You are on page 1of 8

Ngữ văn 10 Học văn cùng cô Sang

ÔN TẬP THI HỌC KÌ II


Năm học 2022 - 2023

ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển 


Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa 
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển 
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc 


Các con nằm thao thức phía Trường Sơn 
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả 
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển 


Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng 
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa 
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

[…]

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát


Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển — Nguyễn Việt Chiến, ngày 28/5/2011)

Trắc nghiệm:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Lục bát
Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của đoạn trích là gì?
A. Nỗi lo lắng của người dân sống nơi biển đảo khi phải đối diện với giông bão – hiểm
hoạ từ thiên nhiên.
B. Sự trăn trở trước sự xâm phạm chủ quyền đất nước nơi biển bảo quê hương.
C. Kể về câu chuyện truyền thuyết nổi tiếng của dân tộc với cảm hứng được gợi lên biển
đảo quê hương.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 3. Từ “sóng” gợi lên từ câu thơ “Trong hồn người có ngọn sóng nào không” có ý
nghĩa gì?
A. Sóng biển cuộn trào ngoài đại dương mênh mông.
1
Ngữ văn 10 Học văn cùng cô Sang
B. Lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền của đất nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ
Tổ quốc.
C. Những hiểm hoạ đe doạ nền an ninh, chủ quyền, hoà bình của đất nước.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 4. Biện pháp tu từ xuyên suốt, tạo nhạc tính cho đoạn trích là:
A. Điệp cấu trúc
B. Nhân hoá
C. So sánh
D. Thậm xưng
Trả lời câu hỏi:
Câu 5. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
 Biểu cảm.
Câu 6. Truyền thuyết nào được gợi lên từ hai câu thơ sau:
“Ngàn năm trước con theo cha xuống biển 
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa “
Việc nhắc lại truyền thuyết này gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Gợi ý:
- Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” (Lạc Long Quân và Âu Cơ).
- Ý nghĩa việc gợi nhắc lại truyền thuyết:
+ Gợi nhớ về nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc.
+ Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của biển đảo từ thuở khai thiên lập địa cho đến
hành trình dựng nước, giữ nước của nhân dân ta.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ xuất hiện trong hai
câu thơ sau:
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa 
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?”
Gợi ý:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là câu hỏi tu từ “Trong hồn
người có ngọn sóng nào không?”
- Tác dụng:
+ Về mặt hình thức: Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hình ảnh trở nên gợi
cảm, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho đoạn thơ.
+ Về mặt nội dung: Nhắc nhở thế hệ sau về ý nghĩa của chủ quyền biển đảo và
trách nhiệm của mỗi cá nhân trong sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Câu thơ
cũng thể hiện thái độ lo lắng, trăn trở trước hiện thực chủ quyền biển đảo của đất
nước ta đang bị xâm phạm.
Câu 8. Từ đoạn thơ trên, hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối
với chủ quyền nơi biển đảo quê hương?
 HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)


Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) để thuyết phục người khác từ
bỏ thói quen thức khuya.

ĐỀ 2

I. ĐỌC HIỂU
2
Ngữ văn 10 Học văn cùng cô Sang
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
(1789, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Đoạn trích được viết theo thể thơ?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Sáu chữ
D. Tám chữ
Câu 3. Biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau là: “Thương người rồi mới thương ta/ Yêu
nhau dù mấy cách xa cũng tìm”:
A. Nhân hoá
B. Nói quá
C. Điệp từ
D. Nói giảm nói tránh
Câu 4. Nhà thơ đã khẳng định những giá trị, ý nghĩa gì của truyện cổ?
A. Truyện cổ ca ngợi truyền thống sống ân tình, thuỷ chung của dân tộc ta.
B. Chứa đựng những lời răn dạy của ông cha, những bài học nhân sinh sâu sắc.
C. Là tư liệu quý giá để thế hệ sau tìm hiểu và thấu hiểu về truyền thông của ông cha
mình.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
3
Ngữ văn 10 Học văn cùng cô Sang

Trả lời câu hỏi:


Câu 5. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước ta?
Trả lời: Tác giả yêu truyện cổ nước ta vì những câu chuyện ấy chứa đựng những bài học
nhân sinh sâu sắc về lòng nhân hậu, lối sống ân tình của nhân dân ta.
Lưu ý: Dựa vào câu thơ sau để diễn đạt ý: “Tôi yêu truyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại
tuyệt vời sâu xa”. Phải diễn đạt, nếu chỉ trích thơ thì không có điểm.

Câu 6. Hãy liệt kê hai câu tục ngữ/ca dao/truyện cổ được gợi ra trong đoạn thơ trên.
Trả lời:
- “Ở hiền thì lại gặp hiền”  Ở hiền gặp lành (tục ngữ)
- “Thị thơm thị giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà  Tấm Cám
(truyện cổ tích)
- “Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì”  Đẽo cày giữa
đường (truyện ngụ ngôn).
- “Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người”  Sự tích
trầu cau.

Câu 6. Nêu nội dung chính của bài thơ.


- Bài thơ thể hiện tình cảm trân quý của tác giả đối với kho tàng truyện cổ của dân
tộc. Đó là những câu chuyện chứa đựng tinh thần nhân hậu, nghĩa tình của nhân dân ta,
đồng thời, lưu giữ những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu mà ông cha ta để lại. Qua
đó, khắc hoạ sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà thơ về những
giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc.

Câu 8. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả được thể hiện trong hai dòng thơ
sau hay không? Vì sao?
“Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.”
Gợi ý:
- Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả.
- Bởi vì, từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian
dài đằng đẵng và các truyện cổ dân gian của một dân tộc thực sự đóng vai trò như một
cây cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cuộc
sống của cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn
và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông. Vì vậy, có
thể nói truyện cổ đã giúp các thế hệ đời sau nhận diện được bản sắc của dân tộc mình.

Câu 9. Hãy tìm 2 truyện cổ/ ca dao/ tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam
thể hiện tấm lòng nhân hậu của nhân dân ta.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Thương người như thể thương thân.
- Truyện cổ: Tấm Cám, Sự tích trầu cau..
- …

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

4
Ngữ văn 10 Học văn cùng cô Sang
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) để thuyết phục người khác từ
bỏ thói quen trễ giờ.

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
TIẾNG VIỆT
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói


Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ


Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình.
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ - Thơ tình, NXB Văn học 2002)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Trắc nghiệm:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn thơ trên là:
A. Tự sự, miểu tả
B. Miêu tả, biểu cảm
C. Biểu cảm, nghị luận
D. Nghị luận, miêu tả
Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do
B. Tám chữ
C. Sáu chữ
D. Chín chữ
Câu 3. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
A. Thể hiện lòng yêu mến đối với tiếng Việt.
B. Thái độ trân trọng đối với tiếng Việt.
C. Thể hiện niềm tự hào đối với tiếng Việt.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu hỏi tự luận:
Câu 4. Hãy chỉ ra các tiếng hiệp vần trong khổ 1 và cho biết đó là vần chân hay vần lưng.
- Vần chân: “sẫm” – “đẫm”
- Vần lưng: “nghé” – “nghe”
Câu 5. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu
thơ:
“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa 
5
Ngữ văn 10 Học văn cùng cô Sang
Óng tre ngà và mềm mại như tơ”
- So sánh: Tiếng Việt với “đất cày”, “lụa”
- Tác dụng:
+ Về mặt hình thức: Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hình ảnh trở nên gợi
cảm, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho đoạn thơ.
+ Về mặt nội dung: Nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt
đối với cuộc sống của người nông dân, đồng thời, khởi dậy trong lòng người đọc tình
yêu, ý thức trách nghiệm, gìn giữ vẻ đẹp văn hoá quý báu của dân tộc: tiếng Việt.
Câu 6. Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị sau khi đọc câu
thơ: “Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình”.
- Câu thơ thể hiện lòng yêu mến, thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp của ngôn ngữ
dân tộc.
- “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ là một bài thơ hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc. Câu thơ: “Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình” cho thấy những
ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt. Đồng thời
câu thơ cũng nhắc nhở chúng ta về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách nhiệm của
mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ tiếng Việt.

Câu 7. Anh/ chị sẽ làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
- Luôn ý thức sử dụng đúng ngôn ngữ dân tộc: không viết tắt, không viết sai chính
tả,…
- Không nói tục, chửi thề…
- …

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)


Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) để thuyết phục người khác từ
bỏ thói quen lười vận động.

ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đất Nước
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường
hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
[…]
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
6
Ngữ văn 10 Học văn cùng cô Sang
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Trắc nghiệm (2.0 điểm)


Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Lục bát
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ "Em ơi em đất nước là máu
xương của mình"?
A. Liệt kê      
B. Nhân hóa                 
C. Điệp ngữ                
D. So sánh
Câu 3. Trong đoạn thơ trên, Đất Nước được cảm nhận ở những phương diện nào?
A. Phương diện lịch sử, văn hoá dân tộc
B. Phương diện không gian địa lí
C. Phương diện thời gian địa lí
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Biện pháp tu từ xuyên suốt, tạo nhạc tính cho đoạn trích là:
A. Điệp từ
B. Nhân hoá
C. So sánh
D. Thậm xưng
Trả lời câu hỏi:
Câu 5. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
 Biểu cảm.
Câu 6. Hãy nêu nội dung đoạn thơ trên.
- Đoạn thơ đã lý giải sự hình thành của đất nước một cách độc đáo: đất nước bình
dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện: từ những câu chuyện dân gian, những
truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, từ quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
cùng quá trình lao động sản xuất của cha ông. Đó là cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất
nước: đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa của cha ông ta, văn học, lịch sử và
truyền thống dân tộc.
- Qua đó, tác giả thể hiện suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước:
phải biết đóng góp, hy sinh để dưng xây đất nước.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ xuất hiện trong hai
câu thơ sau:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
- Điệp từ: “Đất Nước” (Chấp nhận đáp án “điệp ngữ”, “điệp cấu trúc”)
- Tác dụng:
+ Về mặt hình thức: Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hình ảnh trở nên gợi
cảm, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho đoạn thơ.

7
Ngữ văn 10 Học văn cùng cô Sang
+ Về mặt nội dung: Nhấn mạnh sự hình thành của Đất Nước từ phương diện văn
hoá truyền thống dân tộc (tục ăn trầu) và quá trình đánh giặc giữ nước. Từ đó, thể
hiện thái độ trân trọng của tác giả đối với phương diện hình thành nên đất nước
muôn đời.
Câu 8. Từ đoạn thơ trên, hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về những dòng thơ sau đây: “Em
ơi em Đất Nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó san sẻ/ Phải biết hoá thân cho
dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời…”
- “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình”: Khẳng định Đất Nước là sinh
mệnh, là thân thể của chính bản thân mình và là xương máu của tổ tiên, ông cha ngàn
đời đã ngã xuống.
- Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm gửi gắm lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách
nhiệm của mỗi người đối với đất nước. Đối với tác giả, “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân”
là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng: mỗi
cá nhân cần phải đóng góp, hy sinh để xây dựng đất nước bền vững.

Câu 9. Hãy nêu ra 01 tác phẩm văn học dân gian (truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao,
tục ngữ…) được gợi nhắc từ đoạn thơ trên.
Lưu ý: Đề hỏi gợi nhắc từ đoạn thơ, nghĩa là tác phẩm văn học dân gian đó phải xuất
hiện trong đoạn thơ.
Trả lời:
- “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”
+ Sự tích trầu cau.
- “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”  Thánh Gióng.
- “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
+ “Tay nâng đĩa muối chén gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
+ “Muối ba năm muối đang còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi
ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau đi nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
- “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
+ “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
+ Sự tích “Bánh chưng bánh giày”

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)


Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) để thuyết phục người khác từ
bỏ thói quen luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác.

You might also like