You are on page 1of 4

BT1: PHONG TRÀO NÔNG DÂN THẾ KỶ XVII – XVIII

I – Phong trào nông dân Tây Sơn


1. Nguyên nhân
Tại Đàng Trong, vào khoảng năm 1744, chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay việc thành lập chính
quyền trung ương. Lúc này nước Việt Nam bị chia làm đôi. Từ giữa thế kỷ 17, chính quyền họ
Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu, quan lại tham nhũng, kéo bè kết cánh ăn chơi xa hoa, bóc
lột dân nghèo. Nông dân bị bắt đóng đủ loại phí, chiếm sạch ruộng vườn.
Lúc này, mâu thuẫn giữa nông dân với quan lại, giữa nông dân với chính quyền phong kiến trở
nên vô cùng nghiêm trọng. Điều này đã làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa trong đó có khởi
nghĩa Tây Sơn. Có thể thấy nguyên nhân chính làm bùng nổ phong trào Tây Sơn là sự xung
đột giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong.
2. Diễn biến
Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ vào năm 1771 ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do ba anh em
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo.
Năm 1771 cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ với mục tiêu: “đánh đổ quyền thần Trương Phúc
Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”. Mục đích của khởi nghĩa Tây Sơn là phản
kháng sự đàn áp của đám quan lại, địa chủ, diệt Trương Phúc Loan, “thực hiện công lý trong xã
hội”. Phong trào Tây Sơn không ngừng lớn mạnh và liên tục giành được những thắng lợi to
lớn: năm 1773, nghĩa quân làm chủ Quy Nhơn, chiếm Quảng Ngãi, giải phóng Phú Yên, cắt đôi
phạm vi thống trị của chúa Nguyễn; từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn
lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến công thứ hai (năm 1777) Tây Sơn bắt sống toàn bộ chúa
Nguyễn, chỉ có Nguyễn Ánh trốn chạy, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị sụp đổ.
Sau vài lần thất bại, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện. Chớp thời cơ, tháng 7 năm 1784 vua
Xiêm cử 5 vạn quân thuỷ bộ qua xâm lược nước ta dưới sự dẫn đường của Nguyễn Ánh. Cuối
năm 1784, quân Xiêm đã chiếm miền Tây Gia Định, chúng ra sức cướp đất, giết hại dân.
Nguyễn Nhạc đã cử Nguyễn Hụê vào Nam đánh giặc. Tháng 1 năm 1785 Nguyễn Huệ lãnh đạo
quân Tây Sơn đánh thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là một
trong những trận thủy chiến vĩ đại nhất, đập tan mưu đồ xâm lược của vua Xiêm nhằm chứng
tỏ tầm vóc lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn cũng như thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.
Năm 1786, với chiêu bài “phù Lê diệt Trịnh” phong trào Tây Sơn chuyển trọng tâm tranh
đấu ra phía Bắc, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã đánh đổ toàn bộ sự thống trị của
họ Trịnh. Sau đó, với các cuộc tiến quân ra Bắc năm 1787 – 1788, quân Tây Sơn lật
đổ nền thống trị của vua Lê, chế độ vua Lê chúa Trịnh thống trị ở Bắc hà bị đập tan.
3. Kết quả
Đây là một trong những phong trào nông dân được coi là mẫu mực và tiêu biểu của phong
trào nông dân thời kỳ lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhờ có sự đoàn kết của toàn dân tộc kết
hợp với sự chỉ đạo sáng suốt, phong trào đã liên tục giành được các thắng lợi lớn, không
ngừng lớn mạnh về qui mô, giải quyết được những mâu thuẫn giai cấp. Có thể nói, thành quả
lớn nhất của phong trào Tây Sơn là đã đánh đổ thành công chính quyền phong kiến phản động
Lê – Trịnh – Nguyễn, xoá bỏ ranh giới phân chia Nam – Bắc, làm chủ toàn bộ lãnh thổ từ cực
bắc Đàng Ngoài đến cực nam Đằng Trong, khôi phục quốc gia thống nhất. Non sông nước Việt
sau gần ba thế kỷ bị chia cắt đã được thu về một mối, lần đầu tiên sự thống nhất được thực
hiện trên toàn cõi đất nước rộng lớn. Đây là một thắng lợi vĩ đại của phong trào Tây Sơn, tiêu
biểu là thủ lĩnh kiệt xuất Nguyễn Huệ. Ngoài ra, phong trào Tây Sơn đã vượt ra ngoài khuôn
khổ giai cấp đứng lên thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi giặc xâm lược, giành lại độc lập cho dân
tộc.

BT2: NGUYÊN NHÂN THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XIX
1. Nguyên nhân chủ quan
Có thể khẳng định, sự khủng hoảng của chính quyền phong kiến ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến quân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Về mặt chính trị:
+ Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới xã
hội phong kiến, có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ, nhưng đều bị dập tắt sau những
cuộc đàn áp đẫm máu và khốc liệt.
+ Chính quyền thực hiện chính sách đối ngoại một cách mù quáng, thần phục nhà Thanh, ban
hành Luật Gia Long, đóng cửa đất nước, không giao thương với bạn bè các nước.
-> Đây là một khó khăn đối với nhân dân ta; Do chính sách đóng cửa “bế quan tỏa cảng” nên
thương nhân nước ta không thể giao dịch với thương nhân nước ngoài, nước ta bị cô lập với
thế giới bên ngoài.
-> Từ đó, dẫn đến tình trạng người nông dân phải chịu cảnh ế ẩm, đời sống ngày càng khốn
khó.
- Về kinh tế:
+ Triều Nguyễn bãi bỏ những cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn làm cho sự phát triển kinh tế
đất nước bị thụt lùi. Nền kinh tế đất nước mọi mặt đều kém phát triển. Nông nghiệp hết sức
sa sút. Mặc dù công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi
vào tay địa chủ, cường hào, người dân không có đất cày cấy. Nhà nước cũng không hề quan
tâm đến trị thủy. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Công thương nghiệp thì bị trì trệ,
đình đốn.
- Về xã hội:
+ Làm cho đời sống nhân dân cực khổ, kèm theo sưu thuế cao, ngoài ra còn phải gánh chịu
thiên tai, dịch bệnh.
-> Từ đó, giữa triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ngày càng nảy sinh nhiều bất đồng, mâu
thuẫn dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến.
-> Từ thời Gia Long đến đầu giặc Pháp đã có gần 500 cuộc khởi nghĩa do nông dân lãnh đạo.
Điều này khiến cho triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Về văn hóa:
+ Việt Nam có dân số đông nhưng trình độ dân trí thấp, là nguồn cung cấp lượng nhân công
lớn và rẻ mạt. Do trong thời kỳ phong kiến, nhân dân ta phải chịu cảnh áp bức, lầm than. Ăn
không đủ no, mặc không đủ ấm và không được đi học. Đây là một thiệt thòi rất lớn. Thực dân
Pháp đã nhìn thấy điều này có lợi, nếu chúng thống trị được Việt Nam thì đây sẽ là lực lượng
sản xuất chủ lực.
=> Lỗ hổng lớn của đất nước ta để thực dân Pháp tận dụng vào xâm lược. Khi mà một đất
nước có nền kinh tế, chính trị và xã hội bất ổn, lạc hậu, khủng hoảng và suy thoái thì tất yếu sẽ
trở thành một miếng mồi ngon béo bở bị các nước đế quốc lớn mạnh dòm ngó bởi sẽ dễ bề
thôn tính hơn.
2. Nguyên nhân khách quan
- Do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hợp pháp, nhu cầu thị trường và thuộc địa tăng lên
nên các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị
trường và vơ vét tài nguyên. Chúng thấy Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, giàu
tài nguyên, khoảng sản -> Việt Nam đã rơi vào tầm ngắm của người Pháp từ trước đó.
-> Nước ta nằm ở vị trí ngã ba của Đông Dương, vận chuyển hàng hóa ven biển rất thuận lợi
nên dễ bị xâm lược. Pháp sẽ xâm lược Việt Nam trước, sau đó âm mưu xâm lược đến các nước
láng giềng thân cận.
- Pháp muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của chúng. Điều này sẽ làm
cho nền kinh tế Pháp phát triển mạnh mẽ hơn.

Những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan trên thì đều thuộc vào nguyên
nhân sâu xa khiến Pháp ủ mưu tính kế từ rất lâu và xâm lược Việt Nam vào thế kỷ XIX.
3. Nguyên nhân trực tiếp
- Vào chiều 31/08/1858, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô (vì nhà Nguyễn khi ấy thi hành chính sách
cấm đạo, giết đạo), liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Ngày
1/9/1858, đánh dấu là ngày thực dân Pháp chính thức nổ súng, mở đầu cuộc xâm lược của
thực dân phương Tây ở Việt Nam, uy hiếp cửa ngõ phía Nam của kinh đô Huế, đe dọa sự tồn
vong của triều đình nhà Nguyễn. Chính thức từ đây Pháp xâm lược nước ta trong một thời gian
dài.

You might also like