You are on page 1of 22

Bài 1

“Truyện Kiều”không chỉ là một kiệt tác vĩ đại


của nền văn học Việt Nam mà còn là thi phẩm
được biết đến trên toàn thế giới. Dưới ngòi bút
tài hoa của Nguyễn Du, những nhân vật như
Thúy Kiều, Kim Trọng, Hoạn Thư,... trở nên vô
cùng chân thật, sống động và làm thồn thức
trái tim của biết bao thế hệ độc giả. Cả tác
phẩm dài 3254 câu, mỗi phân đoạn lại có một
cái hay riêng và đoạn trích “Thề nguyền” được
đánh giá là đoạn thể hiện rõ nét nhất mối tình
Kim – Kiều tuyệt đẹp. Đây cũng là đoạn trích
cho thấy tài năng đỉnh cao của Nguyễn Du
trong việc tả cảnh, tả tình.

Đoạn trích “Thề nguyền” là một cột mốc rất


quan trọng trong tác phẩm. Sau khi được
Đạm Tiên báo mộng, Kiều luôn cảm thấy bất
an, lo lắng khi nghĩ đến tương lai, đến tình yêu
của mình. Nàng băn khoăn tự hỏi:

“Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

Nhưng, cuộc tái ngộ Kim Trọng đã thổi vào


lòng nàng sức sống và niềm tin mới. Nó thôi
thúc nàng chủ động nắm bắt tình yêu, số phận
của bản thân. Nghe tin gia đình tối đó không
về, Kiều quyết định sang nhà Kim Trọng. Bậc
tài tử giai nhân tỏ lòng cùng nhau và sau đó
cùng nhau hẹn ước.

Mở đầu đoạn trích là cảnh Thúy Kiều “rủ


rèm the”, băng lối sang nhà chàng Kim tình
tự:
“Sông Tương một dải nông sờ

Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia

Một tường tuyết trở sương che

Tin xuân đâu dễ đi về cho năng

Cửa ngoài vội rủ rèm the,

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.”

Những bước chân nhanh nhẹn, đầy can đảm


và chủ động ấy như đang từng bước đạp đổ
xiềng xích của lễ giáo phong kiến trói buộc
người phụ nữ bấy lâu nay. Quả thật trong xã
hội phong kiến xưa, hủ tục trói buộc con
người, nó dường như tạo nên một bức tường
ngăn cách tự do, ngăn cách tình yêu đôi lứa,
nhưng Kiều một cô gái có trái tim bồng bột
ngây thơ, với sự táo bạo, chủ động trong tình
yêu, đã tự mình ước hẹn, thề nguyền mà
không cần sự cho phép của cha mẹ. Điều đó
cho thấy trong Kiều luôn hiện hữu khao
khát về một tình yêu tự do, nàng đang tự
tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.
“Nhặt thưa sương giọi đầu cành

Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu!

Sinh vừa tựa án thiu thiu

Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê”


Từ thực tại bước vào ảo mộng, từ nơi cỏ cây
vườn tược, nàng bước đi để lại sau lưng vườn
khuya để đến với người yêu cũng là lúc bước
vào cõi mộng tình yêu. Cả hai tầng ánh sáng
cũng soi rọi bước chân nàng, ánh đèn hòa
cùng ánh trăng, dường như ánh trăng tạo nên
chất thơ dẫn dắt tình cảm của Kiều đến đúng
nơi cần đến. Còn đối với Kim Trọng sự xuất
hiện của Kiều như một giấc mộng, với trạng
thái chập chờn giấc ngủ, đường ranh giới mơ
thực mỏng manh, không còn được phân định
rõ ràng. Nhưng khi nhận ra , chàng lại thấy
hạnh phúc, bâng khuâng trước sự xuất hiện
đột ngột của tình nhân, xáo trộn không gian
nơi căn nhà. Nhìn Thúy Kiều đẹp mờ ảo:

“Tiếng sen sẽ động giấc hòe

Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”

Khung cảnh Thúy Kiều và Kim trọng gặp


nhau cũng được Nguyễn Du mô tả hết sức
thơ mộng, lãng mạn với hình ảnh "trăng
xế", "hoa lê".Bóng Kiều hiện ra thật đẹp, vẫn
trạng thái mộng thực đan xen lẫn lộn. Bóng
người và bóng trăng như hòa làm một. Vừa
gần mà lại xa, tưởng chừng trong tầm tay mà
lại khó nắm băt. Cả hình ảnh và âm thanh đều
rất mơ hồ bởi những bước chân của nàng Kiều
quá đỗi khẽ khàng, chỉ như một cơn gió thoảng
qua. Chàng Kim đang thiu thiu ngủ, nửa tỉnh
nửa mê nghe tiếng động "tiếng sen khẽ động
giấc hòe". Nhà thơ Nguyễn Du sử dụng hình
ảnh "tiếng sen" để miêu tả bước chân của
Thúy Kiều, gợi cho người đọc liên tưởng đến
những bước chân hết sức nhẹ nhàng, uyển
chuyển
đến mức chỉ "khẽ động giấc hòe".

Trong khung cảnh thi vị ấy, lòng người cũng


đầy bâng khuâng:

“Bâng khuâng đỉnh giáp non thần,

Còn nhờ giấc mộng đêm xuân mơ”

Giấc mộng đêm xuân hay còn là giấc mơ của


tình yêu có thật. Để nói về sự xúc động bâng
khuâng của chàng Kim khi nhìn thấy Thúy
Kiều, nhà thơ đã sử dụng điển cố của Trung
Quốc, đó là điển tích "đỉnh giáp non thần", kể
về việc vua nước Sở ngủ nằm mơ thấy nữ
thần núi Vu Giáp khiến chàng Kim như tỉnh
như mê, còn tưởng "giấc mộng đêm xuân mơ
màng".

Trước những ngỡ ngàng, hạnh phúc của


Kim Trọng, Kiều giãi bày lí do nàng chủ
động sang nhà chàng:

“Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa


Bây giờ rõ mặt đôi ta

Biết đây rồi nữa chẳng là chiêm bao”

“Khoảng vắng đêm trường” là không gian thời


gian tâm lí bởi vì Kim Trọng trọ học ở ngay gần
nhà Kiều mà Kiều sang gặp Kim Trọng đúng
sau ngàu thanh minh vậy mà cảm giác như
đã xa nhau một khoảng thời gian lâu lắm rồi.
Kiều thể hiện nỗi nhớ niềm thương qua chứ
“hoa”, tình yêu sâu sắc của nàng dành cho Kim
Trọng. Nhưng Kiều luôn chiu sự ảm ảnh về
tình yêu và số phận sau cuộc gặp gỡ hữu
duyên ở mộ Đạm Tiên, nàng có dự cảm về một
tương lai bất hạnh chia lìa. Nàng Kiều là một
người con gái nhạy cảm lại đang ở mối tình
trong sáng, quấn quýt thì nỗi lo lắng về sự xa
cách luôn luôn thường trực.Qua đó thể hiện
quan niệm của nàng, phá vỡ những hủ tục lạc
hậu trong xã hội phong kiến, tim sự chủ động
trong tình yêu và trân trọng nó.

Không gian đêm thề nguyền được gợi lên


đầy ấn tượng với ánh sáng, màu sắc, hương
thơm,… tạo nên dấu ấn tình yêu đầu đời
không bao giờ phai mờ trong tâm hồn Kiều.
Dưới ánh trăng sáng, trong không gian đầy thi
vị, Kim – Kiều đã bắt đầu nghi thức thề
nguyền:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh hai miệng một lời song song

Tóc tơ căn vặn tấc lòng


Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.”

Đã bao lần trăng hiện diện trong cuộc đời Kiều,


nhưng có lẽ chỉ có đêm trăng thề nguyền này
là tròn đầy, viên mãn nhất. Nó sáng trong vằng
vặc giữa trời như lời ghi nhận của thiên nhiên
tạo vật trước tình yêu của đôi trẻ. Ánh sáng ấy
như lớp màng bảo vệ tình yêu khỏi những tì
vết, bụi bặm đời thực; nó
khắc hình ảnh dêm thề nguyền vào cuộc đời
hai con người như một dấu ấn, một minh
chứng cho tình yêu vĩnh hằng.

Ta có thể thấy, mục đích của cuộc gặp gỡ


bất ngờ này không phải đơn thuần là cho
thỏa nỗi nhớ nhung của đôi lứa mà còn
nhằm mục đích thiêng liêng hơn, đó là lời
thề nguyền, minh chứng tình yêu của
chàng và nàng. Đây là một cuộc thề nguyền
vụng trộm nhưng lại được Nguyễn Du miêu tả
một cách trang trọng, thiêng liêng trong không
gian ấm áp. Trong hoàn cảnh ấy, lời thề trở
thành một sợi dây vô hình gắn kết hai trái tim.

Qua đoạn trích “Thề nguyền”, Nguyễn Du đã


xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm
trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó
thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy
Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng
bạc mệnh.Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim
Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt
lên trên lễ giáo phong kiến. Chính những điều
này đã làm tăng thêm tính hấp dẫn và giá trị
nhân văn cho đoạn trích “Thề nguyền” nói
riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung.
Bài 2
Trong nền văn học trung đại Việt Nam kéo dài
suốt thế kỷ, đã có rất nhiều những cái tên,
những đề tài nổi bật và đáng chú ý bao gồm
lòng yêu nước thương dân, nỗi đau mất nước,
hay tinh thần tự lực tự cường của dân tộc Đại
Việt. Tuy nhiên từ khoảng thế kỷ thứ XVI trở đi,
có một đề tài được nhiều tác giả chú ý ấy là đề
tài về thân phận của người phụ nữ dưới chế
độ phong kiến hà khắc, bất công. Một trong số
những tác phẩm đặc biệt thành công và trở
thành kiệt tác văn chương của nền
văn học Việt Nam ấy là tác phẩm Truyện Kiều
của Nguyễn Du. Bên cạnh việc chú trọng về
những bi kịch liên tiếp trong cuộc đời người
con gái tài sắc vẹn toàn tên Thúy Kiều, thì chi
tiết về cuộc tình của nàng với Kim Trọng cũng
là một trong những chi tiết đắt giá. Không chỉ
làm nổi bật thêm sự bất hạnh của Thúy Kiều
mà còn bộc lộ được những quan điểm mới mẻ,
cái nhìn bao dung hơn về tình yêu nam nữ tự
do dưới một thời đại có quá nhiều những lễ
nghi, phép tắc ràng buộc. Đoạn trích Thề
nguyền là một trong những đoạn trích ấn
tượng khi nói về mối duyên giữa Kiều và Kim
Trọng.

"Cửa ngoài vội rủ rèm the


Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
Nhặt thưa gương giọi đầu cành
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu
Sinh vừa tựa án thiu thiu
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê
Tiếng sen sẽ động giấc hòe
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần".

Thực tế rằng chuyện thề nguyền của Thúy


Kiều và Kim Trọng là một sự việc xảy ra ngoài
dự tính, mang tính bộc phát, khi bản thân Thúy
Kiều nửa vì e sợ những dự cảm không lành
khiến tình yêu tan vỡ, một nửa là vì tình yêu
mãnh liệt với chàng Kim. Tổng thể hai lý do ấy
đã khiến Thúy Kiều mạnh mẽ và quyết tâm chủ
động để bảo vệ tình yêu của mình bằng việc
lén quay lại gặp chàng Kim sau cuộc gặp buổi
chiều. Dường như đối với đôi lứa yêu nhau
bao nhiêu thời gian kề cận cũng là không đủ,
chính vì vậy ngay hôm cả nhà đi vắng Kiều đã
lén sang thăm Kim Trọng, đến lúc trời đã tối
Kiều khi
nàng quay về nhà lại gặp lúc gia đình vẫn
chưa trở về. Ngay lúc này đây trong trái tim
người thiếu nữ bỗng bùng lên một ngọn lửa
mãnh liệt, nàng quyết tìm sang gặp Kim Trọng
lần nữa để tự định chung thân, cốt cũng mong
được yên lòng với tình yêu quá đỗi đẹp đẽ mà
nàng từng cảm thấy bất an bởi phận hồng
nhan và cả giấc mơ về Đạm Tiên với nỗi đau
đoạn trường. Tình cảm bộc phát đã khiến Thúy
Kiều hành động một cách nhanh chóng không
chần chừ, những từ như "xăm xăm", "vội",
"băng lối" thể hiện sự khẩn trương, nhanh
chóng và tấm lòng quyết tâm giữ gìn tình yêu
của nàng Kiều. Trong hai câu thơ đầu với
những bước đi vội vã, xuyên vườn, vượt lối,
giữa không gian tối tăm và ánh trăng mờ ảo, ta
thấy được sự gấp gáp, hồi hộp của một người
con gái trong nền lễ giáo phong kiến nghiêm
khắc nhưng lại bất chấp tất cả, cốt để bảo vệ
lấy cái tình yêu đẹp mà mong manh của mình.
Sự chủ động và táo bạo của Thúy Kiều trong
Thề nguyền đã cho chúng ta thấy một cũng
nhìn mới, một tư tưởng mới đi trước thời đại
của Nguyễn Du. Tác giả đã có cái nhìn đầy
cảm thông và thấu hiểu, cũng như có ý ca
ngợi, đề cao tư tưởng tự do trong tình yêu đôi
lứa. Cổ vũ việc đấu tranh, đứng lên bảo vệ tình
yêu, cũng như ủng hộ việc người con gái được
quyền theo đuổi hạnh phúc của đời mình. Đến
đây ta thấy được, ngoài vẻ đẹp cầm kỳ thi họa
tinh thông, Thúy Kiều cũng còn là một cô gái
có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, khác hẳn với
những người phụ nữ đương thời khác.

Bên cạnh những câu thơ miêu tả phong thái và


tâm trạng của Thúy Kiều thì những câu thơ tả
cảnh cũng có những giá trị thẩm mỹ riêng.
Trong bối cảnh Thúy Kiều một mình lén sang
nhà Kim Trọng thề ước, khung cảnh đêm tối
cũng trở nên
lãng mạn với ánh trăng dịu dàng, xuyên qua
từng kẽ lá chiếu bên tấm thân mong manh
nhưng kiên cường của nàng Kiều. Cùng với ở
chỗ chàng Kim, ánh đèn trên án hắt hiu, mờ ảo
đủ soi bóng chàng Thư Sinh, khiến cho khung
cảnh thiên nhiên và tình yêu của đôi trẻ càng
thêm phần thơ mộng, hư ảo. Chính vì vậy khi
Kim Trọng mệt mỏi thiếp đi bên án thư, nửa
tỉnh nửa mê, thấy gót sen nhẹ nhàng của Thúy
Kiều tìm đến thì chàng có cảm giác không thật,
một là vì quá đỗi hạnh phúc sung sướng khi
thấy người yêu, một phần nữa là không tin
được rằng Kiều lại có thể chủ động lúc đêm tối
sang tìm thăm. Thành thử Kim Trọng còn đôi
phần bỡ ngỡ "còn ngờ giấc mộng đêm xuân
ngỡ ngàng".

"Nàng rằng: "Khoảng vắng đêm trường


Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao"

Bản thân Thúy Kiều cũng có ý thức được rằng


hành động của mình hôm nay quả thực đường
đột và có phần vội vã, thế nhưng nàng đã
nhanh chóng tỏ bày với chàng Kim rằng, nàng
là vì "hoa" vì tình yêu, vì bảo vệ mối lương
duyên tốt đẹp vừa chớm nở nên mới phải tự
thân định đoạt, chủ động sang tìm Kim Trọng.
Đồng thời Thúy Kiều dường như có những ám
ảnh sâu sắc về lời báo mộng của Đạm Tiên
cùng với số kiếp hồng nhan đa truân, thành
thử nàng luôn có cảm giác bất an. Chỉ khi thấy
được chàng Kim, thấy được người yêu, nàng
mới yên lòng, đồng thời cũng bộc lộ nỗi sợ hãi
tất cả những ký ức tươi đẹp ngày hôm nay lại
chỉ là một giấc chiêm bao xa vời. Đến đây ta
cũng thấy một phần sự yếu đuối, tội nghiệp
của Thúy
Kiều, rõ ràng đang sống trong cảnh êm đềm,
nhưng số mệnh vốn khổ hạnh, cho nên không
thoát được nhiều lo toan, suy nghĩ.

"Vội vàng làm lễ rước vào


Đài sen nối sáp lò đào thêm hương
Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương"

Kim Trọng hết lòng yêu thương Thúy Kiều, thế


nên nghe nàng bày tỏ nỗi lòng, sự bất an trong
tình yêu, chàng đã nhanh chóng thấu hiểu,
đồng thời lập tức chuẩn bị lễ thề nguyền, tự
định chung thân để đảm bảo cho tình yêu đôi
lứa thêm vững bền sắt son. Tuy diễn ra một
cách đột ngột, vội vàng và không có sự suy
tính từ trước, thế nhưng lễ thề nguyền của
Kim, Kiều vẫn diễn ra trong không khí vô cùng
thiêng liêng, trang trọng. Có đầy đủ các thức
bao gồm nến đỏ, hương trầm, giấy thảo lời thề
sắt son, cùng với hành động tượng trưng cho
việc gắn bó lứa đôi ấy là cắt tóc bằng dao vàng
rồi tết chung lại thành một sợi, đem cất vào
hộp khóa lại. Đặc biệt trong đêm thề nguyền,
sự xuất hiện của ánh trăng vằng vặc dường
như trở thành một nhân tố đắt giá làm minh
chứng cho tình yêu son sắt, thủy chung của
đôi lứa, đồng thời còn biểu tượng cho sự trong
sáng, sum họp đoàn tụ, sự ấm áp lãng mạn
trong tình yêu. Mấy câu "Đinh ninh hai miệng
một lời/Trăm năm tạc một chữ đồng đến
xương" trước hết là
thể hiện sự tự nguyện ước định chung thân,
sự đồng lòng, một dạ của Thúy Kiều và Kim
Trọng. Thêm vào nữa trai tài gái sắc, không
quản chuyện lễ giáo, định kiến xã hội mà sẵn
sàng dùng hành động của bản thân để chứng
minh và bảo vệ tình yêu của mình, vượt ra khỏi
khuôn phép "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" vốn
đã ăn sâu vào tiềm thức. Đến đây có thể nhận
thấy rằng dù Nguyễn Du là thế hệ đã đi trước
hàng mấy thế kỷ, thế nhưng những tư tưởng,
suy nghĩ quan niệm tiến bộ của ông về tình
yêu thậm chí còn vượt xa một số con người
trong xã hội ngày nay khi công khai ủng hộ yêu
đương tự do, ủng hộ người con gái mạnh mẽ
vùng dậy theo đuổi tình yêu và hạnh phúc,gạt
bỏ lối suy nghĩ người phụ nữ phải chấp nhận
sống cam chịu không có quyền lựa chọn trong
hôn nhân xưa cũ.

Thề nguyền không phải là đoạn trích nổi bật


nhất trong Truyện Kiều thế nhưng bản thân nó
lại có những giá trị riêng biệt, thoát ra khỏi việc
thương cảm hay xót xa cho số phận người phụ
nữ phong kiến, thì ở đây Nguyễn Du tập trung
vào ca ngợi, ủng hộ người người phụ nữ trong
việc tìm kiếm, theo đuổi tình yêu và hạnh phúc,
ủng hộ hôn nhân tự nguyện. Đồng thời đây
cũng là một trong số ít những câu thơ lãng
mạn, miêu tả mối lương duyên của cặp trai tài
gái sắc Kim, Kiều, bộc lộ những quan điểm
mới của Nguyễn Du trong các nhìn nhận về
tình yêu và hôn nhân.

You might also like