You are on page 1of 19

ÔN TẬP VĂN TẢ CẢNH LỚP 5

*Cấu tạo bài văn tả cảnh


*Dàn ý chi tiết văn tả cảnh
*Các lỗi sai khi viết văn tả cảnh
* 10 bài dàn ý tả cảnh hay
GÁC VĂN Tiểu học

--------------------///////////////////---------------------------
*Cấu tạo bài văn tả cảnh
- Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người,
chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.
- Để có một bài văn miêu tả hay, chân thực, các em phải biết quan sát,
cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và
đôi khi cả sự liên tưởng.
- Để chuẩn bị viết bài văn tốt các em tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh.
* Dàn ý chi tiết văn tả cảnh:
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
- Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian
nào?
2. Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
a) Tả bao quát toàn cảnh:
-Tả những nét chung.
b)Tả chi tiết:
- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian. (hoặc)
- Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:
+ Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.
+ Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.
+ Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.
3. Kết bài:
Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.
*Các lỗi sai khi viết văn tả cảnh
- Lỗi về câu
1. Học sinh dùng từ sai do hiểu không đúng nghĩa
2. Học sinh dùng từ kết nối ý sai
3. Học sinh lặp cụm từ làm câu rườm rà
4. Học sinh viết câu dài dòng
5. Học sinh ngắt câu tuỳ tiện
6. Học sinh so sánh không hợp lý
- Lỗi toàn bài
1. Bài làm có tính kể lể
2. Bài làm lan man không đúng trọng tâm
3. Bài làm phát triển ý không hợp lý
4. Bài làm có trình tự không hợp lý, lắp ghép không mạch lạc
GÁC VĂN Tiểu học
Đề 1: Miêu tả cảnh quê hương vào buổi sáng.
1. Mở bài
- Giới thiệu cảnh sẽ tả
+ Quê hương trong hồi ức:
 Mỗi lần được nghe bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân, lòng
tôi lại dâng lên 1 nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của mình.
 Tôi nhớ những ngày hè dạo chơi cùng bè bạn trên cánh đồng xanh
tít tắp, những buổi chiều cùng thả diều trên triền đê dài miên man ,
những lúc hoàng hôn buông xuống đỏ cả một vùng trời bao la và
rộng lớn, …
+ Ký ức sâu sắc với khung cảnh quê hương vào sáng sớm:
 Và đặc biệt, tôi không thể nào quên được vẻ đẹp quê hương tôi vào
những buổi sáng mùa hạ.
2. Thân bài
- Thời gian
 Một ngày mới bắt đầu trên quê tôi bằng tiếng gà trống gáy, những
tiếng kêu dõng dạc, rộn ràng, là dấu hiệu của một sự khởi đầu mới.
 Mùa hè là mùa của hương lúa làng quê, là khi các bác nông dân
luôn bận rộn với những vụ mùa để chờ lúa chín.
- Con người hòa quyện thiên nhiên
 Mỗi sớm, vừa vặn khi tiếng gà kêu, tốp năm tốp ba những người
nông dân áo vải lại cười nói cùng nhau ra đồng trước khi nắng lên,
tiếng cười đùa như hòa chung giai điệu nhịp nhàng, trong trẻo của
tiếng chim hót líu lo trong vòm cây xanh lá.
 Ông mặt trời dường như vừa tỉnh giấc sau một đêm ngủ dài, nhô
mình ra khỏi chiếc chăn bông màu mây trắng, thưởng thức bản
giao hòa mỗi sớm ban mai của các cô cậu chim sơn ca.
 Cây xanh như cũng chợt tỉnh bởi các âm hưởng, vang động của
buổi sáng sớm, rung rinh trên mình những hạt sương đêm còn đọng
lại trên lá. Ánh nắng yếu ớt đầu ngày tràn trên những cành cây
xanh tươi, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ, tràn đầy sắc
màu tươi tắn, rạng rỡ, tôn vinh vẻ đẹp quê hương thanh bình, luôn
ngập tràn niềm vui và những nụ cười.
- Hoạt động của con người
 Một ngày mới đến cũng là lúc mỗi người chúng ta bắt đầu một
phần công việc mới.
 Người lớn đi làm, trẻ con đi học, lác đác bóng hình vài bà cụ đầu
tóc bạc phơ chống gậy đi tập thể dục vào buổi sáng.
 Tiếng cười đùa ríu rít của con trẻ trên đường làng rợp bóng hai
hàng phi lao, tiếng các bà các mẹ tính toán suy tư về buổi chợ sớm,
tiếng xe cộ vang lên từ những ông bố toan đi làm từ sớm.
 Tất cả tạo nên một sự hài hòa, nhẹ nhàng và yên bình đến lạ kì.
3. Kết bài:
- Sự ảnh hưởng của quê hương mỗi sáng tới cuộc đời.
 Quê hương luôn là bến bờ bình an của đời người, đó là nơi ta có
thể vô tư thưởng thức, ngắm nhìn những diễn biến đời sống nhịp
nhàng, êm đềm.
 Hình ảnh quê hương tôi vào những buổi sáng ngày hè mãi là 1
phần kí ức không thể phai mờ, là một bức tranh đời sống đáng quý
mà tôi luôn ghi nhớ, trân trọng, nâng niu.
GÁC VĂN Tiểu học
Đề 2: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về cánh đồng vào buổi sáng:
 Em vốn là một người con của nông thôn, của mảnh đất bao la bát
ngát đồng xanh.
 Tuổi thơ của em luôn gắn liền với hình ảnh của những cánh đồng
thơm mùa sữa chín hay cánh đồng thơm mùi rơm rạ vào mùa gặt.
 Em rất yêu cánh đồng quê em vào buổi sáng sớm, nó luôn cho em
một cảm giác bình yên và thư thái.
2. Thân bài:
a) Tả khái quát
 Buổi sáng quê em rất bình yên và thanh bình
 Tiếng gà gáy vang xa, báo hiệu một ngày làm việc mới đã đến
 Mặt trời thức giấc sau một giấc ngủ dài
 Cánh đồng tựa như một tấm lụa trải dài mang màu áo xanh tươi
mát
b) Tả chi tiết
 Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng như được bao phủ bởi một lớp
sương mù dày đặc.
 Khi mặt trời lên cao, sương dần tan, cánh đồng hiện lên, màu xanh
của lúa đang thời con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp hệt như một
tấm thảm xanh.
 Gió xuân từ phía trên đồi cao tuôn về thung lũng tạo nên những đợt
sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
 Đây đó, thấp thoáng bóng người ra thăm ruộng, làm cho những chú
chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
 Những chú trâu đang lim dim mắt, chuẩn bị một ngày làm việc
mới
 Những chú cò bay lượn, ngã mình xuống từng cọng lúa như đang
tận hương vị buổi sáng
 Con đường làng trải dài, thẳng tắp
 Nắng nhẹ khẽ luồn qua nhánh cây, kẽ lá
c) Tả hoạt động:
 Mọi người dần bắt đầu công việc của mình
 Các cô chú nói cười vui vẻ vác cuốc ra đồng
 Thấp thoáng có vài bóng tát nước dưới đồng ruộng
 Cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu
 Còn em thì đang tung tăng trên đường đi học
3. Kết bài:
Nắng đã lên cao mà em vẫn thẫn thờ ngắm mãi dải lụa xanh này không
biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hi vọng, chắc chắn
sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
GÁC VĂN Tiểu học
Đề 3: Tả cảnh buổi sáng trên đường phố nơi em ở.
1. Mở bài:
 Giới thiệu không gian, thời gian.
 Nêu cảm nhận ban đầu: Đường phố ở quê em vào buổi sáng thật
đẹp.
2. Thân bài
a, Trời chưa sáng hẳn
 Không khí mát mẻ, dễ chịu.
 Đường phố thưa người.
 Xe cộ lưu thông trên đường thưa thớt. Thỉnh thoảng lại có một
chiếc xe tải chở rau chạy ngang qua con phố chính.
 Một số nhà còn đắm chìm trong giấc ngủ say.
 Một số nhà đã thức giấc, ánh đèn hắt chiếu ra đường phố.
 Ánh đèn cao áp bên vệ đường vẫn còn tỏa sáng.
 Người dân đi bộ tập thể dục buổi sáng trò chuyện râm ran. Một vài
người chạy bộ.
 Hàng cây bên vệ dường còn ướt dẫm sương đêm.
 Chim chóc vẫn còn đang ngái ngủ.
 Vang vọng tiếng chó sủa trong những ngõ phố.
 Văng vẳng tiếng gà gáy sáng.
b, Trời sáng rõ
 Tiếng cửa sắt kéo lẫn tiếng xe cộ âm vang dồn dập. Người và xe
qua lại như mắc cửi. Nắng bừng lên, chan hoà trên mọi vật.
 Tiếng chim sơn ca ríu rít trên cành cây.
 Xe chở hàng hoạt động trên đường.
 Đèn điện tắt, ánh mặt trời rạng dần ở đằng đông.
 Các cửa hàng cửa hiệu hai bên đường mở cửa.
 Mọi nhà thức giấc.
c, Mặt trời lên (giờ cao điểm)
 Ánh nắng rải nhẹ trên đường.
 Cây cối òa tươi trong nắng sớm.
 Từng đàn chim bay lượn trên cao.
 Xe cộ qua lại đông đúc trên đường.
 Các gánh hàng rong dọc hai bên phố í ới rao hàng. Mùi thức ăn
sáng: mùi phở, mùi bắp luộc, mùi xôi,... hòa lẫn sương tan mát mẻ
làm con người sảng khoái và thèm ăn sáng.
 Các em nhỏ đến trường, người lớn đến công sở làm việc.
 Những chiếc xe đủ loại, chở hàng tấp nập trên đường, tiếng còi của
xe buýt chát chúa làm khu phố nhỏ trở nên ầm ĩ, náo nhiệt.
 Đường phố náo nhiệt trong một ngày mới bắt đầu.
3. Kết bài
 Em tự hào vì đường phố quê hương em mỗi ngày một tươi đẹp,
khang trang.
 Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để góp phần xây dựng quê
hương.
GÁC VĂN Tiểu học
Đề 4: Dàn ý cho bài văn tả cảnh đêm trăng ở quê em
1. Mở bài:
Giới thiệu cảnh đêm trăng: Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh tiếp xúc
2. Thân bài:
a) Trước khi trời tối:
 Nhà nhà chuẩn bị lên đèn điện.
 Cảnh vật đều trở nên trang nghiêm khi chờ trăng lên.
b) Trời tối:
 Một vầng trăng tròn vằng vặc từ từ bay lên theo gió.
 Ánh trăng sáng đến nơi nào, nơi đó lại cất tiếng hát, tiếng cười
vui vẻ.
 Bầu trời thăm thẳm trong vắt, sao chi chít, lấp lánh đẹp vô cùng.
 Dưới ánh trăng, mọi vật đều dường như to hơn, cao lớn hơn.
Luỹ tre làng in từng chiếc lá tre lên mặt cỏ.
 Trên sông, con thuyền lững lờ tựa như một du khách đang dạo
chơi ngắm cảnh.
 Tiếng mái chèo đều đặn khua động cả mặt nước yên ả.
 Con đường làng trải rộng dưới ánh trắng vàng.
 Trẻ em nô đùa chạy nhảy tiếng nói tiếng cười vui vẻ.
 Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng chúng lại
ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ.
c) Trời về khuya
 Không gian trong vắt, tiếng con trùng kêu rả rích.
 Càng lúc thì trăng càng nhỏ dần nhưng lại sáng hơn.
3. Kết bài:
 Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em chợt
cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn bao giờ
hết.
 Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên có thể xây dựng quê
hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Đề 4: Tả cảnh biển
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về biển, về cảnh bình minh trên biển
 Cả một đêm hồi hộp không ngủ được, tôi nóng lòng thức dậy đi
ra ngoài.
 Giây phút tôi chờ đợi cuối cùng đã đến: lần đầu tiên trong đời,
tôi đang được chiêm ngưỡng minh trên biển, ngày ở trước mắt
mình.
2. Thân bài
a. Khi trời còn tờ mờ sáng:
- Bầu trời: bóng tối đang bao trùm lấy hầu hết không gian. Trên bầu
trời, những vì sao vẫn còn đang lấp lánh. Một vài chỗ đã hửng sáng
với những đám mây trắng nơi cuối chân trời
- Mặt biển: cùng một màu đen với bầu trời. Chỉ nghe tiếng sóng vỗ
êm ả, như hát khúc ca dạo cho giấc ngủ của mọi người. Vài con sao
biển trôi dạt vào bờ đang lấp lánh sáng
- Khung cảnh: tĩnh lặng, không có tiếng nói cười của người hay âm
thanh của con vật
b. Khi mặt trời bắt đầu xuất hiện
- Đây là thời khắc đẹp nhất của cảnh bình minh
- Bầu trời: có sự chuyển biến rõ rệt với vùng ửng hồng phía chân trời.
Những đám mây xám xịt còn xót lại cũng vội chạy mau trước khi bị
mặt trời thiêu đốt.
- Mặt trời: màu cam, như một hòn bi đang dần nổi lên trên mặt nước
với thứ ánh sáng lấp lánh tỏa ra từ xung quanh. Ánh sáng ôm trùm lấy
mọi thứ, nhưng không phải màu vàng úa, lụi tàn của hoàng hôn mà nó
mang trong mình một sinh khí mới, một sức sống mới.
-Mặt biển: là bức tranh phản chiếu của bầu trời và mặt trời: những đợt
sóng cứ chạy đuổi nhau chạy vào bờ, mang theo làn ánh sáng óng ánh
kì diệu.
- Bãi cát: màu trắng của cát cũng nhuốm màu cam của ánh nắng đầu
ngày. Những ngội sao biển không còn lấp lánh. Nhờ những con sóng,
chúng lại được trở về với gia đình của mình
- Âm thanh: tiếng những chú chim đi kiếm ăn buổi sớm gọi nhau phía
xa chân trời, tiếng sóng ngân lên giai điệu của ngày mời vui vẻ
- Con người: có một vài người dậy sớm để đón bình minh. Họ ngồi,
đứng, hoặc đi dạo nhưng rất yên tĩnh và thư giãn để thưởng thức trọn
vẹn.
c. Khi trời sáng hẳn
- Những tia nắng vàng không còn
- Những đám mây trắng như bông như còn ngái ngủ, trôi lững lờ
trong làn gió mai mát mẻ
- Mặt trời tách khỏi biển, mang màu vàng tươi tới khắp muôn nơi
- Mặt biển chuyển màu xanh lam, phía xa còn thấu những chú cá đang
thực hiện chuyến phiêu lưu của mình
Bài biển ngày một thêm đông đúc: người bán hàng, người mua hàng,
người ngắm biển, tắm biển; những chiếc thuyền vừa mới cập bến sau
hành trình vất vả với những giỏ cá tôm đầy ắp, tươi ngon. Tiếng chào
hỏi, cười vui, náo nhiệt vang khắp không gian.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của mình về cảnh biển lúc bình minh
Bắt đầu một ngày mới với sức sống mãnh liệt của mặt trời, với sự
năng động của biển và trong lành như không khí tinh khôi thật là một
lựa chọn tuyệt vời. Đó chính là lí do người ta yêu biển đến thế. Tôi
cũng vậy.
GÁC VĂN Tiểu học
Đề 5: Dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học
1. Mở bài:
- Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em)
- Vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học)
- Từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
 Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với
biết bao điều mới lạ.
 Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai
mát dịu.
b) Tả chi tiết
 Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc.
Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn
phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp
đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm.
Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng
chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
 Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn.
Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa
chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những
tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một
bạn đến sớm đang xem lại bài học.
 Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến
trường ngày càng đông.
 Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh
phòng học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.
 Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.
 Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục
đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.
3. Kết bài:
Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở
trường thật đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế
nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với
mái trường đầy thân thương.
GÁC VĂN Tiểu học
Đề 6: Dàn ý cho bài văn tả cảnh giờ ra chơi ở trường em
1. Mở bài:
 Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến
 Sân trường vắng vẻ bỗng chốc trở nên rộn rã tiếng nói cười
2. Thân bài:
a) Bắt đầu giờ ra chơi:
 Các học sinh đổ ra từ các cánh cửa lớn của lớp học.
 Tập thể dục.
 Tản mát khắp nơi, những chiếc áo trắng và những khăn quàng đỏ
xuất hiện khắp sân trường.
 Không khí hết sức vui nhộn.
b) Những hình ảnh và sinh hoạt trong giờ ra chơi:
 Hoạt động vui chơi của từng nhóm: Dưới bóng me tây, các bạn nữ
đang nhảy dây; Đằng xa, bụi bốc mù mịt, tiếng nói huyên náo, các
bạn nam đang cùng nhau chơi trò “mèo bắt chuột”
 Bãi cỏ rộng: Thủ thành đang cố gắng để có thể bắt được những quả
phạt mười một mét. Những đám cổ động viên reo cười, vỗ tay ủng
hộ và khen ngợi thành tích của đội bóng.
 Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa thì ngồi ôn bài, hỏi nhau
bài tập khó vừa học.
 Các hành lang: thầy cô đang nhìn chúng em vui chơi.
c) Cảnh sân trường sau giờ chơi: Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà
xuống sân trường nhặt vài mẩu bánh vụn.

3. Kết luận:
Nêu lợi ích của giờ chơi: giải tỏa nỗi mệt nhọc, thoải mái, tiếp thu bài
học tốt hơn.
Đề 7: Dàn ý tả quang cảnh phiên chợ thôn quê bằng trí tưởng tượng của
em
1. Mở bài:
 Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Chính vì vậy, em chưa bao giờ
được đi một phiên chợ quê
 Qua những bài văn, bài thơ viết về chợ quê, em nghĩ phiên chợ quê
chắc hẳn là vui lắm và có nhiều điều thú vị mà chợ ở thành phố
không có được
 Em tưởng tượng mình đang cùng mẹ đi một phiên chợ quê vào
ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
2. Thân bài:
a) Cảnh trước khi họp chợ
 Dường như thiên nhiên cũng ủng hộ người dân quê có một cái Tết
thật vui vẻ nên thời tiết hôm đó đẹp vô cùng.
 Khí hậu ngày Tết không rét đến cắt da, cắt thịt như những ngày
mùa đông. Trời bỗng trở nên ấm áp hơn.
 Từng đoàn người gồng gồng, gánh gánh, bưng, khiêng, vác,... đủ
mọi thứ hàng đến chợ để bán.
 Nhiều người đến chợ để mua những thứ cần thiết phục vụ cho ngày
Tết.
 Chẳng mấy lúc, chợ đông nghịt,...
b). Cảnh họp chợ
 Hàng hóa ngày Tết nhiều vô kể
 Các khu hàng hóa được sắp xếp một cách riêng biệt
 Mỗi khu dành cho một loại hàng khác nhau: Khu thì dành cho việc
mua bán các loại con vật như lợn (heo), gà, ngỗng,... Khu thì dành
để mua bán tôm, cua, cá, mực,... Khu lại dành để mua bán các loại
nông sản như gạo, vừng (mè), đậu, lạc,... Vào thời điểm này, thì
khu bán lá dong, thịt heo, đậu xanh vẫn là đông nhất, bởi lẽ mọi
người đều chuẩn bị cho việc gói bánh chưng. Đâu đó, tiếng lợn kêu
eng éc vang trời, tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng mèo kêu meo meo...
 Tiếng người bán, người mua đòi giá, trả giá ồn ào và vô cùng náo
nhiệt.
 Em lại rất thích thú với khu bán đồ chơi cho trẻ em. Em cứ đứng
ngắm mãi những con tò he chỗ người bán hàng. Chỉ vài cái nặn
nặn, bóp bóp là đã có một con vật bằng bột xanh đổ hay một nhân
vật hoạt hình hiện lên dưới bàn tay tài hoa của những người bán.
c). Cảnh chợ tan
 Những ai đã mua sắm đủ lần lượt ra về. Trên trên tay mỗi người
đều có những thứ hàng cần thiết và nét mặt ai cũng tươi vui. Tiếng
hỏi nhau, tiếng cười nói ồn ã trên con đường từ trong chợ ra đến
ngoài cổng chợ
 Người bán hàng cũng vãn dần, những hàng hóa còn lại cũng vơi đi
 Trong chợ chỉ còn lại những dãy quần áo trẻ em treo đủ màu sặc
sỡ. Những bà, những cô bán hàng xén bày đủ mọi loại hàng. Mọi
người cố gắng ngồi lại mong rằng có thể bán thêm được chút nào
hay chút đó.
3. Phần kết bài:
 Trong trí tưởng tượng của em, chợ quê vào ngày đẹp trời là thế đó
 Nhất định, em sẽ xin ba mẹ cho em được ăn Tết ở quê một lần để
em có thể được đi chợ quê vào ngày Tết, để em xem chợ quê có
giống như trong tưởng tượng của em không.
Đề 8: Tả quang cảnh đường phố lúc lên đèn.
1. Mở bài
 Sau một tuần học tập căng thẳng, tối thứ bảy vừa qua, mẹ đưa em
đi một vòng quanh khu trung tâm thành phố.
 Được ngắm cảnh thành phố lúc lên đèn, em mới thấy hết vẻ đẹp
nguy nga và thơ mộng của thành phố mang tên Bác Hồ.
2. Thân bài
 Không khí buổi tối thật êm ả, dễ chịu và mát mẻ. Thong thả đi bộ
với mẹ trên đường phố em mới có dịp quan sát mọi hoạt động của
thành phố vào ban đêm. Dọc hai bên đường, những ngọn đèn cao
áp tỏa sáng lung linh. Những ngôi nhà cao tầng đồ sộ nguy nga
được trang trí bởi hàng trăm chiếc đèn với đủ màu sắc đang thi
nhau nhấp nháy như muôn vàn các vì sao trên trời. Trên các vòm
cây xanh, đèn được kết hàng dãy dài thi nhau rủ xuống mặt đường
chẳng khác nào như mái tóc người thiếu nữ duyên dáng thướt tha.
Người đi bộ đổ ra trung tâm thành phố mỗi lúc một đông, họ đi
thong thả, ung dung với những bộ quần áo đủ kiểu, đủ màu sắc.
 Trước cửa ủy ban nhân dân thành phố là một công viên rộng lớn
với muôn vàn những đóa hoa đang lung linh đua sắc, ở đây tụ tập
rất nhiều người, họ tươi cười hớn hở nói chuyện bên nhau, tất cả
dường như quên hết nỗi vất vả mệt nhọc sau một tuần làm việc.
Bên kia đường là rạp chiếu bóng Rex, ở đó có rất đông các anh chị
thanh niên, họ đang chờ để vào rạp xem phim trông họ thật thanh
thản và đáng yêu.
 Đi một vòng công viên, em và mẹ dọc theo đường Nguyễn Huệ ra
bến sông Bạch Đằng. Gió sông thổi lồng lộng mát rượi. Không khí
ở đây thật là dễ chịu. Trên sông, những chiếc phà đang trôi lặng lẽ.
Mặt nước được ánh đèn chiếu vào sóng sánh như được dát vàng.
Dọc hai bờ sông là những quán cà phê mở nhạc xập xinh, khách
đến đây uống cà phê cũng rất đông, vừa uống vừa nói chuyện vui
vẻ. Em và mẹ cũng vào một quán kem ở bờ sông để vừa ăn vừa
ngắm cảnh đẹp của đêm Sài Gòn.
3. Kết bài
 Thành phố của em lúc nào cũng tươi vui, rộn rã đầy sức sống.
 Em rất yêu thành phố của em, dù mai này có đi đâu xa nhưng em
mãi mãi không quên thành phố yêu dấu này.
GÁC VĂN Tiểu học
Đề 9: Dàn ý chi tiết tả cảnh buổi sáng ở công viên.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
Sáng chủ nhật, em được ba mẹ cho đi chơi công viên. Cảnh tượng nơi
đây thật hấp dẫn.
2.Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật.
Ngay từ phía cổng vào đã tấp nập người.
Những hạt sương đêm còn long lanh đọng trên nhành cây, kẽ lá.
Chim chóc nô đùa, hót líu lo.
Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Những chiếc thuyền đạp nước lặng im như đàn
thiên nga đang nằm ngủ.
Làn gió thu nhè nhẹ mơn man mái tóc em
Nhóm thanh niên đang chơi đánh cầu, quần áo thể dục của mọi người
đều đẫm mồ hôi.
Các cụ già đi tập thể dục đã ra về, tiếng cười nói râm ran.
Vài ba cô thiếu nữ có lẽ đã mệt đang ngồi trò chuyện trên các băng đá.
Trẻ em say sưa nô đùa, chạy theo người lớn, tiếng cười giòn tan…
Tiếng nhạc vang lên từ những khu vui chơi.
3. Kết bài :
Em rất thích đi công viên vào buổi sáng cùng với ba mẹ vì không khí ở
đây rất mát mẻ, trong lành.
Đề 10: Dàn ý chi tiết tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
1. Mở bài: Giới thiệu con đường.
 Sáng nào em cũng đi học trên con đường nối liền nhà và trường.
 Con đường trở nên gần gũi, thân thiết đối với em.
2.Thân bài:
a)Tả cảnh thiên nhiên buổi sáng sớm:
 Khi ông mặt trời vừa nhô lên tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn
vật thì đất trời bừng tỉnh sau một cơn ngái ngủ.
 Chim chóc ca hót líu lo chào đón ngày mới.
 Hoa hé môi cười khoe sắc thắm.
 Em tung tăng chân sáo, hòa vào dòng người tấp nập trên con
đường quen thuộc để đi đến trường.
b) Cấu tạo của con đường:
 Con đường rộng lớn được tráng nhựa bằng phẳng, sạch sẽ.
 Đường hai chiều nên giữa lòng đường có vạch sơn trắng chạy dài
phân chia mặt đường thành hai phần bằng nhau.
 Xa xa, những anh trụ điện cao lêu nghêu như những cột chống trời
đã đem ánh sáng cho muôn nhà.
 Hai bên đường, hàng cây xanh dang những cánh tay dài che bóng
mát.
 Đi dưới tán lá xum xuê của cây, thỉnh thoảng em nghe tiếng chim
lích rích chuyền cành thật vui tai!
 Xe cộ qua lại nhộn nhịp, chiếc xuôi, chiếc ngược.
 Bụi khói xe của những chiếc xe lớn chạy qua tung lên mịt mù, che
phủ khách đi đường.
 Con đường vốn rất rộng nhưng giờ đây em có cảm giác như nó bị
thu hẹp lại.
c) Cảnh vật trên đường:
 Phố xá đông đúc: cửa hàng, siêu thị, quán ăn, quán giải khát mở
cửa.
 Tiếng cửa sắt “ken két”, tiếng rao hang lanh lảnh.
 Ở các ngả tư đèn xanh, đèn đỏ nhấp nháy liên tục.
 Các chú công an thổi “hoét hoét” để bảo đảm trật tự an toàn giao
thông cho thành phố.
 Vài chiếc ta-xi vì không thỏa sức bon bon nên bóp còi “tin tin” xin
đường.
 Trên các vỉa hè, học sinh vừa đi vừa cười nói tíu tít.
 Mỗi khi băng qua đường, các bạn đi trên lằn vạch ngang dành cho
người đi bộ.
 Trên đường phố, tiếng xe máy nổ, tiếng còi, tiếng cười đùa vang
lên như một bản hòa tấu không lời đánh thức cả thành phố dậy.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ về con đường.
 Em rất thích con đường từ nhà đến trường.
 Mai này dù không còn đi học trên con đường này nhưng hình ảnh
nó vẫn mãi mãi khắc sâu trong kí ức tuổi thơ của em.
GÁC VĂN Tiểu học

You might also like