You are on page 1of 4

BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI –XVIII

1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập:


a) Sự sụp đổ của triều Lê sơ:
- Nguyên nhân:
+ Vua ăn chơi xa xỉ không quan tâm triều chính và nhân dân.
+ Quan lại, địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân.
- Biểu hiện:
+ Sự tranh chấp quyền lực giữa các thế lực phong kiến diễn ra, mạnh nhất là thế lực của Mạc Đăng
Dung.
+ Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
- Hậu quả: Chính quyền nhà Lê sơ ngày càng suy yếu, dẫn tới sụp đổ.
b) Nhà Mạc được thành lập:
- Sự thành lập:
+ Trong bối cảnh nhà Lê sơ suy yếu. Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê, lập ra nhà
Mạc.
 Đây là sự thay thế phù hợp với quy luật lịch sử.
- Các chính sách của nhà Mạc:
+ Chính trị: Chính quyền theo mô hình của nhà Lê sơ.
+ Giáo dục: Tổ chức thi cử đều đặn tuyển chọn quan lại.
+ Kinh tế: Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Quân sự: Tập trung xây dựng quân đội mạnh.
 Tạo điều kiện cho việc ổn định lại đất nước.
- Những khó khăn:
+ Trong nước: Cựu thần nhà Lê nổi dậy chống nhà Mạc.
+ Ngoài nước: Nhà Minh (Trung Quốc) cho quân tiến sát biên giới, nhà Mạc dâng sổ sách và xin thần
phục nên nhân dân mất lòng tin.
2. Đất nước bị chia cắt:
a) Chiến tranh Nam – Bắc triều:
- Nguyên nhân:
+ Cựu thần nhà Lê chống đối không chấp nhận nhà Mạc.
+ Nguyễn Kim “phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở Thanh Hóa (Nam Triều) đối đầu với nhà Mạc (Bắc Triều) ở
Thăng Long.
- Diễn biến:
+ Từ năm 1545 - 1592 chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ và kéo dài.
+ Từ vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh ra Bắc trở thành chiến trường khốc liệt giữa hai bên.
- Kết quả:
+ Năm 1592, nhà Mạc bị lật đổ phải chạy lên Cao Bằng.
+ Đất nước bước đầu được thống nhất lại.
b) Chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
- Nguyên nhân:
+ Ở Thanh Hóa, Nam Triều vẫn tồn tại nhưng quyền lực nằm trong tay họ Trịnh.
+ Ở phía Nam, họ Nguyễn vào trấn thủ ở Thuận Hóa đã xây dựng chính quyền đối đầu với họ Trịnh.
 Do sự tranh chấp quyền lực giữa 2 họ Trịnh – Nguyễn.
- Diễn biến:
+ Từ năm 1627 – 1672, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ và kéo dài.
+ Hai bên đã có 7 lần đánh nhau lớn và dữ dội, từ Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đến phía Nam
Thanh Hóa trở thành chiến trường khốc liệt.
- Kết quả:
+ Năm 1672, hai bên giảng hòa lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến.
+ Đất nước bị chia cắt: Đàng Ngoài và Đàng Trong.
3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài:
(HS tự đọc)
3. Chính quyền ở Đàng Trong:
(HS tự đọc)
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của triều Lê sơ?
A. Nông dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
B. Quân Minh (Trung Quốc) lăm le xâm lược.
C. Các vua nhà Lê không quan tâm đến triều chính.
D. Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền hành.
Câu 2. Nhà Mạc được thành lập bằng sự kiện nào dưới đây?
A. Năm 1527, Mạc Đăng Dung đánh bại vua Lê.
B. Năm 1527, vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.
C. Năm 1527, Mạc Đăng Dung đánh bại các thế lực phong kiến.
D. Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi.
Câu 3. Chính quyền nhà nước được thành lập ở Thanh Hóa vào giữa thế kỉ XVI gọi là
A. Bắc triều.
B. Tây triều.
C. Nam triều.
D. Đông triều.
Câu 4. Chính sách nào dưới đây không phải của nhà Mạc?
A. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại.
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
C. Xây dựng đạo quân thường trực mạnh.
D. Chống quân Minh xâm lược.
Câu 5. Tình trạng đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài từ giữa thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII là
hậu quả của cuộc chiến tranh nào?
A. Lê – Mạc.
B. Trịnh – Nguyễn.
C. Nam – Bắc triều.
D. Lê – Nguyễn.
Câu 6. Câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành sơn nhất đái – Vạn đại dung thân” đã
tác động manh mẽ đến nhân vật nào?
A. Nguyễn Kim.
B. Nguyễn Huệ.
C. Nguyễn Hoàng.
D. Nguyễn Ánh.
Câu 7. Vì sao nhà Mạc không còn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân?
A. Thần phục các nước phương Nam.
B. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
C. Gây chiến tranh với Lào và Chân Lạp.
D. Cắt đất và thần phục nhà Minh của Trung Quốc.
Câu 8. Tại sao nói: “Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta từ giữa thế kỷ XVI đến
cuối thế kỷ XVIII bị xâm phạm nghiêm trọng”?
A. Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài. 
B. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài.
C. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.
D. Nhà Mạc cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc.
Câu 9. Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà Mạc có điểm gì giống nhau?
A. Đó là sự bất lực của triều đại trước.
B. Đó là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật.
C. Đó là sự thay thế bằng vũ lực, cướp ngôi.
D. Đều do sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến.
Câu 10. Tính chất của các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam
diễn ra trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII là
A. cuộc nội chiến.
B. cuộc đấu tranh cát cứ địa phương.
C. cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các thế lực phong kiến.
D. cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu hỏi: Trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XX có mấy lần đất nước ta bị chia
cắt? Trình bày những hiểu biết của em về những lần đó. Rút ra một quy luật trong tiến trình phát triển
của lịch sử dân tộc Việt Nam?
TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
- Để hiểu thêm về bài học, em có thể tìm đọc các cuốn sách sau:
+ Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam – Tập 2: Thời kỳ phát triển cực thịnh / Phan Huy Lê, NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 1959.
+ Tiến trình lịch sử Việt Nam / Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.
+ Đại cương lịch sử Việt Nam – tập 1: Từ thời nguyên thủy đến năm 1858 / Trương Hữu Quýnh
(chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.
+ Các trang website.
DẶN DÒ
- Làm bài tập theo các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị tư liệu và tìm hiểu trước bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII.

You might also like