You are on page 1of 7

1.

Sử dụng từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ

Nguyễn Du là người chịu ảnh hưởng rất lớn từ thi pháp cổ điển về khắc họa,
xây dựng hình tượng nhân vật, chính điều đó được thể hiện thông qua việc
ông sử dụng rất nhiều ngôn từ mang tính ước lệ trong Truyện Kiều.

Nhà thơ thường lấy vẻ đẹp của vạn vật trong tự nhiên như tuyết - mai, trăng –
hoa, mây - tuyết, thu thủy - xuân sơn,… để làm chuẩn mực, thước đo giá trị
về cái đẹp.

Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn còn sử dụng bút pháp cực tả tuyệt đối hóa, lý
tưởng hóa về nhan sắc, cũng như cốt cách của hai chị em Kiều. Chẳng hạn
như mai cốt cách, tuyết tinh thần, khuôn trăng, nét ngài, hoa cười ngọc thốt,
mây thua, tuyết nhường,…

Đối với nàng Kiều, Nguyễn Du đã dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để bẫy vẻ đẹp
của Kiều. Trong đó, ông dùng 12 câu thơ để khắc họa vẻ đẹp ấy:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Vân xem trang trọng khác ngời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà


So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Bằng những hình ảnh mang tính ước lệ cùng bút pháp lý tưởng hóa giúp cho
vẻ đẹp của nàng Kiều hiện lên trong tâm trí người đọc bằng hình ảnh của một
cô thiếu nữ với đôi mắt trong sáng, tĩnh lặng như mặt nước mùa thu, nét mài
cong như dáng núi mùa xuân.

2. Ngôn từ thiên nhiên được sử dụng trong Truyện Kiều

Theo Đặng Tiến thì vũ trụ thi ca trong Truyện Kiều là một không gian vô
cùng rộng lớn với chân trời mở rộng. Ngoài thảm cỏ non phải xanh tận chân
trời “Cỏ non xanh tận chân trời” – (Cảnh ngày xuân) thì không gian còn là
một vũ trụ rộng bao la, xa tít với vẻ non xa, tấm trăng gần; với cát vàng cồn
nọ, bụi hồng dặm kia “Vẻ non xa tấm trăng gần / Cát vàng cồn nọ bụi hồng
dặm kia” – (Kiều ở lầu Ngưng Bích). Đó là một vũ trụ từ chối cuộc sống, từ
chối con người – một vũ trụ mà cảnh vật cho thấy sự mênh mông, trống vắng.

Ngoài ra, Nguyễn Du còn sử dụng rất nhiều ngôn từ vũ trụ thi ca khác như:
Con đường khuya thì phải ngắt tạnh mù khơi “Dặm khuya ngắt tạnh mù
khơi”, đến cả túp lều cỏ bên sông Tiền Đường cũng phải là “Một gian nước
biếc mây vàng chia đôi”. Bên cạnh đó, còn có những dặm vi lô hiu hắt “Vi lô
hiu hắt như màu khảy trêu”, bờ liễu loi thoi “Sông Tần một dải xanh xanh /
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương quan”, rồi đến màu xanh của tơ liễu bên
cầu “Dưới cầu nước chảy trong veo / Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
mang đến những giờ phút chia phôi trong cái khoảng lặng mênh mông của đất
trời.
3. Ngôn từ chỉ màu sắc được sử dụng trong Truyện Kiều

Theo thống kê, trong Truyện Kiều có rất nhiều từ ngữ chỉ màu sắc (đến 119
lần), với nhiều sắc màu khác nhau. Nguyễn Du dùng từ chỉ màu sắc để tạo
thành các hình tượng có nội dung khái quát, rộng lớn và giàu giá trị thẩm mỹ.

Điển hình như việc miêu tả nhan sắc của Thúy Vân: “Mây thua nước tóc,
tuyết nhường màu da”. Nguyễn Du tả nàng Vân với mái tóc dài, mượt còn
hơn cả mây; làn da thì trắng mịn hơn cả tuyết. Đặc biệt hơn, ông dùng màu
của mây để liên tưởng đến màu đen của tóc. Bởi vì trong Truyện Kiều, chưa
có màu đen mang ý nghĩa đẹp nên tóc đen đẹp được gọi là tóc mây.

Rồi đến sắc xanh và trắng được nói đến thông qua: “Cỏ non xanh tận chân
trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Một màu xanh được trỉa dài
mênh mông và nổi bật lên cái cảnh toàn sắc xanh ấy là sự tô điểm của một vài
bông hoa lê trắng. Bức tranh thiên nhiên mà Nguyễn Du vẽ lên mang lại màu
sắc hài hòa, tươi sáng, đầy sức sống.

Bên cạnh đó, sắc vàng và hồng cũng được Nguyễn Du đề cập đến thông qua:
“Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”. Đây không đơn giản là sắc vàng của
cồn cát hay sắc hồng của bụi cuốn lên, mà đó còn là cát bụi của cuộc đời.
Mang lại sự ảm đạm, bế tắt, không sức sống.

Đặc biệt hơn, những từ ngữ chỉ màu sắc trong Truyện Kiều ít có tính chất tả
thực mà lại thiêng về tính biểu trưng và Nguyễn Du thường lấy màu của sự
vật để tả cảnh, gợi tình. Điển hình như sự lờn lợt màu da của Tú Bà: “Thoắt
trông lờn lợt màu da”, hay mặt như chàm đổ của Thúc Sinh: “Cho gươm mời
đến Thúc lang, mặt như chàm đổ, mình giường giẽ run”.
Với Nguyễn Du, màu sắc là sản phẩm của cảnh vật và tâm lý. Màu cỏ xanh
non trong “Cỏ non xanh tận chân trời” gắn liền với cái xúc cảm bao la về
viễn cảnh của cuộc đời. Còn màu cỏ nữa vàng nữa xanh lại gắn liền với cuộc
đời dang dở: “Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.

4. Cách sử dụng hư từ và liên từ

Cụ thể có thể nhìn thấy ở các chữ: “bao” và “bấy”. Điển hình như trong câu:
“Trải bao thỏ lặn ác tà”, “Quản bao tháng đợi năm chờ”, “Trời Liêu non
nước bao xa”, “Biết bao duyên nợ thề bồi” và“Ai ai cũng đội trên đầu xiết
bao”. Còn chữ bấy lại được dùng trong các câu: “Khéo vô duyên bấy là mình
với ta”, “Phủ phàng chi bấy hóa công”, “Trời làm chi cực bấy trời”, “Thân
sao bướm chán, ong chường bấy thân / Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa”.
Những chữ “bao” và “bấy” trong các câu trên đều có thể sử dụng chữ “bằng”
để cắt nghĩa. Nguyễn Du đã đặt sau các chữ bao và bấy một chữ khác để trở
thành các liên từ chỉ thời gian như: bao giờ, bấy giờ: “Tấm son gột rửa bao
giờ cho phai” , “Kiếp trần biết giũ bai giờ cho xong”,... hoặc là: “Bây giờ
tình mới rõ tình”, “Bây giờ kẻ ngược người xuôi”,...

Các liên từ khác như bao nhiêu, bấy nhiêu cũng được sử dụng một cách linh
hoạt, cụ thể được chia làm 3 trường hợp sau:

1. “Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”, “Bao nhiêu của, mấy ngày
đường”, “Bao nhiêu dùng độc chiếc không đi. Dùng độc chiếc không đi đôi
với bấy nhiêu.

2. “Vẫy vùng tỏng bấy nhiêu niên”, “Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình”.
Dùng độc chiếc không đi đôi với bao nhiêu.

3. “Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi”. Bao nhiêu đi đôi với bấy nhiêu.
5. Cách tạo từ mới đặc sắc của Nguyễn Du

Ông đã tạo ra rất nhiều từ không có thực trong thực tế và cũng không có trong
từ điển thông thường. Theo Giáo sư Trần Đình Sử thì đó là những ngôn từ ý
tượng (tức là hình ảnh chỉ nảy sinh trong tâm tưởng, không phải là hình ảnh
sao chép thực tại, mang cấu tạo riêng và nói lên cảm thụ chủ quan).

Nước mắt: giọt ngọc “Nàng càng giọt ngọc như chan”, giọt châu “Giọt châu
lã chã khôn cầm”, giọt Tương “Cúi đầu chàng những hạt thầm giọt Tương”,
giọt hồng “Mới dằn cơm vựng, chưa phai giọt hồng”.

Mái tóc: tóc mây “Tóc mây một món dao vàng chia đôi”, tóc sương “Còn ra
khi đã da mồi tóc sương”

Tấm lòng: tấm riêng “Tấm riêng riêng những nặng vì nước non”, tấm yêu
“Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu”, tấm son “Tấm son gột rửa bao giờ
cho phai”,...

Những ngôn từ ý tượng này cũng là phương diện cơ bản của ngôn từ nghệ
thuật trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã phá vỡ cách tạo từ thông thường để
tạo từ mới nhằm mục đích lạ hóa.

6. Nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Lối tả cảnh diễm tình là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan, man mác khắp
tác phẩm. Nguyễn Du tả cảnh mà tâm ý luôn luôn đem cảm xúc vào cảnh vật,
giúp cho cảnh vật trở nên linh hoạt, mang lại tâm hồn, sức sống.

Ông đưa cảnh sắc đến tâm hồn con người, đồng thời đưa tâm vào cảnh, tạo
nên sự giao thoa hai chiều giữa cảnh và người. Ví dụ như khi chị em Kiều đi
lễ Thanh Minh về, tới bên cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần mả Đạm
Tiên thì cả người lẫn cảnh đều cảm thấy nao nao trong buổi chiều tà: “Nao
nao dòng nước uốn quanh / Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. Hoặc
trong hình ảnh của mảnh trăng khuyết soi nhìn Kim Trọng khi chàng nửa tỉnh
nữa mê: “Chênh chênh bóng Nguyệt xế mành / Tựa ngồi bên triện một mình
thiu thiu”. Hoặc là khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, nhìn qua song cửa thấy cảnh
chiều hôm, với những cánh buồm xa xa lại tưởng tới thân phận như bèo trôi
vô định của mình: “Buồn trông cửa biển chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng
cánh buồm xa xa / Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là
về đâu?”

Ngoài lối tả cảnh diễm tình, Nguyễn Du còn điểm trang cho tác phẩm bằng
nhiều bức tranh tả thực. Khi thì tươi tắn, lúc thì sầu mộng được viết theo lối
văn vô cùng tinh xảo. Chẳng hạn như: “Đánh tranh chụm nóc thảo đường /
Một gian nước biếc mây vàng chia đôi”. Đây là cảnh một túp lều tranh bên
sông vắng lúc hoàng hôn, mang đến sự giản dị, mộc mạc nhưng cũng vô cùng
nên thơ. Hoặc khung cảnh thanh tịnh của ngôi chùa Giác Duyên – nơi Kiều
được cứu vớt, mà đường tới thì quanh co, khu rừng lau như cách biệt với cuộc
sống rộn rã bên ngoài: “Quanh co theo giải giang tân / Khỏi rừng lau đã tới
sân Phật Đường”.

Qua đó, ghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du rất đa dạng, được ví như bức tranh
thủy mạc. Bằng việc thả hồn vào từng cảnh vật, ông đã mang đến sức sống,
làm cho cảnh vật trở nên sinh động hơn bao giờ hết.

You might also like