You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP THI GIỮA KÌ I ( BÀI 1,2,3,4,6 )

I. Phần trắc nghiệm


Câu 1: Nhật Bản thuộc khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á.
C. Nam Á. D.Tây Á.
Câu 2: Đến giữa thế ki XIX, xã hội Nhật Bản chứa đựng mâu thuẫn trong những lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị, xã hội. B. Kinh tế, văn hoá, xã hội.
C. Kinh tế, văn hoá, quân sự. D. Kinh tế, chính trị, quân sự.
Câu 3: Trong Cải cách về chính trị của Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?
A. Tư sản. B. Địa chủ.
C.Nông dân. D. Quý tộc tư sản.
Câu 4 :Sau khi hoàn thành xâm lược vào giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã thực hiện chính sách bóc
lột nào sau đây về kinh tế ở Ấn Độ?
A. Vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu.
B. Chỉ ra sức vơ vét lương thực.
C. Chỉ bóc lột nhân công để thu lợi nhuận.
D. Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc.
Câu 5: Đâu là nước tư bản đầu tiên dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa?
A. Anh. B. Pháp.
C. Đức. D. Mĩ
Câu 6: Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. Phong kiến quân phiệt B. Công nghiệp phát triển
C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 7: Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là:
A. Thiên hoàng B. Sôgun (Tướng quân)
C. Nữ hoàng D. Vua
Câu 8: Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về
A. Thủ tướng B. Sôgun (Tướng quân)
C. Thiên hoàng D. Nữ hoàng
Câu 9: Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép
Nhật Bản phải “ mở cửa”?
A. Đàm phán ngoại giao B. Áp lực quân sự
C. Tấn công xâm lược D. Phá hoại kinh tế
Câu 10: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định
B. Mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
Câu 11: Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?
A. Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quý tộc tư sản hoá nắm quyền.
C. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyển.
D. Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
Câu 12: Sự ra đời các công ty độc quyền đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, chính trị Nhật
Bản?
A. Sự lũng đoạn đối với kinh tế, chính trị Nhật Bản.
B. Sự phát triên nhanh chóng của nền kinh tế, sự ổn định của nước Nhật.
C. Sự phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự cho nước Nhật.
D. Đưa Nhật Bản trở thành đề quốc phong kiên quân phiệt.
Câu 13: Vai trò của các công ty độc quyên ở Nhật Bản?
A. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.
B. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội.
C. Lũng đoạn về chinh tri.
D. Chi phối nền kinh tế.
Câu 14: Sau cuộc Cái cách Minh Tri, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng:
A. Sức mạnh quân sư. B. Sức mạnh kinh tế.
C. Truyền thống văn hoá lâu đời. D. Sức mạnh áp chế về chính tri.
Câu 15: Đặc điểm của chủ nghĩa đề quôc Nhật cuối thê ki XIX đầuu thế kỉ XX là gi?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 16: Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc
Duy tân Minh Trị?
A. Tư sản B. Nông dân
C. Thị dân D. Quý tộc tư sản hóa
Câu 17: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng
B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
C. Các nước tư bản phương Tây được tư do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được taoh điều kiên phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản
Câu 18. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ thành lập chính phủ mới.
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
D. Xoá bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
Câu 19. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị.
A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
Câu 20. Trong cải cách về chính trị của Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?
A.Tư sản B.Địa chủ C.Quý tộc D.Quý tộc tư sản
Câu 21. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 22. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là
A. Cộng hòa. B. Quân chủ lập hiến
C. Quân chủ chuyên chế D. Liên bang.
Câu 23 . Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến ?
A. Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị, chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm quyền.
C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.
D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
Câu 24. Sự ra đời các công ty độc quyền đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, chính trị Nhật
Bản?
A.Sự lũng đoạn đối với kinh tế, chính trị Nhật Bản.
B. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, sự ổn định của nước Nhật.
C. Sự phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự cho nước Nhật.
D. Đưa Nhật Bản trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 25. Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản?
A. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị. B. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội.
C. Lũng đoạn về chính trị. D. Chi phối nền kinh tế.
Câu 26. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 27. Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì
A.Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn.
B. Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá.
D. Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến được duy trì.
Câu 28. Yếu tố được coi là “chìa khóa” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có thể áp dụng cho
Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay là
A. cải cách giáo dục. B. cải cách kinh tế.
C.ổn định chính trị. D. tăng cường sức mạnh quân sự.
Câu 29. Năm 1885 ở Ấn Độ diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Anh hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ B. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ
C. Sự thành lập Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản D. Chính sách chia cắt xứ Ben-gan có hiệu lực
Câu 30. Đế quốc nào đã hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ
A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Đức
Câu 31. Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam
Á trong bối cảnh
A. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng.
B. Các nước châu Âu và Bắc Mĩ bắt đầu tiến hành cách mạng tư sản.
C. Ấn Độ, Trung Quốc đã cải cách thành công và giữ được độc lập dân tộc.
D. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang phát triển thịnh đạt
Câu 32. Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại ở Ấn Độ là
A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ.
B. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
C. bước ngoặt phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
D. thể hiện ý thức và lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
Câu 33. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện
cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượng
C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 34. Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc bùng nổ?
A. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương
B. Tôn Trung Sơn thông qua Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội
C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
D. Chính quyền Mãn Thanh ký điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc
Câu 35. Ngày 29/12/1911 gắn với sự kiện nào sau đây trong cuộc cách mạng Tân Hợi?
A. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương
C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh
D. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc
Câu 36. Hiến pháp lâm thời của Trung Hoa dân quốc đã thông qua nội dung nào sau đây?
A. Công nhận quyền bình đẳng, quyền tự do dân chủ của mọi công dân
B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày
C. Ép buộc vua Thanh phải thoái vị
D. Viên Thế Khải nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân quốc
Câu 37. Nguyên nhân then chốt dẫn đến cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất (1898) bị thất bại là do
A. phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp trí thức phong kiến tiến bộ
B. vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến
C. bị Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến
D. không dựa vào nhân dân mà chủ yếu dựa vào quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến
Câu 38. Điểm giống nhau trong cuộc Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc với cải cách Minh Trị ở Nhật
Bản là
A. đều mong muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu
B. đều có nền tảng kinh tế tư bản tiến hành cải cách
C. đều được tiến hành bởi những vị vua anh minh sáng suốt
D. đều được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân
Câu 39. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ?
A. Sự thù địch giữa Anh và Pháp. B. Sự hình thành phe liên minh
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. D.Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu
Câu 40. Phe Liên Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm nước nào ?
A. Đức-Ý-Nhật. B. Đức-Áo Hung.
C. Đức-Nhật-Áo. D. Đức-Nhật-Mĩ
Câu 41. Trong giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), vì sao quân Pháp thoát khỏi
nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt ?
A. Quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây.
B. Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức.
C. Quân Nga tấn công Đức ở Đông Phổ.
D. Quân Pháp có vũ khí mới.
Câu 42. Tháng 2 năm 1917, ở nước Nga có sự kiện gì đặc biệt?
A. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ. B. Chính quyền Xô viết được thành lập.
C. Chính phủ tư sản chấm dứt chiến tranh. D. Lê-nin về nước lãnh đạo cách mạng
Nga.
Câu 43.Trận đánh nào được coi là “mồ chôn người” trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)?
A. Trận Oa- téc- lô. B. Trận Véc- đoong.
C. Trận Xa-ra-tô-ga. D. Trận I-ooc-tao.
Câu 44. Những phương tiện chiến tranh lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914- 1918 ) là
A. Máy bay tàng hình. B. Xe tăng, xe bọc thép.
C. Tàu ngầm, thủy lôi. D. Xe tăng, máy bay,hơi độc.
Câu 45. Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)

A. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại.
B. nhiều loại vũ khí,phương tiện chiến tranh mới được sử dụng.
C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
D.Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.
Câu 46. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Đức có dự định gì?
A. Đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng. B. Đánh bại Nga.
C. Đánh bại Anh. D. Chiếm cả Châu Âu.
Câu 47. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản
đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 48. Nội dung nào không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị?
A. Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
B. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
C. Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
D. Dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.
Câu 49. Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào sau đây ?
A. Tư sản. B. Vô sản. C. Công nhân. D. Nông dân.
Câu 50. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa
A. tư sản với công nhân. B. nông dân với phong kiến.
C. thực dân Anh với tư sản. D. toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh.
Câu 51. Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xi-a?
A. Hà Lan. B. Pháp. C. Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha.
Câu 52. Lực lượng lãnh đạo cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc là
A. tư sản. B. vô sản.
C. trí thức phong kiến tiến bộ. D. phong kiến.
Câu 53. Đâu không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc?
A. Chống chế độ phong kiến Mãn Thanh.
B. Chống đế quốc.
C. Tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
D. Tấn công vào liên quân 8 nước đế quốc ở Bắc Kinh.
Câu 54. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là
A. chống thực dân Anh. B. chống đế quốc Mĩ.
C. chống đế quốc, chống phong kiến. D. chống liên quân 8 nước đế quốc.
Câu 55. Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật là
A. cách mạng dân chủ tư sản B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. cách mạng tư sản không triệt để
Câu 56. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chắm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.
B. thành lập Trung Hoa Dân quốc.
C. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân.
D. đưa Trung Quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 57. Cuối thế kỉ XIX, đế quốc nào đã gạt bỏ ảnh hưởng của Tây Ban Nha và biến Phi-líp-pin thành
thuộc địa?
A. Hà Lan. B. Pháp. C. Mĩ. D. Tây Ban Nha.
Câu 58. Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam
Á trong bối cảnh
A. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng.
B. Các nước châu Âu và Bắc Mĩ bắt đầu tiến hành cách mạng tư sản.
C. Ấn Độ, Trung Quốc đã cải cách thành công và giữ được độc lập dân tộc.
D. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang phát triển thịnh đạt
Câu 59. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Trung Quốc trở thành
A. nước tư bản giàu mạnh. B. nước đế quốc mạnh nhất châu Á.
C. nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. D. nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Câu 60. Một trong những nét nổi bật của tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX là
A. chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào nông nghiệp.
C. một cuộc cải cách đất nước toàn diện đang diễn ra.
D. chủ nghĩa tư bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Câu 61. Giữa thế kỉ XIX, đế quốc nào đi đầu trong quá trình dùng áp lực quân sự buộc chính quyền
Mạc phủ phải “mở cửa”?
A. Anh. B. Pháp. C. Nga. D. Mĩ.
Câu 62. Cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thất bại do nguyên nhân nào sau
đây?
A. Giai cấp tư sản lãnh đạo còn non yếu.
B. Không có sự ủng hộ của vua Quang Tự.
C. Không dựa vào lực lượng của quần chúng nhân dân.
D. Bị các nước đế quốc phối hợp lực lượng để đàn áp.
Câu 63. Lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là
A. công nhân. B. nông dân.
C. tư sản dân tộc. D. sĩ phu tiến bộ.
Câu 64. Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ nửa đầu thế
kỉ XIX?
A. Duy trì chế độ đẳng cấp. B. Mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ.
C. Thiết lập chính quyền tự trị của người bản xứ. D. Chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Câu 65. Cơ sở cho sự ra đời của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX là
A. ý thức chính trị của tư sản Ấn Độ ngày càng phát triển.
B. sự hình thành của tầng lớp thương nhân Ấn Độ.
C. Chính phủ Anh chấp nhận trao quyền tự trị cho Ấn Độ.
D. công nhân Ấn Độ đã trưởng thành về ý thức chính trị.
Câu 66. Cao trào đấu tranh trong những năm 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ đã
A. buộc thực dân Anh phải công nhận nền độc lập của Ấn Độ.
B. xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt về đẳng cấp ở Án Độ.
C. xóa bỏ hoàn toàn sự cách biệt về tôn giáo ở Án Độ.
D. buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
Câu 67. Ở Ấn Độ, phong trào dân tộc 1905 -1908 có điểm khác biệt nào so với phong trào yêu nước
giai đoạn trước?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.
B. Diễn ra trên quy mô nhỏ nhưng thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
C. Do giai cấp phong kiến lãnh đạo, đấu tranh vì quyền lợi giai cấp.
D. Do một bộ phận của giai cấp tư sản lãnh đạo, đấu tranh vì độc lập dân tộc.
Câu 68. Quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm chiếm

A. Phi-lip-pin. B. Mi-an-ma. C. In-đô-nê-xi-a. D. Bru-nây.
Câu 69. Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Cam-pu-chia có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền
ở Việt Nam?
A. Khởi nghĩa của A-cha Xoa. B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của Si-vô-tha. D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
Câu 70. Một trong những biện pháp cải cách của vua Xiêm Ra-ma V là
A. cải cách hành chính theo khuôn mẫu các nước phương Tây.
B. nhà nước nắm độc quyền đối với tất cả các ngành kinh tế.
C. xóa bỏ hoàn toàn thuế ruộng đất đối với nông dân.
D. ban hành hiến pháp mới quy định chế độ cộng hòa.
Câu 71. Chính sách ngoại giao của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?
A. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm.
B. Đưa đất nước trở thành một đế quốc tư bản chủ nghĩa hùng mạnh.
C. Đưa Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập.
D. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm.
Câu 72. Sự phát triển văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại có tác động nào sau đây?
A. Góp phần củng cố hệ thống tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.
B. Xóa bỏ hoàn toàn hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu, lỗi thời.
C. Góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản.
D. Trực tiếp thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

II. Phần tự luận


Câu 1: Chỉ ra điểm tương đồng về hoàn cảnh của Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX với các nước ở châu Á
và sự khác biệt trong chính sách và kết quả ?
Câu 2. Nêu tính chất và ý nghĩa cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ ?
Câu 3. Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ?
Câu 4 . Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản
không triệt để ?
Câu 5. Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ?
Câu 6. Trình bày các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V. Những cải cách của vua Ra-ma V có ý
nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm ?
Câu 7. Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào ?

You might also like