You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HÀ NỘI NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS&THPT LƯƠNG THẾ VINH MÔN LỊCH SỬ. KHỐI 10


----------------------

Câu 1: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang-Âu Lạc bao gồm
A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì. B. vua, quý tộc, tư sản, thị dân.
C. vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ. D. vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.
Câu 2: Nền văn hóa nào là cơ sở hình thành nên quốc gia cổ Cham-pa?
A. Đông Sơn. B. Óc-eo. C. Sa Huỳnh. D. Phùng Nguyên.
Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang-Âu Lạc?
A. Lúa gạo là lương thực chính.
B. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.
C. Có tục sùng bái tự nhiên.
D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
Câu 4: Nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào sau khi chiếm được nhà nước Âu Lạc?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
B. Chia Âu Lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
C. Cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Âu Lạc sáp nhập vào quận Giao Chỉ.
Câu 5: Đâu là mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc?
A. Địa chủ với nông dân. B. Tư sản với công nhân.
C. Quý tộc với nông dân. D. Nhân dân với chính quyền đô hộ.
Câu 6: Tôn giáo nào được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá vào nước ta từ TKI TCN đến
TKX?
A. Phật giáo B. Nho giáo.
C. Đạo giáo D. Ki-to giáo.
Câu 7: Mục đích cuối cùng của các triều đại phong kiến phương Bắc khi thiết lập bộ máy cai trị trên đất
nước ta là gì?
A. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.
B. Thành lập quốc gia mới thần phục Trung Hoa.
C. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc.
D. Sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ của chúng.
Câu 8: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm xuất hiện những nghệ thủ công
mới nào ở nước ta?
A. Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc. B. Làm giấy, làm thủy tinh.
C. Làm gốm. D. Dệt vải.
Câu 9: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã không thực hiện chính sách văn hóa-xã hội nào sau đây đối
với nước ta?
A. Truyền bá chữ Quốc ngữ vào nước ta.
B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta.
C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.
D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt.
Câu 10: Đâu là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của phong kiến
phương Bắc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
C. Khởi nghĩa Lý Bí. D. Khởi nghĩa Ngô Quyền.
Câu 11: Điểm giống nhau giữa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với cuộc khởi nghĩa Lý Bí là
A. chống ách đô hộ của nhà Hán.
B. mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.
C. chống ách đô hộ của nhà Lương.
D. diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
Câu 12: Đâu là sự kiện đánh dấu cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta đã giành được thắng
lợi về căn bản?
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905.
C. Lý Bí lên ngôi vua năm 544.
D. Dương Đình Nghệ đánh bại quân Nam Hán năm 931.
Câu 13: “Loạn 12 sứ quân” là tình trạng của đất nước ta dưới thời nhà Ngô sau khi
A. nhà Đinh được thành lập. B. Ngô Quyền xưng vương.
C. Ngô Quyền mất. D. nhà Ngô sụp đổ.
Câu 14: Các triều đại phong kiến Đại Việt đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào đối với các
nước láng giềng biên giới phía Tây và Tây Nam?
A. Thực hiện đầy đủ lệ triều cống.
B. Thường xuyên đem quân đi chính phạt.
C. Luôn giữ mối quan hệ thân thiện.
D. Tìm cách sáp nhập vào Đại Việt.
Câu 15: Sau khi giành độc lập vào TKX, nhân dân cả nước ra sức làm gì để phát triển nông nghiệp?
A. xây dựng các công trình thủy lợi.
B. khai thác đất hoang, mở rộng ruộng đồng.
C. sản xuất nhiều mặt hàng đem bán.
D. áp dụng kĩ thuật canh tác mới.
Câu 16: Các nghề thủ công cổ truyền từ TKX-XV bao gồm
A. rèn đúc vũ khí, rèn sắt, làm đồ gốm, xây cung điện.
B. đúc đồng, rèn sắt, ươm tơ dệt lụa, đóng thuyền chiến.
C. đúc đồng, rèn sắt, làm gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.
D. rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền, đúc đồng.
Câu 17: Chiến lược “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đi đánh trước để chặn mũi ngọn của giặc”
do ai đề xuất?
A. Lê Lợi. B. Lý Thường Kiệt. C. Trần Hưng Đạo. D. Ngô Quyền.
Câu 18: Chiến thắng nào của quân dân nhà Trần đánh dấu thất bại đau đớn nhất của quân Mông-Nguyên
trong lần thứ 3 xâm lược Đại Việt?
A. Đông Bộ Đầu B. Hàm Tử C. Chương Dương. D. Bạch Đằng.
Câu 19: Chiến thắng nào đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
A. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang. B. Chiến thắng Chương Dương.
C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt. D. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
Câu 20: Nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh đánh dấu bằng sự kiện
A. cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ bị thất bại.
B. vương triều Trần rơi vào thời kì suy yếu.
C. cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi bị thất bại.
D. nhà Minh bị quân Mông Cổ uy hiếp từ phía Bắc.
Câu 21: Tôn giáo nào dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến trong thời kì từ
TKX-XV?
A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 22: Bộ sử chính thống đầu tiên của nước Đại Việt là
A. Lam Sơn thực lục. B. Đại Nam thực lục. C. Đại Việt sử kí. D. Đại Việt sử kí toàn thư.
Câu 23: Đặc điểm quan trọng nhất của văn học Đại Việt ở đầu thời kì TKX-XV là
A. mang nặng tư tưởng Nho giáo.
B. mang nặng tư tưởng Phật giáo.
C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phương Tây.
D. diễn ra quá trình hiện đại hóa văn học.
Câu 24: Nghệ thuật sân khấu dân tộc từ TKX-XV phát triển với nhiều hình thức gồm
A. chèo, múa rối, điêu khắc. B. điêu khắc, sân khấu, âm nhạc.
C. chèo, tuồng, tháp, chùa. D. chèo, tuồng, múa rối nước.
Câu 25: Một số quan lại cũ của nhà Lê đã có hành động gì sau khi Mạc Đăng Dung lập nên nhà Mạc?
A. Thành lập nhà nước mới gọi là Bắc triều.
B. Kêu gọi toàn dân khởi nghĩa lật đổ nhà Mạc.
C. Phục tùng nhà Mạc và được nhà Mạc cắt cử cai trị các địa phương.
D. Nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở Thanh Hóa.
Câu 26: Nước ta phân chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài do hệ quả của cuộc chiến tranh
A. Lê-Mạc. B. Trịnh-Mạc.
C. Trịnh-Nguyễn. D. Tây Sơn-Nguyễn.
Câu 27: Con sông nào đã chia cắt đất nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài ở TKXVII?
A. sông Hương. B. sông Hồng.
C. sông Gianh. D. Sông Thu Bồn.
Câu 28: Tình hình nông nghiệp Đại Việt ở nửa sau TKXVII có gì nổi bật?
A. Dần ổn định trở lại. B. Phát triển vượt bậc.
C. Khủng hoảng trầm trọng. D. Suy yếu nghiêm trọng.
Câu 29: Người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến nước ta mang hàng hóa của họ đổi lấy
A. vũ khí, len dạ, đồ sứ. B. bạc, đồng, đồ sứ.
C. vũ khí, thuốc súng, len dạ. D. Tơ lụa, đường, nông sản quý.
Câu 30: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là
A. Quốc triều hình luật. B. Hình luật. C. Hình thư. D. Gia Long.
Câu 31: Vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam là
A. Mạc Đĩnh Chi. B. Nguyễn Hiền. C. Lương Thế Vinh. D. Lê Văn Thịnh.
Câu 32: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”
Câu ca trên nói về sự thịnh trị của đất nước ta dưới triều đại nào?
A. Lê sơ B. Lý C. Trần. D. Mạc.
Câu 33: Kinh đô của nhà nước Đại Ngu dưới triều Hồ ở
A. Phú Xuân (Huế). B. Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Đại La (Hà Nội). D. Tây Đô (Thanh Hóa).
Câu 34: Vị vua nào của nhà Trần sau khi thoái vị đã đi tu trên đỉnh núi Yên Tử (Quảng Ninh)?
A. Trần Thái Tông. B. Trần Thánh Tông.
C. Trần Nhân Tông. D. Trần Anh Tông.
Câu 35: Quốc hiệu Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên dưới triều vua
A. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Thiệu Trị. D. Tự Đức.
Câu 36: “Đình Bảng bán ấm bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”
Câu ca dao trên thể hiện điều gì?
A. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
B. Sự xuất hiện của chợ và các làng buôn.
C. Sự xuất hiện của nhiều làng nghề thủ công mới.
D. Sự xuất hiện của ngoại thương.
Câu 37: Chính sách nào được các triều đại phong kiến Việt Nam từ TKX-XV thực hiện đối với các dân
tộc ít người?
A. Tìm cách dụ dỗ, mua chuộc. B. Đoàn kết, gả các công chúa.
C. Đem quân lên đàn áp. D. Không quan tâm tới họ.
Câu 38: Cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789 của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu thắng lợi
hoàn toàn bởi chiến thắng
A. Ngọc Hồi-Đống Đa. B. Tây Kết-Vạn Kiếp.
C. Rạch Gầm-Xoài Mút. D. Tốt Động-Trúc Động.
Câu 39: Tương truyền trước khi ra trận, vị nữ đô đốc của phong trào Tây Sơn thường mặc sắc phục màu
đỏ và cưỡi voi. Bà là
A. Triệu Thị Trịnh. B. Lê Chân.
C. Bùi Thị Xuân. D. Thiều Hoa.
Câu 40: Vụ án “Lệ chi viên” nổi tiếng gắn liền với cái chết của hơn 400 người trong gia tộc của
A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Công Trứ.
C. Nguyễn Du. D. Đào Duy Từ.

----------- HẾT ----------

You might also like