You are on page 1of 6

Họ và tên: …. BÀI 24.

CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN


Lớp: …. DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946)
I. Tình hình nước ta sau CM tháng 8 năm 1945.
1. Thuận lợi?

2. Khó khăn?: a. Về chính trị:


- Nhà nước cách mạng nước ta còn …………………………
- Nền độc lập, tự do của nước ta bị đe doạ nghiêm trọng bởi:
+ Quân Đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp PX Nhật kéo vào nước ta:
→ Phía Bắc vĩ tuyến 16 là …………………………………………………………….., với âm
mưu ………………………………………………..

→ Phía Nam vĩ tuyến 16 là ………………………………………………………, với âm mưu


….

+ Ở nước ta lúc đó còn ………………………………………………………………, một bộ


phận lại ……………………..

b. Về kinh tế, tài chính ?:


- Nền KT nông nghiệp: ……….
- Nạn …………….
- Ngân sách nhà nước lúc này:
+ …..
+ …..

c. Về văn hoá, xã hội?:..

→ Nhận xét ……………..


chung:

II. Chủ trương, biện pháp giải quyết những khó khăn của ta
1. Bước đầu - Ngày 8/9/1945 …..
xây dựng chế - Ngày 6/1/1946: …..
độ mới:
- Ngày 2/3/1946 …
- Ngày 29/5/1946 ….

2. Giải quyết - Biện pháp trước mắt:


nạn đói: + Lập ….
+, không dùng …..
+, tổ chức ….
- Biện pháp lâu dài- việc tăng gia sản xuất được đẩy mạnh:
+ Phong trào thi đua sản xuất …

+ Chính quyền cách mạng thực hiện nhiều chính sách: ……………

3. Giải quyết - Biện pháp trước mắt - mở các lớp ………


nạn dốt:
- Biện pháp lâu dài:
+ Ngày 8/9/1945…..
+ Nội dung và phương pháp giáo dục ….

4. Giải quyết - Biện pháp trước mắt: kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân:
khó khăn về + Xây dựng …………..
tài chính: + Hưởng ứng phong trào ……………….
- Biện pháp lâu dài:
+ Ngày 31/1/1946 ….
+ Ngày 23/11/1946 ….

III. Đấu tranh chống quân Pháp, Tưởng và bọn phản cách mạng
1. Bọn phản cách mạng:
- Ban hành ….
- Giam giữ …
- Lập …..
2. Quân Pháp, Tưởng
Từ sau CMT8 - Đối với quân Pháp: + Chủ trương, biện pháp: …
đến trước ngày
6/3/1946:
- Đối với quân Tưởng: + Chủ trương: …

+ Biện pháp: …

Từ 6/3/1946 đến - Đối với quân Pháp: + Chủ trương: …


19/12/1946
+ Biên pháp: …

- Đối với quân Tưởng: + Chủ trương, biện pháp: …

→ ý nghĩa:
CÂU HỎI ÔN LUYỆN
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân Đồng minh nào đã vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân
đội phát xít?
A. Anh, Liên Xô. B. Pháp, Trung Hoa Dân quốc.
C. Anh, Trung Hoa dân quốc. D. Liên Xô, Trung Hoa Dân quốc.
Câu 2. Theo quyết định của Đồng minh, quân Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội phát xít Nhật từ
A. phía bắc Vĩ tuyến 16. B. phía nam Vĩ tuyến 16.
C. phía bắc Vĩ tuyến 17. D. phía namVĩ tuyến 17.
Câu 3. Theo chân 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào phía Bắc vĩ tuyến 16 Việt Nam là lực lượng nào dưới đây?
A. Pháp và Việt Quốc. C. Việt Quốc và Việt Cách.
B. Việt Cách và Anh. D. Việt Quốc và Phục Quốc.
Câu 4. Quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào Bắc vĩ tuyến 16 nước ta với âm mưu
A. thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Đồng minh, giải giáp phát xít Nhật.
B. mở rộng phạm vi ảnh hưởng xuống phía Nam đặc biệt là Đông Nam Á.
C. ngăn chặn quân Pháp và quân Anh cấu kết để mở rộng phạm vi ảnh hưởng.
D. lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.
Câu 5. Theo quyết định của Đồng minh, quân Anh sẽ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương từ
A. phía bắc Vĩ tuyến 16 B. phía nam Vĩ tuyến 16
C. phía bắc Vĩ tuyến 17 D. phía namVĩ tuyến 17
Câu 6. Nước nào giúp Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai vào tháng 9-1945?
A. Anh          B. Tây Ban Nha C. Trung Quốc   D. Bồ Đào Nha
Câu 7. Sau CMT8 năm 1945 kẻ thù nguy hiểm nhất đe dọa nền độc lập của của nhân dân Việt Nam là
A. Trung Hoa Dân quốc. B. Pháp C. Anh. D. Nhật.
Câu 8. Sự kiện nào mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?
A. Quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn (9/1945).
B. Pháp gửi tối hậu thư, yêu cầu Chính phủ Việt Nam giao quyền kiểm soát Thủ đô (18 - 12 – 1946).
C. Pháp xả súng vào đoàn người biểu tình chào mừng “Ngày độc lập” ở Sài Gòn-Chợ Lớn (2/9/1945).
D. Pháp cho quân đánh chiếm một số nơi ở một số tỉnh của Việt Nam Hải Phòng, Lạng Sơn (11/1946).
Câu 9. Những thuận lợi cơ bản của dân tộc Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là
A. nhân dân ta đã giành quyền làm chủ, đất nước được độc lập.
B. phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản.
C. đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, Đảng đã nắm được chính quyền.
D. cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
Câu 10. Khó khăn lớn nhất trực tiếp đe dọa nền độc lập của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. cùng lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài. B. nhà nước cách mạng còn non trẻ.
C. ngân sách nhà nước trống rỗng, tài chính rối loạn. D. nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Câu 11. Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945?
A. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán, lũ lụt
B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
C. Quân Pháp tấn công ở Nam Bộ
D. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.
Câu 15. “Bức tranh” nổi bật nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 là
A. gặp muôn vàn khó khăn, như “ngàn cân treo sợi tóc”.
B. bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
C. được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.
Câu16. Nhận định nào sau đây phản ánh khái quát nhất về tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào những năm
đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Đang nằm trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. B. Cả dân tộc đang trong tình thế bị bao vây, cô lập.
C. Thuận lợi là cơ bản, khó khăn mới chỉ bắt đầu. D. Thuận lợi là cơ bản, khó khăn luôn chồng chất.
Câu 17. Để giải quyết những khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhiệm vụ quan
trọng nhất mà Đảng và nhân dân ta phải tiến hành là
A. xây dựng nền tài chính độc lập. B. xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
C. xóa bỏ các tàn dư của chế độ cũ. D. giải quyết nạn đói và thanh toán nạn mù chữ.
Câu 18. Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính
phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã.
A. thành lập cơ quan Bình dân học vụ. B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”.
C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”. D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước.
Câu 19. Ngày 8/9/1945, Chính phủ Lâm thời nước ta đã công bố lệnh
A. phát hành tiền Việt Nam. B. thành lập Nha Bình dân học vụ.
C. lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. D. Tổng tuyển cử trong cả nước.
Câu 20. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước diễn ra vào ngày
A. 1/6/1945. B. 1/6/1946. C. 6/1/1945 D. 6/1/1946.
Câu 21. Bầu cử Quốc hội khoá I được tiến hành trong thời gian nào? Có bao nhiêu đại biểu được bầu vào Quốc hội?
A. 6/1/1946,233 đại biểu. B. 1/6/1946, 290 đại biểu.
C. 6/1/1946, 333 đại biểu. D. 1/6/1946, 280 đại biểu.
Câu 22. Ngày 6/1/1946 đã diễn ra sự kiện quan trọng nào về chính trị trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
B. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát thủ đô.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản “Tạm ước”.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Câu 23. Phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I nước ta được tổ chức vào thời gian nào, ở đâu?
A. Ngày 1 - 6 - 1946, tại Hà Nội. B . Ngày 2 - 3 – 1946, Hà Nội.
C. Ngày 12 - 11 – 1946, Tân Trào. D. Ngày 20 - 10 – 1946, Hà Nội.
Câu 24. Đâu không phải là ý nghĩa của việc có tới hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội
đầu tiên của nước ta ngày 6/1/1946?
A. Phá vỡ âm mưu chống phá của kẻ thù
B. Thể hiện sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân vào Đảng.
C. Thể hiện sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân vào chính quyền mới.
D. Cho thấy niềm tin của nhân dân còn hạn chế vì thiếu 10% cử tri.
Câu 25. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp
năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
B. khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần làm chủ đất nước;
C. giáng một đòn vào âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù đối với chế độ mới;
D. tạo cơ sở pháp lí vững chắc, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
Câu 26. Sau bầu cử Quốc hội (6/1/1946), các địa phương Bắc Bộ, Trung Bộ làm gì để xây dựng chính quyền?
A. Thành lập quân đội ở các địa phương. B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Thành lập các Xô viết ở các địa phương. D. Thành lập tòa án nhân dân các cấp.
Câu 27. Biện pháp có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là
A. kêu gọi tăng gia sản xuất. C. cấm dùng gạo, ngô, sắn để nấu rượu.
B. lập “Hũ gạo cứu đói”. D. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”.
Câu 28. Để giải quyết nạn đói trước mắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi
A. lập các hũ gạo cứu đói. B. tịch thu lúa gạo của nhân dân.
C. sự hỗ trợ của thế giới. D. mở các lớp Bình dân học vụ.
Câu 29. Để xóa nạn mù chữ, Hồ Chủ tịch đã kí sắc lệnh
A. thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. B. thành lập Nha Bình dân dân học vụ.
C. xây dựng “quỹ độc lập”. D. phát hành tiền giấy Việt Nam.
Câu 30. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Chống giặc dốt và nâng cao trình độ văn hóa.
B. Khai giảng các bậc học.
C. Cải cách giáo dục (cải cách giáo dục đầu tiên – 1950 với 3 phương châm (phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục
vụ dân sinnh) và các năm 1956, 1976,...).
D. Bổ túc văn hóa.
Câu 31. Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng, rối loạn.
B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng.
C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối.
D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật.
Câu 32. Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa kêu gọi
A. cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm. B. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.
C. nhân dân cả nước thực hiện “ngày đồng tâm”. D. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất.
Câu 33. Ngày 31/1/1946, Chính phủ ta đã ra sắc lệnh
A. phát hành tiền Việt Nam. B. thành lập cơ quan Bình dân học vụ.
C. lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. D. lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
Câu 34. Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho
tiền Đông Dương từ
A. ngày 8 - 9 -1945. C. ngày 23 - 11 - 1946.
B. ngày 6 - 1 - 1946. D. ngày 22 - 5 - 1946.
Câu 35. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm khắc
phục tình trạng trống rỗng về ngân sách?
A. Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước.
B. Lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
C. Tạm thời sử dụng đồng “Quan kim”, “Quốc tệ”
D. Xây dựng “Quỹ độc lập”, phát động “Tuần lễ vàng”.
Câu 36. Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam có ý nghĩa gì?
A. Tạo cơ sở thực lực để kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
B. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.
C. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
D. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.
Câu 37. Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là?
A. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp”. B. "Nhân nhượng với Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp”.
C. "Hoà Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc”. D. "Hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc”.
Câu 38. Quan hệ Việt Nam và Pháp từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946 là
A. đối đầu về quân sự trên cả nước. C. đối đầu quân sự ở Nam Bộ.
B. nhân nhượng cho nguyên tắc. D. thỏa hiệp có nguyên tắc.
Câu 39. Chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc được Đảng, Chính phủ
và nhân dân ta thực hiện từ tháng 9 – 1945 đến
A. ngày 28 - 4 - 1946. C. trước ngày 14 - 9 - 1946.
B. trước ngày 6 - 3 - 1946. D. trước ngày 19 - 12 - 1946.
Câu 40. Bốn ghế Bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Trung Hoa Dân
quốc gồm
A. Ngoại giao, kinh tế, xã hội, canh nông. B. Ngoại giao, kinh tế, giáo dục, xã hội.
C. Ngoại giao, giáo đục, canh nông, quốc phòng. D. Quốc phòng, giáo dục, canh nông, xã hội.
Câu 41. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn, tránh xung
đột với quân Trung Hoa Dân quốc” là thực hiện chủ trương
A. tập trung vào xây dựng chính quyền mới. B. tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước.
C. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. D. tranh thủ thời gian hòa bình để xây dựng đất nước.
Câu 42. Một trong những mục đích của việc ta chủ động hòa hoãn và kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là
A. đuổi quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp khỏi Việt Nam. B. tranh thủ sự viện trợ của Liên Xô.
C. tranh thủ thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng. D. tranh thủ thời gian để diệt giặc đói, giặc dốt.
Câu 43. Việc bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chống phá cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 được đánh dấu bằng sự kiện?
A. Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết. B. Hiệp định Sơ bộ được kí kết.
C. Bản Tạm ước được kí kết.. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
Câu 44. Ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa với Pháp từ ngày 6/3/1946 vì
A. Pháp được Anh hậu thuẫn.
B. Pháp tỏ rõ bộ mặt xâm lược nước ta.
C. Pháp và Trung hoa dân quốc đã bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta.
D. Pháp được bọn phản động tay sai trong chính quyền cách mạng ta giúp đỡ.
Câu 45. Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, có bao nhiêu quân Pháp sẽ được ra Bắc và đóng quân trong thời gian bao
lâu?
A. 15.000 quân , 5 năm. B.150.000 quân, 8 năm.
C. 1.500 quân, 6 năm. D.150.000 quân, 3 năm.
Câu 46. Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có lợi thực tế ngay cho ta?
A. Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hoà là 1 quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp
B. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc
D. Hai bên thực hiện hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
Câu 47. Ý nào dưới đây không thuộc nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946?
A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
B. 15000 quân Pháp được ra miền Bắc.
C. Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
D. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do.
Câu 48. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) đối với nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
B. Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù một lúc.
C. Có thêm thời gian hòa bình để củng cố lực lượng, chính quyền cách mạng.
D. Pháp đã công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
Câu 49. Theo bản Tạm ước 14/9/1946, phía Việt Nam tiếp tuc nhân nhượng cho Pháp những quyền lợi về
A. kinh tế và văn hoá. C. chính trị, quân sự.
B. chính trị, xã hội. C. kinh tế và quân sự.
Câu 50. Với mục đích kéo dài thời gian hòa bình để củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. đàm phán với Pháp tại Hội nghị trù bị ở Đà Lạt.
B. kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước 14 9.
C. kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
D. đàm phán với Pháp tại Hội nghị chính thức ở Phôngtennơblô.
Câu 51. Việc Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946 đã đem lại tác dụng gì?
A. Ta tránh việc cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
B. Nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
C. Buộc được Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
D. Ta có thêm dài thời gian hòa bình, chuẩn kháng lâu dài với Pháp.
Câu 52. Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946) chứng tỏ
A. ta giành được thắng lợi trên bàn ngoại giao với Pháp. B. thiện chí hòa bình của Đảng và Chính phủ.
C. Pháp giành được thắng lợi trên mặt trận ngoại giao với ta. D. Pháp hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
Câu 53. Trong thời kì 1945 – 1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa
dân quốc và Pháp dựa trên nguyên tắc
A. tuân thủ luật pháp quốc tế. C. giữ vững độc lập dân tộc.
B. duy trì sự lãnh đạo của Đảng. D. xây dựng chính quyền cách mạng
Câu 54. Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn
với quân Trung Hoa Dân quốc do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ việc
A. Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh.
B. Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
C. Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam chỉ đòi quyền lợi về kinh tế.
D. Việt Nam cần tránh đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Câu 55. Hổ Chủ tịch trước khi sang Pháp đã dặn: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", cái "bất biến" của dân tộc ta trong thời
điểm này là gì?
A. Hoà bình. B. Độc lập. C. Tự do. D. Tự chủ.
Câu 56. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A. tự do. B. tự trị. C. độc lập. D. tự cường.
Câu 57. Tinh thần nào của công cuộc giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn được kế thừa và phát
huy trong cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Xây dựng xã hội học tập. B. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ cốt cán.
C. Kết hợp học đi đôi với hành. D. Tập trung giáo dục theo mô hình phương Đông.
Câu 58. Từ thực tiễn lịch sử Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, chúng ta có thể vận dụng chủ
trương nào vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
A. Đảng Cộng sản phải được hoạt động công khai. B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.
C. Sẵn sàng nhân nhượng trong mọi tình huống. D. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.

You might also like