You are on page 1of 5

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)


Đọc văn bản sau:
“Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ?..
Anh của em yêu quý nhất đời
Anh đi mù mịt xa xôi
Phượng hoàng tung cánh giữa trời mải bay
Nỗi niềm em, anh hay chăng nhỉ ?..
Vẫn chờ anh vắng vẻ phòng không
Xa trông mây nước mịt mùng
Lệ sầu thấm ố chăn hồng đêm đông
Trí ngang dọc non sông nghĩa vụ
Nợ cao đầy vũ trụ tang bồng
Tuy chưa pháo nổ rượu nồng
Tuy chưa chăn gối vợ chồng như ai…
Nhưng một buổi sớm mai em nhớ
Một sớm thu mưa gió âm thầm
Đồi thông gắn bó sắt cầm
Đồi thông tiễn biệt lệ đầm áo xanh
[...]
Nếu anh cùng non sông còn sống
Máu hiên ngang dòng giống phi thường
Tình xưa anh đoái anh thương
Phương trời dừng gót cố hương tìm về
Tìm đồi thông xưa kia nguyện ước
Tìm gốc thông ngày trước hẹn hò
Tìm người chung một chuyến đò
Sông sâu bể cả dặn dò có nhau”

(Trích “Đồi thông hai mộ” - Tùng Giang - NXB Yên Sơn - 1952)

“Đồi thông hai mộ” là tập truyện thơ dài 1044 câu, kể về bi kịch tình duyên
giữa chàng Đinh Lăng và nàng Quách Mỵ Dung người dân tộc Mường. Hai
người yêu nhau mà không lấy được nhau do gia đình ngăn cấm. Chàng trai vì
không cưới được người yêu, đã quyết tâm đi du học tại Nhật, với mong muốn
thành tài để trở về quê hương, khẳng định chính mình, phục vụ bà con. Sau
chín năm chờ mòn mỏi đợi chờ, cô gái đã quyên sinh khi bị gia đình ép hôn lần
thứ ba. Khi trở về quê hương, biết rằng người yêu đã mất, chàng lại một lần
nữa ra đi, tham gia chiến trận và khi chàng qua đời, thể theo nguyện vọng của
chàng, thân xác của chàng cũng được đưa về chôn bên cạnh người yêu.

Trả lời các câu hỏi:


Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra những từ thể hiện hành động, cảm xúc làm rõ cho nỗi
niềm của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 3 (0,5 điểm): Cho biết biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
“Tìm đồi thông xưa kia nguyện ước
Tìm gốc thông ngày trước hẹn hò
Tìm người chung một chuyến đò
Sông sâu bể cả dặn dò có nhau”.
Câu 4 (1,0 điểm): Lời bày tỏ nỗi niềm trong đoạn trích giúp anh/ chị hiểu gì về
tâm trạng của nhân vật trữ tình?
Câu 5 (1,0 điểm): Tư tưởng của tác giả thể hiện qua đoạn thơ trên là gì?
Câu 6 (0.5 điểm): Tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ nhập vai nhân
vật trong đoạn trích là gì?
Câu 7 (0,5 điểm): Cuộc chia li nào cũng sẽ để lại nhiều đau thương, mất mát, đặc
biệt là đối với người ở lại. Bản thân anh/ chị có đồng tình với hành động từ biệt
người yêu, dứt áo ra đi với khát vọng lập công danh sự nghiệp của chàng trai trong
văn bản không? Lí giải.
Câu 8 (0.5 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy so sánh, chỉ ra sự
tương đồng trong suy nghĩ của hai nhân vật người ở lại trong truyện thơ “Lục Vân
Tiên” đoạn Kiều Nguyệt Nga tiễn Lục Vân Tiên lai kinh và đoạn thơ trong bài
“Đồi thông hai mộ”
“Ngày nay thánh chúa trị đời,
Nguyền cho linh phụng gặp nơi ngô đồng
Quản bao chút phận má hồng.
Phòng khuya vò võ đợi trông khôn lường.
Chàng dầu cung quế xuyên dương,
Thiếp xin hai chữ tào khương cho bằng.
(Trích Lục Vân Tiên)


Anh đi mù mịt xa xôi
Phượng hoàng tung cánh giữa trời mải bay
Nỗi niềm em, anh hay chăng nhỉ ?..
Vẫn chờ anh vắng vẻ phòng không
Xa trông mây nước mịt mùng
Lệ sầu thấm ố chăn hồng đêm đông
Trí ngang dọc non sông nghĩa vụ
Nợ cao đầy vũ trụ tang bồng
(Đồi thông hai mộ)

II. VIẾT (4.0 điểm)


Anh/chị hãy viết bài văn phân tích giá trị đặc sắc của đoạn trích truyện thơ Nôm
trên.
ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Thương ngón tay thon thả lá hành
Nhớ lời nguyện ước đinh ninh
Khăng khăng son sắt mối tình còn đeo
Nhớ như gà con theo nhặt tấm
Như nắm xôi nóng bọc lá tươi

Những mong là “đó” thả trôi


Là “ đơm” bạn quý người hôi mất “ lờ”
Anh đã lo mà lo không đủ
Tính chi li lẫn lú tính sai
Túm hai cái núm một “chài”

Đêm đêm quăng trượt ra ngoài bờ sông


Như một kẻ đôi lòng khó nghĩ
Suy một mình thêm bí không cùng
Đã không nên vợ nên chồng
Muốn ăn dưa, cố rào vườn chẳng nên

Nào ai ngỡ là em tình phụ


Như hoa tươi mãi rú rừng xa
Ước như tay Vượn dài ra
Hóa là tay Cóc khó qua bìa rừng
Ước có phép như Rồng biến hóa

Biến em yêu thành vợ trong buồng


Lên trời đậu ngọn cây thơm
Bay tìm xem thử “ mệnh” nàng ra sao
Mệnh nàng đâu ta cầu gần lại
Mệnh nàng xa mấy “sải” cũng co
(Mạc Phi, Tiễn dặn người yêu - NXB Văn hóa, 1961)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào?
Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau?
Bay tìm xem thử “mệnh” nàng ra sao
Mệnh nàng đâu ta cầu gần lại
Mệnh nàng xa mấy “sải” cũng co
Câu 4. Hai câu thơ sau thể hiện tâm trạng gì của chàng trai?
Anh đã lo mà lo không đủ
Tính chi li lẫn lú tính sai
Câu 5. Cách đặt tên nhân vật chính trong văn bản trên là “ anh yêu”, “ em yêu” có
ý nghĩa gì?
Câu 6. Biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ sau có tác dụng gì khi thể
hiện tình cảm của chàng trai?
Thương ngón tay thon thả lá hành
Nhớ lời nguyện ước đinh ninh
Khăng khăng son sắt mối tình còn đeo
Nhớ như gà con theo nhặt tấm
Như nắm xôi nóng bọc lá tươi

Câu 7. Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ có điểm gì khác so với các nhân
vật trong các thể loại khác như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích?
Câu 8.Theo em, qua đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì?
Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?
II. VIẾT (5.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và những nét đặc sắc về
nghệ thuật của đoạn truyện thơ sau:

… Thương ngón tay thon thả lá hành


Nhớ lời nguyện ước đinh ninh
Khăng khăng son sắt mối tình còn đeo
Nhớ như gà con theo nhặt tấm
Như nắm xôi nóng bọc lá tươi

Nào ai ngỡ là em tình phụ
Như hoa tươi mãi rú rừng xa
Ước như tay Vượn dài ra
Hóa là tay Cóc khó qua bìa rừng
Ước có phép như Rồng biến hóa
(Mạc Phi, Tiễn dặn người yêu - NXB Văn hóa, 1961)

You might also like