê-xi-a:
- Sau chiến tranh PT phát triển mạnh nhất là PT công nhân, CNMLN được truyền bá ..sự ra
đời của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a tháng 5-1920...Các cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Gia-
va và Xu-ma- tơ-ra ...làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan…
- Phong trào đấu tranh do Đảng dân tộc của giai cấp tư sản đứng đầu Ác-mét- Xu-các- nô
bằng con đường hòa bình ....
- Trong những năm 30 PT tiếp tục phát triển khắp các đảo. cuối thấp niên 30 trước nguy cơ
của CNPX những người cộng sản kết hợp với Đảng In-đô-nê-xi-a thành lập măt trận thống
nhất chống PX....triệu tập đại hội đại biểu nhân dân thể hiện sự thống nhất dân tộc trong
đấu tranh giành độc lập
+ Ở Căm- pu-chia và Lào
- Sau chiến tranh chính sách khai thác của P,PT phát triển mạnh: Khởi nghĩa Ong Kẹo và
Com- ma-đam kéo dài 30 năm.... CPC phong trào ở các tỉnh Công-pông Chàm, Công -
pông Chơ- năng...
- Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra thời kỳ mới cho cách mạng hai nước những cơ
sở bí mật đầu tiên của Đảng thành lập ở Lào và CPC..
- Trong những năm 1936-1939 phong trào MTDC Đông Dương tập hợp đông đảo nhân
dân tham gia ...các cơ sở cách mạng được xây dựng ở các thành phố..
2. Điểm khác biệt lớn nhất là: Phong trào ở ba nước thời kỳ này là phát triển của phong
trào đấu tranh theo lập trường cách mạng vô sản - sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các
nước và tham gia lãnh đạo PT đấu tranh chống đế quốc
Câu 5. Những điều kiện lịch sử của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau
chiến tranh thế giới thứ nhất. Trình bày các phong trào theo xu hướng mới ở khu vực
này trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
1. Những điều kiện : Thế giới : thắng lợi của CM tháng Mười Nga và cao trào CM thế giới
sau chiến tranh đã tác động đến PT..
- Ở các nước ĐNA những chuyến biến quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị... dưới tác
động của chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc là những điều kiện thúc đẩy
PT sau chiến tranh ...
2. Xu hướng mới xuất hiện trong PT : xu hướng cách mạng vô sản với các cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân và sự ra đời của các đảng cộng sản
- Ở Inđônêxia sự phát triển của PT công nhân, Đảng cộng sản tháng 5-1920, cuộc khởi
nghĩa vũ trang do đảng phát động...
- Ở Đông Dương năm 1930 Đảng cộng sản Đông Dương thành lập mở ra thời kỳ CM mới.
Đảng trực tiếp lãnh đạo PT cách mạng 1930-1931, thành lập Mặt trận dân chủ Đông
Dương 1936-1939..
- ở Mã lai sự phát triển của PT công nhân, năm 1930 Đảng cộng sản thành lập tham gia
lãnh đạo PT đấu tranh những năm 1934-1936
Câu 6. Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
Với điều kiện lịch sử mới…phong trào dân tộc ở Đông Nam á giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới (1918-1939) có những điểm mới:
Về mục tiêu
- Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, phong trào dân tộc tư sản có những
bước tiến rõ rệt:
+ Nếu như trước đó, hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc chỉ nhằm mục đích
“khai trí để trấn hưng quốc gia”, thì đến nay mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề rõ
ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền được dùng tiếng
mẹ đẻ trong giáo dục…
- Giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành trong quá trình đấu tranh. Từ thập niên 20 của
thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản phong trào đòi độc lập diễn ra sôi nổi, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926- 1927), ở Việt Nam (1930-1931)…
Về lãnh đạo:
+ Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn
như Đảng dân tộc ở Inđônêxia, tổ chức phong trào Thakin (phong trào của những người
làm chủ đất nước) ở Miến Điện…
+ Từ thập niên 20, cùng với sự trưởng thành của giai cấp vô sản và việc truyền bá chủ
nghĩa Mác- Lênin vào các nước Đông Nam á, một số đảng cộng sản được thành lập, đầu
tiên là Đảng cộng sản Inđônêxia (5-1920), tiếp theo trong năm 1930 các đảng cộng sản lần
lượt ra đời ở Việt Nam, Mã Lai…
Quy mô đấu tranh, các phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp, liên tục…

Trắc nghiệm bài 17 – 18 – lớp 11 : chiến tranh thế giới 2


*Câu 1. Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 là nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Italia.
*Câu 2. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?
A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.
D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.
**Câu 3. Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít?
A. Không đặt quan hệ ngoại giao.
B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.
C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Kí hiệp ước không xâm phạm nhau.

**Câu 4. Chủ trương của Liên xô đối với liên minh phát xít ?
A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.
B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp
C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.
D. Khộng hợp tác với các nước tư bản vì họ dung dưỡng phe phát xít.
**Câu 5: Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành Liên minh là gì?
A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.
B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.
C. Ra sức sản xuất vũ khí để chuẩn bị chiến tranh thế giới.
D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.
**Câu 6. Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của Liên minh phát xít?
A. Liên kết với Liên Xô để chống.
B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.
C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
***Câu 7. Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.
C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton.
D. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động.
**Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây?
A. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến.
B. Đức tấn công Balan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát buộc Áo – Hung tuyên chiến với Xecbi.
D. Nhật tấn công Trân Châu Cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít.
**Câu 9. Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Đức trong chiến
tranh thế giới thứ II?
A. Trận Matxcova (12/1941).
B. Trận Xtalingrat (11/1942).
C. Trận En Alamen (10/1942).
D. Trận Cuocxco (8/1943).
**Câu 9. Sự kiện nào dưới đây tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ II?
A. Trận Matxcova (12/1941).
B. Trận Xtalingrat (11/1942).
C. Trận En Alamen (10/1942).
D. Trận Cuocxco (8/1943).
**Câu 9. Sự kiện nào dưới đây đã chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II ở châu Âu?
A. Trận Matxcova (12/1941).
B. Trận Xtalingrat (11/1942).
C. Trận Beclin (4/1945).
D. Trận Cuocxco (8/1943).
**Câu 10. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?
A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.
C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.
*Câu 11. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
A. Trận En Alamen (10/1942).
B. Trận Xtalingrat (11/1942).
C. Trận Beclin (4/1945).
D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).
***Câu 12. Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế
giới thứ II?
A. Liên xô.
B. Anh, Mỹ.
C. Anh, Mỹ, Liên xô.
D. Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô.
*Câu 13. Từ tháng 3  5/1945, Liên quân nào đã quét sạch liên quân Đức –Italia ra khỏi
lục địa châu Phi?
A. Mỹ - Liên xô
B. Anh - Mỹ .
C. Anh - Liên xô.
D. Liên Xô - Mỹ - Anh.
**Câu 14. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong chiến tranh thế
giới thứ II là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.
**Câu 15. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Beclin của Liên Xô trong chiến tranh thế giới
thứ II là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.
**Câu 16. Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Matxcova của Liên Xô trong chiến tranh thế
giới thứ II là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.
**Câu 17. Trận Trân Châu Cảng (12/1941) gây ra hậu quả gì ?
A. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.
C. Liên quân Anh – Mĩ phản công Nhật ở Thái Bình Dương.
D. Nhật đầu hàng quân Đồng minh.
***Câu 18. Vai trò của Liên Xô trong tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít là gì?
A. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.
B. Vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít.
C. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít.
D. Hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ.
*Câu 19. Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược gì?
A. Đánh chắc, tiến chắc.
B. Đánh lâu dài.
C. Đánh du kích.
D. Chiến tranh chớp nhoáng.
***Câu 20. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ II là gì?
A. Chiến tranh phi nghĩa ở cả 2 bên tham chiến.
B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. Chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi họa Phát xít.
D. Phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các nước bị phát xít chiếm đóng.
** Câu 21. Từ nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới
thứ II (1939 -1945)?
A. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
B. Trật tự Vecxai – Oasinhton không còn phù hợp.
C. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản.
D. So sánh tương quan lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi.

** Câu22. Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ
II?
A. Chủ nghĩa xã hội hình thành ở Liên Xô.
B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít.
C. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
D. Chính sách dung dưỡng chủ nghĩa Phát xít của Anh, Pháp, Mĩ.

** Câu 23. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.
2. Nhật tấn công Trân Châu Cảng.
3. Đức tấn công Liên Xô.
4. Hội nghị Ianta.
A. 1, 3, 4, 2.
B. 3, 2, 4, 1.
C. 3, 4, 2, 1.
D. 2, 3, 1, 4.
Câu 24. Tháng 12/1940 Hitle đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến thuật
A. “Chiến tranh tổng lực”.
B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
C. “Đánh lâu dài”.
D. “Chiến tranh chớp nhoáng”.
****Câu 25. Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến tranh thế giới II so với chiến tranh thế giới
I là
A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.
C. Hâu quả đối với nhân loại.
D. Tính chất của chiến tranh.

Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI


Câu 1.Phân tích nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.
Trả lời:
- Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc …nhất là về thị trường thuộc địa
làm cho mâu thuẫn các nước đế quốc ngày càng tăng
- Trật tự thế giới theo Vecxai- Oa sinh tơn không giải quyết được mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc …
- Hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ..chủ nghĩa phát xít ra đời Đức, Italia, NB, các
nước này ráo riết 7hạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh đòi chia lại thế giới
- Thái độ dung dưỡng của phe tư bản, Mỹ, Anh, Pháp …ngày 1/9/1939 chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ.
Câu 2. Trình bày những sự kiện tiêu biểu của CTTG2 ở mặt trận châu Á TBD
( 9/1940 – 8/1945). Theo em , trong các sự kiện trên, sự kiện nào đã tác động mạnh mẽ
đến tình hình cuộc chiến tranh?
1. Những sự kiện tiêu biểu của CTTG2 ở châu Á- TBD:
- T9/1940, Nhật tiến vào Đông Dương, quan hệ Mĩ-Nhật căng thẳng
- Ngày 7/12/1941, Nhật tấn công Trân Châu cảng ( Mĩ ); Mĩ tuyên chiến , chiến tranh lan
rộng khắp thế giới
- Từ tháng 12/1941, NB mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các nước Đông Nam Á, bành
trướng khu vực TBD, NB chiếm Mã Lai, Thái Lan, Xingapo, Philippin, Miến Điện,
Indonexia, nhiều đảo ở TBD ...
- Từ t4/1942, Nhật đánh chiếm hầu hết các dảo Tân Ghi-nê, uy hiếp Ôxtraylia.
- Tháng 8/1942-1/1943, quân Mĩ đánh bại quân Nhật ở Guadacanan , tạo ra bước ngoặt ở
mặt trận này, Mĩ chuyển sang phản công lần lượt đánh chiếm các đảo ở TBD
- Từ 1944, liên quân Anh-Ấn, Mĩ-Hoa tấn công đánh chiếm Miến Điện, Philippin, uy hiếp
các thành phô lớn của Nhật bằng không quân…
- Ngày 6/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phô Hirosima (NB) làm 140 nghìn
người chết.
- Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến và tiêu diệt đạo quân Quan Đông ( gồm 70 vạn
quân Nhật ở Mãn Châu)
- Ngày 9/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagaxaki (NB) giết
chết 70 nghìn người…
- Ngày 15/8/1945, NB tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, CTTG2 kết thúc.
2. Sự kiện tác động mạnh mẽ đén tình hình chiến tranh:
- Sự kiện tiêu biểu: Ngày 7/12/1941 NB tấn công Mĩ tại Trân Châu cảng ( Haoai)
- Nguyên nhân:
+ NB tấn công Mĩ tại Trân Châu cảng đã buộc Mĩ phải tham chiến. Việc Mĩ tham chiến
cùng với Liên Xô từ tháng 6/1941 đã chính thức làm cho cuộc chiến tranh lan rộng khắp
thế giới
+ Chính phủ Mĩ phải thay đổi thái độ, bắt tay với LX trong cuộc chiến chống CNPX. Ngày
1/1/1942 tại Oasinhton, 26 quốc gia ( đứng đầu là LX, Mĩ, Anh) đã kí tuyên ngôn liên hợp
quốc, tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến chống PX với toàn bộ lực lượng
của mình, từ đó khối đồng minh chốngPX thành lập.
+ Sự ra đời của khối đồng minh chống PX, đã thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của CNPX,
kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình thế giới.
Câu 3. Nêu kết cục của CTTG2 1939-1945.
Hướng dẫn trả lời:
- CTTG2 kết thúc với thất bại hoàn toàn của phe PX…
- Đây là cuộc CTTG lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong LS nhân loại.
Những tổn thất do CT gây ra là vô cùng thảm khốc: hơn 70QG bị cuốn vào cuộc chiến, 60
triệu ng chết , 90 triệu ng bị tàn phế. Nhiều tp, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá
- Thắng lợi của cuộc war thuộc về các nc đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa bình
trên TG đã kiên cường chiến đấu chống lại các thế lực PX.
- Tong cuộc chiến này 3 cường quốc LX , M, A là lực lượng trụ cột , giữ vai trò quyết
định trong việc tiêu diệt CNPX
Câu 4. Phân tích ý nghĩa chiến thắng chủ nghĩa phát xít của quân Đồng minh trong
chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo nên
chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh
- Các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và châu Á, cùng với LX tạo thành hệ thống XHCN.
LX ngày càng vững mạnh, trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống XHCN đối trọng với
Mĩ trong trật tự thế giới 2 cực.
- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nc TBCN. Các nước PX- lực lượng cực
đoan nhất của CNĐQ bị loại bỏ. A,P là những nước TB hàng đầu trước chiến tranh thì giờ
đây đều suy yếu. Riêng Mĩ vươn lên sau chiến tranh,đứng đầu hệ thống TBCN
- Chiến thắng CNPX tạo đktl cho phong trào gpdt bùng nổ và phát triển sau CTTG2, làm
sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của CNĐQ, đưa hàng trăm nước thuộc địa và phụ
thuộc từng bước trở thành quốc gia độc lập.
Câu 5. Chọn và phân tích 2 sự kiện lớn trên mặt trận Châu Á – TBD có ảnh hưởng
trực tiếp đến cách mạng Việt Nam trong CTTG2?
1. Sự kiện tháng 9/1940: Phát xít Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc VN.
Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng quân Nhật…
- Tác động:
+ VN đặt dưới ách thống trị Nhật – Pháp…
+ MTXH lên cao, yêu cầu gpdt đặt lên hàng đầu, các pt đấu tranh CM mở đầu thời kì mới
phát triển…-> ĐCSĐ D họp tháng 5/1941 tiếp tục giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
2. Tháng 8/1945: Phát xít Nhật đầu hàng ĐM không điều kiện. CTTG2 kết thúc:
+ Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật TTK hoang mang…-> điều kiện
khách quan thuận lợi cho TKN đã đến.
- TW Đảng và TBVM đã chớp thời cơ, phát động TKN giành thắng lợi trọn vẹn, ít đổ
máu…
Bài 18 – lớp 11
**Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì Lịch sử thế giới hiện đại?
A. Chiến tranh thế giới thứ I kết thúc (1918)
B. Cách mạng Tháng mười Nga thắng lợi (1917).
C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc.
D. Hệ thống Vecxai – Oasinhton hình thành.
*Câu 2. Nội dung nào dưới đây tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất
của nhân loại?
A. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô hình thành.
B. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật.
C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Sự hình thành các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
***Câu 3. Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng 2 ở Nga (1917) và Cách mạng
Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) là gi?
A. Tính chất cách mạng.
B. Nguyên nhân bùng nổ.
C. Lực lượng tham gia.
D. Phương pháp đấu tranh.
**Câu 4. Tính chất của cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 là gì?
A. Dân chủ dân chủ tư sản.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
***Câu 5. Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Tháng hai và cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917 là gì?
A. Phương pháp đấu tranh.
B. Lãnh đạo cách mạng.
C. Tính chất cách mạng.
D. Lực lượng cách mạng.
****Câu 6. Bài học kinh nghiệm chủ yếu của cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách
mạng thế giới là gì?
A. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.
B. Chỉ ra kẻ thù của phong trào.
C. Bài học về phương pháp đấu tranh.
D. Đoàn kết vô sản quốc tế.
*Câu 7. Kẻ thù chủ yếu của cách mạng Tháng Mười Nga là gì?
A. Chế độ phong kiến.
B. Chính phủ tư sản lâm thời.
C. Liên quân các nước đế quốc.
D. Giặc ngoại xâm, nội phản.
**Câu 8. Bản chất nhà nước vô sản Nga mang lại quyền lợi cho ai?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Nhân dân.
*Câu 9. Từ tháng 3/ 1921 nước Nga Xô Viết đã thực hiện chính sách gì?
A. Cộng sản thời chiến.
B. Lao động cưỡng bức.
C. Tổng động viên quân dịch.
D. Kinh tế mới NEP.
**Câu 10. Sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh
thế giới:
1. Khủng hoảng kinh tế thế giới.
2. Phong trào mặt trận nhân dân.
3. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước.
4. Hội nghị Muynich.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 4, 3, 1, 2.
C. 1, 3, 2, 4.
D. 2, 3, 1, 4.
**Câu 11. Sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình thời gian diễn biến của cách mạng
Tháng Mười Nga:
1. Cách mạng dân chủ tư sản.
2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Luận cương Tháng tư.
4. Sắc lệnh ruộng đất.
A. 1, 3, 2, 4.
B. 2, 3, 4, 1.
C. 3, 2, 4, 1.
D. 1, 3, 2, 4.
***Câu 12. Nội dung nào sau đây không là tác động của khoa học kĩ thuật đối với nhân
loại?
A. Dẫn đến hình thành các công ti độc quyền.
B. Chạy đua vũ trang giữa các nước đế quốc.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
D. Thúc đẩy văn hóa phát triển.
****Câu 13. Điểm mới cơ bản trong phong trào cách mạng thế giới những năm 30 so với
những năm 20 của thế kỉ XX là gì?
A. Đảng cộng sản ra đời ở các nước.
B. Chính đảng tư sản lãnh đạo.
C. Phương pháp đấu tranh thay đổi.
D. Đoàn kết vô sản quốc tế.
***Câu 14. Vai trò chủ yếu của quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới là
gì?
A. Thống nhất hành động và tập hợp lực lượng.
B. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.
C. Giúp đỡ về vật chất, vũ khí, nhân lực.
D. Ủng hộ về tinh thần, đào tạo cán bộ lãnh đạo.
*Câu 15. Tổ chức quốc tế của phong trào cách mạng thế giới là
A. Hội quốc liên.
B. Liên Hợp Quốc.
C. Quốc tế cộng sản.
D. Mặt trận Đồng minh.
*Câu 16. Quốc tế cộng sản là tổ chức quốc tế của lực lượng nào dưới đây?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Vô sản.
*Câu 17. Giai đoạn 1918 – 1929 chủ nghĩa tư bản phát triển
A. ổn định tạm thời.
B. khủng hoảng trầm trọng.
C. phát triển xen kẽ khủng hoảng.
D. phát triển phồn vinh.
Câu 18. Khủng hoảng của thế giới tư bản thời kì 1929 – 1933 diễn ra khỏi đầu từ lĩnh vực
nào?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Tài chính ngân hàng.
D. Thương nghiệp.
**Câu 19. Điểm chung cơ bản giữa các khối nước đế quốc thực hiện cải cách để thoát khỏi
khủng hoảng 1929 – 1933 là gì?
A. Nhiều thuộc địa, giàu tài chính.
B. Thể chế dân chủ rộng rãi.
C. Các tổ chức độc quyền ở hình thức cao.
D. Phong trào mặt trận nhân dân mạnh mẽ.
***Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa.
B. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
C. Âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức.
D. Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng nhượng bộ phát xít.
***Câu 21. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc tác động đến quan hệ quốc tế là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giành được độc lập.
***Câu 22. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động đến quan hệ quốc tế là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giành được độc lập.
***Câu 23. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động trực tiếp đến các nước Đông Âu

A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước thuộc địa giành được độc lập.
**Câu 24. Hệ thống Vecxai – Oasinh tơn ra đời sau khi
A. chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918) kết thúc.
B. chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) kết thúc.
C. Đức xâm chiếm và thống trị Đông và Nam Âu năm 1940
D. Đức tấn công Liên Xô (6/1941).
**Câu 25. Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích 
A. Duy trì một trật tự thế giới mới.
B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
D. Khống chế sự lũng đoạn của các công ti độc quyền.

BÀI 18. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI ( 1917-1945)


Câu 1. Nêu tóm tắt những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).
Hướng dẫn trả lời:
- Diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại…
- Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của
chủ nghĩa tư bản…
- PTCMTG bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của CM tháng Mười Nga và
sự kiết thúc của cuộc CTTG thứ nhất….
- CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm
đầy biến động…
- CTTG2 là cuộc CT lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân
loại…
Câu 2. Lập niên biểu về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại ( phần từ
năm 1917 đến năm 1945).
Hướng dẫn trả lời:
Niên đại Sự kiện DB chính Kết quả, ý nghĩa
I. Nước Nga (Liên Xô)
2/1917 CM dân chủ tư sản
11/1917 Cách mạng XHCN
1918-1920 Chống thù trong giặc
ngoài
1921-1925
12/1922
1925-1941
1941-1945
II. Các nước TBCN
1919-1922 HN Véc xai và HN
Oasinhton
1918-1923 Khủng hoảng kinh tế -
chính trị
1924-1929 ổn định và phát triển kinh
tế
1929-1933 Đại khủng hoảng kinh tế
thế giới
1933
1933-1935
Nửa cuối những
năm 30
1939-1945
III. Các nước Châu Á
1918-1923 Cao trào CMGPDT
1924-1929 PTGPDT tiếp diễn ở
châu Á
1929-1939 PTGPDT và PTMTND
chống phát xít
1939-1945 Cuộc đấu giải phóng dân
tộc trong CTTG2
Câu 3. Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong
thời kì 1917-1945.
Hướng dẫn trả lời:
1. Sự kiện Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh ( 8/1945):
- Đầu tháng 8/1945, quân ĐM tiến công mạnh mẽ vào các vị trí quân đội NB ở Châu á –
TBD. Các sự kiện: 6 và 9/8; 8/8, 15/8. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
2. Mối liên hệ với lịch sử Việt Nam:
- Khi Nhật đầu hàng ĐM, ở ĐD, chính quyền và quân đội Nhật tê liệt. Chính phủ thân
Nhật TTK hoang mang cực độ. Quân ĐM chuẩn bị vào Đông Dương, tạo điều kiện khách
quan thuận lợi cho TKN.
- Mặt khác, quân ĐM chuẩn bị vào Đ D làm nhiệm vụ tước vũ khí của PX Nhật…=> tình
hình trên đòi hỏi Đ và nhân dân ta phải xác định quyết tâm chiến lược chính xác, nhằm
tranh thủ thời cơ, khắc phục những nguy cơ, tiến hành TKN giành chính quyền từ tay Nhật
trước khi quân ĐM vào ĐD.
- TW Đ và HCM đã kịp thời phát động nhân dân ta tiến hành TKN giành cq, đưa cmt8
1945 thành công:
- Ngay từ ngày 13/8, ngay khi nhận được những thông tin về việc NB sắp đầu hàng, T.w
đảng và tổng bộ VM lập tức thành lập ủy ban KN toàn quốc, ban bố “ quân lệnh số 1”,
chính thức phát lệnh TKN trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến 15 tháng 8, HN toàn quốc của Đ họp ở Tân Trào ( Sơn Dương ). Thông
qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân TKN và quyết định những vấn đề quan trọng về cs đối nội,
đối ngoại sau khi giành cq.
- Từ ngày 16 đến 17/8, ĐHQDTT tán thành chủ trương TKN của Đ, thông qua 10 CS của
VM và cử ra UBDTGP VB do HCM làm chủ tịch.
- Dưới sự lãnh đạo của Đ, đứng đầu là chủ tịch HCM, nhân dân ta đã chớp thời cơ nổi dậy
TKN giành chính quyền trong cả nước.
Như vậy, những thắng lợi của quân ĐM ở châu Á đã tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi
cho CM t8 năm 1945 ở VN.
Câu 4. Tìm hiểu về tiểu sử của một số nhân vật lịch sử thuộc thời kì lịch sử 1917-
1945. (có nhắc tới trong SGK)
Hướng dẫn HS trả lời: HS chọn một số nhân vật sau đây để tìm hiểu và giới thiệu
trước lớp.
- Lê nin
- Rudoven
- Hitle
- Mao Trạch Đông
Câu 5. Tại sao nói từ năm 1917-1945 “ CNXH được xác lập ở một nước đầu tiên trên
thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản”.
HD trả lời:
- Năm 1917 nước Nga bùng nổ hai cuộc cách mạng: CMDCTS tháng Hai lật đổ chế độ
quân chủ chuyên chế Nga hoàng; CM tháng Mười XHCN lật đổ chính phủ tư sản, thành
lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới…
- Trải qua những chặng đường khó khăn, gian khổ với bao tổn thất, hi sinh, nhà nước Xô
Viết đã được bảo vệ và từng bước đi lên…(dc khó khăn LX sau CM)
- Chỉ trong thời gian ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên thành
một cường quốc công nghiệp trên thế giới, có nền văn hóa, KHKT tiên tiến và vị thế quan
trọng trên trên trường quốc tế…(dc thành tựu LX)
- > có thể nói từ năm 1917-1945 “ CNXH được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới,
nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản”- đó là nhà nước Nga Xô Viết.

NHÓM 11: Trường PT Vùng cao Việt Bắc; Trường Hữu nghị T78, T80; Trường
THPT Thực Nghiệm.
BÀI 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm
1858 đến trước năm 1873)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên
soái?
A. Trương Quyền B. Nguyễn Trung Trự c C. Trương Định D. Độ i Cấ n
Câu 2. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng
cho Pháp những vùng đất nào?
A. Ba tỉnh Biên Hò a, Gia Định, Định Tườ ng và đả o Cô n Lô n.
B. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tườ ng và đả o Cô n Lô n.
C. Ba tỉnh Biên Hò a, Gia Định,Vĩnh Long và đả o Cô n Lô n.
D. Ba tỉnh Biên Hò a, Hà Tiên, Định Tườ ng và đả o Cô n Lô n.
Câu 3. Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau đây:
“ Sau nhiều lầ n đưa quâ n tớ i khiêu khích, chiều (1).............liên quâ n (2).............vớ i
khoả ng 3000 binh lính và sĩ quan , bố trí trên 14 chiến thuyền , kéo tớ i dà n trậ n trướ c
cử a biển Đà Nẵ ng.
 m mưu củ a Phá p là chiếm Đà Nẵ ng là m că n cứ , rồ i tấ n cô ng ra (3)..........nhanh chó ng
buộ c triều đình nhà Nguyễn đầ u hà ng.”

(SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 108, NXB Giáo dục, 2009)


Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống
A. 31/8/1858, (2) Anh – Phá p, (3) Hà nộ i
B. 31/8/1858, (2) Anh – Phá p, (3) Huế
C. 31/8/1858, (2) Phá p- Tâ y Ban Nha , (3) Huế
D. 31/8/1858, (2) Anh – Phá p, (3) Gia định
Câu 4. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ bị thực dân Pháp chiếm vào năm 1867 là
A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. B. Vĩnh Long, Định Tườ ng, An Giang.
C. Hà Tiên, An Giang, Cầ n Thơ. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 5. Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm
1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A. “ Đánh chắc, tiến chắc” B. “Chinh phục từng gói nhỏ”
C. “ Đánh lâu dài” D. “ Chinh phục từng địa phương”
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Ngà y 17-2-1859, Phá p chiếm thà nh Gia Định.
B. Hiệp ướ c Nhâ m Tuấ t (nă m1862) đượ c ký kết.
C. Chiều 31-8-1858, liên quâ n Phá p-Tâ y Ban Nha dà n trậ n trướ c cử a biển Đà Nẵ ng.
D. Sá ng 1-9-1858 , liên quâ n Phá p –Tâ y Ban Nha nổ sú ng rồ i đổ bộ lên bá n đả o Sơn
Trà .
Câu 7. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây”. Đó là câu nói của ai?
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Hữ u Huâ n.
C. Trương Đinh. D. Nguyễn Trung Trự c.
Câu 8. Nơi đầu tiên liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta là
A. Hà Nộ i B. Bá n đả o Sơn Trà (Đà Nẵ ng).
C. Gia Định. D. Huế.
Câu 9. Lựa chọn đáp án đúng điền vào chố trống trong đoạn trích sau đây:
“Và o giữ a thế kỉ XIX trướ c khi bị (1) ..........xâ m lượ c. Việt Nam là mộ t (2)........có chủ
quyền đạ t đượ c nhữ ng tiến bộ nhấ t định về kinh tế, vă n hó a. Tuy nhiên ở giai đoạ n
nà y chế độ phong kiến Việt Nam đang có nhữ ng biểu hiện (3)............suy yếu nghiêm
trọ ng”
( SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009)
A. (1) thự c dâ n Phá p, (2) bị đô hộ , (3) khủ ng hoả ng.
B. (1) thự c dâ n Phá p, (2) quố c gia độ c lậ p, (3) khủ ng hoả ng.
C. (1) thự c dâ n Phá p, (2) quố c gia độ c lậ p, (3) thịnh vượ ng.
D. (1) thự c dâ n Anh, (2) quố c gia độ c lậ p, (3) khủ ng hoả ng.

II. THÔNG HIỂU


Câu 1. Thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ
bản nào?
A. Lự c lượ ng Phá p mạ nh vũ khí hiện đạ i.
B. Nhà Nguyễn bạ c nhượ c mang nặ ng tư tưở ng chủ hò a, thấ t bạ i.
C. Phong trà o đấ u tranh củ a quầ n chú ng nhâ n dâ n khô ng quyết liệt.
D. Nhà Thanh giú p Phá p ngă n cả n cuộ c khá ng chiến củ a nhâ n dâ n ta.
Câu 2. Nội dung nào không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
A. Phá p đượ c nhà Nguyễn nhượ ng hẳ n cho ba tỉnh miền Đô ng Nam Kì.
B. Nhà Nguyễn chấ p nhậ n bồ i thườ ng 20 vạ n lạ ng bạ c cho Phá p.
C. Thà nh Vĩnh Long đượ c chính thứ c trả lạ i cho triều đình Huế.
D. Triều đình Huế đã cho cá c nướ c Anh – Phá p – Tâ y Ban Nha đượ c tự do buô n bá n ở
nướ c ta.
Câu 3. Sau thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp có âm mưu gì?
A. Cố thủ chờ viện binh. B. Đá nh thẳ ng kinh thà nh Huế.
C. Nhờ Anh giú p đỡ đá nh tiếp. D. Kéo quâ n và o đá nh Gia Định.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì
sau Hiệp ước 1862 là
A. khở i nghĩa Trương Định. B. khở i nghĩa Phan Tô n, Phan Liêm.
C. khở i nghĩa Nguyễn Trung Trự c. D. khở i nghĩa Trương Quyền.
Câu 5. Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm
Tuất 1862 lại khó khăn hơn thời kì trước?
A. Triều đình nhà Nguyễn đà n á p cuộ c khá ng chiến củ a nhâ n dâ n ta.
B. Do thự c dâ n Phá p tiến hà nh bắ t bớ , giết hạ i nhữ ng ngườ i lã nh đạ o khá ng chiến.
C. Nhà Nguyễn đã thỏ a hiệp vớ i Phá p, bỏ rơi cuộ c khá ng chiến củ a nhâ n dâ n ta.
D. Thự c dâ n Phá p đã xâ m chiếm xong Là o và Că m-pu-chia nên có điều kiện tậ p trung
lự c lượ ng đà n á p cuộ c khá ng chiến.
Câu 6. Mục đích thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là gì?
A. Để truyền đạ o. B. Khai hó a vă n minh.
C. Giú p Nguyễn Á nh đá nh bạ i Tâ y Sơn. D. Tìm kiếm thuộ c địa, mở rộ ng thị trườ ng.
Câu 7. Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng
việc kí kết các điều ước?
A. Lự c lượ ng củ a Phá p quá mạ nh. B. Sợ mấ t quyền lợ i giai cấ p.
C. Hoang mang, dao độ ng. D. Sợ mấ t quyền lợ i dâ n tộ c.
Câu 8. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam trong tình trạng như thế
nào?
A. khủ ng hoả ng, suy yếu. B. tình hình ổ n định.
C. kinh tế kém phá t triển. D. phá t triển nhanh chó ng.
Câu 9. Giữa thế kỉ XIX, tính chất xã hội Việt Nam là
A. thuộ c địa. B. quố c gia phong kiến độ c lậ p.
C. nử a thuộ c địa. D. nử a thuộ c địa, nử a phong kiến.
Câu 10. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm
lược nước ta?
A. Là nơi Phá p xâ y dự ng giá o dâ n, có nhiều giá o sĩ phương Tâ y.
B. Là nơi khô ng có cả ng nướ c sâ u , tà u thuyền dễ đi lạ i, có nhiều giá o sĩ Phá p sinh
số ng.
C. Là nơi gầ n kinh thà nh Huế, có cả ng nướ c sâ u tà u chiến dễ đi lạ i, có lự c lượ ng giá o
dâ n đô ng.
D. Là nơi gầ n thà nh Gia Định, nên sẽ thự c hiện đượ c kế hoạ ch đá nh nhanh thắ ng
nhanh để tiêu diệt triều đình Huế.
III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 1. Đặc điểm nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh
miền Tây Nam kì là gì?
A. Phong trà o do nô ng dâ n khở i xướ ng và lã nh đạ o.
B. Phong trà o sử dụ ng hình thứ c đấ u tranh phong phú .
C. Phong trà o đã lô i cuố n nhiều vă n than, sĩ phu tham gia.
D. Phong trà o kết hợ p giữ a chố ng ngoạ i xâ m vớ i chố ng phong kiến tay sai.
Câu 2. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
A. chế độ phong kiến đang phá t triển.
B. bị cá c nướ c đế quố c xâ u xé, thố ng trị.
C. chế độ phong kiến lâ m và o tình trạ ng khủ ng hoả ng sâ u sắ c.
D. mầ m mố ng kinh tế tư bả n chủ nghĩa xâ m nhậ p mạ nh mẽ và o cá c ngà nh kinh tế.
Câu 3. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế
nào?
A. Tỏ ra run sợ , chấ p nhậ n buô ng vũ khí.
B. Tổ chứ c đá nh Phá p nhưng thiếu kên quyết.
C. Cù ng vớ i nhâ n dâ n đứ ng lên chố ng Phá p đến cù ng
D. Thỏ a hiệp vớ i Phá p để đà n á p phong trà o đấ u tranh củ a nhâ n dâ n ta.

IV. VẬN DỤNG CAO


Câu 1. Nhận xét nào là đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
vào năm 1858?
A. Nhâ n dâ n ta đầ u hà ng Phá p.
B. Nhâ n dâ n ta chầ n chừ , do dự .
C. Nhâ n dâ n ta đá nh Phá p nhưng thiếu kiên quyết.
D. Nhâ n dâ n ta anh dũ ng chố ng trả quâ n xâ m lượ c.
Câu 2. Nhận xét nào là đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn?
A. yếu kém nhấ t khu vự c Đô ng Nam Á .
B. đã đó ng nhữ ng chiếc tà u lớ n và Trang bị vũ khí hiện đạ i.
C. trang bị, phương tiện kĩ thuậ t cò n rấ t lạ c hậ u kiểu trung cổ .
D. quâ n độ i đượ c tổ chứ c và huấ n luyện theo kiểu phương Tâ y.
Câu 3. Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn?
A. Xã hộ i đã phá t triển.
B. Xã hộ i tương đố i ổ n định.
C. Xã hộ i đang trên đà phá t triển.
D. Là mộ t xã hộ i đang lên cơn số t trầ m trọ ng.
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN.
Câu 1. Trình bày khái quát đặc điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1867.
- Đi từ một lãnh đạo thống nhất là triều đình nhà Nguyễn đến nhà nước phong
kiến không còn vai trò lịch sử, nhân dân tự đấu tranh.
- Diễn ra đồng thời với quá trình xâm lược của thực dân Pháp, Pháp xâm lược
đến đâu nhân dân ta đấu tranh đến đó.
- Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp trong khi chế độ phong kiến rơi
vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, nhà Nguyễn đã từng bước bỏ rơi ngọn cờ
lãnh đạo, không tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
- Phải đối phó với kẻ thù mới, có sức mạnh quân sự - kinh tế hơn hẳn, chủ nghĩa
đế quốc đang hiếu thắng và chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh giành thuộc địa.
- Xác định đúng kẻ thù chủ yếu của dân tộc, đặt mâu thuẫn dân tộc lên trên mâu
thuẫn giai cấp.
Câu 2. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược có
điểm gì nổi bật? Đặt Việt Nam trong bối cảnh Châu Á và thế giới lúc đó em có suy
nghĩ gì?
*Chính trị: Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ
quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.......
* Đối ngoại : Nhà nước có những chính sách sai lầm nhất là "cấm đạo", đuổi giáo sĩ
phương Tây. Làm rạn nức khối đại đoàn kết dân tộc.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: Sa sút bởi ruộng đất phần lớn rơi vào tay địa chủ, cường hào, hạn hán,
mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên.
- Công thương nghiệp : Bị đình đốn lạc hậu do chính sách độc quyền về công thương và
"bế quan tỏa cảng " của nhà Nguyễn.
*Quân sự: Lạc hậu….
*Xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra : Khởi nghĩa của Phan Bá Vành
ở Nam Định,Thái Bình(1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình ( 1833)…
Trong lóc ViÖt Nam ®ang suy yÕu, khñng ho¶ng th× chñ nghÜa t b¶n ¢u – MÜ ®ang
®Èy m¹nh x©m lîc thuéc ®Þa ë kh¾p n¬i trªn thÕ giíi. ViÖt Nam vµ §«ng Nam ¸ lµ khu
vùc quan träng, giµu tµi nguyªn. ChÕ ®é phong kiÕn ®ang khñng ho¶ng, v× vËy tÊt yÕu
ViÖt Nam trë thµnh ®èi tîng x©m lîc cña thùc d©n ph¬ng T©y (ViÖt Nam còng nh c¸c n-
íc ch©u ¸ kh¸c, ®øng tríc nguy c¬ bÞ x©m lîc
Câu 3. Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)? Nêu nội dung cơ
bản và nhận xét về Hiệp ước này .
* Vì sao triều đình Huế…
Để đối phó với sự xâm lược của Pháp ở phía Nam và phong trào khởi nghĩa nông dân ở
phía Bắc. Triều Nguyễn đã có chủ trương nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của
giai cấp , của dòng họ, đồng thời có điều kiện rảnh tay để đối phó đàn áp phong trào khởi
nghĩa của nông dân nên đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862
* Nội dung:
- Triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường ,
Biên Hòa) và đảo Côn Lôn
- Bồi thường 20 triệu quan ( ước tính bằng 280 vạn lạng bạc )
- Triều đình mở 3 cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho cho thương nhân Pháp và
Tây Ban Nha vào tự do buôn bán.
- Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi nào triều đình chấm dứt được các
hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miến Đông.
* Nhận xét
- Đây là Hiệp ước bán nước đầu tiên của triều đình Huế, thể hiện sự bạc nhược của triều
Huế, làm mất đi một phần chủ quyền lãnh thổ đất nước, tạo cho Pháp có chỗ đứng chân lâu
dài để mở rộng xâm lược nước ta…
Câu 4. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định diễn ra như thế
nào? Qua đó em có nhận xét gì về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
* Cuộc kháng chiến của nhân dân ở Đà Nẵng và Gia Định…
- Tại Đà Nẵng:
+ Ngay từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, các đội quân nông dân luôn sát cánh
cùng quân đội triều đình đẩy lui các đợt tấn công của địch.
+ Tự tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh (tấm gương của Đốc học Phạm
Văn Nghị)
=> Cuộc kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng
nhanh” của Pháp.
- Tại Gia Định: Ngay từ đầu các đội dân binh đã chiến đấu dung cảm, ngày đêm bám sát
tiêu diệt địch với tấm gương như Trần Thiện Chính, Lê Huy, Dương Bình Tâm, Trương
Định...
* Nhận xét:
Thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc đặc biệt là của nông dân Việt Nam. Khi đất
nước có giặc ngoại xâm họ sẵn sàng gác lại quyền lợi giai cấp, vì quyền lợi dân tộc sát cán
cùng triều đình chống xâm lược.
Câu 5. Có đúng không khi cho rằng phong trào kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta từ tháng 9/1858 đến trước ngày 5/6/1862 đã ảnh hưởng đến quá
trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
Đ.án:
* Ý kiến trên là đúng
* Lí giải:
- Góp phần làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp
+ Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, đây là
vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp thực hiện
kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”. Sáng 1/9/1858, chúng nổ sung tấn công bán đảo Sơn
Trà.
+ Ngay khi giặc xâm lược, quân dân ta anh dũng chống trả, những trận đấu diễn ra ở xã
Cẩm Lệ ven biển Hòa Vang, nhưng không cản được giặc.
+ Nhân dân Đà Nẵng phối hợp với quân đội triều đình đắp lũy không cho giặc tiến sâu vào
nội địa, thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Suốt 5
tháng, quân Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn, thực phẩm thiếu thốn. Bị sa lầy
ở Đà Nẵng, chúng buộc phải thay đổi kế hoạch…
- Góp phần làm chậm quá trình mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì của thực dân
Pháp.
+ Khi Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình mặc dù đông, vũ khí, lực lượng nhiều
nhưng nhanh chóng tan rã, chiếm được thành. Tuy nhiên giặc Pháp vẫn vấp phải những
khó khăn mới, các nghĩa quân vẫn ngày đêm bám sát, tìm cách tiêu diệt địch. Hoảng sợ
chúng quyết định phá hủy thành Gia Định, rút xuống tàu cố thủ.
+ Khi giặc mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam kì chúng đã vấp phải cuộc chiến
đấu quyết liệt của nhân dân ta. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính…
chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công…
+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển khiến Pháp vô cùng bối
rối, lo sợ. Pháp vội vàng kí với triều đình nhà Nguyễn Hiệp ước Nhâm Tuất…

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BÀI 20- SỬ 11 CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA
NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG.
I. NHẬN BIẾT.
Câu 1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873)?
A. Giải quyết vụ Đuy Puy.
B. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc.
D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.
Câu 2. Tướng chỉ huy quân đội Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là
A. Rivie.
B. Gacniê.
C. Napoleon.
D. Cuốc bê.
Câu 3.Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc
Kì lần thứ nhất là ai?
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Lâm.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 4. Địa danh nào ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa 100 binh lính triều đình với
thực dân Pháp năm 1873?
A. Cầu Giấy.
B. Ô Thanh Hà.
C. Cửa Bắc.
D. Của Nam.
Câu 5. Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng
chiến chống Pháp?
A. Chiến thắng ở Nam Định.
B. Chiến thắng tại ô Quan Chưởng.
C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 6.Thái độ của Nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận An ( Huế) là
A. xin đình chiến.
B. hoang mang, bối rối.
C. kí hiệp ước đầu hàng.
D. lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt.
Câu 7. Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
A. Nhâm Tuất.
B. Giáp Tuất.
C. Hắc Măng.
D. Patơnốt.
Câu 8. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm
được thành Hà Nội (1873)?
A. Hợp tác với Pháp.
B. Hoạt động cầm chừng.
C. Tạm thời dừng hoạt động.
D. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt.
Câu 9. Hiệp ước nào mà triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là
đất thuộc Pháp?
A. Nhâm Tuất.
B. Giáp Tuất.
C. Hác Măng.
D. Patơnốt.
Câu 10. Nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai?
A. Nguyễn Tri Phương, Lưu Vĩnh Phúc.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Tri Phương.
D. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1. Vì sao thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất(1873)?
A. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy Puy.
B. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất.
C. Nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguyên nhiên liệu.
D. Do nhà nguyễn không đồng ý cho Pháp buôn bán ở Sông Hồng.
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy Puy ở Bắc Kì?
A. Đóng quân trên bờ sông Hồng.
B. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu.
C. Tự tiện cho tàu theo Sông Hồng lên Vân Nam buôn bán.
D. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu phải nộp thành.
Câu 3. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những hành động của thực dân Pháp khi đưa
quân ra Hà Nội lần thứ nhất?
A. Giở trò khiêu khích
B. Thương lượng với ta.
C. Tuyên bố mở của sông Hồng
D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành
Câu 4. Dựa trên cơ sở nào để Pháp quyết định tấn công Bắc Kì trong những năm 70 của
thế kỷ XX?
A. Nội tình Việt Nam rất thuận lợi cho việc tấn công Bắc Kì
B. Pháp giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp – Phổ
C. Tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn định
D. Sự nhất trí trong giới cầm quyền Pháp.
Câu 5. Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta
B. Triều đình sợ Pháp
C.Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển
D.Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
Câu 6.Chiến thắng nào của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xân lược Bắc Kì lần thứ
nhất?
A.Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà.
B.Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội.
C. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì chống Pháp quyết liệt.
D. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất.
Câu 7. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của Hiệp ước Hác Măng 1883?
A.Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp
B. Đại diên của pháp ở Huế trực tiếp điều khiển công việc ở Trung Kì
C. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm
D. Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.
Câu 8. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1.Hiệp ước Hác Măng, 2. Hiệp ước Nhâm Tuất, 3.Hiệp ước Pa tơ nốt, 4. Hiệp ước Giáp
Tuất.
A. 1-2-3-4 B. 2-3-1-4
C. 3-2-4-1 D. 2-4-1-3
III. VẬN DỤNG
Câu 1. Điểm giống nhau nổi bật về kết qủa trong hai chiến thắng tại Cầu Giấy lần thứ
nhất và lần thứ hai là
A. quân Pháp hoang mang
B. làm nức lòng quân dân ta
C. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng
D. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng.
Câu 2. Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục diện chiến tranh
chống thực dân Pháp của quân dân ta là
A. Làm nức lòng nhân dân cả nước
B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang
C. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta
D. Triều đình Huế phải kí hiệp ước.
Câu 3. So sánh sự khác biệt về nguyên nhân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ
hai?
A. Mở rộng thị trường
B. Khai thác nguyên nhiên liệu
C. Cô lập triều đình nhà Nguyễn
D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874.
Câu 4. Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược
Bắc Kì lần thứ hai
A. Ri vi e đổ bộ lên Hà Nội
B. Gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội
C. Cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội
D. Cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.
Câu 5. Sự khác nhau về tình hình nước ta và Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai với lần
thứ nhất là
A. nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi sẵn sàng nổi dậy.
B. triều đình Huế vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
C. chính phủ Pháp quyết tâm xâm lược Việt Nam.
D. quân Pháp ở Hà Nội và Bắc Kì vô cùng hoang mang.
Câu 6. Sự khác nhau về quyền dân tộc cơ bản giữa Hiệp ước Hác Măng và Hiệp ước
Giáp Tuất là
A. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp
B. Triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp
C. Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các quyền lợi trong nước
D. Pháp toàn quyền xử lí quân đội cờ đen.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Em nhận xét thế nào về chiến thuật đánh của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy
lần thứ nhất?
A. Bao vây quân địch
B. Khiêu chiến
C. Phục kích
D. Phục kích và tấn công.

CÂU HỎI TỰ LUẬN


BÀI 20- SỬ 11.

Câu 1: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất?Khái
quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất.
Đáp án: * Nguyên cớ Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất
- Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy Puy.
* Khái quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì
- Quân Pháp do đại úy Gácniê bắt đầu từu Sài Gòn tấn công ra Hà Nội
- 5/11/1873: quân Pháp đến Hà Nội > giở trò khiêu khích
- 16/11/1873:Pháp mở của sông Hồng và áp dụng biểu thuế quan mới
- Sáng 19/11/1873: Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội yêu cầu nộp khí
giới và giải tán quân đội
- Sáng 20/11/1873: Quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Thành Hà Nội bị thất
thủ.
- Trong 2 tháng 11,12/1873, Pháp đẩy mạnh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
Câu 2. Trình bày về chiến thắng Cầu Giấy năm 1873. Phân tích ý nghĩa của chiến
thắng này..
- Chiến thắng Cầu Giấy:
+ Do việc canh phòng ở Hà Nội sơ hở nên quân ta phối hợp với đội quân Cờ Đen từ
Sơn Tây kéo về Hà Nội
+ Dưới sự chỉ đạo của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc, ta đã hình thành trận
tuyến bao vây quân địch
+ Được tin Gác niê tức tốc đưa quân từ Nam Định trở về > ngày 21/12/1873, Lưu
Vĩnh Phúc kéo quân và sát thành Hà Nội khiêu chiến
+ Gác nie đem quân đuổi theo > quân Pháp rơi vào ổ phục kích của quân ta tại Cầu
Giấy.
+ Kết quả: Toàn bộ quân Pháp trong đó có Gac niê đã tử trận
- Ý nghĩa:
+ Trận Cầu Giấy là chiến thắng lớn nhất của nhân dân Bắc Kì
+ Làm nức lòng nhân dân cả nước
+ Khiến cho Pháp hoang mạng lo sợ và tìm cách thương lượng.
Câu 3: Đánh giá trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi
vào tay thực dân Pháp.
-Trong buổi đầu Pháp xâm lược nước ta triều đình nhà Nguyễn cũng có quyết tâm
trong việc chống giặc:cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc ở Đà Nẵng; cử
Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà Nội để giữ lấy Bắc Kì.
-Tuy nhiên
+ với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ
bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi
hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao
mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy
mạnh xâm lược.
+ Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng,bỏ lỡ nhiều cơ hội, sợ dân
hơn sợ giặc, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.
-Triều đình bỏ dân, ngoảnh lưng với dân, quan lại hèn nhát.
-Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn: Nặng về phòng thủ,
ít chủ động tấn công.
Kết luận: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để Việt
Nam rơi vào tay Pháp.
Câu 4. So sánh điểm giống và khác nhau về nội dung giữa Hiệp ước Hác Măng (1883)
và Hiệp ước Patơnôt (1884) và nhận xét về các hiệp ước này.
a. So sánh
*Giống nhau:
- Đều thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp ở Bắc và Trung Kì
- Đều thể hiện thái đọ cảu triều đình nhà Nguyễn: Biến sự mất nước từ không tất yếu
trở thành tất yếu.
* Khác nhau
- Hiệp ước Hác Măng: Khu vực cai quản của triều đình nhà Nguyễn bị thu hẹp từ
Khánh Hòa đến Đèo Ngang
- Hiệp ước Pa tơ nôt:Khu vực cai quản cảu triều đình nhà Nguyễn được mở rộng
đến Bình Thuận và Thanh – Nghệ - Tĩnh. Đây là âm mưu xoa dịu dư luận và mua
chuộc các phàn tử phong kiến.
b. Nhận xét:
- Các Hiệp ước trên đều thể hiện sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn, không
dám cùng với nhân dân để chống thực dân Pháp
- Tạo điều kiện cho thực dân Pháp đặt ách thống trị lâu dài đối với đất nước ta.
Câu 5. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã anh dũng kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai như thế nào?
- Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dan ta đã anh dúng chiens đấu chống
Pháp
+ Ở Hà Nội, dọc sông Hồng: Nhan dân tạo bức tường lửa để làm chậm bước tiến của
quân thù
+Những nơi khác: Nhân dân nổi trống, mõ, khua chiêng cổ vũ nhân dân chiến đấu
- Khi Pháp chiếm dược Hà Nội, mở rộng phạm vi đánh chiếm các tỉnh đồng bằng: đi
đến đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu của nhân dân các địa phương
- Khi Rivie kéo quân đánh Nam Định: Từ phía Sơn Tây và Bắc Ninh , quân dân ta đã
áp sát Hà Nội để uy hiếp Pháp
- Tháng 5/1883, chiến thắng Cầu Giấy lần hai, quân ta lại một lần nữa giáng cho địch
đồn nặng nề khiến tướng Pháp Rivie đã tử trận.
- Chiến thắng Cầu Giấy lần hai đã thể hiện:
+ ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt địch của nhân dân ta
+Tuy nhiên triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng bằng con đường thương thuyết.

BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Mức 1
Câu 1: Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp
và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở
A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước.
D. có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo
nhân dân.
Câu 2: Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?
A. Phan Thanh Giản.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Phan Đình Phùng.
Câu 3: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới
sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 6: Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp năm 1874?
A. Cao Thắng.
B. Trương Định.
C. Đề Thám.
D. Phan Đình Phùng.
Câu 7: Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.

Câu 8: Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương
Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình.
C. Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình.
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.
Câu 9: Lực lượng nào tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Các dân tộc sống ở miền núi.
D. Công nhân và nông dân.
Câu 10: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai?
A. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
B. Đề Nắm, Đề Thám.
C. Cao Thắng, Tôn Thất Thuyết.
D. Đề Thám, Cao Thắng.

Mức 2
Câu 11: Vì sao phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn?
A. Do Tôn Thất Thuyết bị bắt.
B. Do vua Hàm Nghi bị bắt.
C. Do Phan Đình Phùng hi sinh.
D. Do Cao Thắng hi sinh.
Câu 12: Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào
Cần vương?
A. Có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những
tổn thất nặng nề.
B. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo.
C. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo.
D. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.
Câu 13: “Cần vương” có nghĩa là
A. giúp vua cứu nước.
B. Những điều bậc quân vương cần làm.
C. Đứng lên cứu nước.
D. Chống Pháp xâm lược.
Câu 14: Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi ban
ra.
B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.
C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.
D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.
Câu 15: Sắp xếp các cuộc khởi nghĩa sau theo trình tự thời gian kết thúc phong trào:
A. Tấn công kinh thành Huế, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
C. Khởi nghĩa Yên Thế, Hương Khê, Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Hương Khê, Yên Thế, Bãi Sậy.
Câu 16: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.
B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 17: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp
phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước.
B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước.
C. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 18: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Hương Khê.
B. khởi nghĩa Ba Đình.
C. khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Câu 19: Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?
A. Có lãnh đạo tài giỏi.
B. Có nhiều trận đánh nổi tiếng.
C. Có căn cứ địa vững chắc.
D. Có vũ khí tối tân.
Câu 20: Vì sao vua Hàm nghi bị thực dân Pháp bắt?
A. Do Trương Quang Ngọc phản bội.
B. Do Phan Đình Phùng hi sinh.
C. Do Cao Thắng hi sinh.
D. Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
Câu 21: Cuộc khởi nghĩa nào có thời gian tồn tại đúng bằng thời gian của phong trào Cần
vương?
A. Yên Thế.
B. Hương Khê.
C. Bãi Sậy.
D. Ba Đình.
Mức 3
Câu 22: Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần
vương là
A. các thủ lĩnh nông dân.
B. các quan lại triều đình yêu nước.
C. các văn thân, sĩ phu yêu nước.
D. Phái chủ chiến của triều đình.
Câu 23: So với phong trào Cần vương thì khởi nghĩa nông dân Yên Thế
A. có thời gian diễn ra ngắn hơn.
B. có thời gian diễn ra dài hơn.
C. có thời gian diễn ra bằng nhau.
D. thời gian kết thúc sớm hơn.
Mức 4
Câu 24: Nhận xét của em về mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
A. nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân vùng Yên Thế.
B. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
C. nhằm đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.
D. nhằm hưởng ứng chiếu Cần vương.
Câu 25: Nhận xét của em về tính chất của phong trào Cần vương
A. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
B. nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình.
C. mang tính tự phát.
D. giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc.
TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong
trào Cần vương?
Hướng dẫn:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
vương vì:
- Có lãnh đạo tài giỏi: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- Có địa bàn hoạt động rộng khắp bốn tỉnh Bắc - Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình.
- Cao Thắng chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp.
- Khởi nghĩa kéo dài hơn 10 năm (1885-1896).
- Lực lượng nghĩa quân tham gia khởi nghĩa đông, gồm các dân tộc.
- Có nhiều trận đánh nổi tiếng, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề ( trận Đồn Nu,
trận tập kích thị xã Hà Tĩnh, tập kích địch ở núi Vụ Quang...)
Câu 2: Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Hướng dẫn
- Sau hai hiệp ước Hác- măng và Pa- tơ- nốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản
cuộc xâm lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền
thực dân và chế độ bảo hộ ở Trung Kì và Bắc Kì.
- Phong trào phản đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trong cả
nước.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế
mạnh tay trong hành động. Đại diện là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
- Tôn Thất Thuyết chỉ huy các đạo quân của mình tấn công Pháp tại tòa Khâm Sứ và
đồn Mang Cá.
- Bị thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Kinh
thành chạy ra Sơn Phòng, Tân Sở, Quảng Trị. Ngày13- 7-1885, Tôn Thất Thuyết
mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân
dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
- Chiếu Cần vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta, tạo
thành phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 10 năm.
Câu 3: Nhận xét về phong trào Cần vương qua 2 giai đoạn phát triển. Qua đó chứng minh ý
kiến: “ Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu”.
Hướng dẫn
- Giai đoạn 1: Phong trào diễn ra rầm rộ, sôi nổi, dưới sự chỉ đạo của vua Hàm Nghi
và Tôn Thất Thuyết, lực lượng tham gia đông đảo, địa bàn rộng lớn khắp các tỉnh
Bắc, Trung Kì.
- Giai đoạn 2: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu
viện, phong trào không tan rã mà vẫn tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, hình thành
các trung tâm lớn: Hương Khê (Hà Tĩnh), Hùng Lĩnh (Thanh Hóa)..., dưới sự chỉ
huy của các văn thân sĩ phu yêu nước.
 Phong trào tuy diễn ra dưới danh nghĩa “ giúp vua cứu nước” nhưng trong thực
tế dù có vua hay không có vua phong trào vẫn phát triển với mục đích đánh duổi
thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc. Diều đó chứng tỏ “ Cần vương
chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu”.
Câu 4: Qua tìm hiểu về các cuộc khơỉ nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương, hãy rút
ra những nhận xét chung nhất về:
mục tiêu, lãnh đạo, tính chất nổi bật, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.
Hướng dẫn:
- Mục tiêu: chống đế quốc, chống phong kiến đầu hàng.
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Tính chất nổi bật: tính yêu nước chống xâm lược trên lập trường phong kiến, tính
dân tộc, tính nhân dân sâu sắc.
- Nguyên nhân thất bại: chưa chú trọng xây dựng cơ sở vật chất để kháng chiến lâu
dài, phong trào vẫn mang tính địa phương, chưa liên kết và phát triển thành một
phong trào có qui mô toàn quốc, ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời,...
- Y nghĩa: buộc Pháp phải mất thêm 10 phải tiến hành cuộc bình định bằng quân sự,
làm chậm cuộc khai thác bóc lột của chúng, thể hiện truyền thống yêu nước, tạo tiền
đề cho cuộc đấu tranh theo khuynh hướng mới đầu thế kỷ XX.
Câu 5: Tình hình triều đình Huế sau hai Hiệp ước 1883 và 1884 như thế nào?
Hướng dẫn:
- Hai Hiệp ước Hác- măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của nhà
nước phong kiến Việt Nam độc lập. Tuy vậy, phái chủ chiến do vua Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết đứng đầu vẫn nuôi hi vọng sẽ khôi phục.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế
mà đại diện là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường mạnh tay hành động.
- Tình hình đó buộc Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp
và tìm mọi cách để loại trừ phái chủ chiến ra khỏi triều đình. Biết được âm mưu của
Pháp, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến quyết định nổ súng và giành thế chủ
động.

MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT


BÀI 22, 23,24 – LỚP 11

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng


Cấp độ thấp Cấp độ cao
Tự luận Trắc Tự luận Trắc Tự luận Trắc Tự luận Trắc
nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm
Việt Nam Nêu được: - Đánh giá được liên hệ được
trong cuộc
khai thác lần
- Hoàn cảnh, tác động của cuộc tác động đến
Giải thích được: KT đến KT VN KTVN hiện nay
thứ nhất của thời gian cuộc
- Khái niệm - Rút ra được đặc điểm:
thực dân k.thác, người
Pháp KTTĐ quy của cuộc KTTĐ
thực hiện -
- Lý do Pháp
- Mục đích thực hiện cuộc
Trình bày Nội KTTĐ
dung KTTĐ

- Trình bày - Lý giải được So sánh được những - Phân tích


được các giai nguyên nhân chuyển biến xã hội được tác động
cấp, tầng lớp dẫn đến sự xh sau CTKT với XH của chuyển
cũ, mới các g/c, tầng lớp trước CTKT. biến XH đến
- Nêu được đặc mới - Đánh giá được sự phong trào yêu
điểm của các chuyển biến KT tác nước đầu thế kỉ
giai cấp, tầng động đến chuyển XX
lớp cũ, mới biến XH
Số câu
Tỉ lệ
Số điểm
Phong trào Nêu được Chủ Lí giải được So sánh phong trào Nhận xét
yêu nước và trương và hoạt
cách mạng ở
nguyên nhân thất yêu nước theo được về
động cứu nước của
Việt Nam từ 2 nhà chí sĩ yêu bại của phong khuynh hướng phong trào
đầu thế kỷ nước Phan Bội trào yêu nước DCTS đầu thế kỉ Đông du. Rút
XX đến Châu và Phan Châu theo khuynh XX với phong trào ra được đặc
chiến tranh Trinh.
thế giới thứ hướng DCTS đầu yêu nước cuối thế điểm của
nhất( 1914) thế kỉ XX. kỉ XIX. phong trào
yêu nước theo
khuynh
hướng DCTS
đầu thế kỉ XX
Số câu
Tỉ lệ
Số điểm
Việt Nam - Trình bày - Lí giải được vì So sánh được con - Nhận xét
trong những
năm chiến
được các chính sao Nguyễn Tất đường cứu nước được về
tranh thế sách cai trị của Thành quyết của Nguyễn Tất phong trào
giới thứ nhất thực dân Pháp, định sang Thành với các bậc công nhân
(1914 - những chuyển phương Tây tìm tiền bối. đầu thế kỉ
1918)
biển về kinh tế đường cứu nước. XX.
và xã hội ở - Giải thích được
Việt Nam trong mục đích của
Chiến tranh thế những hoạt động
giới thứ nhất của Nguyễn Tất
- Trình bày Thành trong
được những nét những năm
cơ bản về sự 1911-1918.
chuyển biến
của phong trào
công nhân Việt
Nam trong thời
gian Chiến
tranh thế giới
thứ nhất
- Trình bày
được những
hoạt động của
Nguyễn Tất
Thành những
năm 1911-
1918.
Số câu
Tỉ lệ
Số điểm
Số câu
Số điểm

I. TRẮC NGHIỆM
BÀI 22:
BIẾT
Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành trên lĩnh
vực
A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
B. công nghiệp, giao thông vận tải
C. thương nghiệp, giao thông vận tải
D. công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải.
Câu 2: Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong nông nghiệp là
A. cướp đất lập đồn điền.
B. phát canh thu tô.
C. đầu tư máy móc vào sản xuất.
D. độc canh cây lúa.
Câu 3: Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong công nghiệp chú trọng vào ngành
A. công nghiệp chế biến.
B. khai thác mỏ.
C. công nghiệp nhẹ.
D. công nghiệp nặng.
Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG phải là chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong giao
thông vận tải?
A. đường sắt.
B. đường thủy
C. đường bộ
D. đường hàng không
Câu 5: Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp là
A. Rivie
B. Gacnie
C. Pôn đu me
D. Anbe Xa rô
Câu 6: Tầng lớp xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.
B. tư sản, tiểu tư sản.
C. tư sản, công nhân.
D. tư sản, công nhân, tiểu tư sản.
Câu 6: Giai cấp xã hội mới ra đời sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. tiểu tư sản.
B. công nhân.
C. tư sản, công nhân
D. tư sản, tiểu tư sản.
Câu 7: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tập trung vào
A. phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, tài chính.
B. nông nghiệp, công nghiệp, quân sự.
C. cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, thu thuế, giao thông.
D. công nghiệp, thương nghiệp, quân sự.
Câu 8: Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gì?
A. Số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất
B. Số lượng nhiều, có nhiều ruộng đất.
C. Là tay sai của đế quốc Pháp.
D. Chiếm đa số, ít ruộng đất.
Câu 9: Thành phần trong tầng lớp tiểu tư sản là
A. tiểu thương, tiểu chủ, thân hào, binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
B. tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, công chức, nhà giáo, học sinh, sinh viên ...
C. nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà buôn lớn.
D. viên chức, công chức, phú nông, trung nông.
HIỂU
Câu 1: Thực dân Pháp tiến hành cuộc trình khai thác lần thứ nhất trên đất nước ta khi
A. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam
B. đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự
C. triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng
D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì.
Câu 2: Mục đích thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất nhằm
A. phát triển kinh tế Việt Nam
B. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.
C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng mục đích cuộc khai thác lần thứ nhất của thực
dân Pháp ở Việt Nam?
A. Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
B. Là bàn đạp quân sự xâm lược Lào, Campuchia.
C. Làm giàu cho kinh tế chính quốc.
D. Phát triển kinh tế Việt Nam
Câu 4: Pôn đu me đã tiến hành
A. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (Đông Dương).
B. cuộc chiến tấn công ra Bắc Kì lần thứ 2
C. kí Hiệp ước Pa tơ nốt với nhà Nguyễn, hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
D. cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ 1.
Câu 5: Giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc trình khai thác lần thứ nhất có đặc điểm gì?
A. chiếm số lượng đông, bị áp bức, bóc lột nặng nề.
B. chiếm số lượng đông, có nhiều ruộng đất.
C. bị áp bức, bóc lột nặng nề, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
D. bị áp bức, bóc lột nặng nề, có hệ tư tưởng riêng.
Câu 6: Tình cảnh giai cấp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX như thế nào?
A. Có cuộc sống đầy đủ, sung túc.
B. Có nhiều ruộng đất, đời sống khá giả
C. Bị bóc lột nặng nề, bần cùng hóa.
D. Không có tư liệu sản xuất, trở thành công nhân.
VẬN DỤNG 1
Câu 1: Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây
dựng hệ thống giao thông vận tải?
A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.
B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam
C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta.
D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.
Câu 2: Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là
gì?
A. Quan hệ sản xuất TBCN phát triển ở Việt Nam.
B. Quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam.
C. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
D. Tính chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 3: Ý nào sau đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. khai thác quy mô lớn, toàn diện.
B. tốc độ nhanh, quy mô lớn.
C. khai thác toàn diện.
D. vốn đầu tư khai thác lớn.
Câu 4: Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất
là nền kinh tế
A. phong kiến phát triển.
B. thuộc địa nửa phong kiến
C. thuộc địa hoàn toàn
D. tư bản chủ nghĩa
Câu 5: Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nào?
A. Nền kinh tế thuộc địa phát triển.
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
D. Nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành.
Câu 6: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. đòi quyền lợi kinh tế, chính trị.
B. chỉ đòi quyền lợi về kinh tế
C. chỉ đòi quyền lợi về chính trị
D. đòi quyền tự do, dân chủ.
VẬN DỤNG 2
Câu 1: Tác động tích cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là
gì?
A. du nhập quan hệ sản xuất TBCN vào Việt Nam.
B. phát triển nền kinh tế TBCN.
C. góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến.
D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam.
Câu 2: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế nông
nghiệp Việt Nam có chuyển biến như thế nào?
A. Phát triển phương thức sản xuất phong kiến.
B. Phá vỡ thế độc canh cây lúa
C. Phát triển phương thức sản xuất TBCN.
D. Làm cho kinh tế đồn điền phát triển mạnh.
Câu 3: Tác động tích cực của chính sách khai thác nông nghiệp của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ
XIX đến ngành kinh tế nông nghiệp hiện nay?
A. Các đồn điền cao su, cafê vẫn ngày càng phát triển mang lại lợi nhuận cao.
B. Pháp đã đưa các giống cây công nghiệp làm cho nông nghiệp Việt Nam phong phú đa dạng.
C. Các giống cây công nghiệp Pháp đưa vào Việt Nam trước đây đã mang lại giá trị kinh tế cao.
D. Đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cafê đứng thứ 3 trên thế giới.
Câu 4: Nối nội dung cột A cho phù hợp với cột B
A B
1. Địa chủ a.bao gồm học sinh,sinh viên,công chức,viên chức...
2. Nông dân b. xuất thân từ nông dân,làm việc trong các hầm mỏ,đồn điền,xí
nghiệp...
3. Tầng lớp tư sản c .là người sở hữu số lượng ruộng đất lớn,câu kết chặt chẽ với đế
quốc
4. Tầng lớp tiểu tư sản d. chiếm số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề
5. Giai cấp công nhân e. là những người làm trung gian,thầu khoán cho Pháp...
A. 1-c, 2-d, 3-e, 4-a, 5-b
B. 1-b, 2-d, 3-e, 4-a, 5-c
C. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b
D. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c
Câu 5: Ý nào sau đây phản ánh sự chuyển biến về giai cấp xã hội Việt Nam sau cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước?
A. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, địa chủ)
B. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, công nhân, địa chủ)
C. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tiểu tư sản, nông dân)
D. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân)
Câu 6: Ý nào sau đây phản ánh sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước?
A. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa, phong kiến.
B. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
C. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa.
D. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

II. TỰ LUẬN
BIẾT
Câu 1: Trình bày những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Gợi ý:
- Nông nghiệp: + cướp đất lập đồn điền
+ ép triều đình nhượng quyền khai khẩn đất hoang
- Công nghiệp: + tập trung vào khai thác mỏ (than)
+ các cơ sở công nghiệp phục vụ đời sống: điện, nước,...
- Giao thông vận tải: + mở mang hệ thống đường sắt, bộ, thủy
Câu 2: Trình bày sự chuyển biến về mặt xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác lần thứ nhất.
Gợi ý: * Giai cấp cũ:
- Địa chủ: + trở lên giầu có hơn
+ cấu kết với Pháp bóc lột nhân dân ta
+ một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị thực dân Pháp chèn ép, có tinh thần dân tộc.
- Nông dân: + mất ruộng đất
+ chịu sưu thuế nặng nề
+ đời sống khổ cực
* Giai cấp, tầng lớp mới:
- Công nhân: + xuất thân từ nông dân
+ làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ
+ bị bóc lột nặng nề
+ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
- Tư sản: + là những người trung gian, thầu khoán cho Pháp.
+ chịu ảnh hưởng luồng tư tưởng tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản.
- Tiểu tư sản: + thành phần phức tạp ....
+ có học thức

HIỂU
Câu 1: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp lại chú trọng vào
nông nghiệp, khai mỏ và giao thông vận tải?
Gợi ý: - Vốn đầu tư ít ,thu hồi nhanh,đem lại lợi nhuận cao
+Nông nghiệp:Là ngành kinh tế chủ đạo,tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt,điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho các cây công nghiệp đem lại lợi nhuận
+ Công nghiệp khai mỏ: Vì Việt Nam có nguồn khoáng sản dồi dào,dễ khai thác ,đem lại
lợi nhuận kếch xù
+ GTVT:Để phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài và quân sự

VẬN DỤNG 1
Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Gợi ý:
- Tích cực: + bước đầu du nhập phương thức sản xuất TBCN
+ cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến: xuất hiện các ngành, nghề mới (đồn điền,
hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp..)
- Hạn chế: + vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến.
+ kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu và lệ thuộc vào chính quốc Pháp.
+ phát triển mất cân đối.

VẬN DỤNG 2
Câu 1: Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tác động
như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Gợi ý: - Tạo nên cơ sở về kinh tế, xã hội để tiếp thu những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài, tạo
nên khuynh hướng đấu tranh mới
+ xuất hiện những lực lượng xã hội mới đấu tranh cách mạng (tư sản, tiểu tư sản, công
nhân)
+ mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt (dân tộc, dân chủ)
+ tiếp thu khuynh hướng dân chủ tư sản của Trung Quốc, Nhật Bản.
- Phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh, lôi cuốn đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia:
+ Phan Châu Trinh với phong trào Duy Tân
+ Phan Bội Châu với phong trào Đông Du
+ Lương Văn Can (Đông Kinh Nghĩa thục)
+ Phong trào chống sưu thuế ở trung kì
+ đòi tăng lương giảm giờ làm của công nhân ...

BÀI 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
BIẾT
Câu 1: Tổ chức đầu tiên của Phan Bội Châu trong quá trình hoạt động cách mạng là
A. Việt Nam Quang phục hội
B. Hội Duy Tân
C. Tâm Tâm xã
D. Hội Phục Việt
Câu 2: Mục đích hoạt động của Hội Duy Tân là
A. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
B. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
C. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.
D. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới.
Câu 3: Khi về Quảng Châu-Trung Quốc, Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào?
A. Hội Duy Tân
B. Việt Nam Quang phục hội
C. Tâm Tâm xã
D. Hội Phục Việt
Câu 4: Đường lối cứu nước của Phan Bội Châu là
A. chống Pháp và phong kiến.
B. cải cách nâng cao dân trí, dân quyền
C. dựa vào Pháp chống phong kiến.
D. dùng bạo lực giành độc lập.
Câu 5: Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là
A. tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền
B. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt
Nam.
D. tiến hành cải cách toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 6: Đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là
A. chống Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày.
B. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền.
C. dựa vào Pháp để chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam Cộng hòa.
D. dùng bạo lực để giành độc lập.
Câu 7: Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh thể hiện trên các lĩnh vực
A. kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. kinh tế, quân sự, ngoại giao.
C. kinh tế, xã hội, quân sự.
D. văn hóa, xã hội, quân sự.
Câu 8: Trong cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì về kinh tế, các sĩ phu tiến bộ đã chủ trương
A. đẩy mạnh xuất khẩu
B. bài trừ ngoại hóa
C. chấn hưng thực nghiệp
D. chống độc quyền
Câu 9: Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang Phục hội chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng
nào?
A. Cách mạng Tân Hợi 1911.
B. Cải cách Minh Trị 1868.
C. Cải cách ở Xiêm 1868.
D. Duy Tân Mậu Tuất 1898.
Câu 10: Phong trào đấu tranh quyết liệt của quần chúng chịu ảnh hưởng của cuộc vận động Duy
Tân là
A.vụ đầu độc binh linh Pháp ở Hà Nội
B.phong trào chống thuế ở Trung Kì
C. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt
D. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn
HIỂU
Câu 1: Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con
đường cứu nước của Nhật Bản?
A. Nhật đánh thắng đế quốc Nga.
B. Nhật đi theo con đường XHCN.
C. Sau cải cách Minh Trị Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình
Dương.
D. Nhật là nước "đồng văn, đồng chủng", là nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận nước
thuộc địa.
Câu 2: Vì sao phong trào Đông Du tan rã?
A. Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam.
B. Nhật không còn hợp tác với Phan Bội Châu.
C. Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải.
D. Số lượng học viên Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng giảm.
Câu 3: Phan Chu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?
A. tự lực, tự cường.
B. tự lực cánh sinh
C. tự lực khai hóa
D. tự do dân chủ
Câu 4: Trong cuộc vận động Duy Tân về giáo dục, các sĩ phu tiến bộ đã có chủ trương
A. mở trường học, dạy chữ quốc ngữ, dạy các môn học mới.
B. dạy tiếng Pháp, văn hóa Pháp.
C. mở trường học, dạy tiếng Nhật.
D. dạy chữ Hán, tuyên truyền chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Câu 5: Phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh đã bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu
tranh chống
A. thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến.
B. đi phu, đi lính, đòi giảm sưu thuế.
C. chính sách chia để trị của Pháp.
D. chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam.
Câu 6: Nội dung nào sau đây KHÔNG nằm trong cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì
A. thành lập Việt Nam Quang phục hội
B. chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
C. cải cách trang phục và lối sống
D. mở trường dạy học với chương trình học tiến bộ.
VẬN DỤNG 1
Câu 1: Cho các sự kiện sau:
1. Việt Nam Quang Phục hội
2. Hội Duy Tân
3. Phong trào Đông Du tan rã.
4. Phan Bội Châu bị bắt tại Trung Quốc.
Hãy sắp xếp các nội dung trên theo trình tự thời gian cho phù hợp.
A. 3,1,2,4
B. 2,3,1,4
C. 4,3,2,1
D. 2,4,3,1
Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh về quá trình giải phóng
dân tộc là
A. Phan Bội Châu chủ trương thành lập chính quyền công nông, Phan Châu Trinh chủ trương
thành lập chính quyền tư sản.
B. Phan Châu Trinh là giải phóng dân tộc còn Phan Bội Châu là cải cách dân chủ
C. Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc còn Phan Châu Trinh là cải cách dân chủ.
D. Phan Châu Trinh là đánh đuổi thực dân Pháp còn Phan Bội Châu là lật đổ gia cấp phong
kiến.
Câu 3: Điểm giống nhau trong hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
đều
A. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
C. chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. noi gương Nhật Bản để tự cường.
VẬN DỤNG 2
Câu 1: Ý nào sau đây KHÔNG phải là nguyên nhân các nhà yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX
quyết định lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
A. khi bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
B. có sự hậu thuẫn đắc lực của giai cấp tư sản dân tộc.
C. triều đình phong kiến Việt Nam đã ngả theo hướng quân chủ lập hiến.
D. họ thấy được tính ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 2: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh là
A. bạo động vũ trang-cải cách xã hội.
B. cứu nước để cứu dân - cứu dân để cứu nước
C. quân chủ lập hiến - dân chủ cộng hòa
D. nhờ Nhật để đánh Pháp - dựa vào Pháp để chống phong kiến.

II.Phần tự luận
BIẾT
Câu 1: Hoàn thành bảng tóm tắt về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu.
Gợi ý:
-Năm 1902
- Năm 1904
- Từ 1905-1908
- Năm 1911
- Năm 1912
Câu 2:Trình bày những nội dung của phong trào Duy tân ở trung Kì (1906-1908).
Gợi ý:
-Về kinh tế: Chú ý đến việc cổ động, lập hội kinh doanh,chấn hưng thực nghiệp, phát triển nghề
làm vườn, nghề thủ công
-Văn hóa: Vận động cải cách trang phục và lối sống
- Giáo dục: Mở trường dạy học theo lối mới
Nhận xét: Phong trào có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng và biến thành cuộc đấu tranh
quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì

HIỂU
Câu 1: Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp bạo động.
Gợi ý:
* Lập Hội Duy Tân:
- Thời gian: năm 1904
- Chủ trương: Đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt
Nam
-Hoạt động của hội: + Tổ chức phong trào Đông Du
+ Đưa thanh niên sang Nhật Bản
- Kết quả: Phong trào thất bại. Phan Bội Châu về Trung Quốc rồi sang Thái Lan nương náu chờ
thời.
* Thành lập Việt Nam Quang Phục hội
- Thời gian: 6/1912 - tại Quảng Châu - Trung Quốc
- Chủ trương: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa dân
quốc Việt Nam
- Hoạt động: + Cử người về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ kể cả Toàn quyền Anbexaro
và tay sai đắc lực của chúng
- Kết quả: đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước
1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam.
Câu 2: Nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách.
Gợi ý: - Chủ trương:
+ Cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền;
+ dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để
giành độc lập.
- Hoạt động: 1906 Ông cùng một nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy Tân
ở Trung Kì:
+ Kinh tế: Chú ý đến việc cổ động, trấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh
+ Giáo dục: Mở trường dạy học theo lối mới
+ Văn hóa: Vận động cải cách trang phục và lối sống
- Kết quả: + Phong trào ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, tạo thành cuộc đấu tranh quyết
liệt, tiêu biểu là phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở Trung Kì.
+ Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp, thất bại
+1908 Phan Châu Trinh bị bắt và lưu đầy
III. VẬN DỤNG 2
Câu 1: So sánh hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX.
Gợi ý:
* Giống nhau:
- Đều là những sĩ phu yêu nước tiến bộ
- Đều từ bỏ khuynh hướng phong kiến, tiếp thu khuynh hướng DCTS từ bên ngoài
- Đều thể hiện tinh thần yêu nước, muốn cứu nước cứu dân.
- Đều bị thất bại.
* Khác:
Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
- Xu hướng: Bạo động Cải cách
- Mục tiêu + Đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập + nâng cao dân trí, dân quyền;
thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở + dựa vào Pháp để đánh đổ
Việt Nam ngôi vua và bọn phong kiến
+ Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước hủ Việt
bại
Nam, thành lập nước Cộng Hòa dân quốc
Việt Nam
- Biện pháp - Lập Hội Duy Tân 1906 Ông cùng một nhóm sĩ
Tổ chức phong trào Đông Du phu tiến bộ ở Quảng Nam mở
- Thành lập Việt Nam Quang Phục hội cuộc vận động Duy Tân ở
Cử người tổ chức ấm sát bọn Pháp và Trung Kì trên các lĩnh vực:
tay sai đắc lực của chúng Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục
- Kết quả - Bước đầu thu được một số kết quả nhất định
- Phong trào ảnh hưởng sâu
rộng trong quần chúng, biến
thành cuộc đấu tranh quyết liệt

You might also like