You are on page 1of 2

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.


Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?
2.2 Nỗi nhớ thương của Kiều (Câu 7 câu 14)
a. Việc Nguyễn Du để Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau cho thấy
Nguyễn Du rất hiểu tâm lí con người.
+ Với cha mẹ, dù Kiều trăn trở mãi về đạo làm con, nhưng dẫu sao, lòng
Kiều vẫn nhẹ được đôi phần bởi hành động bán mình để cứu cha và em.
+ Còn với Kim Trọng, Kiều thấy mình chưa làm được gì cho người yêu,
nàng luôn sống trong mặc cảm mình là kẻ phản bội. Việc để Kiều nhớ Kim
Trọng trước cho thấy sự day dứt thường trực trong lòng Kiều, vừa như một sự
bù đắp, như một sự chuộc lỗi với Kim Trọng.
b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do nhớ khác
nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.
b.1 Nhớ thương Kim Trọng
- Nhớ Kim Trọng, Nguyễn Du dùng chữ “tưởng” (hồi tưởng, mơ tưởng):
nhớ người yêu là nhớ về kỉ niệm; nỗi nhớ da diết, thường trực, không chịu
buông bỏ, hình ảnh người yêu lúc nào cũng hiển hiện trước mắt. Ca dao từng thể
hiện:
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
- Hình ảnh “người dưới nguyệt chén đồng” : nhìn vầng trăng hiện tại,
Kiều nhớ về vầng trăng đêm thề nguyền, Kiều càng thấm thía cô đơn và thấy
mình có lỗi với Kim Trọng, càng thương người yêu đau khổ đang ngày đêm
trông ngóng tin nàng.
- Các từ ngữ chỉ không gian, thời gian cách biệt: “tin sương, rày trông
mai chờ, bên trời góc bể” và các động từ vị ngữ “tưởng, trông, chờ, bơ vơ, tấm
son, gột rửa, phai” đã tạo thành một hệ thống ngôn ngữ độc thoại diễn tả sâu
sắc, cảm động nỗi nhớ thương, nỗi đau đớn và tấm lòng thủy chung đối với Kim
Trọng.
b.2 Nhớ thương cha mẹ
- Nhớ cha mẹ, Nguyễn Du dùng chữ “xót ” (đau xót, xót thương): nỗi
nhớ thương đến xót lòng xót dạ trong mặc cảm của một đứa con chưa tròn chữ
hiếu. Ca dao cũng từng thể hiện nỗi niềm này trong chữ “đau”:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Hình ảnh “người tựa cửa hôm mai”: Kiều hình dung cha mẹ nơi quê
nhà ngày nào cũng tựa cửa đợi chờ, trông ngóng đứa con lưu lạc nơi đất khách
quê người đến gầy guộc, héo hon. Điều đó càng khiến lòng nàng đau xót.
- Các từ ngữ chỉ thời gian xa cách: “hôm mai, cách mấy nắng mưa”; các
thi liệu, điển cố văn học Trung Hoa: “sân Lai, gốc tử”, vận dụng thành ngữ
“quạt nồng ấp lạnh” đã thể hiện thật cảm động nỗi lo lắng của Kiều, không biết
ai sẽ thay mình chăm sóc, phụng dưỡng, đem đến niềm vui tinh thần cho cha
mẹ. Càng nghĩ, Kiều càng nhức buốt trong nỗi đau lòng của đứa con xa chưa
đáp đền trọn vẹn chữ hiếu.
c. Qua nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ, ta càng thấy Kiều là một
người tình thủy chung, một người con hiếu thảo và là một con người giàu đức hi
sinh.

You might also like