You are on page 1of 3

ĐƯỜNG ĐI HỌC

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó


Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình
Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ
Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược


Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe
Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót
Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ


Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài
Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt
Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.

Thêm một tuổi là con thêm một lớp


Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn
Con đường cũ mở ra nhiều lối mới
Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc


Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn
Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất
Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !

1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.


Thể thơ: 8 chữ.
2. Những hình ảnh gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học: đầy hoa cỏ, rập rờn những cánh bướm xinh, chim sáo hót,
đom đóm lập lòe.
3. Trong kí ức của tác giả, con đường đi học: khúc khuỷu, gập ghềnh những ổ gà, ổ chó nhưng cũng đầy thơ mộng với đầy hoa
cỏ, rập rờn những cánh bướm xinh, chim sáo hót, đóm đóm lập lòe.
4. Nội dung chính của văn bản: Bài thơ là dòng hồi ức của tác giả về con đường đi học thuở ấu thơ, tuy khúc khuỷu nhưng
cũng rất thơ mộng, gắn liền với bao kỉ niệm tuổi thơ. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu và lòng biết ơn của người con đối với
mẹ của mình.
5. Giải thích:
- Khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc nối nhau liên tiếp, quanh co và khó đi.
- Chững chạc: đứng đắn, đàng hoàng.
- Túc tắc: thong thả, không nhanh, không chậm nhưng đều đặn.
- Heo hút: vắng vẻ, thiếu bóng người, gợi cảm giác cô đơn, hiu quạnh.
6. "Ôi. Thương quá cái thời cơm cõng củ'':
- Bptt nhân hóa: "cơm cõng củ" - sự vật mang hành động như con người.
- Tác dụng: Gợi hình ảnh, cảm xúc cho câu thơ, qua đó làm nổi bật hoàn cảnh sống nghèo khổ, cơ cực của tác giả.
7. Tình cảm và thái độ của tác giả đối với con đường đi học: Con đường đi học trong bài thơ khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó
nhưng cũng thơ mộng đầy hoa cỏ và những cánh bướm xinh. Trong tâm trí tác giả, dù cuộc sống có nhiều thay đổi nhưng
dấu ấn về con đường đi học sẽ không bao giờ phai nhạt vì đó là "con đường đẹp nhất", là tình mẹ bao la luôn chờ con sớm
muộn mỗi ngày.
8. Bài thơ có nhan đề "Đường đi học" nhưng không chỉ miêu tả con đường đi học đơn thuần, qua bài thơ, ta còn nhận thấy:
- Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh người mẹ tần tảo, tràn đầy tình thương đối với con.
- Tình cảm gắn bó, yêu thương của người con với con đường đi học, với quê hương và với mẹ.
9. Cần nâng niu, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ vì:
- Kỉ niệm tuổi thơ giúp nuôi dưỡng cảm xúc con người; giúp tâm hồn chúng ta trở nên bình yên, thanh thản mỗi khi nhớ
về.
- Kỉ niệm tuổi thơ là động lực để mỗi người sống tốt hơn trong hiện tại.
- Kỉ niệm tuổi thơ còn giúp mỗi người luôn nhớ về quê hương, nguồn cội để hướng về xây đắp.
- Trân trọng, nâng niu kỉ niệm tuổi thơ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn, sống sâu sắc, biết tri ân.
10. Bài thơ "Đường Đi Học": vẫn giữ nguyên ý nghĩa về tầm quan trọng của giáo dục và học hỏi trong xã hội hiện nay. Nó nhắc
nhở về sự quý báu của việc đi học và khuyến khích tôn trọng, ủng hộ học sinh, sinh viên trên con đường học tập của mình.

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ


Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả.
Gieo vần: chân ( hoàng hôn, trống dồn,…).
2. Giải thích:
- Hoàng hôn: là khoảng thời gian sau khi Mặt Trời lặn cho đến khi trời tối hẳn.
- Ngư ông: là người đánh cá hay bắt cá hay câu cá.
- Mục tử: là người chăn nuôi động vật.
- Lữ thứ: chỗ để tạm nghỉ lại của người đi đường xa.
- Hàn ôn: là nỗi lạnh ấm, tương tự như là kể chuyện vui, chuyện buồn, nói chuyện phiếm.
3. Các từ Hán Việt tạo sắc thái tạo sắc thái: trang trọng, tao nhã, tinh tế, hoài cổ, phù hợp với xã hội xưa.
4. Từ Hán Việt: ngư ông, hoàng hôn, hàn ôn, mục tử, lữ thứ.
Từ ghép: cô thôn.
Từ láy: bảng lảng.
5. Các hình ảnh làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà:
- Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
- Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
- Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
- Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
6. Từ láy: lom khom, lác đác.
Tác dụng: Khiến cho câu thơ có vần, nhịp điệu, đồng thời nhấn mạnh sự cô đơn, hẻo lánh, thưa
thớt, của cảnh vật và sự sống nơi đèo ngang.
7. Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan: Đó là một tâm trạng hoài cổ, một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu
thương tê tái của người khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Từng lời thơ như những nỗi niềm
tâm sự,được giãy bày khi đặt chân tới một vùng đất lạ của người thi nhân.
8. Nội dung: Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ
quê hương da diết.
9. Phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong bài thơ: được khắc họa với màu sắc u buồn,
không gian chiều tà tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã. Những cảnh vật được
khắc họa như: gió, chim,… đều gần gũi thân thuộc với con người Việt Nam. Con người xuất hiện trong
bức tranh với vẻ mộc mạc, dân dã. Người lữ khách thì lạnh lẽo, cô liêu.
10. Thông điệp:
- Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình.
- Phải luôn trân trọng, khắc ghi bóng hình quê hương dẫu có đi xa tới đâu đi chăng nữa.
- Cần bảo tồn và phát triển những bản sắc dân tộc, những nét đẹp truyền thống của quê hương,
nguồn cội.
CHIẾN THẮNG MTAO GRU
1. PTBĐ chính: tự sự.
Ngôi kể: ngôi thứ ba.
2. Không gian sử thi được thể hiện qua chi tiết: “Họ đến giếng làng, rồi đến bờ rào làng Mtao Grư. Trước mặt họ là
một bờ rào tre một lớp hai lớp…”
3. Lời nói của Mtao Gru “Ơ diêng, ơ diêng! Không được đâm ta khi ta đang đi đó nghe.” Cho thấy đây là nhân vật:
hèn nhát, sợ sệt.
4. Biện pháp tu từ:
- So sánh: gió như bão; gió như lốc.
- Phép điệp: điệp từ múa, vun vút; điệp cú pháp: Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới,
chàng vượt một đồi lồ ô…;
- Phép đối: cao-thấp
- Phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ…
- Nói quá: vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô,...
Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia
đình và dân làng.

Để khắc họa tư thế và hành động chiến đấu của Đăm Săn, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: Phóng
đại, tượng trưng (Đăm Săn rung khiên múa. Chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Chàng múa trên cao,
vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Chàng múa chạy nước kiệu, ba lớp núi liền rạn nứt, ba đổi tranh liền bật rễ tung bay).

→ Tác dụng: Làm cho đoạn trích thêm sinh động hấp dẫn hơn và nhấn mạnh được tư thế chủ động mạnh mẽ, hành
động dứt khoát, sức mạnh phi thường của Đăm Săn.

5. Anh hùng Đăm Săn được miêu tả trong đoạn trích là người: trọng danh dự và có sức mạnh phi thường.
6. Qua đoạn trích trên, cộng đồng dân cư thể hiện: niềm tin vào danh dự và sức mạnh cộng đồng trong công cuộc
đi chinh phục, mở mang bờ cõi.
7. Đăm Săn sử dụng cây giáo thần - dính đầy oan hồn của mình để chiến đấu với Mtao Gru vì: hình tượng cây giáo
thần biểu tượng cho sức mạnh gắn với thần linh, siêu phàm; mong muốn thần linh ủng hộ, hỗ trợ con người.
8. Đoạn trích: kể về một vị anh hùng dân tộc, một tù trưởng vì cả dân tộc đánh thắng những kẻ thù bảo vệ hạnh
phúc cho gia đình cũng như bảo vệ sự sống cho cả bộ tộc khỏi những áp bức. Mang thông điệp về một người
dũng cảm, có trái tim vị tha giàu lòng nhân ái và tài giỏi sẽ luôn nhận được sự yêu thương và tôn trọng của mọi
người.
9. Bài học: đề cao hạnh phúc gia đình, sự tha thiết với cuộc sống phồn vinh, bình yên của cộng đồng người anh
hùng Đăm Săn, qua đó làm nổi bật phẩm chất, khát vọng cao đẹp của người xưa.
10. Đoạn trích phản ánh và ca ngợi điều gì? Điều ấy có còn ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?
- Chiến công của anh hùng Đăm Săn là niềm tự hào, thể hiện lí tưởng, khát vọng của toàn thể cộng đồng.
Đồng thời thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh mang tầm vóc sử thi hoành tráng của hình tượng nhân vật người anh
hùng Đăm Săn trong chiến công lẫy lừng. Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Đăm Săn là biểu tượng cho
sức mạnh, ý chí của cộng đồng người Ê-đê xa xưa.
- Những ý nghĩa mà sử thi Đăm Săn mang lại cho đến tận ngày hôm nay vẫn mang những giá trị to lớn về cả
mặt tinh thần và gái trị đạo đức, thể hiện hi vọng về cuộc sống của cả một cộng đồng dân tộc, đồng thời tôn
vinh chuẩn mực về nhân phẩm của người Ê-đê.

You might also like