You are on page 1of 7

TRƯỜNG THCS Thứ 

ba, 11/10/2021 
Nguyễn Bỉnh Khiêm  Đánh  giá  của  GV 
HỌ VÀ TÊN:  
Nguyễn Tuấn Anh  
SỐ HIỆU: 9303  
 
 
 

Soạn bài: Truyện Kiều - Nguyễn Du


I. Nguyễn Du
1. Lai lịch: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;
2. Quê quán: ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh – vùng đất địa linh sinh nhân kiệt;
3. Gia đình: sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thông
về văn học  Đó là nguồn gốc vốn tri thức văn hoá uyên thâm, sâu rộng của Nguyễn Du;
4. Qua trình hoạt động:
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc vói những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế
kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX:
+ Đó là giai đoạn lịch sử đầy biến động;
+ Trong thời kì chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng;
+ Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ;
- Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, rồi về ở ẩn tại quê nội Hà
Tĩnh  Nguyễn Du gần gũi, thấu hiểu, cảm thông với những nỗi đau khổ của nhân dân.
- Nguyễn Du được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc 2 lần (1813-1814 và 1820)
nhưng chưa kịp đi lần thứ hai thì bị bệnh, mất tại Huế.
5. Con người và vị trí trong nền văn học:
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng.
- Đi nhiều, tiếp xúc nhiều  cuộc đời từng trải  vốn sống phong phú và niềm thông
cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
 Nguyễn Du là một thiên tài văn học.
6. Tác phẩm tiêu biểu:
- Thơ chữ Hán: 3 tập (243 bài)
- Thơ chữ Nôm: (nổi bật nhất) Đoạn Trường Tân Thanh – là tiếng kêu mới cho nỗi
đau về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thường gọi là Truyện Kiều.
II. Truyện Kiều
1. Nguồn gốc: Tác phẩm lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài
Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, Nguyễn Du đã sáng tạo thành truyện thơ Nôm dưới hình
thức thơ lục bát với ngôn ngữ tinh tế và đặc sắc tạo nên giá trị chi Truyện Kiều.  PTBĐ:
Tự sự.
2. Tóm tắt: 3 phần:
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước;
- Phần 2: Gia biến và lưu lạc;
- Phần 3: Đoàn tụ.
3. Giá trị nội dung:
a) Giá trị hiện thực: tác phẩm là bức tranh hiện thực sinh động về 1 xã hội phong kiến bất
công, tàn bạo, thối nát.
b) Giá trị nhân đạo:
- Thương cảm trước số phận bi kịch của con người (Thuý Kiều 15 năm lưu lạc: thnh
lâu 2 lượt, thanh y 2 lần, bi kịch tình yêu tan vỡ)
- Ngợi ca tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của cong người (ngợi ca
nhan sắc của chị em Thuý Vân, Thuý Kiều, phẩm chất của Thuý Kiều và ngợi ca khát vọng,
tình yêu tự do, khát vọng công lý)
- Tố cáo những thế lực xấu xa tàn bạo (chế độ phong kiến bất công, bọn quan lại thối
nát, bọn buôn người tàn bạo và đặc biệt là thế lực đồng tiền)
4. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ trong truyện Kiều kếp hợp hài hoà giữa văn chương bác học (điển tích,
điển cố) với văn học bình dân (thành ngữ, tục ngữ); và đạt đến độ tài tình, tinh tế, chính xác.
- Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, lý tưởng hoá / bằng bút
pháp tả thực.
- Nhân vật được miêu tả cả dáng vẻ bên ngoài lẫn đời sống nội tâm bên trong.
- Cảnh được miêu tả sinh động, gợi hình, gợi cảm; tiêu biểu là bút pháp tả cảnh ngụ
tình.
- Ngôn ngữ sinh động, gợi hình, gợi cảm.

III. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”:


Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

1. Vị trí đoạn trích: thuộc phần đầu của truyện Kiều: gặp gỡ và đính ước; sau khi giới thiệu
gia cảnh nhà Vương Viên Ngoại, Nguyễn Du miêu tả tài năng và nhan sắc của 2 chị em
Thuý Kiều-Thuý Vân.
2. Bố cục: - 4 câu thơ đầu: giới thiệu khái quát gia cảnh và vẻ đẹp 2 chị em;
- 4 câu thơ tiếp theo: miêu tả cụ thể nhan sắc Thuý Vân;
- 12 câu thơ tiếp theo: miêu tả nhan sắc và tài năng của Thuý Kiều;
- 4 câu thơ cuối: miêu tả cuộc sống êm đềm của 2 chị em.
3. Đọc-hiểu văn bản:
- Trình tự miêu tả: Nguyễn Du miêu tả từ khái quát  cụ thể; vẻ đẹp cụ thể Thuý Vân  vẻ
đẹp tài năng và vẻ đẹp của Thuý Kiều
Thuý Kiều nổi bật bằng phép đòn bẩy khi miêu tả Thuý Vân trước (*).
a) Vẻ đẹp của Thuý Vân:
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng (+từ láy +ẩn dụ) : “khuôn trăng đầy đặn”, “nét ngài nở nang”,
“hoa cười ngọc thốt đoan trang”
 vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang, trang trọng với miệng tươi cười tươi như hoa
nở, lời nói thánh thót như châu ngọc và ‘mắt phượng mày ngài’
+ Hình ảnh so sánh (+nhân hoá): “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
 vẻ đẹp hơn cả thiên nhiên
 thiên nhiên nhường nhịn
 cuộc sống hạnh phúc, êm đềm.
b) Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều:
- Cũng như Thuý Vân, vẻ đẹp Thuý Kiều được miêu tả bằng những hình ảnh ước lệ tượng
trưng: ‘Là thu thuỷ nét xuân sơn’
 vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ (‘sắc sảo mặn mà’) với đôi chân mày mảnh, cao như dáng núi
mùa xuân và đôi mắt long lanh như mặt nước mùa thu, đa sầu đa cảm
+ Hình ảnh so sánh (+nhân hoá): ‘ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh’
 vẻ đẹp hơn cả thiên nhiên
 cùng là hơn cả thiên nhiên, thiên nhiên đều phải ‘thua’ nhưng bị thiên nhiên đố kị
 cuộc sống nhiều sóng gió.
- Bên cạnh vẻ đẹp, Nguyễn Du còn miêu tả Thuý Kiều qua tài năng: ‘Thông minh vốn sẵn
tính trời’, ‘Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm’, ‘Cung thương làu bậc ngũ âm’, ‘Nghề riêng
ăn đứt hồ cầm một trương’
 Thuý Kiều không những xinh đẹp mà còn tài giỏi, cầm-kỳ-thi-hoạ, nàng đều có đủ; tài sắc
vẹn toàn . Nhưng người xưa có câu: ‘Hồng nhan bạc phận’, ‘tài hoa bạc mệnh’
 Chính vì vậy mà ‘Một thiên Bạc Mệnh lại càng não nhân’, lắm bi kịch đang chờ đợi nàng.
(*) Nguyễn Du đã sử dụng Thuý Vân làm điểm tựa để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều:
- Mặc dù ‘Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân’ nhưng Thuý Vân được miêu tả trước.
- Số lượng câu văn tả Kiều gấp lần so với khi tả Vân;
- Thuý Kiều được tả mắt - cửa số tâm hồn (nói đến số phận của nàng) – còn Thuý Vân thì
không
- Thuý Vân chỉ được miêu tả nhan sắc còn Thuý Kiều được tả thêm tài năng
 Ngầm dự báo số phận nhân vật Thuý Kiều.
 Nguyễn Du thành công sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lí tưởng hoá, lấy thiên
nhiên làm chuẩn mực, đồng thời, linh hoạt trong khai thác văn học bình dân (thành
ngữ)

IV. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:


Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửao hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ấm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

1. Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ hai của truyện Kiều: gia biến và lưu lạc; Vì gia đình
gặp tai ương nên Kiều phải bán mình cứu cha và em. Sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh và
Tú Bà, Kiều định tự tử. Sợ Kiều chết, mất vốn liếng, Tú Bà cho Kiều ra lầu Ngưng Bích, hứa
hẹn chờ ngày gả chồng nhưng thực ra là để đợi thực hiện âm mưu khác.
2. Bố cục: - 6 câu thơ đầu: miêu tả khung cảnh lầu Ngưng Bích và cảnh ngộ cô đơn, buồn
tủi của Thuý Kiều;
- 8 câu thơ tiếp theo: diễn tả tâm trạng của Thuý Kiều khi nhớ về Kim Trọng và
thương cha mẹ;
- 8 câu thơ cuối: Khắc hoạ cô đơn hãi hùng khi nghĩ đến hiện tại và tương lai.
3. Đọc-hiểu văn bản:
a) Khung cảnh lầu Ngưng Bích và cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của Thuý Kiều:
- Không gian: ‘khoá xuân’, ‘Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung’, ‘Bốn bề bát ngát xa trông’,
‘Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia’.
 cảnh ngộ tù túng; xung quanh ‘bát ngát’, bao la, hoang vắng với hình ảnh những dãy núi,
cồn cát và khói bay mịt mù >< con người nhỏ bé, lẻ loi, buồn tủi
 Thuý Kiều như con chim bị nhốt trong “chiếc lồng” Ngưng Bích ngoắc giữa không gian
rộng lớn  bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Thời gian: ‘mây sớm đèn khuya’
 thời gian tuần hoàn, khép kín, nhàm chán + ‘bẽ bàng’
 gợi tả cảm giác xót xa, tủi thân của nàng
 Lòng người và cảnh vật nhuộm một màu buồn tẻ  Bút phát tả cảnh ngụ tình.
 Thuý Kiều đúng nghĩa bị giam lỏng tại “chiếc lồng” mang tên Ngưng Bích. Nàng bị
giam lỏng bởi không gian tuy rộng lớn nhưng tù túng, bởi thời gian tuy dài nhưng tẻ
nhạt và những cảm giác đau xót, tủ nhục chốn lầu xanh thám đẫm những nỗi nhớ.
b) Những nỗi nhớ thương của Kiều:
- Mạch dòng nỗi nhớ: Thuý Kiều nhớ Kim Trọng  Thương cha mẹ.
LD1: Thuý Kiều bị giam lỏng chốn lầu xanh là vì làm tròn chữ ‘Hiếu’ với cha mẹ;
nhưng cũng vì thế mà tủi nhục, phụ tình Kim Trọng;
LD2: Thuý Kiều mới xa gia đình có mấy hôm nhưng đã lâu kể từ lúc chia tay người
tình;
LD3: Thuý Kiều còn trẻ bòng bột, tình yêu đôi lứa sâu nặng.
 Nguyễn Du xây dựng tình huống truyện tài tình, hợp lý.
 Thuý Kiều nhớ Kim Trọng:
- ‘Tưởng’ = nhớ + mơ tưởng  bao hàm cả từ ‘nhớ’  vì thời gian gặp nhau và giao duyên
ngắn ngủi  Nguyễn Du sử dụng từ ngữ vô cùng chuẩn xác
+ ‘người dưới nguyệt chén đồng’= hình ảnh Kim Trọng trong suy nghĩ của Thuý Kiều
+ thành ngữ ‘rày trông mai chờ’
 Thuý Kiều nhớ Kim Trọng từ những kỉ niệm ít ỏi như lời thề nguyệt của 2 người và trong
những lo láng rằng Kim Trọng đang ngày đêm chờ tin nàng. Càng nghĩ, nàng càng ray rứt,
đau sót trong khi người ấy đang đợi mình còn mình lại ‘tưởng’ người ấy nơi lầu xanh ‘đông
ong bướm’.
- ‘Bơ vơ’ giữa chốn ‘bên trời góc bể’, Thuý Kiều đau sót tủi nhục về ‘tấm son’ là tấm lòng
chung thuỷ của mình mãi không bao giờ ‘gột rửa’ sạch dẫu trong lòng nàng chỉ có mỗi Kim
Trọng.
 Tuy chỉ mới gặp nhau vài ngày nhưng tình cảm sâu nặng, Thuý Kiều là người tình thuỷ
chung, mẫu mực.
 Thuý Kiều thương cha mẹ:
- ‘Xót’ = thương nhớ + xót xa + ray rứt  tình cảm ruột thịt  Nguyễn Du sử dụng từ ngữ
vô cùng chuẩn xác
+ ‘người tựa cửa hôm mai’= cha mẹ trong suy nghĩ của Thuý Kiều
+ điển tích ‘quạt nồng ấm lạnh’ và ‘sân Lai’, ‘gốc tử’
 Thuý Kiều đã chấp nhận phụ tình Kim Trọng và bản thân để làm tròn chữ ‘Hiếu’. Dầu
vậy, Thuý Kiều vẫn thương xót cha mẹ khi nghĩ về cha mẹ ngày đêm chờ mong mình mà
gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
 Thuý Kiều không chỉ là người tình thuỷ chung mà còn là người con thảo hiếu, quên thân
mình mà lo cho mẹ cha và Kim Trọng. Đó là đức hi sinh cao cả, lòng vị tha vô bờ bến.
c) Cảnh vật xung quanh qua suy nghĩ của Thuý Kiều:
- Điệp ngữ ‘Buồn trông’  tạo nhịp điệu cho lời thơ thêm não nùng, nhằm nhấn mạnh tâm
trạng cô đơn buồn tủi của Thuý Kiều.
+ Câu hỏi tu từ ‘Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?’, ‘Hoa trôi man mác biết là về
đâu?’  như những con dao cú cứa vào trái tim nàng
+ các từ láy tăng tính gợi hình, gợi cảm ‘thấp thoáng’, ‘man mác’, ‘buồn rầu’, ‘xanh xanh’,
‘ầm ầm’
+ cảnh được tại ‘cửa bể chiều hôm’
 Cảnh vật như nhuộm một màu buồn thảm bởi hoàng hôn và nhìn xung quanh, nhừ từ
chốn lầu xanh, Thuý Kiều bị ám ảnh bởi những hình ảnh hết sưc binhg thờng như mang đến
cho nàng những bất an, lo lắng về tương lai của chính mình, một tương lai đầy tai ương, sóng
gió và lênh đênh, chìm nổi.
 bút pháp tả cảnh ngụ tình được khai thác triệt để  Cảnh vật xung quanh hoá đau thương
qua những luồng suy nghĩ của Thuý Kiều về tương lai của chính mình đày đau thương và bất
hạn.

IV. Tổng kết


- Truyện Kiều là tiếng nói mới của người phụ nữ giữa xã hội phong kiến. Những người
phụ nữ luôn bị nẹp bởi những tiêu chuẩn của xã hội. Họ là những con người với đầy
đủ những đức hạnh, tài năng, sắc đẹp. Nhưng xã hội phong kiến quá tàn bào, thối nát.
Thật oan nghiệt thay! Thật bất công thay! Họ bị rao bán, bị bắt bớ, phải chứng kiến
những cảnh sinh tử biệt li. Nguyễn Du bằng vốn tri thức sâu rộng và những thấu hiểu
đau khổ của nhân dân, ông ngợi ca và thương cảm, thay lời họ nói lên những bất hạnh
của họ vàtố cáo bộ máy xã toàn bù nhìn đấy.
 Sử dụng từ ngữ đạt đến trình độ thượng thừa.
 Tạo tình huống truyện hợp lý, rành mạch, .
 Thành công với bút pháp tả cảnh ngụ tình và ước lệ tượng trưng, lí tưởng hoá, lấy thiên
nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp.
 Khai thác triệt để các hình ảnh ẩn dụ, các biện pháp tu từ và câu hỏi tu từ.
 Diễn tả chuẩn xác và thống nhất tâm lý nhân vật.
 Kết hợp hài hoà giữa văn chương bác học và văn học dân gian
 Nguyễn Du đã mang Truyện Kiều lên một đẳng cấp khác.
 Nguyễn Du là người am hiểu uyên thâm văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc.
 Nguyễn Du là 1 thiên tài văn học; xứng đáng với danh hiệu là đại thi hào và là niềm tự
hào của dân tộc.

~ Hết ~

You might also like