You are on page 1of 13

NGỮ VĂN 9

CĐ 1: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI


BÀI 3. TRUYỆN KIỀU
ĐOẠN TRÍCH: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

Văn học là nhân học Trang 1


NGỮ VĂN 9

I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN


1/ Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- Gia đình gặp tai biển, Kiều phải bán mình cứu cha và em. Tưởng là bán mình làm vợ lẽ,
không ngờ bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục và đưa về lầu xanh, lại còn bị Tú Bà mắng nhiếc,
đánh đập. Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống
lầu xanh.Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, nàng định tự vẫn.Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên
giải, dụ dỗ Kiều. Mụ đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để
chuẩn bị một âm mưu đê tiện hơn.
2/Bố cục: 3 phần
- Sáu câu thơ đầu: hoàn cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Tám câu thơ tiếp theo: Kiều thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ
- Tám câu thơ cuối: cảnh được cảm nhận qua tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều.
3/Giải thích từ:
- Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý ngày xưa không được
ra khỏi phòng); ở đây nói việc Kiều bị giam lỏng.
- Tẩm son: tấm lòng son, chỉ tấm lòng thuỷ chung gắn bó.
- Duềnh (cũng gọi là doành): vụng (vũng) sông hoặc vụng biển

Văn học là nhân học Trang 2


NGỮ VĂN 9

II/PHÂN TÍCH
1/Sáu càu thơ đầu
Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh cô đơn của Thúy Kiều

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,


Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

a.Câu thơ đầu tiên: giới thiệu lầu Ngưng Bích


Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
- Ngay ở câu thơ đầu tác giả đã cho thấy hoàn cảnh của Kiều. “Ngưng Bích” là ngưng lại một màu
xanh.Cái tên gọi đã gợi lên vẻ đẹp kết tụ của thiên nhiên, đất trời, vạn vật.Nó còn khiến ta nhận ra
một không gian cao vời vợi.
- “Khóa xuân” là nghệ thuật chơi chữ, nghĩa là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Thúy
Kiều. Hóa ra một nơi sơn thủy hữu tình như vậy lại là nơi giam lỏng người con gái.
b. 3 câu tiếp: Bức tranh thiên nhiên đẹp, lãng mạn trước lầu Ngưng Bích.
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
-Ngay câu đầu, tác giả đã vẽ nên không gian cao rộng “non xa-trăng gần”. HÌnh ảnh thơ cho thấy
vị trí Kiều đang ở trên lầu cao quan sát xung quanh, vì thế mà không gian dãn nở ba chiều: chiều
cao của bầu trời (trăng), chiều xa của núi, chiều sâu của biển. Không gian rộng lớn ấy càng khiến
con người ta trở nên nhỏ bé, rợn ngợp, cô đơn.
- Bức tranh thêm phần lãng mạn, cổ điển với hai tông màu đen – trắng. Ánh trăng bàng bạc lan tỏa
không gian, in hình những dãy núi cắt vệt rõ nét trên nền trời. Không gian lãng mạn, thơ mộng như
bao trùm cảnh vật.
- Đến hai câu sau, cảnh được tô điểm sinh động. Tác giả đã mở rộng không gian ra nhiều chiều
hướng qua từ láy “bát ngát”. Nhưng không gian càng mở rộng ra nhiều chiều kích bao nhiêu, thì
dường như con người càng nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng bấy nhiêu.
- Bức tranh không chỉ có trăng, núi mà còn có “cát vàng cồn nọ” – cồn cát, bụi hồng dặm kia –
dặm hồng. NT Tiểu đối “cồn nọ - dặm kia” với hai hình ảnh “cát vàng – bụi hồng” đã tô điểm cho
bức tranh sơn thủy hữu tình.Nhưng hai chỉ từ “nọ - kia” lại khiến không gian trở nên vỡ vụn.Cảnh
tuy đẹp mà lại rời rạc, vô hồn, không liên kết. Phải chăng sau bức tranh thiên nhiên lãng mạn ấy là
tâm trạng cô đơn, lạc lõng của con người?

Văn học là nhân học Trang 3


NGỮ VĂN 9

->như vậy, những câu thơ đầu tiên đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình. Cảnh thì thơ
mộng, bình yên vằng lặng, nhưng tâm trạng con người thì cô đơn, lẻ loi.
c. Hai câu thơ tiếp: hé mở tâm trạng Thúy Kiều
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
- Hai câu thơ khắc họa rõ nét tâm trạng của Kiều qua từ láy “bẽ bàng” (là tủi cực, xấu hổ). Nghĩ
đến thân mình, Kiều không tránh khỏi sự hổ thẹn, bởi vì “Con ong đã tỏ đường đi lối về”(vì bị
Mã Giám Sinh lừa gạt, nên nàng đã “thất thân với MGS). Hơn nữa, Kiều lại phụ tình Kim
Trọng, cha mẹ ở phương xa chưa biết thế nào. Vì thế, từ láy “bẽ bàng” như gói trọn cảm xúc
của Kiều.
- Ngày lại qua ngày, Kiều chỉ biết làm bạn với áng mây buổi sớm, ngọn đèn canh khuya “Bẽ
bàng mây sớm đèn khuya”.
- Cụm từ “Mây sớm đèn khuya” là cách nói ước lệ, gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Nó chỉ
thời gian một ngày trôi qua chậm chạp, nặng nề, uể oải. Từ sáng đến tối, bước đi của thời gian
như từng bước tâm trạng, Kiều ngồi đó như một cái xác không hồn, vô cảm, đếm từng giờ từng
khắc trôi qua. Tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng
chán ngán, buồn tủi.
- MR: Như vậy, thời gian trong “Truyện Kiều” luôn được miêu tả theo tâm trạng con người, khi
vui thì “Ngày vui ngắn chửa tày gang”, khi buồn thì “Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”. Chỉ một
hình ảnh thơ nhưng đã khái quát được quan niệm thời gian trong “Truyện Kiều”. Đúng như lời
giáo sư Đặng Thanh Lê nhận xét : “Trong “Truyện Kiều”, thời gian cũng là một nhân vật tâm lí,
tồn tại song song trong thế giới con người để phác họa chân dung con người.”.
- Câu thơ cuối chỉ ra mối quan hệ giữa người và cảnh: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.
Sớm và khuya, đêm và ngày, Kiều “thui thủi quê người một thân” và dồn tới lớp lóp những nỗi
niềm chua xót, đau thương khiến tấm lòng như bị chia xé. Điệp từ “nửa” và chữ “chia” khiến
cho cảnh vật không hề ăn khớp với tâm trạng con người. Cảnh thì lãng mạn còn người lại bơ
vơ, lẻ loi, bối rối, bồn chồn.
Như vậy, sáu câu thơ đầu tiên đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
Không gian cao rộng, mênh mông, hữu tình nhưng tâm trạng con người thì lẻ loi, cô đơn.
Qua hoàn cảnh của Kiều, tác giả bộc lộ thái độ đồng cảm sâu sắc.

Văn học là nhân học Trang 4


NGỮ VĂN 9

2. Tám câu tiếp:Nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ (phẩm chất tốt đẹp của người
phụ nữ)
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
- Trong tám câu thơ, Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau bởi:
+ Với Kim Trọng, nàng là người phụ tình, phụ nghĩa
+ Với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, nên phần nào làm tròn chữ “hiếu”
Vì vậy, tác giả để Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì muốn khẳng định Thúy Kiều
biết nghĩ cho người khác, cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng. Kiều vừa là người yêu thủy
chung son sắt, vừa là đứa con hiếu thảo.
=> Nguyễn Du trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống.

a. Kiều nhớ đến Kim Trọng


- Kiều nhớ về lời thề nguyền của tình yêu “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”.Đây là kỉ
niệm đêm thề nguyền, Kim – Kiều cùng uống rượu dưới trăng. Đối với người con gái, tình
yêu đầu đời trong sáng, ngọt ngào bao nhiêu thì khi xa cách càng đau đớn bây nhiêu. Vì thế
kỉ niệm càng đẹp thì nỗi nhớ càng da diết, đớn đau. Phải chăng đây là thiên tình sử đẹp
nhất trong văn học được Nguyễn Du miêu tả: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh
hai miệng một lời song song.”
- Kiều xót xa hình dung người yêu vẫn chưa biết mình bán mình, vẫn ngày đêm ngóng đợi tin
nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.Ý thơ như nặng trĩu tâm tư với nỗi dày
vò.Thực ra trong lòng Kiều đau đáu hướng về Kim Trọng nên mới tưởng tượng như vậy.
- Từ láy “bơ vơ” kết hợp với hình ảnh “bên trời góc bể” gợi ra hình bóng lẻ loi của Kiều, khi
nàng vò võ nơi phương trời xa, trông tin về người yêu trong vô vọng.
- Nàng nhớ người Kim trọng với tâm trạng đau đớn: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
 Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng son sắt thủy chung của Kiều đối với Kim Trọng không
bao giờ có thể nguôi, tình yêu của nàng không bao giờ phai nhạt.
 Nhưng qua lời thơ, người đọc còn cảm nhận được nỗi đau đớn của Thúy Kiều khi tấm
lòng son, tấm lòng trinh bạch của nàng bị vùi dập, hoen ố, biết bao giờ gột rửa cho
hết. Trong nỗi nhớ Kim Trọng có cả nỗi đau đớn vò xé tâm can.
->Dù hiểu theo cách nào, người đọc cũng nhận ra một người phụ nữ thủy chung, nặng tình,
nặng nghĩa, trọng danh dự nhân phẩm
Văn học là nhân học Trang 5
NGỮ VĂN 9

Văn học là nhân học Trang 6


NGỮ VĂN 9

b.Nỗi nhớ của Kiều về cha mẹ


- Nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức
của mình.
- Nàng nhớ thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể phụng dưỡng song thân.
- Từ khi xa nhà đến nay mới đó mà Kiều tưởng như “Sân Lai cách mấy nắng mưa”, cảnh quê nhà
đổi thay nhiều, “gốc tử” đã lớn “vừa người ôm”, cha mẹ ngày một thêm già yếu. Càng nghĩ Kiều
càng thêm xót xa cho cha mẹ.
- Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh, những điển cố “Sân Lai”, “gốc tử” đã diễn tả tấm lòng hiểu
thảo và nỗi nhớ thương cha mẹ của Thúy Kiều.
+ Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”: miêu tả hành động chăm sóc cha mẹ, đó là vào mùa hè
lấy tay quạt mát cho cha mẹ, mùa đông ủ ấm cho cha mẹ. Từ đó Nguyễn Du miêu tả tấm lòng
hiếu thảo của Kiều.
+ Hai điển tích “sân Lai”, “gốc tử”:
.Sân Lai: sân nhà lão Lai Tử, người đã già những vẫn nhảy múa trước sân để cha mẹ vui lòng
. Gốc tử: gốc cây thị, chỉ cha mẹ Kiều đã già yếu, con cái trưởng thành
 Thể hiện sự lo lắng của Kiều dành cho cha mẹ ngày một già yếu
Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng.Hoàn cảnh của nàng
lúc này thật xót xa, đau đớn nhưng này đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để hướng yêu thương
vào những người thân yêu nhất. Trái tim nàng thật giàu yêu thương, giàu đức hi sinh. Nàng thật
sự là một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một người có tấm lòng vị tha cao cả
đáng quý và trọng danh dự, nhân phẩm.
Qua đây, tác giả thể hiện thái độ trân trọng trước vẻ đẹp về nhân cách của Kiều.

Văn học là nhân học Trang 7


NGỮ VĂN 9

3. Tám câu còn lại : Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua cái nhìn cảnh
vật
- Tám câu thơ cuối đã tạo nên bộ tứ bình xuất sắc của văn học trung đại. Thông thường, khi
nhắc đến tứ bình, người ta thường hay nhắc đến 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ quý (tùng, cúc,
trúc, mai), tứ linh (long, li, quy, phượng), tứ nghề (ngư, tiều, canh, mục), còn tứ bình ở đây lại
là bốn tâm trạng khác nhau của Kiều. Không chỉ vậy, đoạn thơ còn sử dụng thành công bút
pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật để khắc họa hình ảnh Kiều
trong tâm lí bất an, buồn lo, tủi cực.
- Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu lục kết hợp với các câu hỏi tu từ khiến cho cả đoạn
thơ là một câu hỏi lớn, là nỗi trăn trở của tác giả về tương lai của Kiều.
-Ở đoạn này, mỗi hình ảnh thiên nhiên là một ẩn dụ về tâm trạng con người.
a.Bức tranh 1.
- Cánh buồm “thấp thoáng” nơi của bể chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của Kiều.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
+Tác giả đã lựa chọn không gian cửa bể - là cửa sông, cửa biển ở khúc thượng nguồn đầy dữ
dội để hướng điểm nhìn của Kiều.
+ Không chỉ vậy, thời gian “chiều hôm” mang tính ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại
thường gợi nỗi buồn tha hương – nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Ánh nắng chiều đổ ập xuống
không gian cửa bể, nhấn mạnh nỗi buồn tha hương, lữ thứ. Ta vẫn còn nhớ niềm hoài cổ trong
thơ Bà Huyện Thanh Quan: Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
(Thăng Long thành hoài cổ)
+ Giữa không gian cao vời vợi ấy, Thúy Kiều tập trung vào hình ảnh con thuyền, cánh buồm.
“Ai” là đại từ phiếm chỉ, là một người hoặc nhiều người, nó khắc họa đôi mắt đang kiếm tìm.
Phải chăng đây là con thuyền chở nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
+ Hình ảnh cánh buồm trôi nổi bấp bênh trên dòng sông gợi nhiều liên tưởng. Có người cho
rằng đó là cảnh buồm thực mà kiều đang trông ngóng.Tuy nhiên cách lí giải này chưa thực sự
phù hợp với thực tế trong xã hội xưa khi giao thông chủ yếu là đường thủy.Nhiều ý kiến cho
rằng cánh buồm chính là ẩn dụ cho cuộc đời trôi nổi, bấp bênh của Kiều, bởi giờ đây nàng
không biết sẽ đi đâu về đâu.
+ Từ láy “thấp thoáng, xa xa” miêu tả cảnh buồm đang biến mất khỏi tầm mắt của nàng để lẫn
vào không gian. Thực chất, hai từ láy khắc họa hình ảnh Kiều ngồi đây như chôn chân bó gối
nhưng linh hồn thì đã cuốn theo cánh buồm. Cuộc sống quá tẻ nhạt mà tâm hồn thì bơ vơ, bất
định.
+MR: Hình ảnh cánh buồm của Nguyễn Du giúp ta liên tưởng tới cách miêu tả trong thơ mới
với “Cánh buồm” của Nguyễn Bính: Anh đi đấy, anh về đâu/ Cánh buồm nâu…cánh buồm
nâu…cánh buồm.
 Như vậy, ở cặp thơ đầu tiên, Thúy Kiều tập trung vào điểm nhìn cánh buồm và con
Văn học là nhân học Trang 8
NGỮ VĂN 9

thuyền nhưng nàng không hề thấy sự liên kết, an ủi mà chỉ là nỗi lo lắng, bất an.
b. Bức tranh 2.
-Kiều bắt gặp cánh hoa trôi man mác giữa dòng nước gợi nỗi buồn vê thân phận nổi trôi, lênh
đênh, không biết đi đâu về đâu.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
+Ở cái nhìn thứ hai, Kiều hướng về ngọn nước mới sa. Đây là cách miêu tả thác nước từ trên
cao đổ ập xuống đầy dữ dằn, nguy hiểm như muốn cuốn phăng đi tất cả.Trước cảnh tượng ấy,
hiếm có ai mà không sợ hãi, lo lắng.
+ NT tương phản giữa hình ảnh “hoa trôi” với “ngọn nước mới sa” tạo ra nhiều ám ảnh với
người đọc. “Hoa” vốn là biểu tượng cho sự mỏng manh, yếu đuối, nhẹ nhàng.“Hoa” chỉ đẹp khi
ở trên cành, được nâng niu, chăm chút.Thế mà nay đóa hoa ấy lại bị vùi dập bởi dòng nước
chảy siết.Đồng từ “trôi” càng nhấn mạnh vào sự buông xuôi, phó mặc.Phải chăng đóa hoa ấy
chính là ẩn dụ cho thân phận của Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời nghiệt ngã.
+ MR: hình ảnh thơ khiến ta nghẹn ngào nhớ tới thân phận người phụ nữ trong ca dao: “Thân
em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?”
+ Từ láy “man mác” đặt ở giữa câu như làm nổi bật tâm trạng nàng Kiều. Đó là nỗi buồn vương
rất nhẹ mà rất thấm, dai dẳng mà quyết liệt. Chỉ một từ láy thôi đủ cho ta cảm nhận đôi mắt
Kiều như thấm đẫm nỗi buồn.
+ Câu hỏi tu từ “biết là về đâu?” không phải để hỏi, cũng ko cần trả lời. Phải chăng đó là câu
hỏi hư vô nhấn mạnh vào nỗi khắc khoải của Kiều, biết đến bao giờ, biết về đâu để tìm lại ngôi
nhà yên ấm trước đây.
 Như vậy, qua cảnh thứ hai với hình ảnh ngọn nước, đóa hoa, ta cảm thông trước nỗi xót
xa của kiều. Bởi vậy mà Mộng Liên Đường Chủ Nhân từng nhận xét: Nguyễn Du viết
Kiều máu rỏ trên đầu ngọn bút”. Quả thực mỗi câu mỗi chữ trong bộ tứ bình như đang gỉ
máu khi khắc họa tâm trạng Kiều: bơ vơ, lưa lạc.

Văn học là nhân học Trang 9


NGỮ VĂN 9

c. Bức tranh thứ 3.


- Nội cỏ rầu rầu giữa chân mây mặt đất gợi tâm trạng bi thương, tuyệt vọng về một tương lai mù
mịt.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
+ Kiều thay đổi điểm nhìn mong tìm kiếm chút niềm vui nhưng lại gặp hình ảnh “nội cỏ rầu
rầu”. Từ láy “rầu rầu” là từ láy thanh trắc, âm khép đứng cuối câu như kéo trùng câu thơ xuống
trở nên nặng trĩu. Từ láy gợi ra hình ảnh sắc cỏ sau mưa bị dập nát héo úa trở nên tàn tạ khác
hẳn với thảm cỏ non xanh xa tít tắp chân trời trong tiết thanh minh. Không chỉ vậy, từ láy “rầu
rầu” còn gợi ra tâm trạng dày vò, bất an vừa thương cha mẹ, vừa nhớ Kim Trọng, vừa lo lắng
cho bản thân của Kiều.
+ Không gian được mở rộng ra “chân mây mặt đất” nhưng đó không phải là sự khoáng đạt, thơ
thái mà là một cảnh vật hỗn loạn diễn ra trước mắt. Mây ở trên trời như sà xuống mặt đất, tạo
cảnh tượng hùng vĩ mà dữ dội. Ý thơ này tiếp thu từ hai câu thơ của Đỗ Phủ trong “Thu hứng”:
“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng/ Tái thượng phong vân tiếp địa âm”
+ Không gian chỉ độc một màu xanh của cỏ. Từ láy “xanh xanh” tạo cảm giác đầy mịt mùng,
não nề.
 Bức tranh thứ ba đẩy tâm trạng Kiều lên nỗi tuyệt vọng, buồn đau
d. Bức tranh thứ tư: Nỗi lo sợ trước tương lai.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
- Cuối cùng là hình ảnh thiên nhiên dữ dội với “gió cuốn mặt duềnh”, “ầm ầm tiếng sóng” cho
thấy tâm trạng lo sợ hãi hùng trước những tai hoạ đang rình rập nàng.
+ Hai câu thơ khép lại bức tranh tứ bình là hai hình ảnh sóng và gió. Đây là những hình ảnh tô
đậm sự dữ dội, nguy hiểm của thiên nhiên.Nó khác hẳn với bức tranh thiên nhiên ở sáu câu thơ
đầu bởi thiên nhiên đã không còn lãng mạn, thơ mộng nữa.
+ Sóng và gió chính là hình ảnh ẩn dụ cho phong ba bão táp, cho những tai ương chuẩn bị ập
đến cuộc đời Kiều.
+ Các động từ mạnh “cuốn”, “kêu” khắc họa tiếng sóng ở cửa bể chiều hôm như phá tan không
gian, như xé toạc tâm trí Kiều, không còn chút bình yên, tĩnh lặng nào nữa.
+ NT đảo ngữ, đảo từ láy “ầm ầm” lên đầu khắc họa tính chất dữ dội, hoang dại, bí hiểm của
thiên nhiên. Đến đây, không còn là thân phận nhỏ bé của Kiều nữa mà cái nhìn của nàng đã bị
nuốt chửng bởi tai ương đang chuẩn bị ập xuống.
+ Bức tranh thứ tư chính là nỗi sợ hãi, lo lắng trước tương lai nhiều sóng gió, truân chuyên.
Đoạn trích cũng là sự dự báo sự kiện sắp xảy ra, khi Kiều bị Sở Khanh lừa gạt, rơi vào bẫy của
Tú Bà khiến Kiều phải đau đớn chấp nhận tiếp khách.

Văn học là nhân học Trang 10


NGỮ VĂN 9

- Về nghệ thuật:
o Để khắc họa tâm trạng của Kiều, tám câu thơ này có đến 4 lần tác giả sử dụng điệp ngữ
“buồn trông” đặt ở đầu các câu sáu chữ kết hợp với các hình ảnh (biển, thuyền, ngọn
nước, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, gió, tiếng sóng) đứng sau đó diễn tả nỗi buồn
dằng dặc tưởng như không bao giờ kết thúc, với nhiều cấp độ khác nhau.
o Câu hỏi tu từ và các từ láy, chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn dập, chỉ có một từ
láy tượng thanh ở câu cuối, tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày một tãng, dâng lên
lớp lớp.
o Đoạn thơ này được coi là kiểu mẫu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của văn chương cổ.
Mỗi cảnh vật gắii liền nỗi buồn khác nhau, nỗi buồn ấy càng ngày càng mãnh liệt, da diết
hơn như những lóp sóng đang dồn dập, tới tấp, xô đẩy cuộc đời Kiều.
Ở đây không chỉ có cảnh đẹp, tình sầu, mà lòng nhà thơ cùng hoà với lòng nhân vật, cùng
đồng cảm với nỗi đau tê tái trong tâm hồn và số phận nàng Kiều đồng thời, lời thơ còn như dự
báo về một chuỗi ngày đau thương, khủng khiếp đang chờ đợi nàng phía trước.

III. TỔNG KẾT


1.Nội dung
- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đó thể hiện chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi đáng
thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi
bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Thể hiện được thái độ cảm thương sâu sắc với nỗi đau của Kiều đồng thời ca ngợi phẩm chất
đẹp đẽ của nàng.
2.Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay nhất trong
Truyện Kiều, sử dụng thành ngữ, điển tích, điển cố, từ láy, các câu hỏi tu từ.

Văn học là nhân học Trang 11


NGỮ VĂN 9

PHIẾU LUYỆN TẬP “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”


Bài 1. Học thuộc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Nêu vị trí đoạn trích, bố cục của văn bản.
Bài 2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch phân tích hoàn cảnh cô đơn tội
nghiệp của Thúy Kiều. Trong đoạn sử dụng trợ từ (chỉ rõ).
Bài 3.Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp phân tích nỗi nhớ Kim Trọng và
nỗi nhớ cha mẹ của Kiều. Trong đoạn sử dụng câu cảm thán (chỉ rõ).
Bài 4.Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận t-p-h phân tích 8 câu thơ cuối trong đoạn
trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Trong đoạn sử dụng phó từ (chỉ rõ).
Bài 5. Hệ thống kiến thức bài theo bảng sau:

Chỉ rõ nghệ thuật Thơ (gạch chân tín hiệu nghệ thuật) Nêu nội dung, ý nghĩa

…………………. …………………………………………… …………………………….


…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….

Văn học là nhân học Trang 12


NGỮ VĂN 9

…………………. …………………………………………… …………………………….


…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….
…………………. …………………………………………… …………………………….

PHIẾU ĐỌC HIỂU “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”


Phần I. Trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) có câu thơ:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
1. Chép 3 câu thơ nối tiếp câu trên để hoàn chỉnh đoạn thơ.
2. Từ “đồng” trong câu thơ trên có nghĩa là gì? Tìm một từ đồng âm khác nghĩa với từ đó
3. Từ “người” được nhắc tới trong câu thơ trên là ai? Cụm từ “dưới nguyệt chén đồng”
gợi lại hình ảnh nào đã in đậm trong kí ức của nhân vật?
4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch,trình bày cảm nhận của em về vẻ
đẹp tâm hồn của Thúy Kiều trong những câu thơ vừa chép. Trong đoạn sử dụng một câu phủ định
(gạch chân và chú thích rõ).
Phần II.
Trong kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình đã tạo nên nhiều đoạn thơ tuyệt bút.
a. Em hiểu thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
b. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Ngữ văn 9 – tập 1) có những câu thơ thể hiện rõ
nhất những nét đặc sắc của nghệ thuật này. Em hãy chép lại chính xác những câu thơ ấy.
c. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ mà
em vừa chép.
d. Viết đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 12 câu nêu những cảm nhận của em về đoạn thơ trên,
trong đoạn có sử dụng câu bị động (gạch chân dưới câu bị động).

Văn học là nhân học Trang 13

You might also like