You are on page 1of 5

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 – LỚP 11

Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
MIỀN QUÊ
(Nguyễn Khoa Điềm)1

Lại về mảnh trăng đầu tháng Mùa xuân, là mùa xuân đấy
Mông lung mặt đồng bóng chiều, Thả chim, cỏ nội hương đồng
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm Đàn trâu bụng tròn qua ngõ
Lúa mềm như vai thân yêu Gõ sừng lên mảnh trăng cong

Có gì xôn xao đằm thắm Để rồi bao nhiêu gió thổi


Bao nhiêu trông đợi chóng chầy Bên giếng làng, ngoài bến sông
Đàn em tóc dài mười tám Có tiếng hát như con gái
Thương người ra lính hôm mai Cao cao như vầng trăng trong…
(Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)

Lựa chọn đáp án đúng:


Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản:
A. Đàn em B. Người lính
C. Tác giả D. Người con gái
Câu 2. Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào:
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
Lúa mềm như vai thân yêu
A. Hoán dụ, B. So sánh
C. Liệt kê D. Nhân hoá
Câu 3. Đâu là ý đúng nhất khi cảm nhận về bức tranh đồng quê của nhà thơ:
A. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui.
B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút, mờ nhạt
C. Thanh bình, tươi sáng, nhẹ nhàng, thơ mộng.
D. Mênh mông, bát ngát, bao la.
Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:
A. Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ gắn với quê hương
B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấu thơ gắn bó với bạn bè
C. Nỗi nhớ về những kỉ niệm gắn bó với dòng sông quê
D. Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi miền quê hương yêu dấu
Trả lời các câu hỏi:
Câu 5. Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ gợi lên bức tranh của một miền quê.
Câu 6. Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau
Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...
Câu 7. Bài thơ đã đem đến cho anh/chị bài học ý nghĩa nào?
Câu 8. Từ nội dung của bài thơ, anh /chị hãy chia sẻ những việc thế hệ trẻ cần làm để lưu giữ và
phát triển vẻ đẹp của quê hương?

1
Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên – Huế. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương,
con người và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa
cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Điểm nổi bật của
phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời đại, đề tài quen thuộc, cách thể hiện cái tôi đa
dạng, lớp từ, hình ảnh cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lịch sử và văn hóa độc đáo.
II. VIẾT
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của niềm tin
trong cuộc sống mỗi người.

Đề 2:
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Thề nguyền(*)
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa(1)gương(2)giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh(3)hắt hiu
Sinh vừa tựa án(4)thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê
Tiếng sen sẽ động giấc hòe(5),
Bóng trăng đã xế hoa lê(6)lại gần.
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần(7).
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,


Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen(1)nối sáp lò đào(2)thêm hương.
Tiên thề(3)cùng thảo một chương,
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.
Vừng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ(4)căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng(5)đến xương.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du,Ngữ văn 10,
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.115 - 116)
--------------------
(*)
Thề nguyền: nhan đề văn bản lấy theo sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2010. Đoạn trích nằm ở phần Gặp gỡ và đính ước: Một hôm, khi cả gia đình sang
chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn
chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng,...(1) Nhặt thưa: (nhặt: mau, dày)chỉ ánh trăng chiếu
xuyên qua lá cây tạo thành những khoảng sáng không đều nhau. (2)Gương: ở đây chỉ mặt trăng (3)
Trướng huỳnh: xưa có người nhà nghèo không có đèn để đọc sách, phải bắt đom đóm làm đèn
học. Do đó, trướng huỳnh được dùng chỉ phòng học của nho sinh, đồng thời gợi ý hiếu học, cả
câu ý nói: nhìn từ bên ngoài vào thấy ánh sáng đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dìu dịu.
(4)
Án: cái bàn học xưa(5) Giấc hòe: ở đây chỉ giấcmơ (dựatheođiểntích Thuần Vu Phần uống
rượu say, nằm ngủ dưới gốc cây hoè, rồi mơ thấy mình ở nước Hoà An, được công danh phú
quý rất mực vinh hiển khi tỉnh dậy thì hoá ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hoè phía nam chỉ
có một tổ kiến). (6) Hoa lê: hoa cây lê, ở đây chỉ người đẹp. (7)Đỉnh Giáp non thần: bài Phú Cao
Đường của Tống Ngọc kể rằng vua nước Sở chơi đất Cao Đường nằm mơ thấy một người đàn
bà đẹp, hỏi ở đâu, người đó nói là thần nữ núi Vu Giáp. Non thần: thần núi ấy. Cả câu có nghĩa
là Kim Trọng cảm thấy Kiều xuất hiện như là thần nữ của núi Vu Giáp (1) Đài sen: cái đài hình
hoa sen để đặt cây nến. (2)Lò đào: cái lò hương hình trái đào. Cả câu ý nói Kim Trọng đặt thêm
nến sáp cho thêm sáng, thắp thêm hương cho thêm thơm. (3)Tiên thề: (tiên: tờ giấy) tờ giấy viết
lời thề (4)Tóc tơ: chỉ những điều tỉ mỉ, chi li (5)Chữ đồng: chữ đồng tâm, đồng lòng
Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên?
A. Thất ngôn xen lục ngôn B. Song thất lục bát
C. Lục bát D. Thơ trường thiên bảy chữ
Câu 2. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Kiều B. Lời của nhân vật Từ Hải
C. Lời củaThúy Vân D. Lời của tác giả
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều trong không gian đẹp đẽ dưới ánh trăng
để chuẩn bị cho buổi thề nguyền
B. Miêu tả cuộc gặp gỡ, thề nguyền giữa Kim Trọng vàThúy Kiều trong không gian đẹp đẽ dưới
ánh trăng.
C. Miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng vàThúy Kiều trong không gian đẹp đẽ dưới ánh trăng
sau buổi thề nguyền
D. Miêu tả cuộc gặp gỡ, chia tay giữa Kim Trọng và Thúy Kiều trong không gian đẹp đẽ dưới
ánh trăng.
Câu 4. Gọi tên 01 biện pháp tu từ trong câu thơ:
Tiếng sen sẽ động giấc hòè
Bóng trăng đã xế hoa lê(6)lại gần.
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ
C. So sánh D. Nhân hóa
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 5. Nêu ngắn gọn đặc điểm, tính chất của không gian trong đoạn trích?
Không gian trong đoạn trích là ở trong một ngôi nhà giữa đêm trăng sáng, không gian
rộng mở, thơ mộng, thiêng liêng, huyền ảo có hoa, có cây, có trăng, có con người hiện lên
ở trong đó “nhặt thưa gương giọi đầu cành” “bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”,..

Câu 6. Tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với tình yêu Kim – Kiều qua đoạn trích trên?
Qua tình yêu Kim – Kiều trong đoạn trích trên tác giả đã thể hiện niềm tin vào một tình
yêu chân thành, thủy chung, dám sống dám yêu vượt lên tất cả mọi định kiến của xã hội.
Đó còn là thái độ trân trọng tình yêu son sắt đặc biệt là qua cảnh thề nguyền “tóc mây
một món dao vàng chia đôi” đồng lòng, một lòng một dạ cho tình yêu này. Cuối cùng
chính là niềm tin của tác giả vào tình cảm thủy chung ấy của Kim – Kiều “Trăm năm tạc
một chữ đồng đến xương”.
Câu 7. Nêu quan điểm của anh/chị về sự chủ động của Thúy Kiều khi đến với tình yêu trong
đoạn trích trên.
- Đoạn trích trên thể hiện tình yêu thủy chung, son sắt của Kim Trọng và Thúy Kiều. Tình
yêu ấy hẳn là sự chủ động của Thúy Kiều khi đến với tình yêu. Khi mà ở thời bấy giờ
người con gái phải để người con trai tỏ tình trước hay là cha mẹ đặt đâu ngồi đó thì Kiều
đã phá vỡ quy tắc ấy. Nàng “xăm xăm băng lối” sang nhà người mình yêu. Mọi quy tắc
lúc ấy dường như đã chẳng còn quan trọng nữa nàng cứ thế mà nghe theo tiếng gọi của
tình yêu. Sự chủ động của Thúy Kiều khi đến với tình yêu chính là khát vọng về một tình
yêu bền vững, thủy chung, son sắt. Tình yêu ấy vượt lên trên tất cả mọi quy tắc định kiến
của xã hội.
Câu 8. Hình ảnh nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất với anh/chị? Vì sao?
- Hình ảnh Kim Trọng ngẩn ngơ khi thấy Thúy Kiều bước đến bên mình đã để lại nhiều ấn
tượng cho em nhất. “Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê” chàng ngỡ ngàng không tin
rằng người con gái mà mình yêu thương đang bước tới bên mình. Không chỉ là sự ngỡ
ngàng nó còn là sự đắm say trong tình yêu, trong vẻ dệp qua đôi mắt của “kẻ si tình”
“Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần/ Bâng khuâng đỉnh Giác non thần/ Còn ngờ giấc mộng
đêm xuân mơ màng” đắm say trong vẻ đẹp của người mình yêu, cứ ngỡ rằng việc mình
gặp “hoa lê” chỉ có ở nơi giấc mộng chiêm bao. Từ ấy nổi bật lên niềm khát khao có một
tình yêu chân thành, sâu sắc, thủy chung của Kim Trọng.
II. VIẾT
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải tôn trọng sự
khác biệt.

BÀI LÀM

A Mở bài :

- Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề cần bàn luận : Xã hội


B Thân bài :

Đề 3:
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
HOA CỎ MAY

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,


Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,


Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may


Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ 8 chữ. C. Thơ 7 chữ.
B. Thơ lục bát D. Thơ ngũ ngôn.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai?
A. Họ; tôi. B. Tôi C.Nhân vật “anh” D.Nhân vật “em”
Câu 3. Câu thơ “Mây trắng bay đi cùng với gió/ Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ”
đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp từ D. Nói quá
Câu 4. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì?
A. Nhớ về những món quà quê hương nay đã xa trong tâm tưởng
B. Nỗi tiếc nuối không được trở về quê hương của một người con xa xứ
C. Cảm xúc bâng khuâng xao xuyến khi đất trời vào thu và những dự cảm về hạnh phúc,
tình yêu.
D. Thương cảm, xót xa, trăn trở về thân phận những người nghèo khó trong xã hội.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Hình ảnh hoa cỏ may trong bài thơ gợi liên tưởng gì?
Câu 6. Khung cảnh mùa thu được hiện lên qua những hình ảnh nào? Nhận xét của anh/chị về
bức tranh thu.
Câu 7. Tại sao hoa cỏ may xám ngắt, vô duyên, chỉ là một thứ hoa vô sắc, vô hương, thứ cỏ
mọc hoang dại, nhạt nhoà, heo hút nơi triền đê, bờ ruộng… được chọn làm ý tưởng gợi ý cho
thơ?
Câu 8. Nhận xét của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình “em” trong bài thơ.
Phần II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ “Hoa cỏ may” của nữ sĩ Xuân Quỳnh

You might also like