You are on page 1of 3

A/ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1, MỞ BÀI/ KẾT BÀI/ NỐI ĐOẠN THÂN BÀI


- Thơ:
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh.
(Nguyễn Sĩ Đại)
Những vần thơ của Nguyễn Sĩ Đại đã cho thấy mỗi chúng ta sinh ra là một bản thể cá biệt, mang
những đặc điểm, sứ mệnh riêng. Và, trên hành trình tìm kiếm và thực hiện sứ mệnh của mình,
chúng ta nhận ra + VĐNL
“Ta cúi xuống đất

Hí hửng nhặt từng cái kim rơi vụn vặt

Mà để lồng lộng trên cao

Những mùa trái, mùa chim bay mất

Những mùa yêu, mùa hạnh phúc bay vèo”

(Chế Lan Viên – “Tu hú có cần đâu”)

Giống như Chế Lan Viên từng viết, con người ta có những lúc quá thoả mãn “hí hửng” với những
cái tầm thường, tiểu tiết “kim rơi vụn vặt” mà đã bỏ phí biết bao điều tốt đẹp, những giá trị đích
thực của cuộc sống “mùa trái, mùa chim, mùa yêu, mùa hạnh phúc”

Nếu là con chim, chiếc lá


Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
(Tố Hữu)

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó


Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
(Lưu Quang Vũ)

- Câu nói:
 Tôi còn nhớ trong tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, Nguyễn Ngọc Thuần từng
viết: “Người sống là một âm thanh nên khi sống, người ta sẽ gây nên tiếng vang bằng
chính cuộc sống của mình.” Hành trình sống là hành trình tím kiếm và tạo ra ‘tiếng vang’
cho riêng mình, trên hành trình ấy + VĐNL
 “Dẫu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu” (Phạm Lữ Ân). Thời gian là
dóng chảy miên viễn vô tận nhưng kiếp sống con người lại hữu hạn, vô thường. Nên khi
sống, ta hãy sống một cuộc đời đẹp nhất, để làm được điều đó + VĐNL
 “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như những hạt cát vô danh. Họ sinh ra để
lưu lại dấu ấn trên mặt đất và trong trái tim người khác”. Tất cả chúng ta đều chào đời
bằng tiếng khóc vô tri, đều chập chững những bước đi đầy lạ lẫm. Nhưng chúng ta sẽ là
những bông hoa dâng cho cuộc đời một hương thơm đặc biệt hay chỉ là một nhành cỏ dại
thấp bé luôn núp dưới bóng râm các loài cây có chăng là phụ thuộc vào những gì ta để lại
cho cuộc đời này.
2, THÂN BÀI
- Bình luận:
 Ngày nay, dưới sự phát triển của Trí tuệ số, Trí tuệ thông minh nhân tạo, chắc hẳn con
người cũng từng thoáng một hồi lo lắng rằng liệu một mai, những con rô-bốt sẽ lấn át con
người để chiếm lĩnh và thống trị thế giới. Bởi vậy, …
 Tôi và bạn đang sống ở thế kỉ XXI – một thế kỉ không thể phủ nhận thành tựu to lớn của y
học, công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật, … Nhưng con người vẫn phải đối mặt với một
thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên dần cạn kiệt,
môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những dịch bệnh nguy hiểm, … Bởi vậy, …
- Bài học:
 Tôi và bạn thuộc thế hệ Gen Z – một thế hệ đặt chữ “dám” vào tuyên ngôn sống của mình
để tạo dựng nên một cộng đồng trẻ trung hiện đại, một thế hệ “nghĩ khác và mơ lớn”. Đã
đến lúc nhận ra rằng chúng ta không chỉ là những cá nhân bé nhỏ, mà còn là người có thể
khiến thế giới rộng lớn ngoài kia thay đổi bởi sức ảnh hưởng của mình …
 "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao
cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ
vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta,
tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời”. Câu nói nổi tiếng của
Pavel trong “Thép đã tôi thế ấy” cũng là …
- Liên hệ bản thân:
 Tôi đã từng như con ốc thu mình vào chiếc vỏ để không phải đối diện những khó khăn,
thách thức ngoài kia. Nhưng tôi nhận ra rằng, để hướng về phía mặt trời, bản thân không
thể mãi trong quỹ đạo an toàn như vậy, nên tôi đã quyết định vươn ra đón những tia nắng
đầu tiên …
- Câu văn giàu hình ảnh:

 Mỗi một sinh linh trong cõi sống này đều mang trong mình sự sống riêng của nó. Dù chỉ
ngắn ngủi như một cánh bướm ngoài kia, kết thúc cuộc đời khi trái đất hoàn thành một
vòng quay dài hai tư tiếng; hay là một con người với một kiếp sống đến trăm năm, tất cả
đều mang theo cái sứ mệnh thiêng liêng là sống. Sống chứ không phải là tồn tại.

 Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở thành con bướm biết
bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua
tầng đất dày để thành cây cứng cáp. Con tằm nào được người ta cắt cỏ kén chui ra mãi mãi
bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay. Hạt giống nằm trên
mặt đất dễ dàng này mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông to. Con người không thể
chọn cho minh nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống …

You might also like