You are on page 1of 5

Bài 1: Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du viết:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

Câu 1: Đoạn trích trên nằm ờ phần nào của “Truyện Kiều”?

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
Tại sao dân gian lại quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều”?

Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân ta quen gọi là “Truyện Kiều” vì:
- Toàn bộ tác phẩm xoay quanh cuộc đời và số phận của nàng Kiều, nàng là nhân vật
chính, là nhân vật trung tâm của truyện. Lấy tên nhân vật chính làm nhan đề cho tác
phẩm cũng là điều dễ thấy.
- Bên cạnh đó, thân phận của nàng Kiều cũng giống như thân phận của biết bao phụ
nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nỗi bất hạnh, vì vậy mà nàng Kiều hiện lên thật
gần gũi, người đọc cảm thông với những nỗi bất hạnh của Kiều và yêu mến những
phầm chất tót đẹp của nàng. Vì vậy, gọi tên “Truyện Kiều” cũng là cách để thể hiện tình
cảm của nhân dân ta với Thúy Kiều.
- Tên gọi “Truyện Kiều” dễ nhớ, dễ đọc, gần gũi với người đọc.
Câu 2:

Thành ngữ trong đoạ n trích trên: quạ t nồ ng ấ p lạ nh


Giả i nghĩa thành ngữ : quạ t nồ ng ấ p lạ nh
Quạ t ngày xưa dùng tay để quạ t tay và có ngườ i quạ t, tâm trạ ng nồ ng hậ u để ngườ i thưở ng
thứ c đượ c mát, ấ p lạ nh có nghĩa là mùa đông lạ nh giá thì đượ c chở che ấ p ủ cho ấ m áp. Ở
đây Kiều nói về tình cả m mẹ con là phù hợ p nhấ t, ca ngợ i công lao trờ i biển củ a mẹ cha đố i
vớ i con cái hoặ c là tinh thầ n phụ ng dưỡ ng tậ n tụ y chu đáo củ a con gái đố i vớ i cha mẹ .

Xem thêm tạ i: https://doctailieu.com/de-thi-thu-vao-mon-ngu-van-2019-thcs-thai-thinh Câu 3:

- Khi ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của mình
để nghĩ những người thân. Điều đó chứng tỏ Kiều là người con gái có tấm lòng vị tha, hiếu thảo đáng
trân trọng. - Suy nghĩ về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngàỵ nay. - Giãi thích thế
nào lả có “hiếu” với cha me. - Biểu hiện của sự hiếu thảo với cha mẹ. Xưa−nayXưa−nay - Người Việt
Nam hiện đại vẫn rất đề cao chữ “hiếu” , tuy nhiên do hoàn cảnh xã hội thay đổi nên cách ứng xử của
con cái đối với cha mẹ sao cho trọn hiếu cũng thay đổi. - Hiếu không chỉ là nhớ ơn chín chữ, không chỉ là
quạt nồng ấp lạnh mà còn là cố gắng tu dưỡng rèn đức, luyện tái để trở thành con ngoan, thành người
có ích cho xã hội, thỏa lòng mong ước và công lao dưỡng dục của cha mẹ. - Nêu ý nghĩa sự hiếu thảo của
con cái với cha mẹ. - Phê phán những hành động trái với đạo lí, chà đạp tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng.
Những hành động đó đáng bị xã hội lên án. - Bài học nhận thức và hành động. Dù trong xã hội nào con
cái cũng phải có hiếu với cha mẹ, đó là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam...

Bài 2: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

………….

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Câu 1:

trích trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia
biến và lưu lạc.

 Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu của Thúy Kiều khi nàng bị
giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Câu 2: 2điển cố là Sân lai và gốc tử

- Hiệu quả :

+ Bộ c lộ đượ c lòng hiếu thả o củ a Kiều vớ i mẹ cha; ngầ m so sánh Kiều vớ i nhữ ng tấ m gương
chí hiếu xưa. 

+ Khiến lờ i thơ trở nên trang trọ ng, thiêng liêng hơn, phù hợ p vớ i việc ca ngợ i tình cả m hiếu
thả o hiếm có củ a Kiều.

Điển cố ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Mặc
dù Kiều xa cha mẹ chưa nhiều nhưng vẫn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay,
bởi vì mỗi ngày khi thời gian trôi đi thì cha sẽ thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể nào
chăm sóc. Cụm từ ”cách máy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách bây giờ chưa lâu
nhưng liệu qua bao mùa mưa nắng thì nỗi ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi
dưỡng của cha mẹ lại càng lớn.

Câu 3:

Giải nghĩa từ “chén đồng”. Chỉ ra một thành ngữ, giải nghĩa thành ngữ đó và cho biết
tác dụng?
Giải nghĩa từ “chén đồng”. Chỉ ra một thành ngữ, giải nghĩa và cho biết tác dụng của thành ngữ dó; -
“chén đồng”: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ đồng tâm với nhau. - Thành ngữ: Quạt nồng ấp
lạnh. - Giải nghĩa: Mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm
trước trong giường ấp chiếu khăn để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý ca câu nổi về sự lo lắng
không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. => Tác dụng: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều: nỗi
nhớ thương cha mẹ, tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

Câu 4:

Từ “tưởng” gợi lên được nỗi lòng khắc khoải, nhớ mong về người cũ tình xưa Kim
Trọng của Thúy Kiều. Trong lòng nàng luôn thường trực nỗi nhớ người yêu đau đớn,
dày vò tâm can.
    - Từ “xót” tái hiện chân thực nỗi đau đớn đến đứt ruột của Kiều khi nghĩ về cha mẹ.
Nàng không thể ở cạnh báo hiếu cho cha mẹ, nàng đau đớn tưởng tượng ở chốn quê
nhà cha mẹ đang ngóng chờ tin tức của nàng.

- Kiều thật là một người con hiếu thảo


Câu 5: Thời gian thực tế mà Kiều xa cha mẹ mình chưa nhiều, nhưng tại sao tác giả
lại viết: “Sân Lai cách mấy nắng mưa / Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Hãy lí giải
về cảm nhân này của Kiều.
Điển cố ” sân lai” ” gố c tử ” đều nói lên tâm trạ ng nhớ thương tấ m lòng hiếu thả o củ a Kiều.
Mặ c dù Kiều xa cha mẹ chưa nhiều nhưng vẫ n tưở ng tượ ng ra cả nh giờ đây quê nhà đã đổ i
thay, bở i vì mỗ i ngày khi thờ i gian trôi đi thì cha sẽ thêm mộ t già yếu mà nàng thì chẳ ng thể
nào chă m sóc. Cụ m từ ”cách máy nắ ng mưa” vừ a nói đượ c thờ i gian xa cách bây giờ chưa
lâu nhưng liệu qua bao mùa mưa nắ ng thì nỗ i ân hậ n day dứ t vì đã phụ công sinh thành nuôi
dưỡ ng củ a cha mẹ lạ i càng lớ n.

Câu 6:
Chép lạ i mộ t bài ca dao em đã đượ c họ c trong chương trình Ngữ vă n THCS cũ ng thể hiện
tấ m lòng hiếu thả o củ a ngườ i con đố i vớ i cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Câu 7: Đoạn thơ trên đã diễn tả nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ.
Có ý kiến cho rằng: “Nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu
sau thì phải đạo làm con hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt
chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành
cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí, thể hiện cái tài
của ND. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước
câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu"
bằng hành động bán mình chuộc cha,cứu cả gia đình, bị đẩy vào lầu xanh.Kiều đã Làm
tròn đc chữ hiếu. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy
mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day
dứt." ND là người có con mắt trông khắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cái
tài, cái tâm của ông trải dài trên thiên truyện. Chính vì vậy mà ND đã miêu tả K nhớ
người yêu trước rồi nhớ đến cha mẹ sau hoàn toàn hợp lí. Qua đó còn cho thấy phẩm
chất tốt đẹp của nàng, là con người nặng tình nghĩa, luôn nghĩ đén những người thân
yêu.
Câu 8: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều
được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và thành phần khởi ngữ.

Gợi ý:

Viết đoạn văn làm rõ phẩm chất của Kiều:


* Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt:
- Nhớ Kim Trọng da diết
- Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình
- Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt
* Lòng hiếu thảo hết mực với cha mẹ:
- Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhưng con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi
nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông
- Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân.
- Xót xa nghĩ đến cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trời góc
bể”.
* Lòng vị tha hết mực:
- Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đày trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng
cho người thân hơn cả lo nghĩ cho bản thân mình.
- Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc.

Bài 3: Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có những câu thơ:

“…Buồn trông cửa bể chiều hôm,


Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

Câu 1: Những câu thơ trên thuộc đoạn trích nào? Nêu vị trí của đoạn trích trong kết cấu “Truyện Kiều”.
- Xuất xứ: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Vị trí: Thuộc phần 2 của Truyện Kiều “Gia biến và lưu lạc”
- Nội dung đoạn trích: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự
vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra
giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
Câu 2: Những câu thơ trên thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? Bút pháp nghệ thuật đặc sắc nào đã được
tác giả sử dụng trong đoạn trích?

Đoạn thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau buồn, lo âu của nàng Kiều qua cách nhìn
cảnh vật. Để diễn tả tâm trạng Kiều Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để
khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Điệp ngữ “buồn
trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn
đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi
buồn da diết.  Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành
trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước
mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định
không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa
tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và
âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như
báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời
Kiều. Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn
dập, chỉ có một từ láy tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày
một tăng, dâng lên lớp lớp, nỗi buồn vô vọng, vô tận. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần,
màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn man mác,
mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng
Kiều.
Câu 3: Từ “chân” trong câu thơ “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được dùng với nghĩa gốc hay
nghĩa chuyển? Nếu dùng với nghĩa chuyển, từ “chân” đã được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

- Từ “chân” trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được dùng theo nghĩa
chuyển.
- Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Từ “chân” trong “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: - Từ “chân” trong câu “Chân mây mặt đất một
màu xanh xanh” được dùng theo nghĩa chuyển. - Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

You might also like