You are on page 1of 36

Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9

Hơn cả một bài văn

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VIẾT NLVH

DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI

1. Đề bài: “số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật
Vũ Nương trong “CNCGNX” và Kiều trong “Truyện Kiều””

Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng,
đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại
của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác
tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong,
ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biên động của cơn gió,
tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần
nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của
đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết đức trung trinh của chim uyên ương đem
mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ”. Có thể nói, người phụ nữ là
biểu tượng của cái đẹp. Nhưng trong thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy
rẫy những sự bốt công oan trái, người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay, oan trái
nhất. Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng
thương yêu và nhân hậu. Ta có thể bắt gặp hình ảnh của họ qua nhiều tác phẩm
văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Trong xã hội phong kiến, dường như tất cả mọi thứ đều bất công với người
phụ nữ. Tình yêu không, hạnh phúc không, tiếng nói cũng không. Nhưng, chính
những áp bức đó đã làm sáng ngời lên những đức tính, phẩm hạnh đáng quý, đáng
trân quý của người phụ nữ. Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học
thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách.

1
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Đọc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, ta thấy Vũ Nương đúng
là một mẫu mực của phụ nữ phong kiến với những phẩm chất đáng quý. Không
như Nguyễn Du miêu tả thật tinh tế nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của
Thúy Kiều, Nguyễn Dữ chỉ điểm qua nhẹ nét đẹp của Vũ Nương: “tư dung tốt
đẹp”. Nhưng chỉ bằng một chi tiết nhỏ ấy, tác giả đã phần nào khắc họa được hình
ảnh một cô gái có nhan sắc xinh đẹp. Cũng bởi “mến vì dung hạnh” nên chàng
Trương đã lấy nàng làm vợ. Nhưng chữ “dung” ấy, vẻ đẹp hình thức ấy, chẳng
thể nào tỏa sáng ngàn đời như vẻ đẹp tâm hồn nàng. Vũ Nương “vốn con kẻ khó”,
song rất mực tuân theo “tam tòng tứ đức”, giữ trọn lề lối gia phong và phẩm hạnh
của chính mình. Thế nên, nàng rất “thùy mị, nết na”. là chuẩn mực của người phụ
nữ Việt Nam. Trong đạo vợ chồng, nàng hết sức khôn khéo, hết sức chú trọng
«giữ gìn khuôn phép» để hy vọng có được một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ" thế nhưng công lao của
Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu
những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già
dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai của cô gái này. Thật là một
thử thách quá khó khăn với một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Nhưng nàng
vẫn vượt qua tất cả, một mình vò võ nuôi con khôn lớn, đợi chồng về. Không
những thế, nàng còn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng ốm nặng: “Nàng hết sức
thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Thời
xưa, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy
những định kiến khắt khe:

“Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi

Biết rằng có được ở đời với nhau

Hay là vào trước ra sau

Cho cực lòng thiếp, cho đau lòng chàng”.

2
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Nhưng nàng đã yêu thương mẹ chồng như chính cha mẹ ruột của mình. Mọi việc
trong nhà đều được nàng chăm lo chu tất. Và lời trăn trối cuối cùng của mẹ chồng
như một lời nhận xét, đánh giá, một phần thưởng xứng đáng với những công lao
và sự hy sinh cao cả của nàng vì gia đình nhà chồng: “Xanh kia quyết chẳng phụ
con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vậy là cả “công – dung – ngôn – hạnh”
nàng đều vẹn toàn. Nàng chính là đỉnh cao của sự hoàn mỹ về cả vẻ đẹp hình thức
lẫn tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa dưới chế độ phong kiến.

Đến với Nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, một trang tuyệt sắc
giai nhân, một người con có hiếu, một tấm lòng vị tha bao dung. Khi gia đình gặp
tai biến, chúng ta chạnh lòng nhớ đến tình cảnh một Thúy Kiều khi phải bán mình
chuộc cha:

“Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”.

Hy sinh mối tình riêng của mình để làm trọn chữ hiếu. Hành động đó khiến người
đọc thật cảm phục:

“Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,

Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.”

Sống nơi đất khách quê người, nỗi nhớ về người yêu- biểu hiện của tình cảm
chung thuỷ không hề vơi đi trong tâm hồn người con gái đáng thương này: «Tấm
son gột rửa bao giờ cho phai? ». Kiều đã không giấu nỗi nhớ nhung da diết mãnh
liệt của mình đối với chàng Kim. Vừa mới hôm nào cùng với Kim Trọng nặng
lời ước hẹn trăm năm mà nay Kiều đã phải cắt đứt mối tình duyên ấy một cách
đột ngột. Ngòi bút Tố Như thật tinh tế khi kể về tình cảm Thúy Kiều nhớ về người
yêu cũng phù hợp với qui luật tâm lí và bộc lộ cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Chén
rượu thề nguyền hôm nào dư vị còn đọng trên bờ môi, vầng trăng như vẫn còn
kia, mà lại xa xôi cách trở. Kiều đau đớn nhớ tới người yêu, tưởng như lúc này

3
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

chàng vẫn chưa hay biết việc nàng đã phải trầm luân trong gió bụi cuộc đời nên
đang mong ngóng chờ đợi tin tức của nàng một cách uổng công vô ích!

Còn về phần nàng thì “Bên trời góc bể bơ vơ”, biết đến bao giờ mới phai
được tấm lòng son mà nàng đã quyết định dành cho chàng từ cái buổi “thề non
hẹn biển” hôm ấy. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu là
tấm lòng son sắt, nỗi nhớ thương kim Trọng không bao giờ nguôi hoặc có thể
hiểu là tấm lòng son sắt, nỗi nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi hoặc
có thể hiểu tấm lòng son của Kiều đã bị dập vùi hoen ố biết bao giờ mới gột rửa
được

Kiều còn quên hết nỗi đau riêng của mình mà dành tất cả tình cảm thương
nhớ cho cha mẹ, nàng thật là người có long vị tha:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ?”

Số phận con người – đó là điều day dứt khôn nguôi trong trái tim Nguyễn
Du. Trái tim nhân ái bao la của nhà thơ đã dành cho kiếp người tài sắc bạc mệnh
sự cảm thông và xót xa sâu sắc.

Thương thay cũng một kiếp người,

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.

Những là oan khổ lưu ly

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân!…”

Câu thơ của Nguyễn Du như một tiếng nấc đến não lòng. Từng từ, từng chữ tựa
như những giọt lệ chứa chan tình nhân đạo của tác giả khóc thương cho số đoạn
trường.

Đau đớn thay phận đàn bà


Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.

4
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

"Phận đàn bà" trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể
xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ.
Và cũng như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến
cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia
đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bóng đen của cơn ghen
đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời
ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra
hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh
minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc
một kiếp người.

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả
"Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý
Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa,
đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia
đình nàng đã phải bán mình chuộc cha. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất
hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để chấm dứt số kiếp
trầm luân. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng
cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một giai nhân tài sắc
vẹn toàn. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày
sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình
của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy. Bi kịch tình yêu của người con gái tài sắc đã
khiến muôn đời sau phải thốt lên

"Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”

(Tố Hữu)

Kết thúc của hai tác phẩm làm lòng ta chợt quặn lên thương xót. Thương
xót bởi vì Vũ Nương đoan trang, tiết hạnh là thế, chung thủy là thế, vậy mà phải
5
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

chịu vết nhục phải tự tử để rửa sạch và chỉ đến khi Trương Sinh hiểu được sự
thật, lập đàn giải oan thì đã quá muộn màng. Thương xót bởi người con gái sắc
nước hương trời trọn hiếu vẹn tình như Thúy Kiều lại bỏ mình nơi dòng sông lạnh
lẽo. Phải chăng số phận của Vũ Nương và Thúy Kiều cũng chính là số phận bi
đát của những người phụ nữ thời phong kiến. Số phận ấy mong manh như ngọn
nến trước gió, sẵn sàng phụt tắt bất cứ lúc nào. Vũ Nương, Thúy Kiều… và biết
bao số phân thật buồn thảm phụ nữ vẫn mãi đi vào ngõ tối.

Bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cao cả, Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã
miêu tả chân thực và đầy xót xa số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Viết
về những người đàn bà bất hanh, đẹp người đẹp nết này, các nhà văn, nhà thơ đã
dành một sự ca ngợi, một sự nâng niu vô bờ bến. Chúng ta cảm nhận được điều
đó và càng thương xót cho thân phận của họ hơn bao giờ hết.

Văn học nghệ thuật ngày nay vẫn tiếp tục lưu giữ những vẻ đẹp của người
phụ nữ trong một phương diện mới, khía cạnh mới.Và xã hội ngày nay đã tạo mọi
điều kiện để phụ nữ thể hiện mình và hơn hết họ còn được xã hội tôn vinh qua
các ngày lễ dành riêng cho phái nữ. Chúng ta hãy dần loại bỏ những lễgiáo hà
khắc, cổ hủ trong thơ xưa và thay thế nó bằng những khúc ca vui ngợi ca về người
phụ nữ. Xin mượn lời nhà thơ Xuân Quỳnh để thêm một lần nữa khẳng định giá
trị và vai trò của người phụ nữ trong xã hội:

Một buổi sớm mai trớm bước chân mình trên cát
Người mẹ cho ra đời những Phù đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học hay là ai đi nữa
Cũng là con của một người phụ nữ
Người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên.

6
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

2. Đề bài: Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Số kiếp ở đâu mà lận đận

Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi

Cành hoa vườn Thúy duyên còn bén

Ngọn nước sông Tiềh nợ chẳng xuôi

(Tống vịnh Kiều)


Đã hai thế kỉ trôi qua nhưng tấm lòng của cụ Nguyễn Du vẫn luôn được chúng
ta nâng niu và quý trọng. Đó là tiếng lòng Tố Như lắng đọng, hoà lệ thành thơ –
những vần thơ được trau chuốt từ trong tâm tưởng – những tiếng kêu xé lòng
làm xót xa khách phòng văn. Là thi sĩ, ai chẳng muốn cất ngòi bút ca ngợi cái
đẹp, cái hữu tình, cái thơ mộng, nhưng hiện thực phơi bày trước mắt là mũi dao
oan nghiệt khiến trái tim đa cảm phải cất tiếng đau thương. Trong ngàn vạn
tiếng nấc nghẹn ngào về thân phận người phụ nữ, Truyện Kiều bật lên như tiếng
thét hoảng hốt, vô vọng giữa đêm trường phong kiến đầy những tủi nhục, đắng
cay. Nổi bật trên đó chính là một dấu lặng trầm buồn trong số kiếp của phận gái
hồng nhan. “Kiều ở lầu ngưng bích” chính là tiếng thét vô vọng của nàng kiều
trước xã hội bỉ ổi xấu xa.

Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn
chương cổ điển. Để diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả
cảnh ngụ tình, “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” để khắc họa tâm trạng
của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Trong nỗi đau thân phận con
người, từ một cô gái “Êm đềm trướng rủ màn che”, bão dông cuộc đời đưa đẩy
nàng đến chốn bùn nhơ. Vì chữ hiếu Kiều đành dứt tình với Kim Trọng, bỏ lại
câu thề nguyền non nước chưa trọn, theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri. Tưởng
rằng mọi sự khổ đau đã lên tới đỉnh điểm, chẳng còn gì để nàng phải mất nữa,
ấy vậy mà ông trời vẫn đùa giỡn với số phận của con người. Sóng gió xảy đến

7
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

với cô trong 15 năm lưu lạc, sống trầm luân trong kiếp đoạn trường. Tự tử
chẳng thành, Kiều bị Tú Bà đưa về lầu Ngưng Bích trong cảnh “Ngây thơ chẳng
biết là danh phận gì?”. Làm con như lời mụ hứa kén chồng tử tế chăng ? Hay là
một tù nhân bị giam lỏng ? Bước chân đầu tiên đi vào cuộc đời của nàng sau
chông chênh như cảnh “Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh”. Đoạn trích là
một màn độc thoại nội tâm, một khúc tự tình của Kiều trên bước đường lưu lạc.

Sáu câu đầu mở ra một loạt không gian nghệ thuật và một tâm tragj nghệ
thuật đồng hiện. Hiện tại trống vắng, tương lai mờ mịt, Nguyễn Du đã khắc hoạ
ngoại cảnh qua tâm cảnh ngổn ngang:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Đó là một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng, không một bóng người, không một
tâm hồn thân thuộc, bầu banj, trong dư vị đau khổ, tủi nhục vừa trải qua da diết.
Có ai hiểu nỗi lòng nàng trong cảnh huống này? Nhìn một dáng núi xa, ngắm một
vầng trawngv gần, nàng cảm thấy đó là bè bạn. Nhưng những người bạn không
lời này đâu có an ủi, chia sẻ được nỗi buồn đang chất ngất trong lòng nàng? Tất
cả mọi khổ đau buồn tủi ấy được kết đọng lại trong hai từ “ Khóa xuân”. Nhiều
nhà nghiên cứu khi chú thích hai từ “khoá xuân” đã viện dẫn điển cố trong câu
thơ của Đỗ Mục: “Đồng Tước xuân tâm toả nhị Kiều”. Nhưng có lẽ không cần
lời diễn giải hay chú thích nào khác thì bản thân hai từ thuần Việt “khoá xuân” tự
nó đã diễn tả đầy đủ ý nghĩa sâu xa của tứ thơ. Sự cô đơn trống trãi bao vây bào
mòn trong tâm can Thuý Kiều, nếu không phải là nhốt kín nàng thì còn là gì nữa!
Sức sống mơn mởn, phơi phới tuổi xuân – lứa tuổi đẹp nhất của đời người – của
một trang tuyệt sắc giai nhân bị những bàn tay hung bạo bóp nghẹt.

8
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Cả một không gian trải rộng trong cảm giác cô đơn hiu quạnh, những bãi
cát vàng nhấp nhô uốn lượn, bụi hồng dàn trải mênh mông kéo nhau mất hút vào
vô tận. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo để khắc họa cái bi kịch trong nội tâm
nhân vật. Thiên nhiên tưởng thoáng đãng nên thơ ấy trở nên ngổn ngang trăm mối
tơ vò trong tâm trạng của nàng. Nguyễn Du đã thể hiện tâm trạng rối bời ấy qua
các từ “nọ – kia”, “xa – gần” cứ đan quyện vào nhau để khắc hoạ tâm cảnh nhân
vật.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

(Nguyễn Du)

Không gian càng mênh mông tăm tối, mịt mù càng làm cho tâm trạng Thúy Kiều
trở nên thê lương bi đát hơn bao giờ hết. Một cuộc sống bị giam cầm tù đày cả về
tâm hồn, lẫn thể xác.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Hai từ “bẽ bàng” đã lột tả được mọi sự ê chề, đau đớn của Thúy Kiều, khi cô vừa
bị Mã Giám Sinh lừa tình, rồi lại còn bị bán vào lầu xanh. Vừa thất tiết vừa tủi
nhục, vừa oán hận, vừa thê thương. Tâm trạng tủi hổ vì sự ngu dốt, mê muội tin
nhầm người của nàng đã được hai từ “bẽ bàng” nói hộ. Mộng Liên Đường chủ
nhân nhận xét: Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút
nước mắt thấm qua tờ giấỵ Mối tình đầu vừa chớm nở đã vội tàn mà sao chữ tình
kia cứ đeo đẳng không sao đứt rời dù trước mắt nàng chỉ thấy cảnh mà vắng bóng
người. Thế nhưng hình bóng chàng Kim vẫn cứ hiện về trong ký ức:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

9
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Tại sao tâm trí Kiều lại hướng về Kim Trọng đầu tiên mà không phải là cha mẹ?
Nếu có ai vì điều này mà trách Kiều là bất hiếu thì thật là chưa hiểu nàng. Kiều
hướng đến chàng Kim trước nhất vì vầng trăng trực diện đang gợi lòng người nhớ
về cảnh cũ của đêm thề nguyền. Chính cảnh ấy đã gợi lòng người thiếu nữ nhớ
về tình yêu. Hơn nữa, Kiều đã bán mình chuộc cha nên đối với song thân, cảm
giác tội lỗi đã vơi đi ít nhiều. Còn đối với Kim Trọng, Kiều là người bội ước, là
kẻ phá vỡ lời thề sắt son hôm nào. Điều đó khiến trái tim thiếu nữ lần đầu sống
trong tình yêu luôn khắc khoải hình bóng tình nhân: “Tưởng người dưới nguyệt
chén đồng”. Nỗi niềm nhớ thương da diết hoà cùng bức tranh cảnh càng khiến
cho lòng người đau đớn khôn khuây. Càng đau vì nhớ người, vì sự khắc khoải
ngóng trông của người yêu, Kiều càng cảm thương cho thân phận “bẽ bàng” của
mình :

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Lời thơ là lời độc thoại nội tâm. Thật vậy ! Suốt những năm tháng lưu lạc, Kiều
không bao giờ nguôi thương nhớ Kim Trọng. Khi bán mình chuộc cha, nàng đã
thốt lên:

Ơi Kim lang ! Hỡi Kim lang,

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

ngay cả khi về với người anh hùng Từ Hải, sau bao năm luân lạc, nàng vẫn “Dẫu
lìa ngó ý còn vương tơ lòng”.

Nỗi đau nối tiếp nỗi đau. Nhớ về Kim Trọng trong sự xót xa, bẽ bàng, Kiều
hướng tới cha mẹ trong nỗi nhớ, niềm thương :

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

10
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng đã đi xa biền biệt, lấy ai chăm sóc mẹ cha? Tuy đã cố dứt chữ tình để đền
chữ hiếu nhưng nàng vẫn không khỏi băn khoăn, thổn thức khi nghĩ đến cảnh cha
yếu mẹn già tự cửa hôm mai, mòn mỏi đợi con trong vô vọng. Hiếu thảo đến thế
thì còn gì bằng. Trong đời, Kiều luôn nghĩ đến người trước khi nghĩ đến mình,
đó là lòng nhân ái cao đẹp, là phẩm hạnh người phụ nữ Việt Nam.

Cuối cùng, Kiều nhìn đến cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phận
mình. Đây là những câu thơ réo rắt bậc nhất về nỗi buồn luân lạc, bơ vơ. Mỗi câu
thơ gợi lên một nỗi buồn thảm, hãi hung lắng sâu trong vô thức:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyên ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là vê đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt dềnh

Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tám câu thơ mỗi câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. Buồn trông là buồn mà nhìn
xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng. Hình như nàng đang đang mong một
cánh buồm, nhưng cánh buồm ấy chỉ thấp thiangs xa xa, không rõ như một ước
vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước mới từ của sông chảy ra
biển, ngọn song xô đảy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu….Tám câu thơ,
câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vùa là tâm cảnh. Toàn hình ảnh
là sự vô vọng, dạt trôi của một kiếp người. Đây chính là lúc mà tình cảm của kiều
trở nên mong manh và yếu đuối nhất.

11
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Với quan niệm thẩm mĩ truyền thống, Nguyễn Du luôn lấy khung cảnh
thiên nhiên làm nền cho sự hoạt động nội tâm của nhân vật. Không gian bao la
rợn ngợp, khoonh một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiwwu
buổi sáng buổi chiều lặp lại. Con người trở nên bé nhỏ, bất lực, trơ trọi.Nghệ thuật
trùng ddiepj như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.
Nhận xét về Thúy Kiều Nguyễn Lộc viết: "Thúy Kiều không còn là con người
bình thường mà phải là một nhân cách một thước đo một nguyên lý cuộc sống để
mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc
lộ tất cả những bản chất tuyệt vời cao đẹp hay bỉ ổi xấu xa không thể nguỵ trang
che dấu được" Hai trăm năm đã đi qua, tiếng thơ Nguyễn Du vẫn vang vọng từ
quá khứ vào hiện tại vả cả tương lai. Đúng là tiếng thơ ấy yêu thương như tiếng
ru của mẹ thân thiết như tiếng gọi của quê hương nghìn năm sau sẽ còn vọng.

3. Đề bài: Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

Trải qua một cuộc bể dâu

Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình

Nổi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”

Thật vậy, mười lăm năm trời lưu lạc của nàng Kiều là một thiên bạc mệnh thấm
đầy lệ làm xúc động lòng người qua bao thế hệ: “Cảo thơm lần giở trước đèn…”.
Lật giở từng trăng văn Nguyễn Du,ta thấy tinh thần nhân đạo được phổ vào văn
chương nghệ thuật như suối nguồn dạt dào tuôn chảy, như dongg sông tưới tắm
tâm hồn để cho từng dòng thơ câu chữ ấy chở nặng những hạt phù sa đổ vào dòng
sông nhân bản mênh mông vô tận. Xây dựng hình tượng và số phận nàng Kiều,
dường như Nguyễn Du đang nói thay lòng mình, thể hiện khát vọng công bằng
cho nhân dân xã hội, cho những số phận tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội phong
kiến xưa.

12
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Tinh thần nhân đạo là cảm hứng nhân văn bao trùm lên toàn bộ ‘Truyện
Kiều’. Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là lòng thương. Bản chất của nó là chữ tâm
đối với con người. Đó là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của
con người tài sắc, lòng hiếu nghĩa, vị tha, chung thủy trong tình yêu... Đó là tấm
lòng của nhà thơ đổng tình với những ước mơ và khát vọng về tình yêu lứa đôi,
về tự do và công lý; là sự đổng cảm, xót thương trước bao nỗi đau, bị vùi dập của
con người, nhất là đối với người phụ nữ ‘hạc mệnh’ trong xã hội phong kiến..
Một tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của
con người, không những thế phải đồng cảm xót thương những số phận bị chà đạp,
lên án tố cáo những thế lực thù địch, đồng thời phải biết đồng tình với khát vọng
và ước mơ chính đáng của con người. Nguyễn Du yêu thương con người đến tận
cùng, vì vậy các tác phẩm của ông cũng nhân đạo đến tận cùng.
Cảm thương cho những kiếp hồng nhan mà đa truân, tài tử mà đa cùng
không phải là cảm hứng mới mẻ trong văn học, nhưng phải đến Nguyễn Du,
người đọc mới thực sự đau lòng vì “những điều trông thấy” bởi Nguyễn Du viết
về nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình.

Sắc đẹp khuynh thành và tài năng hiếm có của Thúy Kiều đã được Nguyễn
Du đặc tả trong hai câu thơ:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

Vẻ đẹp của nàng thật có một không hai trên thế gian này. Thế nhưng ẩn giấu đằng
sau những “làn thu thủy” trong trẻo và những “nét xuân sơn” tươi thắm của ngọn
núi mùa xuân ấy là cả một tài năng toàn diện, lỗi lạc rất đáng tự hào:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.”

Tài hoa của nàng không chỉ bộc lộ rực rỡ ở tài thi họa mà còn ở cung đàn có sức
thuyết phục tuyệt đối. Cái thông minh và tài hoa ấy cũng chính là biểu hiện phong

13
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

phú của một trái tim nồng nàn, sôi nổi, một tấm lòng giàu lòng vị tha. Cung đàn
đầy cảm xúc của lần tình tự với Kim Trọng chính là nỗi sợ hãi của nàng Kiều
thông minh linh cảm trước số phận của những người yếu thế mà cũng chính là
tiếng lòng dám yêu đương sôi nổi của một cô gái sống cách đây hai trăm năm,
khi mà quan hệ chân chính giữa nam nữ còn chịu nhiều ngăn cấm bởi muôn vàn
luật lệ khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Mối tình vượt lễ giáo phong kiến ấy cũng chính là một mối tình rất trong
sáng, thủy chung. Kiều là một thiếu nữ rất một mực đoan trang, hiền thục, nàng
yêu đương sôi nổi nhưng cũng biết kiềm chế cảm xúc để ngăn chặn những bước
đi quá trớn không tốt cho tình yêu. Khi nghe Thuý Kiều đàn, Kim Trọng càng mê
mẩn, say đắm nàng:

“Sóng tình dường đã xiêu xiêu,

Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.”

Còn gì đau xót hơn khi mối tình Kim- Kiều vừa chớm nở đã li tan. Lời thề với
Kim Trọng vừa trao thì Kiều lại phải bán mình vì chữ hiếu. Trong Truyện
Kiều tình tiết “trao duyên” cũng là một nét đẹp của tình cảm nhân đạo. Trước bi
kịch cuộc đời “hiếu tình khôn nhẽ hai đường vẹn hai” Kiều đã “cậy em” và trao
duyên cho Thuý Vân thay mình trả nghĩa “nước non”với chàng Kim:

“Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”

Thuý Vân nên mối tơ duyên với Kim Trọng, Kiều cũng phần nào bớt đi cảm giác
có lỗi trong sự bội ước. Thế nhưng trước ngày đầu tan vỡ ấy Kiều tránh sao khỏi
đau đớn xé ruột:

“Bây giờ trâm gẫy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.”

Làm sao Kiều có thể quên được mối tình đầu ngây thơ trong trắng ấy bởi lẽ:

14
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

“Ôi cái buổi ban đầu lưu luyến ấy

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”

(Thế Lữ)

Và, khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, bị Tú Bà "khoá xuân", trong cái nỗi buồn
mênh mang vô tận, không thể gì làm vơi bớt, không có ai để sẻ chia – nỗi buồn
của một con người hoàn toàn cô đơn giữa một khung cảnh cô đơn, vắng lặng;
Kiều chỉ còn biết nhớ về người thân. Thật đúng như Chu Mạnh Trinh đã từng
viết: “Tấm lòng này như tuyết như băng, mối sầu nọ qua ngày qua tháng… Ngọc
kia không vết, giá liên thanh không vết so bì. Nước đã trôi xuôi, hồn cựu mộng
vẫn còn vơ vẩn”. Nguyễn Du đã xây dựng một thiên diễm tình tuyệt mỹ Kim –
Kiều. Trái tim nhân hậu của Nguyễn Du đã thương cảm sâu sắc cho mối tình đầu
tan vỡ ấy chính vì thế nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo, cực kỳ tinh tế
trong bút pháp điêu luyện.Nhà thơ đã đảo tình lên hiếu, trái với trật tự cương
thường của đạo lý phong kiến khi miêu tả Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha
mẹ sau.

Nếu trước kia, Nguyễn Du đã không tiếc lời ngợi ca thiên diễm tình tuyệt
đẹp vượt lễ giáo phong kiến thì giờ đây, khi mối tình đầu trong sáng ấy "trâm gẫy
bình tan"; chính ông lại đồng cảm hết sức với tâm sự của người con gái đang yêu
buộc phải xa cách người yêu. Nguyễn Du thật thấu hiểu nhân tình !

Nỗi nhớ người thân cũng không làm Kiều khuây khoả nỗi buồn rợn ngợp.
Buồn mà trông ra cảnh vật :

Buồn trông cửa biển chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

15
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng quanh quanh ghế ngồi

Tám câu thơ dựng lên bốn bức tranh buồn được bắt đầu bằng hai chữ "Buồn
trông". Dường như ở đây không có con người, chỉ có cái nhìn hay đúng hơn, chỉ
có tâm trạng. Tâm trạng của Kiều mà cũng là tâm trạng của Nguyễn Du. Lòng
nhà thơ tưởng như cũng hoà vào với lòng nhân vật, cùng đồng cảm, buồn thương,
đau xót với nhân vật.

Lòng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều trăm lần đứt đoạn, ngàn lần thấu
cảm, thấy rõ trong từng câu thơ nghiến nát:

“Dở dang nào có hay gì

Đã tu- tu trót- qua thì- thì thôi”

Về Vấn đề Tố như đặt ra, Xuân Diệu nói: “Đặt ra một cách ghê gớm như lửa
châm nhà đã cháy, như chuông gtreo sợi chỉ mành sắp đứt, như thòng lòng đã giết
vào cổ người”. Truyện Kiều không phải là một bài ca hân hoan về giá trị con
người mà trở thành “một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã
hội cũ”

Số phận con người – đó là điều day dứt khôn nguôi trong trái tim Nguyễn
Du. Trái tim nhân ái bao la của nhà thơ đã dành cho kiếp người tài sắc bạc mệnh
sự cảm thông và xót xa sâu sắc. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều đã
trải qua mười lăm năm trời lưu lạc, nếm đủ mùi cay đắng, nhục nhã ê chề “thanh
lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Gặp được Từ Hải, hạnh phúc chợt đến rồi lại chợt
đi khi Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến bị giết chết giữa loạn quân. Kiều phải hầu
rượu trong bữa tiệc quan, bị ép gã cho viên thổ quan… Uất ức quá, Kiều phải
nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Nguyễn Du đã phải xót thương kêu lên:

“Thương thay cũng một kiếp người,

16
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.

Những là oan khổ lưu ly

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân!…”

Câu thơ của Nguyễn Du như một tiếng nấc đến não lòng. Từng từ, từng chữ tựa
như những giọt lệ chứa chan tình nhân đạo của tác giả khóc thương cho số đoạn
trường.

Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều còn là tiếng nói đồng tình, đồng cảm
của thi hào Nguyễn Du với những ước mơ về tự do công lý của con người bị áp
bức dưới chế độ cũ. Từ Hải ân nhân của Thuý Kiều là một hình tượng sử thi, một
anh hùng xuất chúng có tài năng đích thực và sức mạnh phi thường: “Côn quyền
hơn sức, lược thao gồm tài”. Người anh hùng văn võ song toàn ấy có lý tưởng
sống khác hẳn với bọn “cá chậu, chim lồng” quen “vào luồn ra cúi” để tranh nhau
hai chữ công hầu. Ở Từ Hải, đó chính là một chí khí ngang tàng đội trời đạp đất
ở đời “dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi’. Chàng thiết tha với một lý tưởng:

“Chọc trời khuấy nước mặc dầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!”

Trong xã hội phong kiến ý vua là ý trời, mọi thần dân chỉ có thể cúi rạp mình
xuống mà thôi, thế nhưng ở đây, thái độ Từ Hải về nhiều mặt đều mang ý nghĩa
phản kháng mạnh mẽ chế độ phong kiến. Nó biểu hiện sự quật khởi của một thời
đại khi hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng lên dữ dội thì cũng là
lúc ý chí chống đối lại tôn ti trật tự khắc nghiệt kia nảy nở trong đầu óc những
người bị áp bức. Cũng như Kim Trọng sau này, Từ Hải biết rõ giá trị phẩm chất
cao đẹp của Kiều. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên Từ Hải đã bắt gặp những điều ấy,
chính vì thế mà Từ Hải luôn luôn xem Kiều là người tri kỷ của mình, đối xử với
Kiều bằng một mối tình trước sau như một, khi “vinh hoa” cũng như lúc “phong
trần”. Ngoài ra, Từ Hải còn là một con người rất tự tin, thẳng thắn.

17
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Đọc những trang viết của Nguyễn Du, chúng ta thấy tình yêu thương con
người, trăn trở với số phận từng con người, nhất là những người đang đau khổ,
để hướng ngòi bút của mình vào đó. Nhà thơ tự gọi mình bằng tên chữ "Tố Như"
không phải mong "lưu danh thiên cổ" mà chỉ là tâm sự của 1 nỗi lòng tha thiết
với cuộc đời.

Mộng Liên Đường Chủ Nhân (1820) bình luận: "… Lời văn tả ra hình như
máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng
phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột… Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự
đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trong thấu
sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy".
Nếu là một tâm hồn không bị sóng gió vùi dập, một trái tim không thổn thức trước
những nỗi đắng cay của bức tranh thế sự, một lương tâm không phẫn nộ trước
những thói đời vô nhân bạc nghĩa, thì Nguyễn Du, dẫu có tài ba lỗi lạc đến đâu
cũng không tìm ra được nhưng âm điệu, những vần thơ khiến cho người đọc trong
cuộc nghe như khóc, như than, như uất ức, như oán hờn.
Câu thơ còn giống như tâm trạng bi phẫn của nhà thơ trước thời cuộc.
Khóc ngưòi xưa, nhà thơ tự khóc cho chính mình, giọt lệ chảy quanh kết lại 1
bóng hình Nguyễn Du, lặng lẽ cô đơn khiến người đọc phải se lòng khi ngẫm đến
những nỗi đau thấm thía và dày vò tinh thần của những ngưòi tài hoa phải sống
trong bóng đêm hắc ám của 1 xã hội rẻ rúng tài năng:

Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc


Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường
Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc
Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương

18
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

4. Vũ Nương- Bi kịch một đời người

Trong xã hội phong kiến, dường như tất cả mọi thứ đều bất công với người
phụ nữ. Tình yêu không, hạnh phúc không, tiếng nói cũng không. Nhưng, chính
những áp bức đó đã làm sáng ngời lên những đức tính, phẩm hạnh đáng quý, đáng
trân quý của người phụ nữ. Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học
thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách.

Đọc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, ta thấy Vũ Nương
đúng là một mẫu mực của phụ nữ phong kiến với những phẩm chất đáng quý.
Nàng «thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp», là chuẩn mực của người phụ nữ Việt
Nam. Trong đạo vợ chồng, nàng hết sức khôn khéo, hết sức chú trọng «giữ gìn
khuôn phép» để hy vọng có được một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Chuyện đã phản ánh hiện thực xã hội đầy bất nhân oan trái. Chính chiến
tranh loạn lạc, chính xã hội bất công đã gây nên bi kịch về cuộc đời nàng.Ngày
Trương Sinh phải lên đường ra trận, nàng tiễn chồng với lời tống biệt dịu dàng,
thiết tha mà chân thành: «Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được
ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang được hai chữ bình
yên, thế là đủ rồi … ». Đó là một tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam dung dị,
không màng danh lợi, chỉ mong vun quén cho một mái ấm gia đình. Trong những
năm tháng đằng đẵn chồng còn ngoài nơi chiến địa, người thiếu phụ đáng thương
ấy đã ra sức tần tảo nuôi con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng, ngày đêm giữ gìn tiết
hạnh hầu vun đắp dưỡng nuôi cho cái nguồn hạnh phúc mà nàng đang mong đợi.
Đối với mẹ chồng, nàng giữ vẹn đạo làm dâu thảo. Vũ Nương hết lòng săn sóc,
lo thuốc thang khi mẹ ốm đau và cả việc lo ma chay tế lễ khi mẹ chồng mất…
Còn gì quý hơn là lời của người mẹ chồng nhận xét về tấm lòng thơm thảo của
nàng trước khi bà cụ qua đời. Trong đôi mắt của người mẹ chồng, nàng là người
có «lòng lành». Sự đảm đang hiếu nghĩa ấy cũng biểu hiện phần nào tấm lòng son
sắt của nàng đối với Trương Sinh. Có thể nói, đạo làm con, làm vợ, làm mẹ tất cả
đều được Vũ Nương thực hiện trọn vẹn… Và có lẽ vẻ đẹp tâm hồn nàng đẩy lên

19
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

đến cao độ qua hình ảnh chiếc bóng trên vách. Một chi tiết tưởng đơn giản ấy
nhưng bao hàm biết bao ý nghĩa về lòng yêu thương, thủy chung son sắt của nàng
đối với chồng. Dù chiến tranh ngăn cách nhưng trong tâm hồn nàng, hình bóng
Trương Sinh vẫn khắng khít, gắn bó với nàng như hình với bóng không rời nhau.
Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng
thủychung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa
chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn
đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn
được”. Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình
đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy
của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi
thời loạn lạc xưa nay:

“… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằngtrời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nàoxong…”

(Chinh phụ ngâm)

Dường như số phận cuộc đời đã định sẵn cho người con gái này một cuộc
sống chẳng mấy hạnh phúc mà chỉ toàn khổ đau, bất hạnh:

"Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."

Lời ai oán trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn
Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Đây không phải là một lời nói quá mà điều
này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam. Trong một xã hội
phong kiến suy tàn lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong,
lận đận. Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà
có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là một bi kịch của
gia đình, của số phận phũ phàng của người phụ nữ trong xã hội đầy bất công oan
20
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

trái. Lấy chồng chưa được bao lâu thì niềm vui “nghi gia nghi thất” của Vũ Nương
bị mất đi khi chồng nàng phải đi lính. Nàng thiếu phụ tuổi xuân còn phơi phới đã
phải gánh chịu nỗi buồn “chiếc bóng năm canh” của đời nhười chinh phụ:

Mặt biếng tô miệng càng biếng nói

Sớm lại chiều dòi dõi nương song

Nương song luống ngẩn ngơ lòng

Vắng chàng điểm phấn tô hồng với ai

( Chinh phụ ngâm)

Những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết.
Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông
bão đã ập đến, bóng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh mù quáng. Chỉ
nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ vô tình mà anh đã tưởng vợ mình hư
hỏng. Trương Sinh chẳng những không hỏi cho rõ ràng mà đánh đập phũ phàng
rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường
cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người trong oan khuất.
Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch gia đình:

“Có con phải khổ vì con

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”

Nếu như người phụ nữ ẵm con mang theo nỗi buồn sâu thẳm để chờ chồng rồi
hóa đá thì nàng Vũ Nương không thể biện minh cho mình nên đã nhờ dòng sông
Hoàng Giang rửa sạch oan khiên. Trước khi nàng tự tử, nàng ngửa mặt lên trời
cao để phân trần cùng trời đất “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con
rẫy bỏ… Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm
ngọc Mị Nương, xuống đất làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa
chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và
xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Nàng đã nêu hậu quả của mình nếu không lòng

21
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

trinh tiết chờ chồng để minh oan với trời đất. Đắng cay đến thế ! Một người vợ
thủy chung, một người con dâu ngoan hiền như người mẹ chồng đã nói lúc lâm
chung “xanh kia quyết chẳng phụ con…”, thế mà nàng phải mượn dòng nước
Hoàng Giang cuốn trôi nỗi đau đời.

Điểm hội tụ nét đẹp của văn chương chính là sự đồng điệu trong tâm hồn
của trái tim nhà nghệ sĩ đó chính là tinh thần nhân đạo cao đẹp, là ước mơ về hạnh
phúc cuộc đời. Nguyễn Dữ đã thể hiện thế giới thủy cung tuy huyền bí, hoang
đường nhưng vẫn đầy ấp nhân nghĩa thủy chung. Văn học là một hoạt động sáng
tạo của con người nhằm khám phá và khẳng định những giá trị của đời sống.
Nguyễn Dữ đã nhìn thấy những bất công, những ngịch cảnh, nghịch lí đối với con
người và thủ phạm của nó. Ông thể hiện sự quan tâm, niềm thương cảm sâu sắc
đối với những con người phải chịu đau khổ, thiệt thòi. Thể hiện thái độ căm ghét,
lên án, tố cáo những cái xấu, cái ác. Quan trọng hơn, nhà văn đã khẳng định và
ca ngợi vẻ đẹp của con người, thể hiện niềm tin vào cái đẹp, vào công lí. Trân
trọng vẻ đẹp của người con gái Vũ Nương, tác giả đề cao giá trị nhân nghĩa: “Ở
hiền gặp lành”, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân.

Qua số phận và cuộc đời của nhân vật Vũ Nương, tác giả đã phản ánh số
phận bi thương của người phụ nữ thời phong kiến, ngợi ca số phận tốt đẹp của
họ. Nguyễn Dữ đã cho ta thấy được cái tâm cái tài của người nghệ sĩ của một
người nghệ sĩ lớn. Thời gian vẫn cứ trôi đi nhưng những trang viết của Nguyễn
Dữ vẫn còn đấy, khẳng định được chỗ đứng của mình trong khu vườn văn học để
rồi ta nhớ mãi về tác phẩm để hoài niệm về quá khứ xa vắng, để đau xót, để yêu
thương.

22
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

5. Phân tích tác phẩm “Đồng chí” – Chính Hữu

Thơ thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp

Lật trái trang thơ may ra anh đọc được trên kia đời tôi một ít

Thơ không phản ảnh đời mình thì nó cũng phản ảnh những mùa hoa.

(Chế Lan Viên)

Phải chăng thơ ca là vậy, nó vẫn luôn phản ánh những mùa hoa đẹp như thế. Hơn
hai nghìn năm trước,Trang Tử đã có một triết lí rất hay như thế này: “Biển cả là
nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều ra đi từ đó, nhưng nó không
vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”.Thơ
ca cũng như những nguồn nước đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Và hàng ngày, tiếng
sóng thuỷ triều vẫn âm vang chuyên chở sóng biển đời thường đến với những
trang thơ. Những sự chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ? Mảnh đất hiện thực
có bao giờ vơi khi người nghệ sĩ đến đó chở nắng gió cuộc đời tưới mát cho cây.
Thơ ca phải gắn cho mình vào nguồn mạch cuộc sống, là tấm gương phản chiếu
con người và cuộc sống. Bởi thế mà Sóng Hồng đã từng nói: “ Thơ là sự thể hiện
con người và thời đại một cách cao đẹp”. Quan niệm ấy của Sóng Hồng đã được
nhà thơ Chính Hữu thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Đồng Chí” của mình.

Thơ là thể loại trữ tình phù hợp với mọi cung bậc cảm xúc thi nhân. Bao
buồn vui trong đời cảm rung thi sĩ, bao nỗi niềm chất chứa trong tầm can đến lúc
mãnh liệt mà “cất lên trang”.Thơ ca là điệu hồn tâm hồn, là những xúc cảm thiêng
liêng, mãnh liệt nhất của những người cầm bút.

Thơ ca là sáng tạo đặc biệt của con người.Thơ thể hiện con người và thời
đại một cách cao đẹp nó là những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại trang
điểm cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó. Thơ ca đã có mặt cùng với
sự phát triển của nhân loại suốt bao thời kì lịch sử và người ta cũng bắt đầu chú
ý đến những vai trò, tác dụng kì diệu của nó đối với cuộc sống, đối với tâm hồn
con người. Ý kiến của nhà thơ Sóng Hồng đã bàn về mối quan hệ giữa thơ với

23
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

con người và cuộc sống thời đại đã sản sinh ra nó. Nhưng hiện thực cuộc sống đi
vào thơ không phải là hiện thực trần trụi mà nó được thể hiện một cách cao đẹp,
nghĩa là ngợi ca, tự hào, yêu mến,...bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo.
Hai yếu tố con người và thời đại không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết trong
cảm xúc và hình tượng thơ.

Với Chính Hữu đó là những người nông dân mặc áo lính ra trận tham gia
đánh Pháp bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được, họ mang vẻ đẹp cao cả của lí
tưởng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho Tổ quốc:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Và giữa cái khắc nghiệt của chiến tranh, sự lạc quan tin tưởng vào ngày mai chiến
thắng đã giúp các anh đứng vững kiên cường trong những năm tháng đánh giặc.
Một nụ cười đậm chất lính được Chính Hữu vẽ lại trong thơ:

“ Miệng cười buốt giá chân không giày”

Điều gì khiến cho những chàng trai quanh năm chỉ quen tay cày tay cuốc
ấy đã hăng lên đường cầm súng chiến đấu? Điều gì khiến những chiếc xe không
kính ngày đêm lao đi trong mưa bom bão đạn? Điều gì khiến những cô gái vốn
yếu mềm có thể hiên ngang chạm vào cái chết vô hình từ những quả bom? Đó
chính là lòng chung thủy với quê hương, với mảnh ruộng nhà mình, với vợ con
của mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung la

Nhà phê bình Nguyễn Đức Quyền đã nhận xét: Ở ngoài mặt trận mà biết gió lay
từng gốc cột ngôi nhà mình ở thì thật không còn từ ngữ nào để diễn tả hết tình
cảm thiết tha của họ đối với gia đình mình. Thế đó, ai mà không mong muốn
được sống yên vui, hạnh phúc trong mái ấm gia đình ? Nhưng vì nghĩa lớn, họ ra

24
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

đi không tiếc đời mình, bỏ lại sau lưng tất cả những gì thân yêu nhất. Cũng như
vậy, ở ngoài mặt trận mà biết Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính chứng tỏ họ
đang nhớ quê hương, nhớ người mình thương biết nhường nào! Mối giao cảm
đậm đà sâu sắc ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho người lính trên những chặng đường
chiến đấu.

Chính Hữu đã dùng những nét chạm khắc vô cùng chân thực về hoàn cảnh
sống gian lao, thiếu thốn của người lính:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vau

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá chân không giày”

Hình ảnh “ Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể về căn
bệnh sốt rét rừng nguy hiểm khi mà trong chiến tranh không có đủ thuốc men để
chạy chữa. Và hiện thực khó khăn ấy không chỉ xuất hiện trong thơ Chính Hữu
mà trong rất nhiều tác phẩm thơ thời chiến cũng đều có sự góp mặt của căn bệnh
này:

“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Hay trong bài “dấu chân qua trảng cỏ”, Thanh Thảo từng viết:

“ Những người sốt rét đương cơn

Dấu chân bầm xuống đường trơn ướt nhòe”

Không dừng lại ở đó, người lính còn phải đối diện với cả sự thiếu thốn, khó khăn
về vật chất: “ Áo rách vai, quần vài mảnh vá” và “ chân không giày”. Nhưng trong
hoàn cảnh ấy, những người lính vệ quốc, họ đã chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau bằng

25
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

những hành động chân thành: “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Họ đã truyền
cho nhau hơi ấm của tình thương, cùng dắt tay nhau tiến lên phía trước, vì mục
tiêu lí tưởng cách mạng lớn lao, vì hòa bình dân tộc. Và có lẽ tình yêu thương
nhau đã lấp đầy khoảng trống, làm dịu vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Điều
ấy đã làm cho tình đồng chí thêm keo sơn, gắn bó và hóa thành sức mạnh đoàn
kết trong suốt cuộc kháng chiến trường kì.

Nét nổi bật tron g bài thơ chính là hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Đây là
một sáng tạo đặc sắc, giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh
“súng-trăng” được đặt cạnh nhau khiến người đọc có nhiều liên tưởng: giữa thực
tại và mơ mộng, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chiến sĩ và người thi sĩ. Sự
đan cài giữa hiện thực và lãng mạn ấy vừa cho thấy được hiện thực chiến tranh
vất vả lại vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính:

“Những bông hoa nở trong ngày khói lửa


Vẫn ngát hương và chan chứa niềm tin
Không ngại chi súng đạn với bom mìn
Mang hi vọng trong ánh nhìn sáng rực”

Hiện thực trong thơ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan đã được
khúc xạ qua lăng kính thi sĩ. Sự sáng tạo ở đây thể hiện qua góc nhìn mới mẻ, độc
đáo và những phát hiện riêng của người cầm bút trong quá trình khám phá hiện
thực cuộc sống.Có nhà thơ đã nói: “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã
tràn đầy”. Chất liệu cuộc sống trên đường thâm nhập vào tác phẩm đã mang theo
bao nỗi niềm của người sáng tạo và khi bài thơ trở lại với cuộc đời, nó đã in dấu
“tâm hồn cá biệt” của nhà thơ. Thật chí lí khi một nhà thơ nước ngoài nói đại ý :
Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ. Nỗi đau ấy, khi đến với
chúng ta đã “nhuốm máu” người nghệ sĩ. Chất cá tính trong thơ làm cho tác phẩm
khỏi “kho khan” và “nhạt nhẽo”, làm cho thơ nói được điều ngàn xưa đã nói mà
vẫn mới mẻ như thường. Vẻ đẹp của tình đoàn kết giai cấp, hình ảnh làng quê
ruộng vườn, cái nghèo,....của dân tộc Việt Nam trong suốt những năm tháng

26
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

chống giặc là những chi tiết cuộc sống vô cùng chân thực khi tác giả viết bài thơ
này:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Những người lính cách mạng trong bài thơ tham gia cuộc kháng chiến đều
xuất thân từ nông thôn, chưa từng quen biết nhau từ trước. Đúng như Nguyên
Hồng đã viết: “Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ”, họ có người đến từ miền biển, có
người đến từ đồi núi. Nhưng tất cả họ đều lớn lên từ những vùng cơ cực, lớn lên
trong cảnh nghèo khó, lam lũ, vất vả. Sự tương đồng trong xuất thân ấy đã giúp
họ gần nhau, quen nhau và gắn bó với nhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày


Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa… là những hình ảnh giản dị, quen
thuộc ở mọi làng quê Việt Nam. Có lẽ lúc này người lính đang rất nhớ tới quê
hương, nơi có gia đình, người thân, có ruộng nương, gian nhà, những tình cảm
đẹp đẽ của họ từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành. Nhưng từ “mặc kệ” đã cho
thấy sự quyết tâm ra đi của những người lính; họ gửi lại quê hương, ruộng nương,
gian nhà và cả những tình cảm buồn vui của thời thơ ấu cho người thân yêu để
lên đường cầm súng đánh giặc cứu nước.

Trong bài thơ Đồng Chí người lính xuất hiện trên cái nền của hiện thực
khốc liệt những ngày đầu kháng chiến trường kì: “Súng bên súng”, “Rừng hoang
sương muối”, “ Đứng cạnh nhau chờ giặc tới”,...đã thể hiện vẻ đẹp lí tưởng anh
hùng của thời đại cách mạnh Hồ Chí Minh.

Để làm nên thành công của tác phẩm không thể không nhắc đến sự xuất
sắc của ngòi bút Chính Hữu trong việc xây dựng hình tượng người lính cách
mạng. Ngôn ngữ trong thơ hết sức giản dị, cô đọng và giàu sức biểu cảm khiến

27
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

cho nó dễ dàng chạm sâu đến trái tim bạn đọc. Sử dụng thành ngữ, cấu trúc, hình
ảnh sóng đôi giàu tính biểu tượng, hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hóa, bút
pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn, “Đồng chí” đã làm hiện và nổi bật lên tình
đồng chí cao đẹp vừa giản dị lại vừa thiêng liêng, thơ mộng của những người lính
cụ Hồ Bài thơ đã kết thúc nhưng nó sẽ còn sống mãi chừng nào con người chưa
mất đi bản năng của chính mình: sự rung động. Quả thật văn chương đã tạo ra
cho mình một thế đứng riêng còn mạnh hơn lịch sử. Cùng tái hiện lại một thời
đau thương nhưng vĩ đại và hình tượng người chiến sĩ nhưng văn chương đã đến
với người đọc theo con đường của trái tim, gây nên những xung động thẩm mĩ
trong tâm hồn con người, làm thành sự xúc cảm tận đáy tâm hồn và những ấn
tượng không thể nào quên. Đó là những năm đau thương chứng kiến những con
người cao cả kiên cường, những người lính dũng cảm bất khuất. Họ không khô
khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu, tràn đầy lòng hy sinh, với tình đồng đội trong
sáng, thân ái.

Ý kiến của nhà thơ Sóng Hồng là một ý kiến đúng đắn vì đã lấy con người
và thời đại làm cảm hứng sáng tạo trong thơ. Con người chính là linh hồn của
thời đại và thời đại tạo ra vẻ đẹp con người. Thơ ca luôn nồng nàn, ấm áp hơi thở
cuộc đời và mang dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Thơ là dòng
sông soi bóng cuộc đời, len vào tâm hồn con người những mạch nguồn cảm xúc
dạt dào chảy mãi không thôi. Nhà thơ phải “yêu cuộc đời” và trân trọng “nghệ
thuật” mới vun đắp những vần thơ nở ra cánh hoa thơm ngát tô điểm cho cuộc
đời và con người.

Đồng Chí của chính hữu là một bài thơ độc đáo về anh bộ đội cụ Hồ, những
người nông dân mặc áo lính, anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Một
tượng đài tráng lệ mộc mạc, bình dị mà cao cả thiêng liêng về con người Việt
Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh, trường kì chống Pháp, qua đó cảm hóa ý
thức sâu sắc tuổi trẻ hôm nay về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

28
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

6. hình ảnh người lính – tình đồng chí trong tác phẩm “Đồng chí –
Chính Hữu”

Trong bài thơ “Tuổi 25” Tố Hữu đã từng viết:

“Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hung

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo”

Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng
những gam màu hiện thực. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim của mình để “hút
nhụy đời” tưới tắm cho những cánh đồng văn học. Ở cánh đồng ấy, có một khoảng
trời dành riêng cho văn học cách mạng, văn học của hiện thực tàn khốc mà cũng
đẹp đẽ vô cùng.Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người
lính mãi là hình ảnh cao quý và đẹp đẽ nhất. Hình ảnh ấy đã đi vào lòng người và
văn chương vơi tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm
ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những người
lính Cụ Hồ là bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ
và sâu lắng cũng như sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ Đồng Chí,
Chính Hữu đã diễn tả một cách sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của
những anh bộ đội thời kháng chiến.

Bài thơ ra đời năm 1948, khi chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc
Trung đoàn Thủ đô. Với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; ngôn ngữ
bình dị đời thường dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi
vọng, lòng cảm thong sâu sắc của một người chiến sĩ cách mạng làm thơ. Trong
những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh
những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến,
trở thành niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc.

29
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Ngòi bút tài hoa của chính hữu cùng với những câu thơ tự do, giọng thủ thỉ
tâm tình, ngôn ngữ giản dị, một cách tự nhiên Chính hữu đã từ từ dẫn người đọc
đến với cơ sở hình thành tình đồng chí:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ
lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Họ đều là những người con của những
vùng quê nghèo, là những người nông dân nơi “nước mặn đồng chua” hoặc ở
chốn “đất cày lên sỏi đá”. Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với
biết bao nỗi gian lao vất vả, dù cho nhà thơ không chú ý miêu tả. Nhưng chính
điều đó lại làm cho hình ảnh vốn chỉ là danh từ chung chung kia trở nên cụ thể
đến mức có thể nhìn thấy được, nhất là dưới con mắt của người dân làng quê Việt
Nam.

Phải chăng chính nguồn gốc xuất thân của các anh đã làm nên bệ phóng
cho tình đồng chí?

“Anh với tôi đôi người xa lạ


Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như lời thăm hỏi. Họ hiểu nhau,
thương nhau, chia sẻ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ lâu giữa
những người nông dân chân nấm tay bùn. Nhưng “tự phương trời” họ về đây
không phải do cái nghèo đói xô đẩy, mà do họ có một lí tưởng chung, cùng một
mục đích cao cả. Những người từ mọi phương trời tập hợp lại trong hàng ngủ
quân đội cách mạng và chính nhờ cơ sở của sự đồng cảm giai cấp, cùng chung
cảnh ngộ cho nên họ đã dễ dàng thân quen với nhau. Nhà thơ Hồng Nguyên trong
bài thơ “Nhớ ” của mình cũng thể hiện tình cảm này:

“Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ

Gặp nhau hòi chưa biết chữ


30
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

Quen nhau từ buổi một hai

Súng bắn chưa quen quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến”

Những người xa lạ gặp nhau thân quen nhau tạo nên tình đồng chí. Trước hết phải
nói tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau
trong chiến đấu.

Có lẽ chung cuộc sống chiến đấu gian khổ bên chiến hào vì độc lập tự do của
dân tộc,đã từ khi nào các anh trở thành tri kỉ của nhau :
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

“Súng bên súng” là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến
đấu; “anh với tôi” cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc
lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. “Đầu sát bên đầu” là hình ảnh diễn tả ý
hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri
kỉ” là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ
bùi mới “thành đôi tri kỉ”. “Đôi tri ki” là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết
mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột
ngột rút ngắn lại hai từ “đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga
mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình
đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người
binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc.

Điều gì khiến cho những chàng trai quanh năm chỉ quen tay cày tay cuốc
ấy đã hăng lên đường cầm súng chiến đấu? Điều gì khiến những chiếc xe không
kính ngày đêm lao đi trong mưa bom bão đạn? Điều gì khiến những cô gái vốn
yếu mềm có thể hiên ngang chạm vào cái chết vô hình từ những quả bom? Đó
chính là lòng chung thủy với quê hương, với mảnh ruộng nhà mình, với vợ con
của mình:

31
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”

Nhà phê bình Nguyễn Đức Quyền đã nhận xét: Ở ngoài mặt trận mà biết gió lay
từng gốc cột ngôi nhà mình ở thì thật không còn từ ngữ nào để diễn tả hết tình
cảm thiết tha của họ đối với gia đình mình. Thế đó, ai mà không mong muốn được
sống yên vui, hạnh phúc trong mái ấm gia đình ? Nhưng vì nghĩa lớn, họ ra đi
không tiếc đời mình, bỏ lại sau lưng tất cả những gì thân yêu nhất. Cũng như vậy,
ở ngoài mặt trận mà biết “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” chứng tỏ họ đang
nhớ quê hương, nhớ người mình thương biết nhường nào! Mối giao cảm đậm đà
sâu sắc ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho người lính trên những chặng đường chiến
đấu.

Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, các anh còn sẻ chia những thiếu thốn, gian
lao và niềm vui bên chiến hào chiến đấu:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh


Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Đoạn thơ với bút pháp hiện thực, hình ảnh sóng đôi đối xứng “anh – tôi”, “áo anh
– quần tôi” tạo được sự gắn kết của những người đồng chí luôn kề vai sát cánh ,
đồng cam cộng khổ bên nhau. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau
bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu
thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan “miệng cười buốt giá”, bằng tình yêu thương
gắn bó “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Khó khăn là vậy, khắc nghiệt là thế,

32
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

hiện thực của chiến tranh với những cơn sốt rét rừng đã được rất nhiều nhà thơ
miêu tả lại trong những trang viết của mình:

“Nơi thuốc súng trộn vào áo trận

Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân”

(Nguyễn Đức Mậu)

Ấy vậy mà các chiến sĩ của ta vẫn lạc quan, vẫn tin tưởng, không chùn bước trước
bất cứ điều gì. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” gợi nụ cười lạc quan bừng lên
trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau
để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Thật
hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy!

Chính Hữu bằng những nét vẻ giản dị mộc mạc đã vẽ lên bức tranh tuyệt
đẹp ngay giữa một hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: bức tranh người lính đứng gác
giữa núi rừng biên giới trong đêm khuya:

“Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

Ba câu thơ mà nói được rất nhiều điều. Đó là hoàn cảnh chuẩn bị chiến đấu - đặc
điểm không gian và thời gian: đêm nay– rừng hoang – sương muối. Đó là tình
đồng chí keo sơn trong gian khổ, là tinh thần sẵn sàng vào trận: “đứng cạnh bên
nhau chờ giặc tới”. Đó là tâm hồn đầy chất thơ của anh Vệ quốc quân và ý nghĩa
cao đẹp của cuộc chiến đấu của chúng ta: “đầu súng trăng treo”. Đêm nay cũng
như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc, chuẩn bị cho trận đánh giành
thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, một đêm đã đi vào
lịch sử khiến người lính không thể nào quên. Các anh phục kích chủ động chờ
giặc trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt: “rừng hoang sương muối” “Đứng cạnh bên
nhau chờ giặc tới”. Các anh chờ giặc tới là chờ giây phút hồi hộp căng thẳng khi
ranh giới của sự sống cái chết rất mong manh. Từ “chờ” đã thể hiện được tư thế

33
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

chủ động của người lính trong đêm phục kích cũng là tư thế chủ động của toàn
dân ta sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

Đọc thơ Chính Hữu ta như cảm thấy hơi ấm đang toả ra khắp cơ thể, khắp
không gian. Hơi ấm ấy phải chăng được bắt nguồn từ cảm xúc chân thành, mộc
mạc, giản dị trong lời thơ Chính Hữu. Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm
nhưng với em nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

“Đầu súng trăng treo”

Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu
trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi
một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần.
Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hi vọng của Chính Hữu - người lính Cụ Hồ
về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh
buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời Người chiến sĩ,
với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dạt dào. Hình ảnh cây súng
trong bài thơ Đồng chí khiến ta chợt nhớ đến sông Mã, Tây Tiến trong câu thơ
của Quang Dũng:

“Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”

Đáng trọng và đáng quí làm sao khi trong thời máu lửa oai hùng đó vẫn có những
vần thơ thật hay, thật đẹp và thú vị đến thế!

Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt
của nhịp điệu câu thơ, bài thơ đã khắc họa, tôn vinh vẻ đẹp phẩm giá đáng quý
của anh bộ đội cụ Hồ, của tình đồng chí đồng đội bền chặt keo sơn, hòa nhập với
cảm hứng lãng mạn cách mạng của văn học thời chống Pháp. Nhà văn Nga Ê-
ren-bua đã viết: Tình yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì bình thường nhất.
Yêu cái cây trồng trước ngõ, yêu lối nhỏ đổ ra bờ sông, yêu con sống đổ về biển
cả… Vâng, tình yêu của người lính cụ Hồ cũng bắt nguồn từ những gì mộc mạc,

34
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

chân chất, gần gũi nhất. Yêu ngôi nhà, yêu mảnh vườn, gốc đa, giếng nước, yêu
con người… Đó chính là tình yêu Tổ quốc!

Lịch sử đã sang trang mới nhưng có lẽ hình ảnh những người nông dân
mặc áo lính vẫn sống mãi trong lòng thế hệ mai sau. Vẻ đẹp của các anh, tinh
thần của các anh sẽ chẳng thế bị bụi thời gian cuốn đi mất:

“Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa”

(Chào xuân 67- Tố Hữu)

35
Fanpage: Học văn chị Hiên – THCS 6,7,8,9
Hơn cả một bài văn

36

You might also like