You are on page 1of 4

Bài 10.

CÁC NƯỚC TÂY ÂU

Câu 1. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Đất nước bị tàn phá nặng nề, chính trị khủng hoảng.
B. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc tàn phế.
C. Giàu lên nhờ thu được chiến lợi phẩm từ các nước phát xít bại trận.
D. Sản xuất công, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.

Câu 2. “Kế hoạch Mác – san” các nước Tây Âu thực hiện những năm đầu sau Chiến tranh
thế giới thứ hai còn được gọi là
A. Kế hoạch phục hưng châu Âu
B. Kế hoạch khôi phục kinh tế Mĩ - Âu
C. Kế hoạch chinh phục châu Âu
D. Kế hoạch phục hưng liên minh châu Âu

Câu 3. Từ năm 1945 đến 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu đã
A. phát triển nhanh chóng B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển chậm chạp. D. cơ bản được phục hồi và phát triển.

Câu 4. Điểm nổi bật về kinh tế của các nước Tây Âu vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX

A. kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.
B. kinh tế được phục hồi, phát triển nhưng lệ thuộc vào Mĩ.
C. vươn lên trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn thứ ba thế giới.
D. sự phát triển kinh tế thường xen kẽ với các cuộc khủng hoảng, suy thoái ngắn.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi vào đầu những
năm 50 của thế kỉ XX?
A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
B. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu.
C. Sự viện trợ kinh tế của Mĩ theo „Kế hoạch Mác-san”.
D. Sự giúp đỡ của Liên Xô

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã phải dựa vào yếu tố bên ngoài
nào để phát triển kinh tế?
A. Dựa vào sự viện trợ kinh tế của Liên Xô
B. Dựa vào tinh thần tự lực tự cường của nhân dân.
C. Dựa vào các nước thuộc địa.
D. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo „Kế hoạch Mác-san”.

Câu 7. Tháng 9/1949 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Đức?


A. Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập.
B. „Bức tường Béc-lin” bị xóa bỏ, nước Đức thống nhất.
C. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập.
D. Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập SEATO.
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách đối nội của các nước Tây Âu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.
B. Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.
C. Tăng các khoản trợ cấp và phúc lợi xã hội.
D. Xóa bỏ những cải cách tiến bộ trước đây.

Câu 9. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ ngoại giao.
B. tăng cường hợp tác, liên minh với Liên Xô.
C. chú trong phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.

Câu 10. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của khối xã hội chủ nghĩa.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.
C. thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa với bên ngoài.
D. quan hệ mật thiết với Mĩ và Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 11. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt
quân sự?
A. Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ. B. Tham gia khối NATO.
C. Tham gia Hội nghị I-an-ta. D. Tham gia khối Vác-sa-va.

Câu 12. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết
khu vực vì
A. muốn xây dựng mô hình nhà nước tư bản mang bản sắc của châu Âu.
B. bị cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mĩ và Nhật Bản.
C. kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mĩ.
D. muốn chứng minh sức mạnh và tiềm lực kinh tế số một thế giới của Tây Âu.

Câu 13. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Liên minh
châu Âu?
A. Chung một nền văn hóa, trình độ phát triển tương đồng.
B. Hợp tác, liên kết nhằm thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
C. Nhu cầu liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển.
D. Liên kết để trở thành trung tâm đối trọng với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 14. Từ cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX đã xuất hiện tổ chức liên kết chính trị- kinh tế khu
vực lớn nhất hành tinh, đó là
A. Liên hợp quốc. C. Liên minh châu Phi.
B. Liên minh châu Âu. D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 15. Một tổ chức liên kết kinh tế khu vực có nhiều thành công và hiện nay trở thành một
trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, đó là
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Liên minh châu Phi (AU).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D. Liên hợp quốc.

Câu 16. Liên minh chấu Âu là tổ chức liên minh về


A.chính trị. B. kinh tế.
C. kinh tế - chính trị. D. chính trị - quân sự.

Câu 17. Tổ chức liên kết khu vực ở châu Âu đầu tiên được thành lập năm 1951 là
A. Cộng đồng than – thép châu Âu.
B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.

Câu 18. Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cộng đồng than và
thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu và Cộng đồng nguyên tử châu Âu vào năm
A. 1951            B. 1957            C. 1958            D. 1967

Câu 19. Tháng 7/1967, ba tổ chức là Cộng đồng than thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu đã sáp nhập thành
A. Liên minh châu Âu B. Thị trường chung châu Âu
C. Cộng đồng châu Âu D. Hiệp hội các nước châu Âu
E.
Câu 20. Khởi đầu cho sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực Tây Âu từ năm 1950
là sự ra đời của tổ chức
A. Cộng đồng than – thép châu Âu.
B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.

Câu 21. Sáu nước thành lập các tổ chức liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực Tây Âu
đầu tiên là
A. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
B. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, CHDC Đức.
C. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Mĩ.
D. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, In-đô-nê-xi-a.

Câu 22. Một xu hướng ngày càng nổi bật ở các nước Tây Âu từ sau CTTG2, nhất là từ năm
1950 là
A. sự liên kết kinh tế. B. sự kiên kết chính trị.
C. sự liên kết quân sự. D. sự liên kết văn hóa.

Câu 23. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu một mốc mang tính đột biến trong quá trình liên kết
quốc tế ở châu Âu?
A. Các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan) năm 1991.
B. Cộng đồng than- thép châu Âu ra đời năm 1951.
C. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành năm 1999.
D. Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập năm 1957.

Câu 24. Từ 6 nước thành viên ban đầu, đến đầu năm 2004, EU đã có số nước thành viên là
A. 15                  B. 21                      C. 25                    D. 29

Câu 25. Quan hệ hợp tác Viêt Nam - EU được chính thức xây dựng vào năm
A. 1990 B. 1992. C. 1995 D. 1977

Câu 26. Ý nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của
liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Thành lập sau khi đã khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu
cầu hợp tác.
B. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có một số nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước.
C. Mục tiêu ban đầu là trở thành một liên minh quân sự mạnh, tránh bị ảnh hưởng từ các
cường quốc lớn.
D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

Câu 27. Điểm tương đồng trong quá trình ra đời hai tổ chức: Liên minh châu Âu (EU) và
Hiệp hội các quốc gi Đông Nam Á (ASEAN) là
A. các nước thành viên đều là đồng minh chiến lược của Liên Xô.
B. đều chịu tác động trực tiếp từ Hội nghị I-an-ta.
C. đều xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển.
D. đều nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và Trung Quốc vào khu vực.

Câu 28. Ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc B. Mĩ, Nga, Trung Quốc
C. Mĩ, Nhật Bản, Nga D. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản

You might also like