You are on page 1of 6

LỚP 10 - ÔN TẬP GIỮA KÌ 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc văn bản:
Xuân về
Đã thấy xuân về với gió đông, Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Với trên màu má gái chưa chồng. Lúa thì con gái mượt như nhung
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong. Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe, Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe. Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc? Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Gió về từng trận, gió bay đi... Tay lần tràng hạt miệng nam vô.

1937
Nguyễn Bính
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận. D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. nghị luận. C. miêu tả.
B. tự sự. D. biểu cảm.
Câu 3. Xác định thể thơ của văn bản trên.
A. Tự do. C. Thơ mới.
B. Thất ngôn. D. Bảy chữ.
Câu 4. Chọn câu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ:
“Lúa thì con gái mượt như nhung”.
A. Gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh vẻ đẹp C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây
của cây lúa. lúa.
B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa. D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.
Câu 5. Cảm xúc của tác giả trong câu thơ: “Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?” là:
A. bồi hồi, xúc động. C. lưu luyến, vấn vương.
B. buồn thương, nuối tiếc. D. ngỡ ngàng, vui sướng.
Câu 6. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh
lành, đầy sức sống. vắng.
B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả. D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc.
Câu 7. Ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn
giời, đôi mắt trong”.
A. Vẻ đẹp đôi mắt của cô gái.
B. Sự quyến rũ, thơ mộng của cô gái.
C. Vẻ đẹp trong xanh của bầu trời.
D. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.
Trả lời các câu hỏi từ 8 đến 10:
Câu 8. Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ
chạy xun xoe”.
Câu 9. Cảm nhận nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
“Trên đường cát mịn, Thuyền
một đôiai đậu
cô, bến sông trăng đó,
Nhìn nắng hàng cau nắng mới Yếmlên.
đỏ, khăn thâm, trẩy
Có chở
hội chùa.”
trăng về kịp tối nay?
Câu 10.
Vườn ai mướt
Anh/ Chị
quá,rút
xanh
ra được
như ngọc
thông điệp gì sau khi đọc văn bản?
Lá trúc che ngang mặt chữ điền. ĐỀ 2 Mơ khách đường xa, khách đường xa,
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Áo em trắng quá nhìn không ra...
Đọc theo
Gió văn lối
bản:
gió, mây đường mây, Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử, “Đây thôn Vỹ Dạ”, SGK Ngữ văn 11,
tập 1, NXBGD, 2006, tr.38-39)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát C. Bảy chữ
B. Song thất lục bát D. Năm chữ
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ là
A. Hành chính C. Khoa học
B. Sinh hoạt D. Nghệ thuật
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. Tự sự C. Biểu cảm
B. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ
cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không phải là sắc thái nào sau đây?
A. Khát khao, vô vọng. C. Nhớ thương, vô vọng.
B. Tuyệt vọng. D. Hoài nghi.
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là
A. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ.
B. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của
nhà thơ.
C. Lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt của nhà thơ.
D. Nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Câu 6. Từ "kịp" trong hai dòng thơ: "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng
về kịp tối nay?" gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả?
A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương.
B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương.
C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
D. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương.
Câu 7. Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau,
nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho:
A. Cảnh bình minh thêm đẹp
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng
C. Không gian thêm rực rỡ
D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Trả lời các câu hỏi từ 8 đến 10:
Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”?
Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ
đầu.
Câu 10. Ấn tượng của anh /chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
ĐỀ 3
I. Đọc hiểu (6,0 điểm).
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Năm mới chúc nhau
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Bồng bế nhau lên nó ở non.
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Đứa thời mua tước, đứa mua quan. Sao được cho ra cái giống người.
- Trần Tế Xương -
(Dẫn theo https://www.thivien.net)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. tự sự C. biểu cảm
B. miêu tả D. thuyết minh
Câu 2: Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?
A. Thơ bát cú C. Thơ bài luật
B. Thơ tuyệt cú D. Thơ trường đoản cú
Câu 3: Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?
A. Cái sự giàu C. Trăm tuổi bạc đầu
B. Cái sự sangD. Cho ra cái giống người
Câu 4: Việc sử dụng cặp đại từ “nó- ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác
giả?
A. Coi thường, khinh rẻ, giểu cợt C. Vui vẻ, phấn khởi.
B. Coi trọng, nể phục, tán đồng D. Thất vọng, buồn đau
Câu 5:Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:
A. Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó” C. Tạo sự thống nhất về nội dung và
hình thức
B. Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ D. Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn
Câu 6: Nhân vật ông quyết đi buôn lọng là vì:
A. có lãi caoC. đó là nghề của “ông”
B. nhiều người mua tước, mua quan D. thời tiết
Câu 7:Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?
A. Hành vi C. Nhận thức
B. Thái độ D. Nhân cách
Trả lời các câu hỏi từ 8 đến 10:
Câu 8. Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?
Câu 9. Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
Câu 10. Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu


Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà


Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
( Trích Bài thơ Hắc Hải, tuyển thơ Nguyễn Đình Thi)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Lục bát
B. Song thất lục bát D. Tự do
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương
Việt Nam.
B. Tác giả hồi tưởng về một thời kì “vất vả in sâu” nhưng rất “anh hùng” của dân tộc Việt
Nam.
C. Ngợi ca nền văn hóa ngàn năm của quê hương Việt Nam.
D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
Câu 3: Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh sắc quê hương?
A. Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được
hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.
B. Có ý thức tiếp nhận văn hóa của các nước phát triển nhằm mở rộng văn hóa của
dân tộc.
C. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
D. Yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng
đất xa xôi của Tổ quốc.
Câu 4: Khi chọn hình ảnh "đỉnh Trường Sơn", tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp gì của
thiên nhiên?
A. Vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc. C. Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.
B. Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. D. Vẻ đẹp cao sang, lộng lẫy.
Câu 5: Hình ảnh "biển lúa" sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh. C. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn thơ sau là gì?
"Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa."
A. Bức chân dung của con người Việt Nam chịu thương, chịu khó.
B. Bức chân dung của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất.
C. Bức chân dung của con người Việt Nam nỗ lực, kiên trì.
D. Bức chân dung của con người Việt Nam thuỷ chung, bất khuất.
Câu 7. Hình ảnh "áo nâu" trong câu thơ "Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn" có ý
nghĩa gì?
A. Chỉ những người thuộc lớp trẻ phải vất vả, chịu thương chịu khó.
Chỉ những người già yếu phải vất vả, chịu thương chịu khó.
Chỉ những người nông dân vất vả, chịu thương chịu khó.
Chỉ những người nông dân nghèo khổ.
Trả lời các câu hỏi từ 8 đến 10:
Câu 8. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong
văn bản?
Câu 9. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Câu 10. Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải
làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? (Trả lời câu
hỏi bằng một chuỗi câu từ 3-5 câu)
ĐỀ 6
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
(Bà Huyện Thanh Quan)
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông(1) về viễn phố(2),
Gõ sừng, mục tử(3) lại cô thôn(4).
Ngàn mai(5) gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu(6) sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài(7) người lữ thứ(8),
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn(9)?
(Nguồn: Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004)
Chú thích:
Ngư ông: ông già câu cá/ đánh cá
Viễn phố: nơi bến xa
Mục tử: đứa trẻ chăn trâu
Cô thôn: xóm lẻ trơ trọi
Ngàn mai: rừng mai
Dặm liễu: đường đi có trồng liễu ở hai bên
Trang đài: chốn trang điểm của người phụ nữ; ở đây dùng để chỉ người ở nhà chờ đợi.
Người lữ thứ: người ở quán trọ, dùng để chỉ người đi xa, không ở nhà.
Hàn ôn: lạnh và ấm, chỉ việc hai người gặp nhau hỏi trời lạnh và ấm thế nào, thường dùng với
nghĩa tâm sự, kể lể, hỏi han.
Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Tự do
Câu 2. Bài thơ sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm kết hợp tự sự C. Miêu tả kết hợp tự sự
B. Nghị luận kết hợp biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp miêu tả
Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt trong bài thơ?
A. Viễn phố
B. Mục tử
C. Ngư ông
D. Ngàn mai
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
A. Nhân hoá C. Đảo ngữ
B. Ẩn dụ D. Đối lập
Câu 5. Dòng nào sau đây chưa đúng khi nói cảnh vật được miêu tả trong bài thơ?
A. Cảnh vật được miêu tả vào buổi chiều muộn nơi thôn quê.
B. Khung cảnh đẹp nhưng đượm buồn, cô đơn.
C. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, nhiều màu sắc
D. Cảnh vật mang hồn người, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 6: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (Bà HuyệnThanh
Quan)?
A. Đây là bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán
B. Đây là bài thơ thất ngôn xen lục ngôn
C. Đây là bài thơ Đường luât tứ tuyệt viết bằng chữ Nôm.
D.Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Nôm
Câu 7. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà là:
A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình.
B. Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu màu sắc; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
C. Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ.
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị nhưng giàu sức biểu cảm, táo bạo, in đậm cá tinh sáng tạo của nữ
sĩ.
Trả lời các câu hỏi từ 8 đến 10:
Câu 8. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ Hán Việt trong bài thơ.
Câu 9. Anh/chị có cảm nhận gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối?
Kẻ chốn trang đài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Câu10. Qua bài thơ, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc gắn bó với quê hương. (Trả lời
khoảng 7 – 10 dòng)

You might also like