You are on page 1of 4

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 63 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

1. Hãy trình bày nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.
2. Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức mục 2a
Lời giải chi tiết:
1. Nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh trị
* Nội dung chính
- Tháng 1 – 1868, sau khi lên ngôi,Thiên hoàng Minh Trị tiến hành mộtloạt cải cách
- Nội dung
+ Chính trị: Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ. Ban hành Hiến pháp năm 1889 với
quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng. Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.
+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh. Xây
dựng đường sá, cầu cống...
+ Quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay
cho chế độ trưng binh.
+ Giáo dục: Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.Thi hành chính sách
giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học –kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. Cử những
học sinh ưu tú du học ở phương Tây,...
* Kết quả: đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học – kĩ thuật
2. Ý nghĩa
- Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản
- Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa

1. Vì sao nói Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản?
2. Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về những lĩnh vựccải cách trong cuộc
Duy tân Minh Trị.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1, 2
Lời giải chi tiết:
1. Cách mạng Tân Hợi năm 1991 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản vì
- Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

2. Lập bảng hệ thống


Lĩnh vực Nội dung
Chính trị - Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.
- Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng. Đưa quý tộc tư sản
hoá và đại tư sản lên nắm quyền.
Ý nghĩa :Xóa bỏ chế độ cũ, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến

Kinh tế
Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh. Xây dựng đường
sá, cầu cống...
Xâu dựng cơ sở vật chất,… tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế TBCN phát triển

Quân sự
Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ
trưng binh.
- Đối mới, rèn luyện theo kiểu mẫu phương Tây
- Xây dựng quốc phòng mạnh, thực hiện chính sách bành chướng sau này
Giáo dục
Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân. Thi hành chính sách giáo dục bắt
buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. Cử những học sinh ưu
tú du học ở phương Tây,...
Nhật bản tự lực, đổi mới

Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 64 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Tìm hiểu và cho biết cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng như thế nào đến
tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Phương pháp giải:
Sưu tầm tư liệu trên internet, liên hệ với Lịch sử Việt Nam cùng thời kì
Lời giải chi tiết:
Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, khi các phong trào yêu nước chống
thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn, thì sự thành
công của Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo như một làn gió mới thổi bùng ngọn lửa
cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Cùng với đó là sự thành công của cuộc Duy
tân Minh Trị đã mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ,
khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp. Sự
thành công của cách mạng Tân Hợi và cuộc Duy tân Minh Trị cũng thu hút nhiều thanh niên Việt
Nam tiên tiến sang Trung Quốc học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Hồ Chí Minh,... Đặc biệt, những thành công và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi là bài
học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng trên thế giới, Việt Nam cũng học được nhiều
bài học từ cuộc cách mạng này

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 53 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân sâu xa
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và thuộc địa giữa các
nước đế quốc
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các nước đế quốc “trẻ” (Đức) dẫn đến
hình thành hai khối quân sự đối lập: Khối Liên minh (Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước
(Anh, Pháp, Nga)
- Nguyên nhân trực tiếp
+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc-bi
+ Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 1-8-1914, chiến tranh bùng
nổ

Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại
- Hậu quả:
+ Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
+ Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước, song đã gây ranhững thảm hoạ hết sức nặng
nề đối với nhân loại.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá huỷ.
- Tác động:
+ Các nước châu Âu đều biến thành con nợ của Mỹ. Riêng Mỹ được hưởng lợi trong chiến tranh
nhờ buôn bánvũ khí, đất nước không bị tàn phá, thu nhập quốc dẫn tăng gấp đôi vốn đầu tư ra
nướcngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực ĐôngÁ và
Thái Bình Dương.
+ Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà
nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 56 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
1. hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân
loại
2. Khai thác tư liệu 2 và cho biết Hồ Chí Minh đã đánh giá thế nào về vai trò của Cách mạng tháng
Mười Nga?
Lời giải chi tiết:
1. Ý nghĩa lịch sử và tác động
- Ý nghĩa lịch sử
+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp
công nhân và nông dân Nga
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra con đường đi tới
thắng lợi, mở ra con đường giải phóng dân tộc trên toàn thế giới
- Tác động:
+ Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới
+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa
+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa
2. Hồ Chí Minh đã đánh giá về vai trò của Cách mạng tháng Mười Nga
- CMT10 Nga như ánh sáng soi đường các phong trào đấu tranh giành được thắng lợi.
- Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế
ĐỊA LÝ
Đọc thông tin và các hình 7.1, 7.2 trong mục 1, hãy phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sản
xuất nông nghiệp.
- Thuận lợi:
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi
quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu
cây trồng, vật nuôi đa dạng.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở
nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu
mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng rất đa dạng, phong phú và có sự khác nhau giữa các vùng.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,...) gây
thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây
trồng, vật nuôi.

Đọc thông tin mục 1, hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta
- Tính chất nóng ẩm của khí hậu nước ta khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ. đã lên một lớp
phủ thổ nhưỡng dày.
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa làm cho quá trình rửa
trôi các chất badơ dễ hòa tan xảy ra mạnh, dẫn đến tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm, hình thành
các loại đất feralit điển hình ở Việt Nam.
+ Một số nơi ở trung du và miền núi có sự phân mùa mưa - khô sâu sắc đã làm tăng cường tích lũy
ôxít sắt và ôxít nhôm, tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong.
- Lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào 4-5 tháng mùa mưa đã làm gia tăng hiện tượng xói mòn rửa
trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn sẽ theo dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình
thành đất phù sa.

Đọc thông tin 1 2 và quan sát hình 9.3 hãy:Phân tích đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất
feralit trong sản xuất nông nghiệp.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm:
+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.
+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo
các chất bazơ và mùn.
+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.
- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:
+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê,
cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).
+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…

You might also like