You are on page 1of 8

BÀI 8: NHẬT BẢN

A. LÝ THUYẾT
I. Kiến thức cơ bản:
1. Kinh tế
a. Giai đoạn 1945 - 1952
- Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản
hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ
nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật).
- Sau Chiến tranh, từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm
đóng với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được
phép tồn tại và hoạt động.
- Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách
lớn: Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung; cải cách ruộng đất; dân chủ hoá lao động. Dựa
vào viện trợ Mĩ, đến khoảng năm 1950 - 1951, Nhật Bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt
mức trước chiến tranh.
b. Giai đoạn 1952 - 1973
- Từ năm 1952 đến năm 1960, có bước phát triển nhanh,
- Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển
“thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 - 1969 là
10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).
- Tới năm 1968, kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Từ
đầu
những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính
lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).
- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:
+ Con người được coi là vốn quí nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố
quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
+ Các công ty Nhật Bản, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh
tranh cao.
+ Luôn áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng
cao
năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế.
+ Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến
tranhTriều Tiên (1950 - 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu.
- Hạn chế và khó khăn:
Hạn chế
Kinh tế Nhật Bản cũng bộc lộ những mặt hạn chế và nhược điểm như:
- Nền kinh tế mất cân đối lớn (công nghiệp Nhật cạnh tranh khắp thế giới, nông
nghiệp phải nhập khẩu).
- Tập trung quá mức vốn và nhân lực vào ba trung tâm công nghiệp (Tokyo, Osaka,
Nagoya): 60 triệu dân nhưng chỉ chiếm 1.25% diện tích cả nước.
- Thiếu tài nguyên: Năng lượng, nguyên liệu, lương thực.
- Sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc và các nước NICs.
- Sự phân hoá thành hai cực giàu – nghèo và mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng.
- Sự già hoá về dân số.
- Thiên tai xảy ra thường xuyên, động đất, núi lửa, sóng thần, gây thảm họa hạt nhân
như ở nhà máy Fukusima…
c. Giai đoạn 1973 - 1991
Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự
phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.
Tuy nhiên, từ nửa sau những năm 80 Nhật Bản, đã vươn lên thành siêu cường tài
chính số một thế giới với trữ lượng vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của
Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.
d. Giai đoạn 1991 - 2000
Từ đầu thập kỉ 70, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng vẫn là
một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới
2. Khoa học - kĩ thuật
- Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy
nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tập trung chủ yếu là
nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất dân dụng.
- Sản xuất nhiều mặt hàng dân dụng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ô tô…),
các tàu chở dầu có tải trọng lớn (1 triệu tấn), xây dựng đường ngầm dưới biển dài
53,8 km nối liền hai đảo Hôn-su và Hốc-cai-đô, xây dựng cầu đường bộ đô dài 9,7 km
nối hai đảo Hônsu và Sicôcư…
- Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có
hiệu quả với Mĩ, Liên Xô trong các chương trình vũ trụ quốc tế
3. Chính sách đối ngoại
a. Giai đoạn 1945 - 1952
Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể
hiện
ở việc ký Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật (tháng 9
-
1951), về sau được gia hạn nhiều lần. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc
ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh
thổ Nhật Bản.
b. Giai đoạn 1952 - 1973
- Nhật Bản vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ
- Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, trở thành thành
viên của Liên hợp quốc.
c. Giai đoạn 1973 - 1991
- Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
- Tháng 8 - 1977, với “Học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự “trở về” châu Á của
Nhật Bản.
- Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu” là tiếp tục phát triển “Học
thuyết Phucưđa” trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN
d. Giai đoạn 1991 - 1920
Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4 - 1996, Hiệp ước An ninh Nhật -
Mĩ được tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, với 2 học thuyết: Miyadaoa
(1993) và Hasimôtô (1997), Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng
hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phương diện toàn cầu và chú trọng phát
triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
II. Kiến thức nâng cao
1. Những điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ, Tây âu, Nhật bản
- Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá
thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết, quản lý của nhà nước
- Có điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi
2. Những khác biệt về nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ, Tây âu, Nhật bản
- Mỹ: Lãnh thổ nước rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú….không bị
thiệt hại bởi chiến tranh.
- Tây âu: Hợp tác có hiệu quả trong liên minh Châu âu
- Nhật bản: Con người là yếu tố quyết định hàng đầu, chí phí cho quốc phòng
thấp
B. SƠ ĐỒ TƯ DUY KIẾN THỨC

C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật
A. bị quân đội Mĩ chiếm đóng. B. có bước phát triển thấn kì.
C. vẫn tồn tại chế độ phong kiến. D. bị quân đội các nước phương Tây
chiếm đóng.
Câu 2.Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn nào sau đây?
A.1960-1973. C.1952-1973
B.1945-1952. . D.1973-1980.

Câu 3.Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành
A. siêu cường tài chính số 1 thế giới. B. nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
C. trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới. D. có nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản
A. chịu tổn thất nặng nề.
B. giàu lên nhanh chóng.
C. bị lệ thuộc vào Anh.
D. có nhiều thuộc địa.
Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khó khăn lớn nhất của Nhật Bản là
A. bị quân đội Liên Xô chiếm đóng.
B. bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
C. nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
D. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách mà SCAP đã thực
hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945 – 1952?
A. Cải cách ruộng đất.
B. Giải tán các Đaibátxư.
C. Dân chủ hóa lao động.
D. Cải cách giáo dục.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không thể hiện sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản trong
những năm 1960 - 1973?
A. Sản lượng Công nghiệp chiếm hơn 50% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
B. Trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
C. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
D. Từ nước bại trận, khó khăn thiếu thốn, Nhật vươn lên thành siêu cường kinh tế.
Câu 8. Trong những năm 60 của thế kỉ XX, sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được coi là
hiện tượng “thần kỳ” vì
A. từ nước bại trận đã vươn lên thành siêu cường kinh tế.
B. tốc độ phát triển của Nhật Bản vượt xa Mĩ và Tây Âu.
C. đứng đầu thế giới về sản xuất sản phẩm dân dụng.
D. là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất thế giới.
Câu 9. Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản từ năm 1945 - 2000 là
A. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.
B. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao.
C. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Câu 10. Nhân tố quyết định dẫn tới sự phát triển của “thần kỳ” Nhật Bản là
A. coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
B. chú trọng đầu tư vốn ra nước ngoài.
C. thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
D. bán các bằng phát minh, sáng chế.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển
kinh tế của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước.
B. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
C. Lãnh thổ rộng, giàu tài nguyên, nhân công dồi dào.
D. Các tập đoàn tư bản có sức sản xuất lớn, năng lực cạnh tranh cao.
Câu 12. Điểm giống nhau của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong thập kỷ 70 của thế kỉ XX là
nền kinh tế đều chịu tác động của
A. khủng hoảng năng lượng thế giới.
B. khủng hoảng kinh tế thế giới.
C. khủng hoảng chất xám trong nước.
D. khủng hoảng tài chính thế giới.
Câu 13. Điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản so với
các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật.
B. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
C. sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
D. chi phí cho quốc phòng thấp.
Câu 14. Nhật Bản ký hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên
lãnh thổ của mình nhằm
A. tạo liên minh chống lại ảnh hưởng của Liên Xô.
B. tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách dân chủ.
C. tạo liên minh chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.
D. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ và giảm chi phí quốc phòng.
Câu 15. Điểm nổi bật trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay là
A. đầu tư phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp thực phẩm.
B. tập trung phát triển ngành công nghiệp dân dụng chất lượng cao.
C. chú trọng phát triển ngành công nghiệp vũ trụ và hạt nhân.
D. đầu tư vốn cho việc nghiên cứu và phát minh khoa học - kĩ thuật.
Câu 16. Từ năm 1945 đến năm 1952, chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A. mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
D. liên minh với Mĩ và Liên Xô.
Câu 17. Trong thời kì chiến tranh lạnh điểm khác biệt về đường lối quân sự của Nhật bản với các
nước Tây âu là gì?
A. Không có lực lượng phòng vệ
B. Không có quân đội thường trực
C. Không nhận đơn đặt hàng sản xuất vũ khí cho Mĩ
D. Không tham bất cứ tổ chức quân sự nào của Mĩ
Câu 18. Nguyên nhân nào giúp Nhật bản hạn chế chi phí cho quốc phòng?
A. Nhật nằm trong “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ
B. Dân cư đông không thích hợp đầu tư vào quốc phòng
C. Nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.
D. Tài nguyên ít, nợ nước ngoài do bồi thường chi phí chiến tranh

Câu 19. Từ sự thành công của Nhật Bản trong phát triển kinh tế thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ
XX, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
hiện nay?
A. Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.
B. Đầu tư vốn để mua bằng phát minh khoa học của các nước tư bản.
C. Kêu gọi đầu tư và nguồn viện trợ không hoàn lại của các cường quốc.
D. Tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển công nghiệp dân dụng.
Câu 20. Học thuyết Phucưđa (1977) của Nhật Bản chủ trương củng cố mối quan hệ với các
nước
A. Mĩ Latinh.
B. Tây Âu.
C. Đông Nam Á.
D. Châu Á.
Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ
chủ yếu là để
A. có được những lợi ích to lớn.
B. hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
C. khẳng định vị thế cường quốc về chính trị.
D. phát triển nhanh về quốc phòng - an ninh.
Câu 22. Điểm khác biệt trong mối quan hệ với Mĩ của Nhật Bản so với các nước Tây Âu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đối đầu và cạnh tranh quyết liệt với Mĩ.
B. liên minh ngày càng chặt chẽ với Mĩ
C. tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của Mĩ.
D. ngày càng phụ thuộc hoàn toàn vào Mĩ
Câu 23. Điểm tương đồng trong chính sách phục hồi và phát triển đất nước của Nhật Bản và
Tây Âu trong thập kỉ đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. nhận viện trợ và trở thành đồng minh của Mĩ.
B. nhận sự giúp đỡ trực tiếp về vật chất của Liên Xô.
C. tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển công nghiệp nặng.
D. tiến hành các kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế.
Câu 24. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
B. Hiệp ước hòa bình Xan Phran-xi-cô.
C. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ - Nhật.
D. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Câu 25. Điểm chung về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật
Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
A. khai thác, bóc lột tài nguyên và nhân công ở thuộc địa.
B. khai thác hiệu quả tài nguyên, khoáng sản trong nước.
C. mua các phát minh và áp dụng hiệu quả vào sản xuất.
D. có sự điều chỉnh kịp thời các chính sách của Nhà nước.
Câu 26. Điểm giống nhau về nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản, Mĩ và Tây Âu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt.
B. áp dụng hiệu quả những thành tựu của khoa học - kĩ thuật.
C. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú.
D. chi phí cho quốc phòng và an ninh thấp.
Câu 27. Trong phát triển kinh tế, điểm khác biệt của Nhật bản so với Mĩ là gì?
A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng
B. Trú trọng xây dựng các công trình giao thông
C. Phát triển các ngành sản xuất, quân trang, quân dụng.
D. Coi trọng đầu tư cho các phát minh khoa học – kĩ thuật
Câu 28. Từ sự phát triển kinh tế của Nhật bản sau chiến tranh thế giới thưa hai, bài
học nào Việt Nam có thể rút ra trong xây dựng đất nước hiện nay?
A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước bên ngoài
B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng
C. Coi trọng yếu tố con người, sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
D. Tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lưc có chất lượng cao
Câu 29. Từ chính sách đố ngoại mềm dẻo của Nhật bản những năm cuối thập niên 90
của thế kỉ XX, bài học nào Việt Nam có thể rút ra để giải quyết vấn đề đối ngoại hiện
nay ?
A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước lớn
B. Coi trọng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực
C. Giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, tôn trọng nguyện vọng hoà bình
D. Giải quyết theo nguyên tắc hoà bình thông qua các diễn đàn quốc tế

You might also like