You are on page 1of 3

BÀI TẬP TUẦN 1

+Yêu cầu: HS ghi hết tất cả các câu hỏi và 4 đáp án chọn vào vở bài tập (có thể sử dụng vở
bài tập này để đầu năm vào học và làm bài tập chính khóa môn Sử luôn; giải thích lí do vì sao
mình chọn đáp án đó; nếu những câu nào là sự kiện tái hiện kiến thức thì HS phải giải thích là
SGK trang... “trích dẫn đoạn tư liệu trong SGK có nội dung đó”)
+Sáng thứ 2 tất cả HS chụp hình vở bài tập và gửi về địa chỉ mail:
lekimthuyan1110@gmail.com (nếu hết 12h ngày thứ 2 – 23/8/2021) những HS nào không gửi
bài tập sẽ ghi nhận là không làm bài và báo về GVCN, BGH và đoàn trường)
Câu 1: Sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi được đánh dấu bởi sự kiện
nào?
a. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa
b. Môdămbích và Ănggôla giành được độc lập
c. Nước Cộng hòa Dimbabue ra đời
d. Tất cả các nước châu Phi giành được độc lập
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm
nhất tại khu vực nào?
a. Nam Phi b. Trung Phi c. Bắc Phi d. Tây Phi
Câu 3: Năm 1960, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi giành được thắng lợi nào sau đây?
a. 17 nước được trao trả độc lập b. Tất cả các nước châu Phi giành được độc lập
c. Nước cộng hòa Dimbabue ra đời d. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ
Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ hai sự kiện nào ở châu Phi gắn liền với vai trò của Nenxơn
Manđêla?
a. Nammibia tuyên bố độc lập
b. Nước Cộng hòa Dimbabue ra đời
c. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ
d. Cách mạng Ănggôla và Môdămbích thành công
Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Phi?
a. Sự viện trợ của các nước XHCN b. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô
c. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta d. Sự suy yếu của các đế quốc Anh và Pháp
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi
sau chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản
b. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau
c. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới
d. Bùng nổ sớm nhất và phát triển mạnh tại khu vực Nam Phi
Câu 7: Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với
châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là về
a. nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu b. kết cục cuối cùng của cuộc đấu tranh
c. mục tiêu đấu tranh chủ yếu d. tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục
Câu 8: Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ La tinh lại rơi vào vòng
lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của
a. Đức b. Pháp c. Anh d. Mĩ
Câu 9: Quốc gia nào được mệnh danh là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ
La Tinh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Áchentina b. Cuba c. Chi lê d. Nicaragoa
Câu 10: Nội dung nào phản ánh đúng vai trò của Phiđen Catxtơrô đối với cách mạng Cuba sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Lãnh đạo nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ
b. Tiến hành đấu tranh ngoại giao, phá vỡ sự bao vây, cấm vận của Mĩ
c. Lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang, lật đổ chế độ thực dân cũ của Mĩ
d. Tiến hành cải cách, đưa Cuba phát triển theo hướng TBCN
Câu 11: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2
có điểm tương đồng về
a. đối tượng đấu tranh b. hình thức đấu tranh
c. kết quả cuối cùng d. quy mô, mức độ
Câu 12: Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Chiến tranh thế giới kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị đánh bại
b. Các nước thực dân, đế quốc (trừ Mĩ) thiệt hại nặng nề, lâm vào khủng hoảng
c. Các nước Á – Phi – Mĩ La tinh tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế
d. Sự trưởng thành của các lực lượng giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mĩ La Tinh
Câu 13: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai
a. đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ
b. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây
c. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa
d. đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới
Câu 14: Thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tác động như thế nào đến sự
phát triển của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây
b. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ
c. Từng bước làm xói mòn trật tự hai cực Ianta
d. Buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh lạnh với Liên Xô
Câu 15: Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh
thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
a. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập
b. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn
c. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập
d. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội
Câu 16. Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi
sau Chiến tranh thế giới thứ II ?
a. Cách mạng Libi bùng nổ (1952).
b. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962).
c. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).
d. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956).
Câu 17. Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”?
a. Đây là năm có 17 nước ở Bắc Phi giành được độc lập.
b. Đây là năm có 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập.
c. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
d. Đây là năm có 37 nước ở châu Phi giành được độc lập.
Câu 18. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ: ở châu Phi cơ bản bị tan rã từ khi nào ?
a. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi.
b. Cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành
thắng lợi.
c. Sự thắng lợi của nhân dân Nam Rôdêdia đưa đến sự ra đời của nước Cộng hoà Dimbabuê.
d. Chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho NaMibia.
Câu 19. Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a. Đấu tranh ngoại giao. b. Đấu tranh quân sự
c. Đấu tranh chính trị. d. Đấu tranh vũ trang.
Câu 20. Hình ảnh "Lục địa bùng cháy" chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh ?
a. Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.
b. Sự phát triển mạnh mẽ của phong bào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh.
c. Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất bùng nổ ở rất nhiều nước Mĩ Latinh.
d. Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.
Câu 21. Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là :
a. Rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.
b. Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
c. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
d. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
Câu 22. Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ
sau Chiến tranh thế giới thứ II là :
a. Châu Phi đấu tranh chống chù nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân mới.
b. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân cũ.
c. Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh
chính trị.
d. Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi lài giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 23. Chế độ Apácthai ở Nam Phi là :
a. Một chế độ phân biệt đấng cấp hết sức nghiệt ngã.
b. Một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.
c. Một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế.
d. Một chế độ chiếm nô khắc nghiệt.

--------------HẾT----------

You might also like