You are on page 1of 3

Bài 9.

NHẬT BẢN
Câu 1. Đặc điểm nổi bật về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, kinh tế phát triển nhanh chóng.
B. đất nước bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.
C. bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần.
D. đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
C. Thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.
D. Bị mất hết thuộc địa, khó khăn bao trùm đất nước.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản bị quân đội nước ngoài nào chiếm đóng?
A. Liên Xô. B. Mĩ.
C. Anh. D. Pháp.

Câu 4. Khi bước sang những năm 60 (XX), nền kinh tế Nhật Bản được nhận định như thế
nào?
A. Phát triển nhảy vọt. B. Phát triển.
C. Phát triển “thần kì”. D. Mới phát triển.

Câu 5. Biểu hiện rõ nhất sự phát triển “thần kì” Nhật Bản khi bước sang những năm 70 của
thế kỉ XX là?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới.
B. Vươn lên vị trí thứ hai trong thế giới tư bản.
C. Thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
D. Trở thành siêu cường kinh tế số một thế giới.

Câu 6. Nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản là
A. vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.
B. áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C. con người được đào tạo chu đáo, có ý chí.
D. tận dụng các yếu tố bên ngoài.

Câu 7. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (6/1950).
C. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh chống Cu-ba.

Câu 8. Nhân tố nào được coi là “cơ hội mới” để kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng
“thần kì”?
A. Nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (6/1950).
C. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh chống Cu-ba.

Câu 9. Yếu tố bên ngoài tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong
những năm 1950 – 1973 là
A. nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. áp dụng thành công khoa học – kĩ thuật trong sản xuất.
C. con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên.
D. viện trợ của Mĩ, chiến tranh của Mĩ ở Triều Tiên và Việt Nam.

Câu 10. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản
A. đạt được sự tăng trưởng „thần kì”
B. lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
C. có sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ.
D. cơ bản được phục hồi và bước đầu có sự phát triển.

Câu 11. Nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu phát triển
nhanh, trở thành các trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới là
A. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
B. Vai trò của bộ máy nhà nước trong việc tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ.
C. Người dân cần cù, chịu khó, trình độ tay nghề cao.
D. Lãnh thổ rộng, nghèo tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển
kinh tế của Nhật Bản với Mĩ trong những năm 50 đến đấu những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước.
B. Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C. Lãnh thổ rộng, giàu tài nguyên, nhân công dồi dào.
D. Các tập đoàn tư bản có sức sản xuất lớn, năng lực cạnh tranh cao.

Câu 13. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
B. Khai thác và sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 14. Đâu không phải là bài học kinh nghiệm Viêt Nam có thể rút ra từ sự phát triển kinh
tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để xây dựng và phát triển đất nước hiện
nay?
A. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
B. Khai thác và sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Coi trọng yếu tố con người, ưu tiên phát triển nền giáo dục.
D. Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

Câu 15. Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn
lên để trở thành siêu cường về
A. khoa học vũ trụ. B. quân sự. C. chính trị. D. khoa học – kĩ thuật.

You might also like