You are on page 1of 7

Nhóm 7 – ĐHGDTH L2 – 20 AG

Huỳnh Thị Kim Phụng ( NT)


Lê Thị Bé Thi( thư kí)
Bùi Công Tạo
Phạm Thị Hồng Nga
hjghghhhhjjhhjhghjkjkjkljklhvjggjgjhklkjlkjlk
Bài làm

1. Tác giả - tác phẩm


Võ Quảng  là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.Ông sinh 01/03/1920 tại Đại Hòa,
Đại Lộc Quảng Nam, mất 2007 tại Hà Nội.

Sự nghiệp sáng tác:


+ Những tác phẩm thơ tiêu tiểu: Gà mái hoa, Thấy cái hoa nở, Nắng sớm, Anh đom đóm, Măng
tre, Én hát và đua quay.
+ Những tác phảm tiêu biểu về chuyện: Cái thăng, Chỗ cây đa làng, Cái mai, những chiếc áo
ấm, Quê nội, Bài học tốt, Tảng sáng.
+Những bài viết tiêu biểu về tiểu luận – phê bình: Chung quanh vấn đề sáng tác văn thơ cho
thiếu nhi, Làm thơ cho thiếu nhi, Truyện đồng thoại cho thiếu nhi, Thơ cho thiếu nhi, Nói về
ngôn ngữ văn học đi vào nhà trường, một số ý nghĩa chung quanh vấn đề sách viết cho thiếu
nhi…
Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Tất cả những sáng
tác ông để lại cho các em đều là những giá trị tinh thần không gì có thê thay thế. Chính vì vậy
nhà nghiên cứu văn học Phong Lê đã nhận định: “ Thơ Võ Quãng ít nói điều gì cao xa, to tát,
trừu tượng. Ông chỉ nói những chuyện nhỏ nhẹ bình thường, với giọng khiêm nhường, nhiều khi
vui, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh. Nhưng thơ ông mặc dù vậy, hay chính vì vậy, lại rất giàu ý nghĩa
giáo dục. Đó là chỗ mà theo tôi, thực sự là thành đạt trong thơ cho lứa tuổi thơ của Võ Quãng”.
Chúng ta cùng chứng minh nhận định trên.
Võ Quảng đã sáng tác những bài thơ không chỉ giúp các em phát hiện ra cái đẹp xung
quanh , cái đẹp của thiên nhiên mà còn giúp các em hiểu được cái đẹp ấy chính là nhờ bàn tay 
lao động , nhờ công sức của con người .Mỗi bài thơ của ông đều có tác dụng giáo dục rõ
rệt ,hướng các em vào những việc làm tốt :chăm học ,chăm làm…

Võ Quảng ra đi trong lặng lẽ; sau khi đã để lại cho đời một tình yêu con trẻ hết mình và trọn đời;
và với tình yêu đó, ông đã để lại cho nhiều thế hệ trẻ bao hành lý tinh thần quý giá, nó làm giàu
có tâm hồn mỗi con người. Võ Quảng đã chăm chút biết bao nhiêu cho cái phần sống bên trong
ấy của con người ngay từ tuổi thơ. Và ông còn nhắc nhở ta khi đã đi qua tuổi thơ, càng cần biết
chăm chút hơn, nhân hậu hơn, với tất cả những gì thân thiết, cả những gì còn xa lạ, hoặc ngang
trái trong vận hành đầy vất vả của cuộc đời, cả trong sự tự quên mình đi vì niềm vui và hạnh
phúc của người khác./.
1
2. Nhận định của về vườn bách thú, bách thảo trong thơ Võ Quãng

Nhà văn Võ Quảng (1920-2007) quê quán ở Quảng Nam. Sự nghiệp văn thơ viết cho thiếu nhi
của Võ Quảng khá đồ sộ. Hơn 200 bài thơ in trên các tập thơ nổi tiếng . Cùng hàng trăm truyện
ngắn, truyện vừa. Khi viết thơ cho thiếu nhi, vườn thơ của ông luôn giàu có về cây cỏ, chim thú
luôn dạt dào tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước. Cái chất xanh tươi, trong sáng trong thơ ông là
một món ăn tinh thần rất quý, bồi bổ cho tâm hồn của các em. Vì vậy nhà thơ Ngô Quân Miệng
đã nhận định: “Trong thơ anh (Võ Quảng) có một mảng vườn bách thú và bách thảo mà những
em bé nào có cái may mắn được vào đều say mê và yêu thích”. Hôm nay chúng ta sẽ chứng
minh nhận định trên.
Mỗi bài thơ của Võ Quảng như một câu chuyện nhỏ xinh đánh thức sự chú ý, khơi gợi sự ghi
nhớ, tưởng tượng của trẻ, giáo dục trẻ hăng say lao động. Nhất là khi viết về thế giới loài vật.
Khi ông mặt trời gác núi, nhường chỗ cho bóng đêm thì cũng là lúc anh Đom Đóm bắt đầu công
việc thường nhật của mình là “lên đèn đi gác”, anh đom đóm coi việc canh gác như là một nghĩa
vụ cao cả mà mình phải thực hiện. Công việc ấy tuy giản dị, đơn sơ, thầm lặng nhưng nó đã và
đang thể hiện một nghĩa cử cao đẹp là hi sinh bản thân mình, làm việc quên mình không ngại
khó khăn gian khổ để lo cho người khác có một giấc ngủ ngon, một giăc ngủ yên bình.
“Mặt trời gác núi 
Bóng tối lan dần 
Anh Đóm chuyên cần 
Lên đèn đi gác... 

Theo làn gió mát 


Anh đi rất êm 
Đi suốt một đêm 
Lo cho người ngủ”.
Mở đầu bài thơ” Gà mái hoa” là hình ảnh con gà trống gáy cho thấy một cuộc sống mớ lại bắt
đầu bằng nhiều niềm vui hòa bão ước mơ.Không chỉ vậy, tác giả còn gợi tả những hoạt động của
các chú gà làm cho các bé thêm rất gần gũi với cuộc sống thường ngày.  Trước những quang
cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn. Với ông, ông đã đưa các bé vào
với một không gian tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh
cuộc sống thường ngày. Ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ
tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm
hỉnh lại rất giàu tính giáo dục sâu sắc.

2
“Một buổi sớm mai

Trời chưa bừng sáng

Con gà trống xám

Đập cánh ó, o!

Nghe tiếng gọi to

Mái hoa bừng mắt

Kêu một tiếng "oắc"!

Nhảy phắt khỏi chuồng”.

Mảnh vườn thơ của ông có những bức tranh lộng lẫy của cảnh sắc thiên nhiên. Những bài thơ
viết về cây cỏ rất tươi tắn. Đó là món ăn tinh thần quý giá, bồi dưỡng tâm hồn phong phú và
giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước.
“Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy

Mầm non vừa nghe thấy


Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc... “( Mầm non)
Qua những bài thơ xinh xắn, nhẹ nhàng, anh khai thác nhiều chủ đề nhưng phần chủ yếu anh
muốn truyền đến cho các em lòng thương yêu thế giới cỏ cây loài vật, sự bừng tỉnh của cây
cỏ, để từ đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn, lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp”.
“Tôi cây măng tre
Mọc lên giữa bụi
Chưa tròn một tuổi
Cành chửa thành cành
Lá vừa nẩy xanh
Mỏng như cánh bướm’ ( Cây măng tre)

3
Võ Quảng cũng có những bài thơ thật hay miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Tết đến, xuân về
đem lại một vẻ đẹp kỳ lạ, tinh khôi cho cảnh vật. Muôn loài hoa khoe sắc, tỏa hương.
Hoa cải li ti với đốm vàng óng ánh, hoa cà tím tím, hoa ớt trắng phau… (Ai cho em biết).
Những hình ảnh hết sức giản dị, thân thương nhưng tạo ra những rung động về vẻ đẹp
thanh bình, trong sáng của làng quê Việt Nam bao đời

Là một cây bút nghiêm cẩn trong sáng tác, Võ Quảng đã để lại một gia tài tinh thần quý
giá cho tuổi thơ. Hơn 200 bài thơ ông để lại không chỉ là những bài học làm người sâu
sắc mà còn là những công trình nghệ thuật có ý nghĩa đặt nền móng, đồng hành cùng sự
phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam.
ái nôi của yêu thương giúp ta làm việc và sống có tình có nghĩa.

3. Những bài học giáo dục

Với quan niệm Giáo dục cái hay cái đẹp cho thiếu nhi Võ Quảng đã sáng tác những tác phẩm
không chỉ giúp các em cảm nhận vẻ đẹp xung quanh, vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn giúp các em
hiểu cái đẹp ấy chính là nhờ bàn tay lao động, nhờ công sức con người. Ta còn gặp ông ấy, trong
thơ ông một ý nghĩa giáo dục, cụ thể là những việc làm tốt: Chăm học, chăm làm, giúp mẹ, dậy
sớm, sạch sẽ, tập thể dục.

Thơ Võ Quảng là thế giới của con trẻ và thế giới của hoa cỏ, loài vật, qua cách nhìn con
trẻ.Một thế giới vui ngộ, cái vui lao động, nẩy nở, sinh sôi.Anh đom đóm, một đốm sáng, một
sinh thể phát sáng nhỏ nhoi, đêm đêm chuyên cần “lên đèn đi gác”. Anh đi suốt đêm, cho đến
khi gà gáy sáng mới “tắt đèn lồng” “lui về nghỉ”.Chị chổi tre cần mẫn quét dọn khiến cho “nhà
mát sáng, cả trong ngoài, gió khoan thai, bay vào cửa”. Khi đọc hai bài thơ trên ta thấy rất vui
nhưng cũng nhằm khuyên chúng ta siêng năng làm việc, giáo dục trẻ thơ yêu lao đông, lao động
vừa có niềm viu vừa mang lại lợi ích cho con người.
Con bê lông vàng “đi qua vườn ớt, nhìn sau nhìn trước, đi qua vườn cà, đi vào đi ra, đi tìm mẹ
nó”. Bê “không thấy mẹ” mà “thấy cái hoa nở”.
Nó bước lại gần
Nó đứng tần ngần
Mũi kề, hít hít
Tuổi trẻ chóng quên, và lại ham vui.Gà mái hoa bỗng nhiên trái chứng, đổi nết. Hoá ra nó đang
đi tìm ổ. Khi đã có ổ nó nằm yên để ấp. Nó mang lại niềm vui cho cả nhà.
Ai đó? Mời vào. Một hoạt cảnh thật vui, những “nhân vật” ở đây như Thỏ, Nai, Vạc, Gió chưa
hề quen nhau mà đầy lòng hiếu khách.Biết bao thế hệ ông bà nội ngoại, từng ngồi bên cháu
trước những trang tranh truyện Mời vào để cùng nhận diện mấy vị khách lạ sau ba tiếng gõ
cửa: Cốc, cốc, cốc. Đây cũng là điều giáo duc cho trẻ nhận ra đặc điểm của con vật.

4
Để giáo dục trẻ thơ nhận diện bốn mùa trong năm, ông đã chọn lọc miêu tả đặc sắc. Võ Quảng
có những bức tranh lỗng lẫy của cảnh vật thiên nhiên .Dường như bốn mùa xuân hạ ,thu,
đông đều được ông thâu tóm những nét điển hình nhất của đất trời khi mùa xuân chợt đến qua sự
thức tỉnh kì diệu của chổi biếc :
“Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.”
(mầm non)
Mùa hạ được gợi tả qua nét vẽ cảnh hồ sen : 
“Hoa sen sáng rực 
Như ngọn lửa hồng 
Một chú bồ nông
Mải mê đứng ngắm 
Nước xanh thăm thẳm 

Lồng lộng mây trời


Một cánh sen rơi
Rung rinh mặt nước”
(có một chỗ chơi)
Thế giới thiên nhiên trong Ai dậy sớm, một buổi sớm với vừng đông và đất trời, thật rạng
rỡ, tinh khôi.Một mùa xuân với “hoa cải li ti, đốm vàng óng ánh, hoa mùi tím tím, nõn nuột hoa
bầu, hoa ớt trắng phau, xanh lơ hoa đỗ”.Một mầm non “mắt lim dim” “nhìn qua kẽ lá”, thấy thế
giới chung quanh vẫn còn chìm trong yên lặng.
“Chợt một tiếng chim kêu
Chíp chiu chiu, xuân đến!”
Tiếng chim như đánh thức cả đất trời và trịnh trọng thông báo cuộc chuyển mùa.Thơ Võ Quảng
luôn hàm chứa một cái gì đột biến trong bừng tỉnh, nẩy nở, sinh sôi.
Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế giới hoa cỏ và loài vật quanh ta. Ông thổi vào chúng
sự sống vui và làm cho các em cùng chúng ta vui cái vui của sự sống bình thường. Cứ như vậy
ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ; và giúp cho con
người kéo dài sự tươi tắn của tuổi thơ.

4. Phân tích bài thơ “ Ai dậy sớm”


Bài làm

Nhà thơ Võ Quảng viết bài thơ Ai dậy sớm với một giọng văn đầy hình ảnh nhạc điệu. Xoay
quyanh một vấn đề đơn gian nhất là đánh thức các bé. Nhà thơ đã vào bài thơ dành cho các em
là cả thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật gần gũi mà lại rất ngộ nghĩnh song giá trị mô phạm cao
mang tính nhân văn cao.

5
Bài thơ nói về hoạt động của con người vào lúc sáng sớm, làm việc và hòa mình cùng với thiên
nhiên. Đồng thời cũng nói lên thiên nhiên vào buổi bình minh rực rỡ và thật sinh động. Và, thiên
nhiên dành tặng những điều tuyệt đẹp này cho ai đó dậy thật sớm để chào đón ngày mới với
thiên nhiên, như một món quà để tri ân những người biết trân trọng và yêu quý thiên nhiên. 
“Ai dậy sớm
Bước ra vườn 
Hoa ngát hương
Đang chờ đón.”
Hoạt động của những người chăm sóc cây vào buổi sáng
“Ai đó” đã dậy thật sớm, bước ra vườn chăm để chăm sóc cho cây cối, hoa lá trong vườn. “Ai
đó” đã tưới nước cho cây, cho hoa, bắt sâu, nhổ cỏ, giúp hoa mau lớn, trưởng thành rồi nở hoa,
tỏa hương thơm ngát cho đời. 
Hoa cũng yêu những người bạn đó lắm, hoa dành những bông hoa đầu tiên vừa nở vào buổi bình
minh, còn lóng lánh những giọt sương trên cánh hoa mỏng manh, thơm ngát cả khu vườn cho
những “ai” đã cất công chăm sóc cho hoa. 
“Ai dậy sớm 
Đi ra đồng
Có vừng đông
Đang chờ đón.”
Hoạt động của những người nông dân 
- Những người nông dân thức dậy từ canh ba, canh bốn, sửa soạn để ra đồng làm việc. Họ bước
chân đi trên con đường quen thuộc, vừa đi vừa ngắm mặt trời đang ung dung, thủng thẳng lú đầu
ra khỏi ngọn núi. Cả “vừng đông” tuyệt đẹp như một bức tranh sơn mài đang chờ đón họ ngắm
nhìn, trời tờ mờ sương sớm, le lói vài ánh sáng tạo nên sắc cam hồng vô cùng sinh động mà
không hề rực rỡ, chói chang như ánh nắng vào buổi trưa.
“Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón.”
- Chỉ cần có những “ai” dậy thật sớm, cất công chạy lên tới đỉnh đồi thì sẽ được chờ đón, thiên
nhiên sẽ dành tặng cho họ một món quà thật đẹp, thật bao la và rộng lớn, đó là cả một đất trời xa
xa với những ngọn núi sừng sững, những rừng cây đang xào xạc tiếng gió sớm, những cánh
đồng vàng ươm, trĩu nặng lúa chín, những con sóng vi vu từ biển cả… Đối với con người, thì đó
quả là một niềm vui, một món quà quý báu mà chúng ta đã được nhận từ tạo hóa.
Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ của cuộc sống mới
Không những vậy mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy sớm là hương hoa,
là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đang chờ đón em. Chỉ có những người dậy
sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọng đời sống mới có được điều ấy.
Cách viết thơ của Võ Quảng cũng rất khéo léo, ông sử dụng hiệp (vần : vườn -hương; đồng –
đông) làm cho bài thơ có vần điệu. bài thơ giàu hình ảnh nhân hóa ( hoa chờ đón, vừng đông
đang chờ đón, đất trời chờ đón) . Dùng đại từ “Ai” và lặp cấu trúc “Ai dậy sớm” như kêu gọi
mọi người. Dậy sớm là một cuộc chơi với bao điều thú vị đang chờ đón: Mùi hoa cau thơm ngát,
màu ánh sáng vàng tươi và bao thứ tinh khôi khác của đất trời. Bài thơ đẹp ở cấu trúc vừa trùng
điệp vừa tăng cấp. Trùng điệp ở tiếng gọi của thời gian giục giã: “Ai dậy sớm”, ở tiếng chào mời
6
vang lên thánh thót “Đang chờ đón”. Tăng cấp ở hành động từ chậm đến nhanh dần: “đi”,
“bước”, “chạy”, mỗi nhịp vận động là một hơi thở sâu hơn, hít lấy khí trời, hương hoa trong
trẻo. Tăng cấp ở không gian từ chật hẹp đến cõi mênh mông “nhà”, “đồng”, “đồi”, mỗi không
gian là một tặng vật kì diệu của vũ trụ. Con người tuy nhỏ bé nhưng tự ý thức được sự sống của
mình sẽ lớn lên ngang tầm với đất trời.

Võ Quảng đã rất tài tình khi sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để nói lên
những hoạt động của con người vào buổi sáng sớm. Bên cạnh đó, còn có sự giao hòa giữa con
người và tự nhiên. Qua đó, giúp các em thiếu nhi có thêm tình yêu với thiên nhiên, biết bảo vệ
và chăm sóc cho thiên nhiên, đặc biệt là những gì gần gũi với mình như hoa, lá trong vườn…

You might also like