You are on page 1of 18

\

Bài 15,16:
a) Tổ chức bộ máy cai trị

- Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của
Trung Quốc.

- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm
40, chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện (áp dụng hình thức trực
trị).
- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia
nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

=> Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào
bản đồ Trung Quốc.

b) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa

* Chính sách bóc lột về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến
một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật
pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị,
biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy
không thể thực hiện được.
Bài 17:
Sự thành lập của nhà nước phong kiến Lê Sơ
- Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi
phục lại nước Đại Việt, lập nhà Lê (Lê sơ).
- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải
cách hành chính lớn.
- Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm
tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
- Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình,
Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm
Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
- Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai
quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có
phủ, huyện, châu (miền núi), xã.
- Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở
thành nguồn đào tạo quan lại.

Đối nội:

- Vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, các triều đại phong kiến rất coi trọng.
- Nhân dân chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
- Nhà nước chăm lo đến đời sống của dân.
- Đặc biệt nhà nước rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết với đồng bào dân tộc
ít người để bảo vệ biên cương, nhưng nhà nước rất nghiêm khắc với
những hành động phản loạn.

=> Tác dụng: Đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững
mạnh. Ổn định tình hình trong nước, hạn chế cuộc nổi dậy của nông dân,
của các tộc người miền núi.

Bài 19

Khái quát diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh
và hung bạo.

Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước
quyết tâm đánh giặc giữ nước.

Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp,
Bạch Đằng.

Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba
Đình - Hà Nội).

Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.

Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân
Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn
kết nhân dân chống xâm lược.

Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình ⇒ nhân
dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.

Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV. (Tự luận)
-Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước
+ Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến có sự lãnh đạo của
các vua
+Có đường lối chiến lược đúng đắn, chuẩn bị cho mọi thế trận phản công
Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nhất là quân đội.
-Ý nghĩa:
+ Góp phần xây đắp nên truyền thống hào hùng,vẻ vang của Việt Nam
+ Để lại nhiều bài học quý báu về tình đoàn kết và tinh thần đánh giặc
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc
+ Tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao
So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống Tống
thời Lý, Trần. (Tự luận)
Giống nhau:

- Tất cả các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều chống kẻ thù hung hãn của
phong kiến phương Bắc có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp
nhiều lần.
- Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều thu hút được đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia. Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều gắn với tên tuổi
của nhiều danh tướng tài ba và các vị vua kiệt xuất.
- Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang
gây dựng lại nền độc lập cho dân tộc.
- Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều đi từ yếu đến mạnh để tiến lên đánh
bại hoàn toàn kẻ thù xâm lược.
Khác nhau:

- Cuộc kháng chiến thời Lý, Trần đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đã
được độc lập, nhân dân cùng nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Còn
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong lúc đất nước bị quân Minh xâm
lược và đô hộ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra nhưng bị đàn
áp.
- Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần sức dân đã được chuẩn bị ngay từ đầu còn
khởi nghĩa Lam Sơn vừa khởi nghĩa vừa huy động lực lượng nghĩa quân, vừa
đánh vừa gây căn cứ cho quân khởi nghĩa.
Bài 21:
Nguyên nhân sụp đổ của nhà Lê; sự thành lập nhà Mạc
Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp do những nguyên nhân sau:

- Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.
- Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng
đất.
- Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
- Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi
trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.
⟹ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê , nhà Mạc thành lập. Kết
thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
Nguyên nhân gây ra chia cắt đất nước :

Bắc triều - Nam triều:


- Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền
lực.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc
triều).
- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc
dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.
=> Gây ra chiến tranh Nam - Bắc triều.
Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là
chúa Trịnh => Đàng Ngoài.
- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên
nhanh chóng => Đàng Trong.
- Mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng
sâu sắc => Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
Đàng Trong - Đàng Ngoài :

- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa
Trịnh => Đàng Ngoài.
- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh
chóng => Đàng Trong.
- Mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu
sắc => Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
- Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.
- Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia
đất nước làm hai Đàng:

+ Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.

+ Đàng Trong từ sông Gianh trở vào

Hậu quả của việc chia cắt đất nước:

– Đất nước chia cắt, khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ, là cơ hội cho
giặc ngoại xâm nhòm ngó xâm chiếm.

– Làm hao tổn sức người, sức của của dân, làm hạn chế sự phát triển của
nền kinh tế, văn hóa; xã hội không ổn định, đất nước suy yếu.

– Chiến tranh liên miên, nhân dân phải gánh chịu những hậu quả nặng
nề, đồng ruộng, xóm làng bị triệt phá. Chính quyền phong kiến không
quan tâm đến việc phát triển sản xuất, nền kinh tế bị giảm sút, yếu kém,
đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực.

– Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng, công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước bị gián đoạn, tâm lí chia rẽ vùng miền
ảnh hưởng đến quá trình thống nhất đất nước.

- Việc đất nước chia cắt lâu dài thành Đàng Ngoài và Đàng Trong, mỗi
đàng xây dựng một chính quyền phong kiến riêng, một nền kinh tế riêng,
một nền văn hóa khác biệt đưa đất nước đứng trước nguy cơ bị chia cắt
thành hai quốc gia độc lập.

Bài 22:
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII
- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất
mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng
Trong và Đàng Ngoài phát triển:
- Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
- Thủy lợi được củng cố.
- Giống cây trồng ngày càng phong phú.
- Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời
tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu
ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp


- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn
sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..
- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm
đồng hồ, làm tranh sơn mài.
- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng
Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ,
nhuộm vải …..
- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội,
vừa sản xuất vừa bán hàng.

3. Sự phát triển của thương nghiệp.


* Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định
được đem ra các dinh miền Trung để bán ….
* Ngoại thương phát triển mạnh.
- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn
bán tấp nập:
- Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..
- Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà
nước ngày càng phức tạp.
4. Sự hưng khởi của các đô thị
Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:
- Đàng Ngoài: Thăng Long (Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).
- Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)
Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

Bài 23 :
Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước:

Nét chính về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (chống quân Xiêm và
quân Thanh)
Chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Vương triều Tây Sơn

Nguyên nhân sụp đổ của vương triều Tây Sơn : Quang Trung mất , Quang
Toản nối ngôi vua nhưng không đủ năng lực để lãnh đạo đất nước , trong đó nội
bộ Tây Sơn chia rẽ , mâu thuẫn người càng gay gắt . Vì thế trước sự tấn công
của Nguyễn Ánh , Tây Sơn thất bại , triều Tây Sơn kết thúc.

Vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc :

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh ở đàng ngoài, chúa
Nguyễn ở đàng trong, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng
thống nhất quốc gia, xây dựng một vương triều mới hoàn thiện và tiến
bộ
- Đánh tan các cuộc xâm lược của 5 vạn quân Xiêm cùng 20 vạn quân
Thanh, tiêu diệt âm mưu xâm lược của các nước khác, bảo vệ nền độc
lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

- Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm
no sung sướng, có nhiều quyền lợi, đất đai
→ Bước đầu ổn định xã hội

Bài 29 :
a) Tình hình nước Anh trước cách mạng (Nguyên nhân sâu xa):

*Kinh tế : phát triển nhất Châu Âu

+ Công trường thủ công chiếm ưu thế


+ Ngoại thương phát triển : Buôn bán len dạ , nô lệ da đen
+ Nông nghiệp : Rào đất cướp ruộng => Kinh tế TBCN xâm nhập

*Chính trị :

+ Chế độ phong kiến ( Đứng đầu là Sác-lơ I) ra sức bóc lột nhân dân , kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa

*Xã hội :

+ Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới


+ Tư sản , quý tộc mới giàu lên nhanh chóng

=> Tư sản , quý tộc mới , nông dân >< phong kiến

=> Nhiệm vụ :

+ Lật đổ phong kiến , mở đường cho TBCN phát triển


+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
- Nguyên nhân trực tiếp : Tháng 4/1640 , Sác-lơ I triệu tập Quốc hội đòi
tăng thuế

Diễn biến :
Hình thức : Nội chiến

Ý nghĩa :

- Lật đổ chế độ phong kiến , mở đường cho CNTB phát triển


- Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến → chế độ TBCN

Bài 30 :

Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ ( Nguyên nhân sâu xa )

Giữa XVIII , kinh tế TBCN phát triển

- Miền Bắc : phát triển công thương nghiệp TBCN


- Miền Nam: phát triển nông nghiệp đồn điền , trang trại chăn nuôi

Kinh tế TBCN phát triển → đáp ứng nhu cầu thuộc địa , thúc đẩy thống nhất thị
trường , quốc gia

Chính phủ Anh tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 nước
thuộc địa

Kinh tế :
- Cấm sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp , mở doanh nghiệp, máy móc
và thợ lành nghề từ Anh sang
- Cấm tự do buôn bán , khai khẩn đất hoang ở miền Tây
- Ban hành chế độ thuế khoá nặng nề

Chính trị : Áp bức dân tộc , giai cấp tư sản

⇒ Mâu thuẫn nhân dân các nước thuộc địa Bắc Mĩ và thực dân Anh gay
gắt

Chính sách kìm hãm của Anh >< Nhu cầu thống nhất , phát triển của Bắc Mĩ

=> Chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Nhiệm vũ của cách mạng :

- Lật đổ thực dân Anh


- Giành độc lập ,tự do
- Mở đường CNTB phát triển

Nguyên nhân trực tiếp :

+ Sự kiện “ chè Bô-xton” cuối 1773


+ 9/1774 , đại hội lục địa lần I ở Phi-lo-đen-phi-a

Diễn biến :
Tuyên ngôn độc lập :

- Tiến bộ:

+ Quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố.

+ Nguyên tắc về tính chủ quyền được đề cao

- Hạn chế

+ Không xóa bỏ chế độ nô lệ

+ Công nhân và nhân dân lao động vẫn bị bóc lột

+ Thực chất chỉ bảo vệ quyền lợi cho người da trắng


Hình thức : Cách mạng giải phóng dân tộc

Ý nghĩa :

- Đối với nước Mĩ :


+ Giải phóng nước Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh
+ Thành lập 1 quốc gia mới : Hợp chủng quốc Mĩ
+ Tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển ở Bắc Mĩ
- Đối với thế giới
+ Thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở Châu Âu
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ-LaTinh cuối XVIII, đầu
XIX

Bài 31 :

Tiền đề của cuộc cách mạng tư sản Pháp

- Kinh tế:
+ Nông nghiệp :
● Lạc hậu , thô sơ , năng suất thấp , địa tô cao
● Lãnh chúa , giáo hội bóc lột nhân dân nặng nề
+ Công nghiệp :
● Kinh tế TBCN phát triển , bị phong kiến kìm hãm
+ Thương nghiệp:
● Buôn bán mở rộng với nhiều nước

=> Mâu thuẫn giữa kinh tế TBCN phát triển >< chế độ phong kiến lạc hậu

=> Xoá bỏ phong kiến , mở đường cho CNTB phát triển

- Chính trị: Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế ( Đứng đầu là Vua Lu-i
XVI)
- Xã hội :
+ Chia thành 3 đẳng cấp:
● Tăng lữ : Phục vụ vua bằng cầu nguyện
● Quý tộc: Phục vụ vua bằng lưỡi kiếm
● Đẳng cấp thứ ba ( nông dân , tư sản) : Phục vụ vua bằng thuế , lao dịch

=> Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba và tăng lữ , quý tộc

-> Nhiệm vụ của cách mạng :

+ Lật đổ pk , mở đường cho CNTB phát triển


+ Giải quyết quyền lợi cho nhân dân

Tính chất : Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách
mạng tư sản triệt để nhất

Ý nghĩa lịch sử:

1. Đối với nước Pháp

- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị xoá bỏ
hoàn toàn
- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho
CNTB phát triển

2. Đối với thế giới

- Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của CNTB ở những nước tiên tiến Âu-
Mĩ.
- Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới,
thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

- Chứng minh rằng thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của Cách
mạng tư sản Pháp.(Tự luận)
Trả lời :

Chính quyền Giacôbanh, đứng đầu là Rô-be-spie, đã thực hiên 1 số chính sách
tiến bộ mà các thời kì khác không làm được:

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ruộng đất thu được của quý tộc
phong kiến thì chia thành từng mảnh nhỏ, bán cho dân, trả dần trong 10 năm …

- Tháng 6/1793, Hiến pháp mới đựợc thông qua, tuyên bố chế độ cộng hòa.

- Quốc hội đã thông qua sắc lệnh “tổng động viên toàn quốc”, đã có những biện
pháp tích cực để chống lại thù trong giặc ngoài.

=> Qua đó chứng tỏ nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư
sản Pháp.

Phân tích nội dung cơ bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”.
(Tự luận)

Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua Tuyên ngôn Nhân
Quyền và Dân quyền với nội dung:

- Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người.

- Khẳng định chủ quyền của nhân dân.

- Tuyên bố quyền sở hữu là thiêng liêng, bất khả xâm phạm

Tích cực:

- Gồm 17 điều , xđ quyền bình đẳng giữa các công dân , thừa nhận quyền
tự do dân chủ
- Nổi tiếng với khẩu hiệu bất hủ có giá trị ở mọi thời đại “ Tự do - Bình
đẳng - Bác ái”

Hạn chế:

- Khẳng định quyền tư hữu, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản

You might also like