You are on page 1of 12

ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023-2024

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 8


Câu 1. Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt
Nam.
Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
+ Cơ cấu: Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và
điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau như: năng lượng, kim loại, phi kim loại.
+ Trữ lượng: Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ
lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
+ Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền
Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Giải thích:
Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do đó Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành
đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều
loại khoáng sản.

Câu 2. Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử
dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.
Phân tích Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu:
- Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở bể than Quảng Ninh.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, phân bố chủ
yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.
- Bô-xít: Tổng trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông,
Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn,
Cao Bằng, Hà Giang,...).
- Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái
Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,...) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- A-pa-tít: Tổng trữ lượng khoảng 2 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Lào Cai.
- Ti-tan: Tổng trữ lượng khoảng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh
đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đá vôi: Tổng trữ lượng lên đến 8 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc
Trung Bộ.
Phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, nhiều loại khoáng
sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt,…. => đây là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên
liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
- Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác. Tuy nhiên, việc khai
thác và sử dụng còn chưa hợp lí, công nghệ khai thác còn lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh
hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. - Một số loại khoáng sản bị khai thác
quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt, vì vậy cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:
+ Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động
tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.
+ Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công
nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.
+ Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản
thô.
+ Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử
dụng khoáng sản.

Câu 3. Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam: phân hóa
Bắc Nam, phân hóa theo đai cao.
* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Bắc - Nam:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.
+ Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt); Mùa
hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C, biên
độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;
+ Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
* Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.
- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m)
có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều
trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.
- Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ
trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.
- Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt
độ trung bình dưới 15°C.

--------------------------------------------------HẾT ĐỊA----------------------------------------------
PHÂN MÔN LỊCH SỬ 8

I. TỰ LUẬN:

Phần Thông Hiểu:


Câu 1. Những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở đại việt trong các
thế kỷ XVI đến XVIII:
- Về chữ viết: tạo ra chữ quốc ngữ loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện
lợi và khoa học.
- Về văn học:
+ văn học chữ Hán vẫn ưu thế.
+ văn học chữ Nôm đã phát triển hơn trước.
+ văn học dân gian tiếp phát triển với nhiều thể loại như: truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát
và song thất lục bát,......
- Về nghệ thuật dân gian:
+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với nhiều loại hình.

Câu 2. Những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc:

- Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, các công ty độc
quyền lớn ra đời.

- Các công ty độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính
trị, xã hội các nước đế quốc.

- Các nước đế quốc đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa. Chủ nghĩa đế
quốc ra đời.
Phần Vận Dụng:

Câu 1. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế
kỷ XVIII.

- Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai
hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,...

- Làm lung lay chính quyền “vua Lê-chúa Trịnh”.

- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đỗ chính quyền
thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Câu 2. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn :

+ Lật đỗ triều Nguyễn ở đàng trong, Vua Lê - Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đóng góp to lớn
vào tiến trình lịch sử dân tộc.

+ Đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

+ Sau khi lên ngôi hoàng đế ( năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng
và cải cách đất nước.

Phần vận dụng cao:


Câu 1: Bài học kinh nghiệm:
+ Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân, trọng dụng nhân tài.
+ Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Câu 2. Con đường, ngôi trường nào ở huyện Phú Ninh mang tên những danh nhân
tiêu biểu của Đại Viêt trong các thế kỷ XVI-XVIII:
- Trường Tiểu học Nguyễn Trãi ( Tam An – Phú Ninh).
- Đường Quang Trung (Tam Vinh – Phú Ninh).
- Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Tam An -Phú Ninh).
II. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Lực lượng chủ yếu đưa cách mạng tư sản pháp đạt đến đỉnh cao là:
quần chúng nhân dân Pháp.

Câu 2. Ý nào không phải là chính sách cai trị của chính quyền thực dân đối với các
nước ở khu vực Đông Nam Á? Chọn đáp án C

A. Chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức cai trị
khác nhau.

B. Tạo ra sự mâu thuẫn giữa nhân dân các vùng, miền để dễ bề cai trị.

C. Lập chính quyền cai trị ở các nước thuộc địa do người bản xứ đứng đầu.

D. Xây dựng bộ máy quản lí từ cấp tỉnh trở lên do quan chức thực dân điều hành.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công chắc lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở: Điện
Biên.

Câu 4. Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào ngày 19 -1- 1785:
Tiêu diệt quân Xiêm xâm lược.
Câu 5. Trong các TK XVII – XVII Đàng Ngoài có đô thị hưng khỏi nào:
Thăng Long (Kẻ Chợ), Phố Hiến.
Câu 6. Khoảng 30 năm cuối Thế kỷ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển như thế
nào?
Nhanh chóng
Câu 7. Những chuyển biến về chính sách đối ngoại của để quốc Anh trong những năm
cuối thế kỉ XIX - đầu thể kỉ XX là :
Chính sách đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc
có nhiều thuộc địa nhất thế giới, vì vậy, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời
không bao giờ lặn”.
Câu 8. Nông dân bị mắt ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ;
hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng dẫn đến hình thành giai cấp:
công nhân nông nghiệp.
Câu 9. Cuộc Cách mạng tự sản Anh đã diễn ra dướn hình thức nào?
Nội chiến giữa quân đội của Quốc hội với quân đội của nhà vua.
Câu 10. Đến giữa thế kị XIX, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình xâm chiếm
những nước nào?
Mã Lai, Miến Điện.
Câu 11. Ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?

Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân
Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII? Chọn đáp án C

A. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

B. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức.

C. Làm cho chính quyền Lê - Trịnh sụp đổ.

D. Giáng đòn mạnh mẽ vào chính quyền phong kiến.

Câu 12. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nồ năm 1771 là do nguyên nhân nào?
Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong.
Câu 13. Cảng thị lớn nhất hình thành, phát triển trong các thế kị XVII - XVIII ở Đàng
Trong là :
Hội An.
Câu 14. Một trong những tin ngưỡng truyền thống tốt đẹp của người Việt được phát huy
ở các thế kỉ XVI đến XVIII là
thờ cúng tổ tiên.
Cầu 15. Nguyễn nhân quan trọng nhất khiến cho nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại vào
cuối thế kí XIX là gi?
Do hậu quả nặng nề của cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ.
Câu 16. Đồng minh những người cộng sản là tổ chức của giai cấp nào?
giai cấp vô sản quốc tế

--------------------------------------------------HẾT SỬ----------------------------------------------
Phân tích bài thơ Bánh trôi nước
Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài
thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có
thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc,
dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi
nước chưa đi vào được văn học.

Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:

"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn


Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm
bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân
bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm
bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng
dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta
thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo
cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư
tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một
tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và
tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.

Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong
trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em
làm tròn mọi bổn phận của em.
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước
non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh
nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong
ca dao cảm nhận:

"Thân em như tấm lụa đào


Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"

Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được
là tấm lòng mình: "Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ
chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm
chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương
cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ
được mình. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước
Bài văn phân tích bài thơ "Thu vịnh"

rất nhẹ Nguyễn Khuyến- một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, những khung cảnh, đời
sống của làng quê được ngòi bút tinh tế của ông khắc lên vừa có hồn lại vừa vẻ nên được
những bức ảnh làng quê vô cùng lãng mạn, trữ tình. Bằng ngòi bút tả cảnh ngụ tình đã
khiến cho biết bao tác phẩm của ông đi vào lòng người. Đặc biệt là chùm thơ thu,
với Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm đã để lại những dấu ấn khá sâu đậm và đi vào lòng người
bằng những hình ảnh, những nét đặc trưng tiêu biểu của mùa thu. Và với bài thơ Thu
vịnh, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín
đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Ở đây, khác hẳn với những trời thu trong “Thu điếu” và “Thu ẩm”, trời thu của Thu vịnh
được mở đầu là một khung cảnh cao vút và thăm thẳm của trời thu, và xen vào đó là cái
se se lạnh của mùa thu. Với cái nền là bầu trời bao la “xanh ngắt”, “ mấy tầng cao” nổi
bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Và hình ảnh
động của gió hắt hiu như chứa chất tâm trạng bên trong. Mở đầu như vậy khiến cho
người đọc có thể phần nào thấy được một nỗi lòng đầy lo âu. Sự lay động của cần trúc
càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Hai câu đề chấm phá hai nét
phong cảnh đơn sợ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Nhà thơ
đã vẽ lên một khung cảnh trời thu vừa có cảnh thực là vừa có hồn thu ở trong cảnh.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Sáng sớm và
chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ làm cho người
đọc có cảm giác cảnh mùa thu được chen lẫn với màu khói. Và chính cái cảnh mặt nước
khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm
vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phụ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có
chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Chỉ bằng vài nét chấm phá nho
nhỏ của mùa thu đã khiến cho mùa thu như có hồn và sự hòa quyện giữa cảnh thu và lòng
người đi vào trong lòng người đọc Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở, két hợp
với hình ảnh ánh trăng- hình ảnh quên thuộc đều có ở mỗi làng quê, góp phần vừa tạo nên
cảm giác gần gũi, vừa tạo cho người đọc có được có cảm giác thiên nhiên luôn luôn hài
hòa và gần gũi với nhau. Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở
câu này lại là một trạng thái mở ra thành một bề rộng, giới hạn bởi khung cửa sổ song
thưa mà vẫn cứ mênh mông ở ý nghĩa bên trong, ở tinh thần và âm điệu, nhưng trạng thái
nào thì cũng đều tĩnh mịch và chất chứa suy tư.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?

Nếu như cảnh vật ở 4 câu thơ trên được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đầy
cảm xúc của trái tim. Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một
tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa
là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Và
tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh. Cảm giác khi nghe
tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng nước nào? Mặc
dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi độ thu về. Và nếu như 4 câu thơ trên sự hòa quyện
giữa thiên nhiên và con người có sự kết hợp hài hòa thì đến 2 câu thơ này, là một nỗi u
uất của lòng người trước cảnh vật thiên nhiên, là nỗi niềm xót xa, nẫu ruột, chết lòng.

Và rồi đến 2 câu thơ kết của của bài thơ là cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

“Nhân hứng” ở đây chính là hứng làm thơ trước cảnh mùa thu, “toan cất bút” định không
viết nhưng trước cảnh đẹp thì lại tạo được hứng khởi để viết. “Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý
trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu,
nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng
thẹn với ai? Có lẽ thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách
trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Với hướng văn đi từ cảnh đến tình, từ
tình đến người và rồi là cái kết có chút lẳng lơ nhưng mà lại vô cùng kín đáo ẩn chứa rất
nhiều suy tư của người đọc.
Phân tích Thu ẩm
Tác giả Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng. Ông được biết đến là một vị quan có
phẩm chất thanh cao và thanh liêm, chính trực. Trong dân gian, đã có rất nhiêu gia thoại
thú vị kể về sự gắn bó của nhà thơ Nguyễn Khuyến với người dân.
Không chỉ là một vị quan chính trực, hết lòng vì nhân dân, Nguyễn Khuyến còn là một
người có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc luôn rộng mở và gắn bó với thiên nhiên, làng
quê và quê hương đất nước.
Quá trình phân tích chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn màu
sắc thu ở đồng bằng Bắc bộ. Chùm thơ thu là những bức tranh thu đặc sắc, với ngôn ngữ
giàu tính biểu cảm, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.
Phân tích chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, độc giả không thể không nhắc đến tác phẩm
“Thu ẩm”. Nếu như Thu điếu là mùa thu câu cá thì Thu ẩm là mùa thu uống rượu.
Trong bài Thu ẩm này, độc giả cảm nhận hồn thu, dáng thu và tâm tư của nhà thơ. Nhà
thơ giới thiệu nhà, vườn ra tới cánh động, rặng tre, ao vườn, hàng giậu, ngõ xóm. Chúng
mang dáng vẻ hun hút, quanh co… Đọc những câu thơ, chúng tả cảm nhận lúc này
Nguyễn Khuyến không còn là thi nhân nữa mà trở thành ông già đang khề khà chén rượu
để giả sầu. Chính với cái nhìn say sưa đó mà cảnh vật biến đổi đầy thú vị và bất ngờ:
“Ba gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu, đóm lập loè.
Bức tranh thu của tác giả hiện lên với hình ảnh ngôi nhà cỏ thấp le te. Thấp le te có nghĩa
là rất đơn sơ và lụp xụp, mái tranh cũng xác xơ và rách nát. “Đã thế, lại điểm thêm những
đốm sáng lập lòe của đom đóm trong ngõi tối đêm sâu, trông càng heo hút, cô quạnh:
“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Bức tranh thu ẩm ấy hiện lên sau lớp sương thu mỏng phớt phơ như làn khói mỏng.
Khiến cho khung cảnh trở nên thật mờ nhạt trong màu đêm chập choạng. Đặc biệt, hình
ảnh ao thu ở đây không lạnh lẽo trong veo nữa mà là lóng lánh bóng trăng. Có nghĩa là
bóng trăng lúc dồn lại, lúc tỏa ra liên tiếp biến dạng, trông thật thú vị nhưng cũng đong
đầy cảm xúc:
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không vẩy cũng đỏ hoe”.
Ban đêm mà thi nhân thấy bầu trời xanh ngắt, còn mắt không vầy mà cũng đỏ hoe. Thật
kỳ lạ! Nhưng đó chính xác là diễn tả tâm trạng buồn bã chán chường, tìm đến rượu để
giải sầu của tác giả. Chẳng thế mà thi nhân mới nói “Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy –
Độ năm ba chén đã say nhè”.
Không phải say túy lúy mà chỉ say nhè, say nhẹ, say rồi ngủ mà không bê tha, phá phách.
Có thể thấy theo Nguyễn Khuyến, mùa thu thật hợp để có thể lè nhè đôi ba chén rượu.
Mặc dù đã lui về ở ẩn, vui thú điền viên nhưng tận sâu trong tâm hồn thi nhân vẫn đau
đáu nỗi lo vận mện của đất nước. Thông qua cảnh vật, nhà thơ muốn gửi gắm sự xót xa,
tiếc nuối trước tình cảnh nước nhà đang bị giặc ngoại xâm. Qua chùm thơ cũng thấy rõ
được tài năng thơ ca của tác giả. Chỉ những người có tâm hồn tinh tế mới có thể viết nên
những câu thơ lay động lòng người đến vậy.

You might also like