You are on page 1of 9

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ - HỌC KỲ I (2021- 2022) – LỚP 12A

Câu 1. Những nội dung nào sau đây không phải là những biến đổi chung ở Đông Nam Á sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiến hành kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

B. Từ thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
C. Tham gia trong một tổ chức khu vực (ASEAN) .
D. Sau khi độc lập, các nước ra sức xây dựng phát triển kinh tế- xã hội theo những mô hình khác
nhau và đạt nhiều thành tựu.
Câu 2. Những nước ở Đông Nam Á (ĐNA) tuyên bố độc lập vào năm 1945 là
A. In-đô-nê-xi-a, VN và Lào. B. VN, Lào và Cam-pu-chia.
C. VN, Lào và Phi-líp-pin. D. Ma-lai-xi-a,VN và Lào.
Câu 3. Từ 1946-1954, nhân dân Lào trải qua thời kỳ
A. Nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập.
B. Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược.
C. Kháng chiến chống thực dân Anh trở lại xâm lược.
D. Tiến hành cách mạng XHCN.
Câu 4. Các nước tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Brunei, Thái Lan và Xin-ga-po.
B. In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.
D. VN, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.
Câu 5. Năm 1967, ASEAN ra đời nhằm
A. Giảm bớt sức ép của các nước lớn và ảnh hưởng của XHCN.
B. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
C. Hợp tác giữa các nước tạo nên cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh.
D. Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, tự do, trung lập.
Câu 6. Sự kiện đánh dấu khởi sắc của ASEAN là
A. Hội nghị cao cấp lần thứ nhất tại Ba-li (1976).
B. ASEAN bình thường hoá quan hệ với các nước Đông Dương.
C. “Vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết.
D. ASEAN phát triển từ 5 nước lên 10 thành viên.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển
B. Muốn liên kết lại để tránh ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài
C. Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại
D. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới
Câu 8. Theo hiệp ước Ba-li, yếu tố nào sau đây không được xem là nguyên tắc hoạt động của
tổ chức ASEAN?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
C. Chỉ sự dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.
D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội.
Câu 9. Văn kiện quan trọng được các nước ASEAN ký kết năm 2007 là
A. Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia. B. Hiến chương ASEAN.
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. D. Tuyên bố của ASEAN.
Câu 10. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành
A. cách mạng công nghiệp B. cách mạng Xanh
C. cách mạng chất xám D. cách mạng trắng
Câu 11. Năm 2007, Hiến chương ASEAN được ký nhầm mục đích
A. Xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
B. Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, tự do, trung lập.
C. Chấm dứt thời kỳ khó khăn, phức tạp đối với sự phát triển của ASEAN.
D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.
Câu 12. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau CTTG thứ hai diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh
đạo của
A. Đảng Đại hội dân tộc. B. Đảng Cộng sản.
C. Đảng Quốc đại. D. Liên đoàn Hồi giáo.
Câu 13. Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ
A. Giai cấp vô sản. B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp địa chủ.
Câu 14. Theo “phương án Mao-bát-tơn”, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền….. cho Ấn
độ theo, chia Ấn Độ thành 2 quốc gia trên cơ sở ….
Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống.
A. Tự trị, tôn giáo. B. Tự trị, ngôn ngữ.
C. Độc lập, tôn giáo. D. Độc lập, vị trí địa lý.
Câu 15. Theo “phương án Mao-bát-tơn”, Ấn Độ bị chia cắt thành quốc gia nào ?
A. Băng-la-đét và Pa-ki-xtan. B. Ấn Độ và Băng-la-đét.
C. Ấn Độ và Pa-ki-xtan. D. Pa-ki-xtan và Nê-pan.
Câu 46. Chủ trương của chính sách đối ngoại Ấn Độ sau khi giành độc lập là
A. Hoà bình, trung lập, ủng hộ các cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước.
B. Duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đẩy mạnh phong trào, cách mạng thế giới.
C. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Pakistan, Mông Cổ, Việt Nam.
D. Liên minh chặt chẽ với Mỹ.
Câu 17. Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập các nước
Đông Nam Á vào giữa tháng 8-1945?
A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. B. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít Đức.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật.
Câu 18. Sự kiện đánh dấu kết thúc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương

A. chiến thắng Điện Biên Phủ ở VN 1954.
B. chiến thắng “ Điên Biên Phủ trên không” ở VN năm 1972.
C. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về VN được ký kết.
D. Hiệp định Gơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được ký kết.
Câu 19. Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm
1967 đến năm 1979
A. hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. đối đầu căng thẳng.
C. chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
D. giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Câu 20. Lý do chủ yếu thúc đẩy một số nước ĐNÁ thành lập tổ chức ASEAN là
A. khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại.
B. hạn chế những ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài .
C. phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
D. do sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
Câu 21. Nguyên nhân thúc đẩy Việt Nam gia nhập ASEAN là
A. Quan hệ ASEAN và Việt Nam chuyển sang đối thoại hợp tác và xu thế của thế giới từ những
năm 70 là đối thoại, hợp tác.
B. Việt Nam muốn làm bạn với các nước, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế
C. Nhiều nước Đông Nam Á đã gia nhập ASEAN.
D. Mục đích, nguyên tắc hoạt động của ASEAN phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam.
Câu 22. Sự kiện nào có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1948
đến năm 1950?
A. Ấn Độ tuyên bố độc lập và trở thành nước cộng hoà.
B. Nê-ru trở thành người lãnh đạo Đảng Quốc đại.
C. Thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ.
D. Phương án Mao-bát-tơn bị phá sản.
Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở
châu Phi bùng nổ sớm nhất tại
A. Nam Phi. B. Tây Phi. C. Đông Phi. D. Bắc Phi.
Câu 24. Sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi được đánh dấu bởi sự kiện
A. chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ
B. Mozambique và Angola giành được độc lập
C. Nước Cộng hòa Zimbabwe ra đời
D. tất cả các nước Châu Phi đã giành được độc lập
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở Châu Phi gắn liền với vai trò
lãnh đạo của Nelson Mandela?
A. Namibia tuyên bố độc lập B. Nước Cộng hòa Zimbabwe ra đời
C. chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ D. Cách mạng Angola và Mozmbique
thành công
Câu 26. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Mỹ Latin sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi phải
giải quyết nhiệm vụ chính là
A. dân tộc. B. dân chủ. C. dân tộc – dân chủ. D. chống phân biệt chủng tộc.
Câu 27. Quốc gia nào được mệnh danh là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ
Latin” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Argentina B. Cuba C. Chile D. Nicaragua
Câu 27. Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước Châu Phi là
A. Đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng.
B. Đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng hòa bình.
C. Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế. D. Đấu tranh trên lĩnh vực quân sự.

Câu 28. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở Nam Phi được xem là
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến Pháp Nam Phi thừa nhận.
C. Nam Phi chưa giành được độc lập.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
Câu 29. Năm 1975, nhân dân Mozambique và Angola giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh
chống sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, cơ bản đánh dấu việc
A. Chấm dứt sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid ở Châu Phi.
B. Chấm dứt thống trị của CN thực dân cũ ở Châu Phi, hệ thống thuộc địa của nó tan rã.
C. Chấm dứt thống trị của CN thực dân mới ở Châu Phi, hệ thống thuộc địa của nó tan rã.
D. Hoàn thành cuộc đấu tranh chống CN thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
Câu 30. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống
thuộc địa của nó ở Châu Phi ?
A. Zimbabwe và Namibia tuyên bố độc lập.
B. Năm 1962, Algeria giành độc lập.
C. Ngày 11/11/1975, nước CHND Angola ra đời.
D. Năm 1994, Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.
Câu 31. Quốc gia thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi, tuyên bố độc lập vào tháng 3/1990 là
A. Algeria. B. Zimbabwe. C. Namibia. D. Nam Phi.
Câu 32. Cuộc đấu tranh chống chế độ chủ nghĩa A-pác-thai tại Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ
chức “ Đại hội dân tộc Phi” ( ANC) nhằm
A. Thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Lên án gây gắt chủ nghĩa Apartheid.
C. Đòi quyền bình đẳng giữa người da đen và người da trắng.
D. Quyền được sống, tự do, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Câu 33. Văn kiện chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid là
A. Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn CN thực dân.
B. Hiến pháp của Cộng Hoà Nam Phi tháng 11/1993.
C. Tuyên ngôn thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Hiến chương của Liên minh Châu Phi (AU).
Câu 34. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc “Apartheid" ở Nam Phi được xem là
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.
C. Nam Phi chưa giành được độc lập.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
Câu 35. Nét nổi bật ở Mỹ Latin trước CTTG thứ hai
A. Giành được độc lập hoàn toàn từ đầu thế kỷ XX.
B. Giành được độc lập từ đầu thế kỷ XIX, sau đó phụ thuộc vào Mỹ.
C. Đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành độc lập.
D. Đấu tranh chống đế quốc Mỹ,giành độc lập dân tộc.
Câu 36. Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8/1961 Mỹ đề xướng tổ chức
A. Liên minh dân tộc các nước cộng hòa Châu Mỹ.
B. Châu Mỹ là của người châu Mỹ.
C. Liên minh vì tiến bộ.
D. Cộng đồng các nhà nước Mỹ Latin và Caribe.
Câu 37. Điểm khác nhau căn bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latin với phong trào
dân tộc Châu Á, Châu Phi là
A. Mỹ Latin đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và bọn tay sai để giải phóng dân tộc.
B. Mỹ Latin đấu tranh giành độc lập chủ quyền dân tộc.
C. Mỹ Latin đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ, thành lập chính phủ dân tộc dân chủ, qua
đó giành lại độc lập chủ quyền dân tộc.
D. Hình thành tổ chức thống nhất chung sự đấu tranh.
Câu 38. Trong khoảng 20 năm sau CTTG thứ hai, vị thế kinh tế của nước Mỹ là
A. trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.
B. một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.
C. là nước điều phối nền kinh tế thế giới.
D. Mỹ chi phối các tổ chức kinh tế- tài chính thế giới.
Câu 39. Chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện tham vọng nào của Mỹ?
A. Chi phối các nước tư bản đồng minh.
B. Làm bá chủ, thống trị thế giới.
C. Chi phối các tổ chức kinh tế- tài chính lớn của thế giới.
D. Thiết lập trật tự thế giới “ đơn cực”.
Câu 40. Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” (thập niên 90 của thế kỷ XX) , để can thiệp
vào nội bộ của nước khác, Mỹ
A. tăng cường tính năng động của nền kinh tế
B. sử dụng lực lượng quân đội mạnh
C. sử dụng khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố
D. sử dụng khẩu hiệu “ Thúc đẩy dân chủ”
Câu 41. Mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ trong chiến lược toàn cầu là
A. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ
D. Đàn áp phong trào cộng sản quốc tế
Câu 42 . Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.
B. Tận dụng được những lợi thế về lãnh thổ, điều kiện tự nhiên.
C. Khai thác một cách triệt để các nguồn lợi từ hệ thống thuộc địa.
D. Thu được lợi nhuận từ hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.
Câu 43. Vai trò của kinh tế Mỹ đối với nền kinh tế thế giới 1991- 2000 là
A. là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính thế giới.
B. là trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất.
C. chi phối nhiều tổ chức kinh tế- tài chính quốc tế.
D. chi phối và khống chế các nước đồng minh.
Câu 44. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là
A. chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
B. thực hiện “Chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới.
C. xác lập trật tự thế giới mới có lợi cho Mĩ.
D. “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.
Câu 45. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ sau chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mỹ rất cao.
B. Có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
C. Mỹ có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Câu 46. Trong khoảng 20 năm sau CTTG thứ hai, vị thế kinh tế nước Mỹ là
A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
B. một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.
C. nước điều phối nền kinh tế thế giới.
D. Mỹ chi phối các tổ chức kinh tế- tài chính thế giới
Câu 47. Nguyên nhân khách quan tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh sau Chiến
tranh thế giới thứ hai là
A. Mỹ có nguồn nhân lực lao động dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
B. Mỹ có trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
C. Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
D. Mỹ không bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 48. Mỹ là nước khởi đầu và thu hút được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng
khoa học – kĩ thuật lần hai là nhờ
A. có nguồn tài chính lơn để đầu tư nghiên cứu.
B. có trình độ phát triển kinh tế cao.
C. có nhiều nhà khoa học lỗi lạc, có điều kiện để phục vụ nghiên cứu khoa học.
D. có nhiều nhà khoa học, có nguồn tài chính lớn.
Câu 49. Mục tiêu chiến lược toàn càu của Mỹ đối với các nước TBCN là
A. hòa hoãn, thỏa hiệp.
B. trở thành những nước đồng minh.
C. ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ.
D. khống chế, chi phối.
Câu 50. Một trong những biện pháp của Mỹ sau CTTG thứ hai đã dẫn đến tình trạng đối đầu
căng thẳng với Liên Xô và các nước XHCN, đó là
A. Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược nhiều nơi.
B. Mỹ khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.
C. Mỹ gây ra những cuộc đảo chính, bạo loạn nhiều nơi.
D. Mỹ dính líu vào những cuộc xung đột ở nhiều nơi.
Câu 51. Để thực hiện mục tiêu trong chiến lược toàn cầu, Mỹ dựa vào
A. sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân.
B. sức mạnh quân sự và kinh tế (“Chính sách thực lực”).
C. sức mạnh tài chính và chính sách ngoại giao.
D. sức mạnh quân sự và chính trị.
Câu 52. Sự kiến chứng tỏ Mỹ điều chỉnh chính sách đối ngoại để chống lại phong trào giải
phóng dân tộc là
A. diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ cùng những thỏa thuận Xô – Mỹ năm 1972.
B. thỏa hiệp với Trung Quốc và Liên Xô năm 1972.
C. hai nước Liên Xô và Mỹ ký nhiều hiệp định về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược năm
1972.
D. hai nước Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh năm 1989.
Câu 53. Sự kiện đánh dấu kết thúc mối quan hệ đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô là
A. Mỹ kí với Liên Xô Hiệp định về việc hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.
B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ.
D. Tổng thống Mỹ B.Cin-tơn sang thăm Liên Xô.
Câu 54. Xác định yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ khi bước sang
thế kỉ XXI?
A. Chủ nghĩa khủng bố. B. Chủ nghĩa li khai.
C. Sự suy thoái về kinh tế. D. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Câu 55. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao
B. tăng cường sự hợp tác, liên minh với Liên Xô
C. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á
D. tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ
Câu 56. Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50-70 của thế kỉ
XX là
A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. 
B. chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế. 
C. cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất. 
D. ngăn chặn được sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan ra toàn thế giới. 
Câu 57. Mỹ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Marshall (Mác-san) (1947)
nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu
B. Tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh quân sự để đàn áp phong trào giải phóng dân
tộc
C. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “ một cực”.
D. Tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế chống Liên Xô và các nước Đông Âu
Câu 58. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân
sự?
A. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. B. Chống Liên Xô.
C. Tham gia khối quân sự NATO. D. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang
Đức.
Câu 59. Tổ chức kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất hành tinh được thành lập từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là?
A. ASEAN. B. APEC. C. EU. D. CENTO.
Câu 60. Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ ở châu Âu là
A. khối quân sự NATO. B. kế hoạch Mácsan.
C. sự tồn tại hai nhà nước trên lãnh thổ Đức. D. tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Câu 61. Sau Chiến tranh lạnh, Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Trở thành đối trọng của Mĩ.
C. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. D. Liên minh chặt chẽ với Nga.
Câu 62. Một trong ba cuộc cải cách lớn về kinh tế mà Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh
(SCAP) thực hiện ở Nhật Bản là
A. cải cách tiền tệ. B. cải cách tài chính.
C. cải cách ruộng đất. D. quốc hữu hóa các xí nghiệp
Câu 63. Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kỳ” của nền
kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX
A. Nhật Bản có lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên
B. Hệ thống tổ chức, quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp Nhật Bản
C. Người Nhật có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật
D. Áp dụng những tiến bộ khoa hoc- kỹ thuật vào hoạt động sản xuất
Câu 64. Lĩnh vực được Nhật Bản hết sức coi trọng trong chiến lược phát triển đất nước của mình là
A. tài chính – ngân hàng. B. hàng không dân dụng.
C. quốc phòng. D. giáo dục và khoa học – kĩ thuật.
Câu 65. Học thuyết nào đánh dấu sự "quay trở về” châu Á của Nhật Bản trong khi vẫn coi trọng
mối quan hệ Nhật - Mỹ, Nhật - Tây Âu?
A. Học thuyết Fukuda. B. Học thuyết Kaifu
C. Học thuyết Miyazawa. D. Học thuyết Hashimoto
Câu 66. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế
giới về
A. dự trữ vàng. B. tài chính. C. ngoại tệ. D. ngoại tệ và chủ nợ lớn nhất thế giới.
Câu 67. Sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất ở nội dung nào dưới đây?
A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai thế giới.
B. Từ năm 1950 đến năm 1973, tổng sản phẩm quốc dân tăng 20 lần.
C. Từ thập niên 70, là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới.
D. Từ nước bại trận Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.
Câu 68. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và các nước Tây Âu những
năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hướng mạnh về Đông Nam Á. B. cải thiện với Liên Xô.
C. xâm lược trở lại các thuộc địa cũ. D. liên minh chặt chẽ với Mỹ.
Câu 69. Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.
B. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu.
C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc.
D. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á.
Câu 70. Điểm tương đồng trong chính sách phục hồi đất nước của Nhật Bản và các nước Tây
Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Khai thác triệt để nguồn lợi từ hệ thống thuộc địa
B. Dựa vào nguồn viện trợ của Mỹ để phục hồi đất nước.
C. Giải tán các công ty, xí nghiệp, tập đoàn tư bản lớn.
D. Đề ra và thực hiện các kế hoạch Nhà nước 5 năm.

You might also like