You are on page 1of 4

B.

PHẦN TỰ LUẬN
VẬN DỤNG:
Câu 1. Phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ, đứng đầu thế giới. Sở dĩ kinh tế Mỹ có
được sức mạnh như vậy là bởi vì
- Lãnh thổ Mỹ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng
động, sáng tạo
- Mỹ đã lợi dụng chiến tranh để làm giàu thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
- Mỹ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cánh mạng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động,, hạ giá
thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Các tổ hợp công nghiệp quân sự các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn của Mỹ có sức sản xuất và cạnh tranh
cao, có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.
- Các chính sách và biện pháp của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.
Câu 2. Phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Tù những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế tài chính lớn của thế giới. Sở dĩ kinh tế Nhật Bản có được sự phát triển như vậy là vì
- Ở Nhật Bản con người được coi là vốn quý nhất là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
- Các công ti Nhật Bản có tầm nhìn xa, năng động quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao
- Nhật Bản đã áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm.
- Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế
- Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngoài để phát triển như viện trợ của Mỹ, các cuộc chiến tranh ở
Việt Nam, Triều Tiên để làm giàu.
Câu 3. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam.
Thắng lợi vic đại của Cách mạng tháng Tám đã hội tụ đầy đủ những nguyên nhân chủ quân và khách quan đem
lại:
- Nguyên nhân chủ quan : Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua những cuộc đấu
tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt
Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
- Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã đề ra đường
lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác - Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt
Nam.
- Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939 ,
đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm qua những thành công và thất bại, nhất là trong quá trình xây
dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa thời kì vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
- Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm
giành độc lập, tự do. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh từ trung ương đến địa phương đã linh hoạt, sáng tạo chỉ
đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
- Nguyên nhân khách quan : Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh
chống phát xít, nhất là chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản, đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm
tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tông
khởi nghĩa.
Câu 4. Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam.
- Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của
thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự
trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòà - nhà nước do nhân dân lao động
làm chủ.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ
nguyên mới của dân tộc : kỉ nguyên độc lập, tự do ;kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ
đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
- Với thăng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn
bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế
giới thứ hai, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy
yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, "có ảnh hưởng trực tiếp và rất to
lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào".
VẬN DỤNG CAO: 1 ĐIỂM
Câu 1. Từ nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. (Chung cho cả Mỹ nựa nha)
Từ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mỹ (và Nhật Bản) đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
- Coi trọng yếu tố con người, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất trình độ,
cần cù sáng tạo tiếp thu khoa học kĩ thuật
- Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết quản lí có hiệu quả thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Các công ti, doanh nghiệp cần năng động có tầm nhìn, quản lí tốt, biết len lỏi tìm kiếm thị trường, tăng sức cạnh
tranh
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lí
- Tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngoài để phát triển như nguồn vốn đầu tư, khoa học công nghệ…
Câu 2. Từ nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 hãy rút ra bài học kinh nghiệm
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc hiện nay
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng
Cộng sản Việt Nam – nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam đặc biệt là trong công cuộc Đổi mới hiện nay, nắm bắt tình hình thế
giới và trong nước để đề ra đường lối, chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp
- Đảng cần phải xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, Đảng cần kết hợp linh hoạt, sáng tạo sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại
- Tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực, vận hội thời cơ từ bên ngoài như nguồn vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật
để xây dụng đất nước
- Đấu tranh ngăn chặn các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đặc biệt là âm mưu diễn biến hòa bình
- Lựa chọn đường lối đấu tranh phù hợp, bằng các biện pháp hòa bình,ngoại giao, đàm phán trước những âm
mưu, hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia dân tộc của các thế lực ngoại bang.
Câu 4. Từ thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho cách mạng
Việt Nam.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho cách mạng Việt Nam
trong nhữung chặng đường vẻ vang về sau
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước đế đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù
hợp.
- Đảng tập hợp, tố chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất - Mặt trận Việt Minh,
trên cơ sở khối liên minh công - nông ; phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
- Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi
nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước
TỰ LUẬN ĐỊA
Câu 1.Trình bày biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa?
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi
đá. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi hình
thành địa hình cacxto với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các
đồi thấp, xen thung lũng rộng
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
Sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông
Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến vài trăm mét
- Quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện
tại
Câu 2. Trình bày sự khác nhau về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam?
Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, với ranh giới là dãy núi Bạch Mã.
- Ở miền Bắc, có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC,
do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt
trung bình dưới 18oC, biên độ nhiệt trung bình năm lớn 12 – 13 OC. Sự phân mùa khí hậu thành một mùa
đông lạnh và một mùa hè nóng
- Ở miền Nam có kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa, quanh năm nóng nhiệt độ trung bình năm trên 25 oC
và không có tháng nào dưới 20oC, không có tháng nào lạnh. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ 3 – 4 oC.
Sự phân mùa khí hậu thành một mùa mưa và một mùa khô
Câu 3. Giải thích tại sao mùa đông ở vùng Đông Bắc kéo dài hơn vùng Tây Bắc?
Sở dĩ mùa đông ơ vùng Đông Bắc kéo dài hơn vùng Tây Bắc là bởi vì
- Do miền Tây Bắc không chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc như ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ.
vùng Đông Bắc Bắc Bộ là miền có vị trí địa đầu tổ quốc, là nơi trực tiếp đón những đợt gió mùa Đông Bắc sớm
nhất và cũng là muộn nhất của cả nước. Về mùa đông, gió mùa Đông Bắc đến sớm hơn và kết thúc cũng muộn
hơn.
- Tại Đông Bắc với các cánh cung là địa hình đón gió mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam
Đảo càng thêm tăng cường sự hút gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc bị chặn lại, không vượt qua được dãy
Hoàng Liên Sơn, nên không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc.
Câu 4. Nguyên nhân hình thành đất Feralit ở nước ta?
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong điều kiện
nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất
badơ dễ tan( Ca2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo ra màu đỏ vàng nên đất
này gọi là đất feralit đỏ vàng.
- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit. Vì thế, đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá
trình hình thành đất ở Việt Nam.
Câu 5. Trình bày sự khác nhau về khí hậu của 3 đai theo độ cao địa hình?
- Do nước ta chủ yếu là đồi núi nên nhiệt độ có sự giảm theo chế độ đoản nhiệt 6 oC/1000m, hình thành các đai
khí hậu theo độ cao: Dưới 600 – 700 m là đai nhiệt đới gió mùa chân núi, trên 600 - 700m đai khí hậu cận
nhiệt trên núi, trên 2400- 2600 khí hậu núi cao.
- Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: do tác động của gió mùa và vị trí nên giới hạn độ cao của đai này có sự khác
biệt giữa miền bắc và miền nam: Miền Bắc đến độ cao 600 – 700m, miền Nam tới 900 – 1000m. Kiểu khí hậu
nhiệt đới gió mùa có mùa hè nóng, Nhiệt độ trung bình năm cao >25 0C, mưa khá lớn, nền nhiệt tương đối ổn
định, độ ẩm thay đổi tùy nơi.
- Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: tiếp theo đai nhiệt đới gió mùa đến độ cao 2600m. Khí hậu tương đối mát mẻ,
không có tháng nào quá 250C, lượng ẩm lớn, mưa nhiều.
- Đại ôn đới gió mùa núi cao: từ 2600m trở lên (chỉ có ở khu vực HLS). Nhiệt độ thấp <15 0C, mùa đông dưới
50C, trời lạnh gió mạnh, mưa ít.
Câu 6. Giải thích tại sao nhiệt độ Miền Bắc thấp hơn Miền Nam?
Sở dĩ nhiệt độ ở vùng Miền Bắc thấp hơn Miền Nam là bởi vì
- Miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, nằm ở gần chí tuyến, nên lượng nhiệt nhận được
ít hơn.
- Miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, quanh năm chịu tác động của khối khi nóng lại nằm
gần xích đạo hơn, lượng nhiệt nhận được lớn hơn
Câu 7. Nguyên nhân phân hoá thiên nhiên theo bắc nam?
Sở dĩ thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam là bởi vì
- Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài 15 vĩ tuyến. Do đó, càng đi vào Nam thì nhiệt độ trung bình năm lại
có xu hướng tăng dần. Bởi càng vào Nam càng gần xích đạo nên nhận được góc nhập xạ lớn, càng vào
Nam khoảng cách gần nhất giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng lớn.
- Gió mùa Đông Bắc hoạt động và ảnh hưởng mạnh ở miền Bắc, càng về phía nam gió mùa Đông bắc càng
suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
- Tác động của các dãy núi chạy theo hướng Đ – T
Câu 8. Nguyên nhân phân hoá Thiên nhiên theo độ cao?
- Do sự phân hóa khí hậu theo đai cao:
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,60C).
+ Càng lên cao độ ẩm và lượng mưa càng tăng, đến một giới hạn nào đó bắt đầu giảm
- Sự thay đổi của khí hậu dẫn đến sự thay đổi của đất, sinh vật ở miền đồi núi
- Địa hình đất nước ta chủ yếu là đồi núi
Câu 7. Trình bày sự khác nhau giữa thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?
+ Đông Bắc và Tây Bắc: Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở
vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và vùng núi cao Tây Bắc,
cảnh quan thiên nhiên giống như ở vùng ôn đới.
Câu 8. Giải thích tại sao Đông Trường Sơn mưa vào thu đông?
Vào thu đông, sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào do bão, dải hội tụ nhiệt đới, gió
Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Đông Bắc qua biển tạo nên một mùa mưa vào thu đông,

You might also like