You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 8 GIỮA KÌ 1

I-TRẮC NGHIỆM:
1) Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ CMTS ở Anh là:
=> Sự thay đổi về kinh tế mạnh nhất vào đầu TK XVII.
2) Lãnh đạo CMTS là tầng lớp tư sản nào?
=>Quý tộc mới và tư sản
3) Kết quả của CMTS Anh:
=> Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường choCNTB phát triển
4) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc
địa Anh ở Bắc Mỹ:
=> Sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị thực dân anh kìm hãm.
5) CM công nghiệp Anh đạt được thành tự gì trong năm 1784?
=> Phát minh ra máy hơi nước.
6) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến CM tư sản Pháp(1789-1794)
=> Do chế độ PK cẩn trở phát triển công thương nghiệp.
7) Vương triều Mạc được ra đời vào hoàn cảnh nào?
=> Đầu TK XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng
8)Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ vào:
=> Năm 1757
II-TỰ LUẬN:
1) Phân tích đặc điểm chính của CMTS Anh:
-Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo.
-Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến.
- Thiết lập chế độ quân chủ chuyên lập hiến.
2) Vẽ sơ đồ quá trình phát triển của CMTS Pháp cuối TK XVIII:

3) Bảng ss điểm giống , khác của CMTS Anh,Pháp ,chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
*Giống nhau
-Nguyên nhân sâu xa những chuyển biến trong đời sống, kinh tế, xã hội dẫn đến cách mạng
bùng nổ
- Ý nghĩa: xóa bỏ những rào cản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Tính chất: cách mạng tư sản

*Khác nhau:

4) Từ ss trên, giải thíchvì sao CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII đc coi là cuộc CMTS triệt
để nhất thời cận đại:
CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII được coi là cuộc CMTS triệt để nhất thời cận đại vì:
-Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến thiết lập nền cộng hòa và xóa bỏ những rào cản mở
đường cho CNTB đã phát triển mạnh mẽ hơn
-Xác lập quyền tư hữu ruộng đất theo hướng dân chủ (nông nhân cũng có đất để sản xuất)
xoá bỏ chế độ sở hữu phong kiến xác lập sự thống trị của sở hữu tư bản.
3) Hãy trình bày tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội.
* TĐ đối với đời sống sản xuất:
-Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành
kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội
-Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi với nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân
mọc lên.
-Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
*TĐ đối với đời sống xã hội :
-Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.
+ Giai cấp TS nhờ công nghiệp hóa đã giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp thống trị
trong xã hội.
+ Giai cấp VS ngày càng đông đảo và bị tư sản bóc lột nặng nề.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp TS và giai cấp VS ngày càng sâu sắc.
4) TB nguyên nhân các nước tư bản phương Tây xâm lược ĐNA:
Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng,lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở
thành mục tiêu xâm lược của nước tư bản phương Tây
5) TB nguyên nhân bùng nổ và hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
*Nam-Bắc triều
+ Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê
lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê.
+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy
danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ
gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).
=> Từ năm 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh
Hóa - Nghệ An.
*hệ quả:
- Đất nước bị chia cắt
- Gây tổn thương lơn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn
cùng ,nhiều gđ ohair li tán
-kinh tế bị tàn phá : sản xuất bị trì trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khắn
*Trịnh- Nguyễn:
Nguyên nhân:
-Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là trịnh kiểm tiếp tục sự nghiệp “ phù Lê diệt Mạc ”. Để
thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo
sợ trước tình hình đó,Nguyễn Hoàng ( con thứ của Nguyễn Kiểm xin vào trấn thủ đất Thuận
Hóa.
– Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp họ Nguyễn trở thành thế lực cát cứ ở
Đàng trong và Đàng ngoài.
– 1627,lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến
tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
*Hệ quả tiêu cực :
-Chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài, lấy sông Gianh làm ranh giới
-Cuộc xung đột kéo dài để làm suy kiệt, sức người, sức của, tàn phá án kinh tế làm ảnh
hưởng đến phát triển chung của quốc gia, dân tộc.
*Hê quả tích cực:
-Để ủng hộ thế lực, chính quyền chúa Nguyễn lấy đàng trong đã từng bước khai phá, mở
rộng lãnh thổ về phía Nam ,phải đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại
Hoàng Sa và Trường Sa

- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm
quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh,
Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ
Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức
người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô
6) Đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản:
- Nguyên nhân là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong
kiến ngày càng sâu sắc.
- Mục đích đều lật đổ chế độ phong kiến.
- Kết quả là xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa
tư bản phát triển

You might also like