You are on page 1of 7

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Vũ Thị Thiết, người con gái quê Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại
thêm tư dung tốt đẹp (1). Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin
với mẹ trăm lạng vàng cưới về (2). Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ
phòng ngừa quá sức (3). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ
chồng phải đến thất hòa”.
( Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
3. Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích trên làm thành phần gì trong câu?
4. Giải thích nghĩa của từ dung hạnh được dung trong câu (2) của đoạn trích trên.
5. Chỉ ra phép liên kết có trong đoạn trích. Ghi rõ từ dùng để liên kết.
6. Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 9 câu giới thiệu Chuyện người con gái Nam
Xương. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một câu có chứa thành phần khởi
ngữ, chỉ rõ.
Bài 2 (NDPĐ): Có ý kiến cho rằng đoạn kết trong tác phẩm “Chuyện người con
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một kết thúc có hậu; lại có ý kiến cho rằng đó
là một kết thúc không có hậu. Em hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy
nghĩ của mình.
Bài 3 (NDPĐ): Trong TPVH có những chi tiết rất quan trọng, không có chi tiết ấy,
cốt truyện không phát triển được. Em hãy lựa chọn một chi tiết như thế trong
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và bằng một đoạn văn ngắn
khoảng 10 câu hãy nói rõ ý nghĩa của chi tiết đó.
Bài 4 (NDPĐ): Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ
Nương?
Bài 5 (NDPĐ): Cho câu mở đoạn sau đây: “Nhà văn đã đặt Vũ Nương vào
nhiều hoàn cảnh nhau để khắc họa phẩm chất đẹp đẽ của nàng”. Hãy viết tiếp
(khoảng 12 câu) để hoàn thành đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng- phân- hợp.
Đoạn văn có sử dụng một câu có chứa khởi ngữ và một câu hỏi tu từ, gạch chân,
chỉ rõ.
Bài 6 (NDPĐ): Một đoạn văn có câu mở đầu như sau: “Nhưng Vũ Nương không
chỉ là con người đẹp đẽ cả về dung nhan và đức hạnh như ta đã phân tích ở
trên. Qua ngòi bút của Nguyễn Dữ còn cho ta thấy Vũ Nương đã phải chịu một
số phận vô cùng bi thảm”.
1. Chép lại những câu văn trên sau khi sửa hết lỗi và thay từ Vũ Nương thứ hai
bằng một từ hay vài từ cho lời văn hay hơn.
2. Coi những câu văn em vừa sửa là câu chủ đề của đoạn văn, nếu vậy, đoạn văn sẽ
có đề tài là gì? Hãy viết tiếp khoảng 7-10 câu nữa cho hoàn chỉnh đoạn văn.
3. Kể tên hai tác phẩm cùng viết về đề tài người phụ nữ trong xã hội xưa trong
chương trình THCS, cho biết tên tác giả.
Bài 7 (NDPĐ): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
... “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến
năm mười chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình
chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
(“Chuyện người con gái Nam Xương – Trích “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn
Dữ)
1. Giới thiệu vắn tắt về tác giả Nguyễn Dữ và giải thích nhan đề “Truyền kỳ mạn
lục”.
2. Chi tiết trên gợi em nhớ tới sự việc nào trong tác phẩm? Tóm tắt ngắn gọn sự
việc đó.
3. Có ý kiến cho rằng hình ảnh “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi
mất” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. Nêu ý kiến của em.
4. Đoạn trích trên là một chi tiết kỳ ảo, có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy nêu cảm
nhận của em về chi tiết đó.
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Nguyễn Đình Chiểu)
Bài 1: Theo Hoài Thanh : Truyện Lục Vân Tiên là “một tiếng chửi...một lời
ca...một
ước mơ” ( Diễn văn đọc tại lễ kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu).
Căn cứ vào nội dung tác phẩm, hãy cho biết Nguyễn Đình Chiểu chửi gì? Ca ngợi
gì? Ước mơ gì?
Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“…Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn hội thoại trên diễn ra
trong hoàn cảnh nào?
2. Giải thích ý nghĩa các cụm từ “liễu yếu đào tơ”, “báo đức thù công”?
3. Những từ “tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa” trong lời nói của Kiều
Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm hội thoại nào? Tìm một câu thành ngữ
hoặc tục ngữ nói về phương châm hội thoại đó?
4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu quy nạp để làm rõ những phẩm chất tốt
đẹp của Kiều Nguyệt Nga. Gạch chân 1 câu ghép, phép thế có trong đoạn.
Bài 3. Cho câu thơ sau: “Vân Tiên nghe nói liền cười:”
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo
Dục)
1. Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
2. Em hiểu từ “há dễ” trong câu thơ “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” như thế
nào? Câu nói này góp phần thể hiện vẻ đẹp gì của nhân vật?
3. Tìm từ đồng nghĩa với các từ “trông”, “phi” trong đoạn thơ em vừa chép.
d. Tìm và ghi lại một thành ngứ có trong đoạn thơ trên và giải thích nghĩa.
4. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập diễn dịch nêu cảm nhận của em
về những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên
cứu Kiều Nguyệt Nga. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. (gạch chân,
chú thích).
Bài 4: Em hiểu như thế nào về câu: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – Hồi thứ 14
(Ngô gia văn phái)
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“...Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ
đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ
vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán
có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có
Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm
điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là
thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ
cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không
đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là
chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ
lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống,
Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi
đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để
dựng nên công lớn”.
(Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn - Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, Tập
một, NXB GD. H. 2009. tr 66).
1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Người nói nội dung này là ai?
Nói lúc nào?
2. Theo em, đoạn văn có nội dung gì?
3. Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ và giá trị sử dụng của chúng.
4. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật được nói đến trong đoạn trích bằng một
đoạn văn T-P- H (12 câu), trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và
phép thế.
Bài 2: Đọc đoạn trích sau:
“…Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung
tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền
gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng như có hơn vài vạn
người…
Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm
một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén
hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn; hai mươi
người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất"; vua Quang
Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi ...
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên
trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy
cầm dao ngắn chém bừa; những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới
mà đánh.
1. Đoạn trích trên ghi lại sự việc gì? Sự việc này ghi lại chiến công chói lọi nào
trong lịch sử dân tộc ta? Các sự việc được kể theo trình tự nào?
2. Em hiểu thế nào là dàn thành trận chữ “nhất”?
3. Hãy nhận xét về thái độ của tác giả đối với vua Quang Trung trong đoạn trích
trên.
4. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh vua Quang Trung trong đoạn trích trên bằng
đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và thành
phần biệt lập phụ chú (gạch chân, chú thích).
5. Các tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” vốn là những trí thức trung quân, rất
có cảm tình với nhà Lê, nhưng lại xây dựng được hình tượng người anh hùng áo
vải Quang Trung áo vải tuyệt đẹp. Vì sao vậy?
Bài 3: Dưới đây là một đoạn trong “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái):
“- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt
cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một
trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém
tướng”.
Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng
võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tuỳ cơ ứng biến thì không có tài…
Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi
hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng,
kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đã đoán là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau
hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy...
Thì Nhậm bèn lạy hai lạy để tạ ơn. Vua Quang Trung lại nói:
Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn.
Chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước
lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo
thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ
nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh
đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta
được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ
gì chúng?”
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr55)
1. Tóm tắt nội dung những lời Quang Trung nói trong dịp hội quân trên đèo Tam
Điệp.
2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. Việc nhân vật sử dụng lời dẫn
trực tiếp ấy nhằm mục đích gì?
3. Chỉ ra nội dung mà Quang Trung ngầm muốn nói trong câu văn: Binh pháp dạy
rằng: “Quân thua chém tướng”. Theo em, vì sao nhân vật lại không thực hiện
đúng như lời mình đã nói?
4. Với câu chủ đề dưới đây, hãy triển khai thành đoạn văn hoàn chỉnh theo cách
diễn dịch, quy nạp hoặc tổng- phân- hợp. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và
phép thế.
“Người đọc Hoàng Lê nhất thống chí sẽ không thể nào quên được những lời
Quang Trung nói trong dịp hội quân trên đèo Tam Điệp”.
Bài 4: Cho đoạn trích sau:
“Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế
chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại
bại…
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp,
dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà
chạy. Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua
cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt,
quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhĩ Hà vì thế mà tắc nghẽn
không chảy được nữa....
Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh,
Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bến sông thì thấy cầu phao đã
đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm thình lình gặp được
chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ bắc. …Vua đưa thái hậu cùng
đi với họ đến đồn Hoà Lạc thì gặp một người thổ hào…Bấy giờ, vua Lê và những
người tuỳ tòng luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều đã mệt lử. Người thổ hào kia
liền giết gà làm cơm thết đãi…
Ăn vừa xong, chợt nghe tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi. Vua cuống
quít…
Người thổ hào vội vã sai con đưa đường, theo lối tắt trong núi mà đi. Trời nhá
nhem tối thì nhà vua đến cửa ải, theo kịp chỗ nghỉ của Tôn Sĩ Nghị. Một lát các
viên quan khác cũng lục tục theo đến, cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy
nước mắt”.
1. Sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi nhà
Lê hiện lên qua hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí” như thế nào?
2. Tìm hiểu sự khác nhau trong đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng
nhà Thanh và đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống.
TRUYỆN KIỀU – ĐOẠN TRÍCH “CHỊ EM THÚY KIỀU”
(Nguyễn Du)
Bài 1. Cho câu thơ “Đầu lòng hai ả tố nga”
1. Chép tiếp 3 câu thơ tiếp để hoàn thành khổ thơ.
2. Giải thích từ “tố nga”; xét về cấu tạo “hai ả tố nga” thuộc cụm từ gì? Phân tích
cấu tạo?
3. Chỉ ra một thành ngữ trong đoạn thơ em vừa chép, giải thích.
4. Bằng sự hiểu biết về đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu
theo lối T-P-H nêu cảm nhận về vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều. Trong đoạn
văn có sử dụng một câu cảm thán và phép nối (gạch chân, chú thích).
Bài 2. Cho đoạn thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời…màu da”.
1. Hãy chỉ ra cái hay của từ “thốt” ?
2. Tìm và giải thích các từ láy có trong đoạn thơ?
3. Xác định và phân tích giá trị các biện pháp tu từ trong đoạn thơ?
4. Viết đoạn văn theo cách diễn dịch ( 12 câu) làm rõ bức chân dung của Thúy
Vân. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một câu có chứa thành phần biệt lập
tình thái, gạch chân, chỉ rõ.
Bài 3. Một đoạn thơ trong sách Ngữ văn 9 có câu: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”
1. Chép thuộc mười một câu thơ liền tiếp câu thơ trên.
2. Em hiểu thế nào về hình ảnh “Làn thu thủy”, “nét xuân sơn”? Khi viết “Làn thu
thủy, nét xuân sơn” là tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng rất đặc sắc.
Hãy cho biết thế nào là bút pháp ước lệ tượng trưng? Chỉ ra hai câu thơ khác trong
tác phẩm có chứa hai câu thơ trên cũng sử dụng bút pháp nghệ thuật này.
3. Từ hờn trong câu thơ hai của đoạn thơ trên bị bạn chép nhầm thành từ buồn, em
hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu chép sai như vậy ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa
của câu thơ như thế nào?
4. Một bạn học sinh đã viết: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có một vẻ đẹp “sắc
sảo mặn mà” về cả tài sắc. Dùng câu văn trên làm câu mở đoạn và viết tiếp
khoảng 12 câu để hoàn chỉnh đoạn, trong đó có sử dụng một câu có thành phần
khởi ngữ và câu ghép. Gạch chân chỉ rõ.
ĐOẠN TRÍCH: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
Bài 1. Cho câu thơ sau: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”
1. Chép thuộc năm câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
2. Phân biệt tả cảnh và tả cảnh ngụ tình. Theo em có thể coi cảnh ở lầu Ngưng
Bích là cảnh đẹp được không? Vì sao?
3. Từ “bẽ bàng” diễn tả tâm trạng gì của nhân vật? Vì sao nhân vật lại có tâm trạng
đó? Tâm trạng này còn được tác giả miêu tả ở cảnh ngộ nào, trong câu thơ nào của
tác phẩm?
4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu quy nạp nêu cảm nhận của em về bức
tranh thiên nhiên và cảnh ngộ của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử
dụng một câu đơn mở rộng thành phần và phếp thế (gạch chân, chú thích).
Bài 2. Đọc kĩ đoạn thơ sau:“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm” (Truyện Kiều, Nguyễn
Du)
1. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn
Du đã sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ,
tác giả lại dùng từ “xót”?
2. Nêu và phân tích giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong đoạn thơ.
3. Tìm hai điển cố trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử
dụng những điển cố đó?
4. Đoạn thơ em đã chép ở câu 1 diễn tả tình cảm của ai với ai? Trật tự diễn tả tâm
trạng nhớ thương trong đoạn thơ đó có hợp lí không? Vì sao?
5. Cho câu văn sau: Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Kiều hiện lên là
một người con gái chung thủy, hiếu thảo, vị tha”. Coi câu văn trên là câu chốt mở
đầu một đoạn văn, em hãy viết tiếp 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn, trong đoạn có
dùng lời dẫn trực tiếp và phép nối (ghi chú rõ).
Bài 3. Cho câu thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
1. Hãy chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ.
2. Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự nào?
3. Việc sử dụng điệp ngữ “Buồn trông” có tác dụng gì?
4. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Hãy
chỉ ra sự khác biệt về nội dung của câu thơ đó với câu: “Buồn trông nội cỏ dầu
dầu”.
5. Nhận xét về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, có ý kiến cho rằng: “Ngòi bút
của Nguyễn Du hết sức tinh tế, cảnh không chỉ đơn thuần là bức trang thiên nhiên
mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng
thái của tình”. Hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp từ 12 câu phân tích 8
câu thơ cuối để làm sáng tỏ nhận xét trên. Đoạn văn có sử dụng phép nối và phép
thế để liên kết câu, gạch chân chỉ rõ.

You might also like