You are on page 1of 6

BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA GK2 – LỊCH SỬ 11

BÀI 8: (MA TRẬN CÓ 11 CÂU)

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là
A. khởi nghĩa Bà Triệu. B. khởi nghĩa Lý Bí.
C. khởi nghĩa Hai Bà Trưng. D. khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi đã
A. chấm dứt vĩnh viễn ách đô hộ ngàn năm Bắc thuộc.
B. chấm dứt mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc.
C. mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
D. đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt.
Câu 3. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã đưa đến sự thành lập vương triều Lê sơ?
A. Khởi nghĩa Lý Bí. B. Khởi nghĩa Lam Sơn.
C. Khởi nghĩa Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Câu 4. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) nổ ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Nhà Hồ tiến hành cải cách đất nước thành công. B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
C. Nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khác. D. Nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
Câu 5. Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) so với cuộc kháng chiến chống
quân Tống xâm lược (1075 – 1077) là
A. sử dụng kế sách “tiên phát chế nhân”. B. diễn ra khi đất nước bị mất độc lập.
C. được đông đảo nhân dân tham gia. D. sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Tây Sơn (1771 - 1789)?
A. Từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành phong trào dân tộc rộng lớn.
B. Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước.
C. Đập tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
D. Đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Câu 7. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất hoàn toàn đất nước về mặt nhà nước.
C. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 8. Một trong những điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 và khởi nghĩa Lý Bí năm 542 là
A. diễn ra qua hai giai đoạn khởi nghĩa và kháng chiến.
B. đều chống lại ách đô hộ của nhà Hán.
C. đều chống lại ách đô hộ của nhà Đường.
D. đều mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc.
Câu 9.
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Những câu thơ trên là lời thề mở đầu cho cuộc khởi nghĩa nào sau đây?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng B. Khởi nghĩa Lý Bí
C. Khởi nghĩa Bà Triệu D. Khởi nghĩa Phùng Hưng
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời kì
Bắc thuộc?
A. Liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
B. Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng.
C. Nhiều cuộc khởi nghĩa lập được chính quyền trong một thời gian.
D. Mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đặc điểm nổi bật của khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?
1
A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui ba lần lên núi Chí Linh.
B. Chuyển hướng vào Nghệ An, mở rộng địa bàn hoạt động vào phía nam.
C. Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh, làm chủ vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An
D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược và giành thắng lợi nhanh chóng
Câu 12: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc đều diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Chính quyền phương Bắc suy yếu. B. Đất nước bị mất độc lập, tự chủ.
B. Lực lượng vũ trang của ta lớn mạnh. D. Nhân dân Việt Nam đã bị đồng hóa.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân ta (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)?
A. Xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm. B. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước. D. Nâng cao sức năng lực lãnh đạo của Đảng.
Câu 14: Một trong những đặc điểm nổi bật của khởi nghĩa Lam Sơn là
A. kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao chống lại kẻ thù
B. từ khởi nghĩa nông dân phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc
C. kết hợp giải phóng dân tộc với xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước
D. bùng nổ trong bối cảnh ta đã xây dựng được lực lượng lớn mạnh
Câu 15: Nguyên nhân sâu xa bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc là
A. nhân dân Việt Nam đã thiết lập được chính quyền vững mạnh.
B. chính quyền đô hộ của phương Bắc khủng hoảng, tổ chức lỏng lẻo.
C. do ách cai trị, bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. do mâu thuẫn của các thủ lĩnh người Việt với chính quyền đô hộ.
Câu 16: Nghệ thuật quân sự nào dưới đây trong kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý được kế thừa và phát
huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Kế sách “tiên phát chế nhân”. B. Kế sách “thanh dã”
C. Chủ động kết thúc chiến tranh. D. Đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Đập tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc
B. Kết thúc 20 năm nhà Minh đô hộ, mở ra thời kì mới của đất nước.
C. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở thống nhất quốc gia
D. Đưa Đại Việt trở thành cường quốc hàng đầu khu vực Đông Nam Á
Câu 18: Một trong những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật quân sự của các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử Việt Nam từ thế
kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX là
A. lấy ít địch nhiều B. lấy lực thắng thế
C. tiên phát chế nhân D. vườn không nhà trống
Câu 19: Từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành phong trào dân tộc rộng lớn là một trong những đặc
điểm nổi bật của
A. phong trào Tây Sơn B. khởi nghĩa Lam Sơn
C. kháng chiến chống Nam Hán D. khởi nghĩa Hai Bà Trưng
BÀI 9 ( MA TRẬN CÓ 8 CÂU)
Câu 1. Nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã
tiến hành
A. cải cách văn hoá, xã hội, giáo dục. B. xây dựng toà thành Tây Đô kiên cố.
C. buộc vua Trần nhường ngôi cho mình. D. ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.
Câu 2. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã tiếp tục
A. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm. B. tổ chức kháng chiến chống quân Thanh
C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam. D. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng.
Câu 3. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Văn hoá - giáo dục. B. Chính trị - quân sự. C. Kinh tế - xã hội. D. Thể thao - du lịch.
Câu 4. Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các điền trang, thái ấp của
quý tộc, Hồ Quý Ly đã
A. cho phát hành tiền giấy. B. ban hành chính sách hạn điền.

2
C. cải cách chế độ giáo dục. D. thống nhất đơn vị đo lường.
Câu 5. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các vương hầu, quý tộc, quan lại
được gọi là
A. phép hạn gia nô. B. chính sách hạn điền. C. chính sách quân điền. D. bình quân gia nô.
Câu 6. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đề cao tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 7. Trong cải cách về văn hoá, Hồ Quý Ly khuyến khích và đề cao chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Nôm. B. Chữ Hán. C. Chữ Latinh. D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 8. Về kinh tế - xã hội, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng. B. Hạn chế sở hữu ruộng tư của quý tộc.
C. Thống nhất đơn vị đo lường cả nước. D. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến.
Câu 9. Về văn hóa - giáo dục, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Bắt tất cả các nhà sư phải hoàn tục. B. Chú trọng việc tổ chức các kì thi.
C. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm. D. Mở trường học ở các lộ, phủ, châu.
Câu 10. Để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Gả các công chúa cho các tù trưởng miền núi. B. Thi hành chính sách thần phục nhà Minh.
C. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy. D. Quan hệ hoà hiếu với Chăm-pa, Chân Lạp.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ
XV?
A. Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước
B. Là cuộc cải cách triệt để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng.
C. Góp phần xây dựng nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
Câu 12: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ được tiến hành
A. từ những năm 80 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược
B. từ những năm 70 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược
C. từ khi Hồ Quý Ly trở thành một đại thần đến khi ông qua đời
D. từ khi Hồ Quý Ly lên làm vua đến trước khi quân Minh xâm lược
Câu 13: Trong phương thức tuyển chọn quan lại, Hồ Quý Ly và nhà Hồ tăng cường
A. mở các khoa thi B. bổ sung tầng lớp quý tộc
C. Thải hồi những người già yếu D. Bổ sung những người khỏe mạnh
Câu 14. Nội dung nào sau đây trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trên lĩnh vực kinh tế?
A. In và phát hành tiền giấy. B. Đặt thêm các đơn vị hành chính.
C. Ban hành hình luật mới. D. Thải hồi những binh sĩ già yếu.
Câu 15: Một trong những công trình kiến trúc cuối thế kỉ XIV bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới, được
UNESCO ghi danh là
A. Luỹ Trường Dực. B. Luỹ Bán Bích. C. Thành Nhà Hồ. D. Kinh thành Huế.
BÀI 10 (TRONG MA TRẬN CÓ 8 CÂU)
Câu 1: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông được tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Nội bộ triều đình có nhiều mâu thuẫn, biến động.
B. Nền kinh tế sa sút, nạn đói diễn ra thường xuyên
C. Đất nước đứng trước nguy cơ bị nhà Minh xâm lược
D. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng
Câu 2. Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông được tiến hành trên mọi lĩnh vực, nhưng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực A.
kinh tế. B. giáo dục. C. hành chính. D. văn hóa.
Câu 3: Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật nào sau đây?
A. Hình thư B. Quốc triều hình luật. C. Hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 4: Trong lĩnh vực văn hóa, Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao hệ tư tưởng
A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Thiên chúa giáo
Câu 5: Ban cấp ruộng đất ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tứ phẩm là nội dung chủ yếu của
chính sách cải cách nào sau đây của vua Lê Thánh Tông?

3
A. Quân điền B. Hạn điền C. Hạn nô D. Lộc điền
Câu 6: Ruộng đất công ở các làng xã thời Lê Thánh Tông được phân chia theo chế độ nào sau đây?
A. Điền trang. B. Lộc điền. C. Quân điền. D. Hạn điền
Câu 7: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên có tên gọi là
A. Tam ty B. Lục bộ C. Lục khoa D. Thông chính ty
Câu 8. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 có tên gọi là
A. Hà Nội. B. Phú Xuân. C. Quảng Nam. D. Tây Đô.
Câu 9: Trong cuộc cải cách thế kỉ XV, dưới đạo thừa tuyên, vua Lê Thánh Tông thiết lập hệ thống
A. phủ, huyện/châu, xã. B. tỉnh/thành phố, huyện, xã
C. lộ, trấn, phủ, huyện/châu D. tỉnh, phủ, huyện, slàng.
Câu 10: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ thống quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua
A. dòng dõi tôn thất B. tiến cử C. giáo dục – khoa cử D. đề cử
Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ảnh đúng mục đích cải cách của vua Lê Thánh Tông?
A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và củng cố bộ máy nhà nước
B. Giải quyết tình trạng khủng hoảng trầm trọng của đất nước bấy giờ
C. Biến nước ta trở thành cường quốc lớn mạnh hàng đầu trong khu vực.
D. Tăng cường tiềm lực đất nước chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm
Câu 12: Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông đã
A. Bãi bỏ nhiều cơ quan, chức quan cũ B. Chú trọng đổi mới giáo dục khoa cử
C. Ban hành chính sách hạn điền và hạn nô D. Coi trọng bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em
Câu 13. Một trong những điểm mới và tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là
A. đề cao quyền tự do, dân chủ của nhân dân. B. bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của vua.
C. bảo vệ quyền và lợi ích của quân cấm binh. D. bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.
Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa cải cách của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV?
A. Nâng cao tiềm lực quốc gia, đẩy lùi nguy cơ ngoại xâm cận kề
B. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng
C. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đại Việt
D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ và hành chính
Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm giống nhau giữa cải cách của Hồ Quý Ly và vua Lê Thánh Tông?
A. Cải cách chủ yếu mô phỏng theo mô hình nhà Minh (Trung Quốc)
B. Cải cách thành công trọn vẹn và mang tính triệt để trên mọi lĩnh vực
C. Cải cách nhằm tập trung quyền lực về tay vua và triều đình trung ương
D. Cải cách toàn diện, quy mô lớn nhưng tập trung vào lĩnh vực quân đội
Câu 16: Trong nội dung cải cách, Hồ Quý Ly và vua Lê Thánh Tông đều
A. bãi bỏ nhiều cơ quan, chức quan cũ có nhiều quyền lực
B. khuyến khích và đề cao sử dụng chữ Nôm trong thi cử
C. hạn chế sỡ hữu ruộng đất quy mô lớn của quý tộc tôn thất
D. tăng cường cơ chế giám sát, ràng buộc nhau giữa các cơ quan
Câu 17: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là
A. có sự gia tăng hình phạt đối với người phạm tội nếu đã đến tuổi trưởng thành
B. có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ
C. đề cao quyền lợi và địa vị của nam giới, quy định cụ thể về tố tụng
D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ
BÀI 11 (TRONG MA TRẬN CÓ 8 CÂU)
Câu 1: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
C. Bộ máy chính quyền nhà nước chưa hoàn thiện, đồng bộ
D. Đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược từ nhà Thanh
Câu 2: Để hoàn thiện bộ máy chính quyền Trung ương, vua Minh Mạng đã cho thành lập một số cơ quan mới có tên là
A. Lục bộ, Lục khoa, Lục tự B. Đô ty, Thừa ty, Hiến ty

4
C. Đô sát viện, Cơ mật viện D. Thông chính ty, Quốc Tử Giám
Câu 3: Trong cuộc cải cách nửa đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mạng đã phân chia bộ máy chính quyền địa phương thành các
cấp nào sau đây?
A. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện/châu, xã. B. Tỉnh/thành phố, huyện/châu, xã
C. Lộ, trấn, phủ, huyện/châu, xã D. Tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã.
Câu 4: Trong công cuộc cải cách của vua Minh Mạng, Nội các được thành lập có vai trò gì?
A. Giúp vua khởi thảo các văn bản hành chính
B. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Lục bộ
C. Phụ trách nhân khẩu, thu thuế trong cả nước
D. Xướng danh những người đỗ trong kì thi Đình
Câu 5: Năm 1832, vua Minh Mạng cho thành lập Đô sát viện để thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Tiếp nhận và xử lý các loại công văn, giấy tờ
B. Can gián nhà vua và giám sát các cơ quan
C. Phụ trách nhân khẩu, thu thuế trong cả nước
D. Phụ trách bang giao, đón tiếp sứ thần nước ngoài
Câu 6. Công cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã đem lại một trong những kết quả nào sau
đây?
A. Đưa đất nước phát triển lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.
C. Góp phần mở cửa và hội nhập nền kinh tế khu vực.
D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 7. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh
A. tình hình an ninh – xã hội ở nhiều địa phương bất ổn
B. bộ máy nhà nước phong kiến cơ bản đã hoàn chỉnh.
C. tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất đã khắc phục.
D. phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh
Câu 8. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
B. ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài.
C. đặt cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện hiện nay.
D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 9. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Nâng cao vai trò quản lí của chính quyền ở trung ương.
B. Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
C. Ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất đất nước về lãnh thổ.
D. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng tư bản.
Câu 10. Một trong những di sản lớn nhất trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) còn giá trị đến
ngày nay là
A. cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương.
B. cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh.
C. tập trung cao độ quyền lực vào trong tay nhà vua.
D. ưu tiên bổ nhiệm quan lại là người ở địa phương.
Câu 11. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Thành lập lục Bộ để giúp việc cho nhà vua.
B. Tăng cường quyền lực tuyệt đối của nhà vua.
C. Thành lập các cơ quan Nội các và Cơ mật viện.
D. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
Câu 12: Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng được thực hiện trên cơ sở học tập chủ yếu mô hình của vương
triều nào sau đây ở Trung Quốc?

5
A. Nhà Nguyên B. Nhà Thanh C. Nhà Tống D. Nhà Đường
Câu 13: Một trong những hạn chế trong cải cách của vua Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX là
A. cải cách nặng về củng cố vương triều, ít chú ý đến cải thiện dân sinh
B. cải cách làm tăng thêm tình trạng cát cứ, phân quyền ở các địa phương
C. sự giám sát, ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan, chức quan mờ nhạt
D. bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả hơn thời kì trước
Câu 14: Dưới thời Minh Mạng, triều đình tăng cường quyền kiểm soát đối với vùng dân tộc thiểu số thông qua việc
A. thiết lập chế độ thổ quan B. bãi bỏ quyền thế tập của tù trưởng.
C. gả công chúa cho các tù trưởng D. bỏ lưu quan (quan lại người Kinh)
Câu 15: Trong cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quân sự quan trọng
được gọi là
A. Hàn lâm viện. B. Cơ mật viện. C. Nội các. D. Đô sát viện.
Câu 16: Một trong những tác dụng tích cực của cải cách hành chính thời vua Minh Mạng là góp phần
A. tạo điều kiện phát triển kinh tế theo hướng tư bản
B. hạn chế sự tham nhũng và lộng hành của quan lại.
C. khích lệ người dân tích cực thi cử và ra làm quan.
D. phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
Câu 17: Vua Minh Mạng cải cách hệ thống chính trị - hành chính chặt chẽ, gọn nhẹ từ trung ương đến địa
phương không nhằm mục tiêu nào dưới đây?
A. Nâng cao năng lực hệ thống quan chức ở trung ương.
B. Thống nhất đất nước, xác lập chủ quyền lãnh thổ.
C. Thiết lập nên nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền.
D. Hạn chế tối đa quyền tự trị của làng xã, địa phương.
Câu 19. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Thành lập lục Bộ để giúp việc cho nhà vua.
B. Tăng cường quyền lực tuyệt đối của nhà vua.
C. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
D. Chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm giống nhau trong cải cách của Hồ Quý Ly (thế kỉ XV) và vua
Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)?
A. Được tiến hành khi đất nước đang lâm vào tình trang khủng hoảng trầm trọng.
B. Cải cách nhằm tăng cường quyền lực của vua và hiệu quả của bộ máy nhà nước
C. Cải cách nhằm hướng đến cải thiện dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội đất nước
D. Cải cách nặng về mô phỏng, dập khuôn bên ngoài mà ít có sự sáng tạo, cải biến
------------HẾT-----------

You might also like