You are on page 1of 14

Chuyên đề 3: CÁC NƯỚC MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN

A- PHẠM VI KIẾN THỨC: Bài 8,9,10 (SGK Lịch sử 9)


B- NỘI DUNG: Tìm hiểu Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản về kinh tế - đối ngoại qua các giai đoạn:
- Từ 1945 – 1973
- Từ 1973 – 2000
- Từ 2000 – nay
C- CÂU HỎI THEO BÀI:
Bài 8 – NƯỚC MĨ
Câu 1: Thành tựu kinh tế Mĩ từ sau CTTG2 – 1973. Nguyên nhân nào đưa đến sự phát triển
của kinh tế Mĩ thời kì này? Theo em, nguyên nhân nào là nguyên nhân quan trọng nhất? Vì
sao?
1. Thành tựu kinh tế:
- Sau CTTG2, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:
+ Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công
nghiệp thế giới (56.5%) (1948).
+ Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng
nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản
(1949).
+ 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới
tập trung ở Mĩ (1949). Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh
tế thế giới.
- Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung
tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.
2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:
- Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu
khá thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
- Mĩ ở xa chiến trường, được bao bọc bởi hai đại dương là Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương nên không bị chiến tranh tàn phá. Không những
thế, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh dể làm giàu: Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ
khí (114 tỉ USD).
- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp
dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp -
quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh
tranh lớn và hiệu quả.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan
trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
3. Nguyên nhân quan trọng nhất – giải thích

1
Nguyên nhân quan trọng nhất là: Mĩ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ
thuật để nâng cao năng suất lao động.
Giải thích: Mĩ là nước khởi xướng đầu tiên cuộc cách mạng KHKT
hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách
mạng này đã cho phép Mĩ điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật,
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đây là những điều kiện
then chốt để tạo điều kiện cho sản xuất rất phát triển.
Câu 2: Tình hình kinh tế Mĩ trong những năm 1973 – 2000. Những nguyên nhân nào làm cho
địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm
1. Tình hình kinh tế Mĩ trong những năm 1973 - 2000
- Trong những thập niên tiếp sau tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều
mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ được ưu thế tuyệt đối như trước kia.
- Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự
trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974).
- Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại.
2. Nguyên nhân của sự suy giảm:
- Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên
mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt
với Mĩ.
- KT Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
- Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã chi những khoản tiền
khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại, thiết lập
hàng nghìn căn cứ quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn giữa các tầng lớp trong xã hội là
nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Câu 3: Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? Những lĩnh
vực mà nước Mĩ đi đầu trong khoa học – kĩ thuật? Vai trò và tác dụng của KHKT đôi với nền
kinh tế Mĩ.
a. Giải thích:
- Trong CTTG2, nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới sang Mĩ vì ở
đây có điều kiện hòa bình và phương tiện đầy đủ để nghiên cứu.
- Chính phủ Mĩ lại có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc.
Chính phủ đầu tư lớn cho giáo dục và khoa học – kĩ thuật, cung cấp kinh phí
thỏa đáng, xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại.
b. Thành tựu
- Mĩ là một trong những nước đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn, trong
nhiều lĩnh vực như: chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự
động); vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (năng lượng
nguyên tử…); sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn
đạo); chinh phục vũ trụ (năm 1969 đưa tàu và người thám hiểm lên Mặt trăng,
2
thám hiểm sao Hỏa); đi đầu cuộc “cách mạng xanh” …
- Mĩ là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học – kĩ thuật đông nhất
trên thế giới. Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn
thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về số người được nhận giải Nô-ben.
c. Vai trò của KH-KT đối với nền kinh tế Mĩ
- Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT
dã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều
chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhah chong.
Từ đó, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay
đổi. Nền kinh tế Mĩ sau năm 1945 đến nay luôn là nền kinh tế số 1
- Khoa học – kĩ thuật không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mà
còn ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
Câu 4: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu hỏi tương tự: Vì sao Mĩ lại thực hiện “chiến lược toàn cầu” của Mĩ từ sau CTTG2? Mục
tiêu, biện pháp và kết quả chủa chiến lược này?
1. Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược toàn cầu:
- Sau CTTG2, Mĩ là nước có tiềm lực kinh tế và lưc lượng quân sự
mạnh số một thế giới. Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong phe TBCN. Vì vậy, Mĩ
cho rằng mình có đủ khả năng và điều kiện để chi phối, lãnh đạo các nước tư
bản khác cũng như các dân tộc khác.
- Trong khi đó, Liên Xô và hệ thống XHCN, phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc trên thế giới ngày càng lớn mạnh. Mĩ lo sợ và tự cho mình phải
có trách nhiệm lãnh đạo thế giới tự do, để chống lại nguy cơ của Chủ nghĩa
cộng sản.
2. Mục tiêu của chiến lược toàn cầu:
- Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội
trên thế giới.
- Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và
cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế
giới.
- Ba là, khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc
vào Mĩ.
3. Biện pháp:
- Mĩ đã thực hiện kế hoạch Mác san (1947) viện trợ khẩn cấp 17 tỷ USD
cho các nước tư bản Tây Âu để xây dựng hệ thống TBCN hùng mạnh, đối đầu
với hệ thống XHCN ở Đông Âu.
- Mĩ khởi xướng Chiến tranh lạnh, đồng thời trực tiếp gây ra hoặc ủng
hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ ở nhiều nơi trên
thế giới, tiêu biểu là việc tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 –
1975), dính líu vào các cuộc chiến tranh Trung Đông…

3
- Mĩ đã liên tiếp thành lập các khối quân sự để đối đầu với phe CNXH
ở Liên Xô: khối Bắc Đại Tây Dương NATO (1949), khối SEATO (1954), khối
CENTO (1959).
- Mĩ liên tục kí hàng loạt những hiệp ước quân sự với nhiều nước trên
thế giới, tiêu biểu là hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951)
- Tăng cường SX và bán vũ khí khắp thế giới kể cả vũ khí hạt nhân.
- Ngoài ra, Mĩ còn can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước, thực
hiện các hoạt động đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân chủ tiến bộ và dựng
nên chính phủ bù nhìn tay sai thân Mĩ.
4. Kết quả chiến lược toàn cầu:
Chiến lược toàn cầu của Mĩ đã gặt hái được một số thành quả nhất định,
góp phần làm cho Liên Xô và phe XHCN khủng hoảng, sụp đổ (1991), gây ra
rất nhiều khó khăn và tổn thất cho phong trào cách mạng trên thế giới.
Tuy nhiên, về cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ đã bị phá sán, Mĩ cũng
vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam.
* Hiện nay: Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 – 2000)
và ưu thế về nhiều mặt, giới cầm quyền Mĩ ráo riết thực hiện nhiều chính sách, biện pháp
để xác lập trật tự thế giới “đơn cực”, hoàn toàn do Mĩ chi phối. Nhưng giữa tham vọng
và thực tế của Mĩ vẫn còn khoảng cách không nhỏ.

BÀI 9 – NHẬT BẢN


Câu 5: Tình hình Nhât Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1950)
Câu hỏi tương tự: Nêu nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau CTTG2. Ý nghĩa của
những cải cách này ?
1. Hoàn cảnh:
- Thất bại trong CTTG2 đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức
nặng nề. Đất nước Nhật mất hết thuộc địa, khoảng 3 triệu người chết và mất
tích, kinh tế bị tàn phá nặng nền (40% đô thị, 80% tàu bè…bị tàn phá; nạn thất
nghiệp; thiếu lương thực, lạm phát…).
- Nhật Bản đã bị quân đội Mĩ (với danh nghĩa lực lượng Đồng minh)
chiếm đóng, nhưng chính phủ Nhật Bản được phép tồn tại và hoạt động.
2. Nội dung cải cách:
Dưới chế độ quân quản của Mĩ, Bộ chủ huy tối cao lực lượng Đồng
minh (SCAP) đã thực hiện một loạt những cải cách lớn như:
- Ban hành Hiến pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ.
- Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 – 1949)
- Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng phạt tội phạm chiến tranh.
- Giải tán các công ty độc quyền lớn, thanh lọc các phần tử phát xít khỏi
các cơ quan nhà nước.

4
- Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, đề cao địa vị phụ
nữ, trường học tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo…)
3. Kết quả ý nghĩa:
- Dựa vào nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng năm 1950
- 1951, Nhật Bản đã khôi phục kinh tế đạt mức trước chiến tranh. Những cải
cách dân chủ này đã mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp nhân dân
và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển sau này.
Câu 6: Nhật Bản phát triển kinh tế trong những năm 1950 – 1973.
Câu hỏi tương tự: Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kì” của nền
kinh tế Nhật Bản trong những năm 60,70 của thế kỉ XX
1. Hoàn cảnh:
- Nền kinh tế Nhật dần được khôi phục và chỉ bắt đầu phát triển mạnh
mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (tháng 6/1950) - được coi là
“ngọn gió thần” đối với kinh tế Nhật Bản.
- Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc Chiến
tranh xâm lược Việt Nam, Nhật lại tiếp tục cơ hội mới để đạt sự tăng trưởng
“thần kì” từ năm 1960 – 1973.
2. Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 –
1969 là 10,8%).
- Năm 1968, Nhật đã vượt qua Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng
thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
- Về tổng sản phẩm quốc dân, Nhật Bản tăng từ 20 tỉ USD (năm 1950
chỉ bằng 1/7 của Mĩ), lên 183 tỉ USD (năm 1968, đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ –
830 tỉ USD)
- Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ và
đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ (29850 USD).
- Về công nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15% (1950
– 1960), 13,5% (1961 – 1970).
- Về nông nghiệp, những năm 1967 – 1969, nhờ áp dụng những thành
tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp 80% nhu cầu lương thực trong
nước, 2/3 nhu cầu thịt, sửa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ 2 thế giới
sau Pê-ru.
- Kết quả là, từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong
ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (cùng Mĩ, Tây Âu).
Câu 7: Nguyên nhân của sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70
của thế kỉ XX. Những hạn chế mà Nhật Bản phải đối mặt. Từ đó, em có thể rút ra những bài học
kinh nghiệm gì cho Viêt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
1. Nguyên nhân của sự phát triển:
Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một
5
thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ)
là do một số yếu tố sau:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Coi trọng yếu tố con người. Người dân Nhật với truyền thống văn hóa,
giáo dục, đạo đức lao động tốt, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và
nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng…được xem là vốn quí nhất, là
“công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Nhà nước quản lý kinh tế một cách có hiệu quả, có vai trò rất lớn trong
việc phát triển nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
- Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên
có tiềm lực và sức cạnh tranh cao (Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng
lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là 3 “kho
báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh
cao).
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp
thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân
tộc.
- Nhật Bản luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại,
không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển
kinh tế (Hiến pháp quy định không vượt quá 1% GDP).
* Nguyên nhân khách quan: Nhật Bản biết tận dụng tốt các điều kiện bên
ngoài như:
- Nhật sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ của Mĩ va các nước tư bản khác để
tập trung vào những ngành công nghiệp then chốt như cơ khí, luyện kim, hóa
chất...qua đó phát huy được tiềm lực kinh tế của mình.
- Nhật còn lợi dung cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), Việt
Nam (1954 – 1975) để làm giàu. Do phát động cuộc chiến tranh xâm lược
Triều Tiên và Việt Nam, Mĩ đã đặt hàng Nhật chuyên chở quân đội, cung cấp
trang thiết bị quân sự... đem lại nguồn lợi khổng lồ cho Nhật.
* Trong các nguyên nhân trên, quan trọng nhất là con người Nhật Bản
2. Hạn chế, khó khăn: Tuy nhiên, nên kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với
những thách thức:
- Lãnh thổ Nhật Bản không lớn, dân số đông, tài nguyên khoáng sản rất
nghèo nàn, thường xảy ra thiên tai (động đất, núi lửa…), nền công nghiệp hầu
như phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn nguyên liệu và nhiên liệu nhập khẩu.
- Cơ cấu vùng kinh tế Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba
trung tâm là Tôkiô, Ôxaca, Nagôia, trong khi các vùng khác được đầu tư phát
triển rất ít; giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối.
- Là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính thế giới, Nhật Bản luôn
gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung
6
Quốc..và tâm lí e ngại ở nước ngoài về một “đế quốc kinh tế” Nhật Bản.
- Nhật Bản không thể giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm
ngay trong bản than nên kinh tế tư bản chủ nghĩa
3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Câu 8: Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau CTTG2
đến nay
Nhìn chung, nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại xuyên suốt
của Nhật là dựa vào Mĩ, liên kết chặt chẽ với Mĩ.
* Sau Chiến tranh thế giới 2:
Với tư cách là một nước bại trận, Nhật hoàn toàn bị lệ thuộc vào Mĩ về
chính trị và an ninh, bị Mĩ đóng quân (1945 – 1951).
- Với chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, ngày 8/9/1951, Hiệp ước
hòa bình Xan Phranxixcô được kí kết, chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân
Đồng minh.
- Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, Nhật Bản chấp
nhận đặt dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mỹ đóng quân và được
xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được gia
hạn vào các năm 1960, 1970 và được nâng cao vào các năm 1996, 1997. Nhờ
7
đó, trong thời kì “chiến tranh lạnh”, Nhật Bản chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc
dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung vào phát triển kinh tế (trong khi
các nước khác chi phí quân sự là 4 -5%, thậm chí có nước còn lên tới 20%).
- Năm 1965, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô
. Cùng năm đó, Nhật Bản là thành viên của Liên hợp quốc.
* Từ nửa sau những năm 70:
- Với tiềm lực kinh tế - tài chính ngày càng lớn mạnh, Nhật Bản bắt đầu
đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong thuyết Phucưđa (1977) và học
thuyết Kaiphu (1991). Một mặt, Nhật vẫn tiếp tục là đồng minh của Mĩ và các
nước tư bản. Nhưng mặt khác, Nhật vẫn thực hiện chính sách “trở về châu Á”
của mình. Nhật Bản coi châu Á là thị trường, là đối tác quan trọng nhất của
mình. Nhật Bản đã tăng cường vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị của Nhật tới
nhiều nước ở châu Á; tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, Nhật Bản thiết lập quan hệ
ngoại giao với Việt Nam ngày 21/9/1973.
Từ nhiều năm qua, các giới cầm quyền Nhật thi hành chính sách đối
ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế
đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành viện trợ cho các nước, đặc biệt là
các nước Đông Nam Á.
Từ những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc
chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình. Nhật Bản tìm
mọi cách nâng cao vị thế, uy tín của mình như thường xuyên tăng vốn viện trợ
ODA, tích cực tham gia đóng góp vào các tổ chức, hội nghị diễn ra ở khu vực
và thế giới.

8
BÀI 10- CÁC NƯỚC TÂY ÂU
Câu 9: Tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Câu hỏi tương tự: Những nét nổi bật nhất của Tây Âu sau năm 1945 là gì ?
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu
quả nặng nề, nhiều thành phố, nhà máy, khu công nghiệp, đường giao thông bị
tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế.
* Về kinh tế:
Năm 1948, các nước châu Âu nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch
Mácsan. Kế hoạch này được vạch ra từ năm 1948 đến năm 1951 với tổng số
tiền khoảng 17 tỉ USD.
Nền kinh tế Tây Âu đến năm 1950 đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi
mặt, đạt mức trước chiến tranh, nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
* Về chính trị:
Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các
quyền tự do, dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công
nhân và dân chủ…
* Về đối ngoại:
Các nước Tây Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, nhằm khôi
phục ách thống trị với các thuộc địa trước đây: Pháp tiến hành xâm lược trở lại
Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai; Hà Lan trở lại Inđônêxia.
Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” gay gắt giữa hai phe, các nước Tây
Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, tham gia tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây Dương
NATO do Mĩ lập ra năm 1949. Tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các
nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
Trên lãnh thổ nước Đức hình thành nước Cộng hòa liên bang Đức
(9/1949) ở Tây Đức và nước Cộng hòa Dân chủ Đức (10/1949) ở Đông Đức.
Ngày 3/10/1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập Cộng hòa Liên bang Đức
thành một nước Đức thống nhất. Ngày nay, nước Đức là một quốc gia có tiềm
lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu.
Câu 10: Quá trình ra đời và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Vì sao các nước này lại
có xu hướng liên kết với nhau? Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU
Từ sau CTTG2, tình hình châu Âu có nhiều thay đổi sâu sắc. Tiêu biểu là
sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức Liên minh châu Âu.
* Quá trình ra đời:
- Ngày 18.4.1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan
và Lúcxămbua) cùng thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu,
- Ngày 25.3.1957, 6 nước này lại kí Hiệp ước Rôma thành lập là Cộng
đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- Đến ngày 1.7. 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu
Âu (EC).
9
- Tháng 12.1991, các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước
Maxtrích, có hiệu lực từ 1.1.1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
* Mục tiêu:
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh
vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an
ninh chung.
* Quá trình phát triển:
- Cơ cấu tổ chức của EU gồm 5 cơ quan chính là Hội đồng châu Âu,
Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu ÂU và
một số ủy ban chuyên môn khác.
- Tháng 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
Tháng 3/1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công
dân các nước này qua biên giới của nhau. Tháng 1/2002, chính thức sử dụng
đồng tiền chung EURO.
- Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh,
chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới. Đến năm 1999, số nước thành viên của EU là 15
và đến năm 2004 là 25 nước.
* Nguyên nhân đưa đến sự liên kết trên:
- Một là, 6 nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế
không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác phát
triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc
cách mạng KHKT. Hơn thế nữa, sự hợp tác này còn giúp các nước Tây Âu tin cậy
nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch
sử.
- Hai là, từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh,
các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước
Tây Âu đứng riêng lẻ không thể đọ được với Mĩ, họ cần liên kết cùng nhau trong
cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
* Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:
- Tháng 10/1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- Tháng 7/1995, EU và Việt Nam kí Hiệp định Hợp tác toàn diện.
Câu 11: Thời cơ và thách thức của nước Mĩ trong bối cảnh hiện nay
1. Thời cơ:
- Nước Mĩ là một nước TBCN có ưu thế ề điều kiện tự nhiên: lãnh thổ
rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi để phát triển cân đối cả
kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.
- Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo. Dựa
trên những ưu thế về trình độ phát triển kinh tế và chất lượng giáo dục, đất nước
Mĩ vẫn được coi là “mảnh đất hứa” hấp dẫn nhất đối với các du học, các nhà
khoa học của các nước trên thế giới đến sống và làm việc.

10
- Hội tụ được nguồn nhân lực chất lượng cao và sự đầu tư cho khoa học,
nước Mỹ hiện nay vẫn là nơi khởi đầu cho các phát minh mới. Nước Mĩ chiếm
tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế toàn thế giới. Nhờ vậy, Mĩ tiếp
tục áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học - kĩ
thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh
hợp lí cơ cấu sản xuất.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan
trọng thúc đẩu kinh tế Mĩ phát triển.Trong giai đoạn từ 1995 – 2005, nước Mĩ
vẫn đóng góp 1/3 mức tăng trưởng toàn cầu. Bằng nhiều biện pháp khác nhau,
Nhà nước Mĩ vẫn duy trì được vị thế một nền kinh tế Mĩ có tính cạnh tranh cao,
sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới.
- Các tổ chức công nghiệp – quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng
đoạn Mỹ có sức sản xuất cạnh tranh lớn và có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
2. Thách thức:
+ Về kinh tế:
- Cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế khác trên thế giới như Tây Âu,
Nhật Bản, Trung Quốc...
- Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng
hoảng.
+ Về chính trị – xã hội:
- Tình trạng phân biệt giàu nghèo quá lớn giữa các tầng lớp trong xã hội
- Tình trạng thất nghiệp
- Những năm đầu tiên của thế kỉ 21, nước Mỹ đối mặt với các trở ngại:
sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh
tại I-rắc và Ap-ga-nix-tan, các vụ xi-căng-đan từ các tập đoàn tài chính, giá năng
lượng năng cao, sự trượt giá thảm hại của bất động sản...
- Làn sóng biểu tình có xu hướng lan rộng trên toàn nước Mĩ
- Nạn phân biệt đối xử với các cộng đồng da màu gây ra tình trạng căng
thẳng, biểu tình tại thành phố Baltimore, thành phố Charleston... .tìm ẩn những
nguy cơ về xã hội, an ninh.
- Nước Mĩ đã chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang,
sản xuất các loại vũ khí hiện đại, can thiệp vào các công việc nội bộ của các
nước khác...
- Do tham vọng thực hiện trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó nước Mỹ
là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, thế giới không bao giờ
chấp nhận một trật tự do Mỹ đơn phương sắp đặt và chi phối. Vụ khủng bố ngày
11/9/2001, cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố
sẽ là một trong những vấn đề nan giải mà Mỹ phải đối mặt.
Câu 12: Thời cơ và thách thức của nước Nhật trong bối cảnh hiện nay
1. Thời cơ:

11
- Ở Nhật Bản, Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần
cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. Phát huy những giá trị cốt lõi
của nguồn nhân lực chất lượng cao, con người Nhật Bản tiếp tục hoạt động hiệu
quả trong nhiều ngành nghề trong nước Nhật cũng như nước ngoài.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí của nhà nước tiếp tục được khẳng định trong
việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần
thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Các công ty Nhật bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có
tiềm lực và cạnh tranh cao (chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo
thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là 3 “kho báu thiêng
liêng” làm cho các công ty Nhật Bản có sức mạnh và tính cạnh tranh cao);
- Nhật Bảntiếp tục áp dụng thành công các thành tự Khoa học - kĩ thuật
hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm;
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp
thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân
tộc.
2. Thách thức:
- Về kinh tế:
+ Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn,
nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu
nhập khẩu từ bên ngoài
+ Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập chung chủ yếu
vào 3 trung tâm Tôkyô, Ôsaka, Nagôia; giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng
có những sự mất cân đối
+ Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ, Tây Âu, các nước
công nghiệp mới, Trung Quốc...
+ Sau 2 thập kỷ giảm phát và một nền kinh tế rơi trở lại suy thoái năm
2012, Nhật Bản cần mạnh dạn hơn nữa dỡ bỏ những rào cản, thu hút nhiều hơn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh thân thiện và ủng hộ tự
do thương mại.
- Về chính trị – xã hội:
+ Sau 38 năm Đảng Dân chủ tự do liên tục cầm quyền (1955 – 1993), từ
sau năm 1993, chính quyền ở Nhật thuộc về các đảng đối lập hoặc liên minh các
đảng phái khác nhau. Tình hình chính trị – xã hội có phần không ổn định.
+ Thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc do tranh
chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Một mặt, Nhật muốn
khẳng định chủ quyền của Nhật đối với các đảo này đồng thời duy trì quyền
kiểm soát hành chính. Mặt khác, Nhật cũng không muốn có xung đột hoặc đổ
vỡ thương mại song phương với Trung Quốc.
Câu 13: Thời cơ và thách thức của Liên minh châu Âu trong bối cảnh hiện nay.
1. Thời cơ:
12
- Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành tổ chức liên kết chính
trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng 1/4 GDP của thế giới. Đến năm
2007, thêm 2 nước nữa, nâng số thành viên lên 27 quốc gia. EU ngày càng lớn
mạnh về nhiều mặt, đặc biệt hội tụ được những nền kinh tế có trình độ phát triển
cao.
- EU có một nền hòa bình và thịnh vượng khu vực. Sự vắng bóng các
cuộc xung đột giữa các nước thành viên đã minh chứng cho sự liên kết chặt chẽ.
Với 27 nước thành viên, EU đã trở thành động cơ hòa bình trên thế giới.
- EU phát huy mạnh mẽ tính “dân chủ”. Những bản sắc văn hóa và truyền
thống đa dạng của các nước thành viên EU đều được tôn trọng và đón nhận.
Người dân EU được sống trong một mức sống với những tiêu chuẩn xã hội cao...
2. Thách thức:
- Về kinh tế:
+ EU hiện đang đối mặt với khủng hoảng nợ công,
+ Cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế năng động khác như Nhật
Bản, Mỹ, Trung Quốc, các nước công nghiệp mới - NICs (nhưng các nước Tây
Âu vốn hạn hẹp về lãnh thổ, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, dân số già...)
+ Sự phát triển kinh tế thường đan xen với khủng hoảng, suy thoái, lạm
phát, thất nghiệp
+ Đồng tiền chung mất giá
+ Vấn đề khí đốt
- Về xã hội:
+ Tỷ lệ thất nghiệp của EU vẫn thuộc loại cao (Cao nhất là Tây Ban Nha
- 14,9%; số người thất nghiệp của EU đã lên tới con số 15 triệu người (2000)
+ Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn (ở Anh, tầng lớp giàu
chiếm chưa đầy 1% dân số nhưng lại nắm trong tay 50% tư bản; ở Đức, các nhà
tư bản giàu có chiếm 1,7 % dân số nhưng chiếm 70% tư liệu sản xuất...)
+ Các tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra, trong đó tội phạm maphia là
rất điển hình ở Italia.
+Vấn đề già hóa dân số
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và chủ quyền quốc gia
- Về chính trị:
+ Hiện nay Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với 3 thách thức: vấn
đề mở rộng Liên minh, cải cách các thể chế của Liên minh và vấn đề xây dựng
một chính sách an ninh và phòng thủ chung.
+ Những cẳng thẳng trong quan hệ giữa các nước thuộc EU và Nga về
cuộc khủng hoảng ở Ucraina.
+ Nguy cơ tan vỡ cuar khối, điển hình là iện tượng BREXIT (Anh rời
khỏi EU)

13
PHIẾT BÀI TẬP SỐ 3
BÀI TẬP LUYỆN NÂNG CAO CHUYÊN ĐỀ 3

Câu 11: Em có đánh giá gì về những thành công và thất bại của chính sách đối ngoại của Mĩ
từ sau CTTG2.
Câu 12: Em hãy giải thích tại sao dư luận thế giới nhận xét rằng: “Nước Nhật đã đánh mất
10 năm cuối cùng của thế kỉ XX”.
Câu 13: Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới?
Câu 14: Nêu và phân tích nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau CTTG2.
Nguyên nhân nào là chung ?
Câu 15: Nét nổi bật của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau năm 1945 là: Mĩ, Tây Âu và Nhật
Bản đã vươn lên trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em
hãy làm rõ nội dung trên.

14

You might also like