You are on page 1of 16

UBND QUẬN HOÀN KIẾM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - LỚP 9

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2016 - 2017


Đề chính thức
Môn: Ngữ văn
Ngày thi: 18 tháng 4 năm 2017
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (4 điểm)
Cho đoạn trích sau:
..."Con là sóng và mẹ sẽ là biến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào."
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Những câu thơ trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?
2. Qua văn bản này, tác giả muốn nhắn nhủ với bạn đọc những điều gì?
3. Từ những văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy
nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về tình mẫu tữ.
Phần II (6 điểm)
Văn bản Những ngôi sao xa xôi có đoạn:
..."Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.
Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"...
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?
2. Ghi lại câu văn có sử dụng lơi dẫn trực tiếp và khởi ngữ trong đoạn
trích trên. Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp, khởi ngữ và chú thích rõ.
3. Viết đoạn văn lập luận theo cách diễn dịch (khoảng 12 câu) phân tích
diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật "tôi" trong một lần phá bom đầy
nguy hiểm. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép thế để liên kết câu
(gạch chân dưới câu bị động, từ ngữ dùng làm phép thế và ghi chú thích).
4. Kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài
cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước và ghi rõ tên tác giả?
---------------------- Hết ----------------------
Ghi chú:
Điển phần I: 1. (1.0 điểm); 2. (1.0 điểm); 3. (2.0 điểm)
Điểm phần II: 1 (0,5 điểm); 2 (1.0 điểm); 3. (3,5 điểm); 4 (1,0).
Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

1
PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - LỚP 9
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: (5,0 điểm)


Trong bài thơ "Tre Việt Nam", nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?"
Hình ảnh cây tre cũng xuất hiện trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà
thơ Viễn Phương.
Câu 1 (1,5 điểm): Hãy chép lại chính xác những câu thơ có hình ảnh cây tre
trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương. Nêu hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ.
Câu 2 (3,5 điểm): Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong bài thơ
"Viếng lăng Bác" bằng một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch (khoảng từ
10 - 12 câu). Trong đoạn văn có sử dụng một câu chứa thành phần biệt lập tình
thái và một phép thế để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích thành phần biệt lập
và từ ngữ dùng làm phép thế).
Phần II: (5,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
"... Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai
con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc.
Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen…"
(Trích "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê, Ngữ vă 9, tập II)
Câu 1 (1,0 điểm): "Chúng tôi" được nhắc đến trong đoạn văn trên là những ai?
Họ làm nhiệm vụ gì? Nụ cười và những lời nói đùa gọi nhau của các nhân vật
ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ?
Câu 2 (1,0 điểm): Tại sao trong truyện, có lúc người kể chuyện xưng "tôi",
nhưng trong đoạn trích này lại xưng là "chúng tôi"? Tác dụng của cách thay đổi
đại từ xưng hô đó?
Câu 3 (1,0 điểm): Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn in đậm trong đoạn văn
trên thuộc kiểu câu gì? Câu văn "Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt
nhem unốc." khiến em liên tưởng tới câu thơ nào trong tác phẩm "Bài thơ về
tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật? Chép lại chính xác khổ thơ có câu
thơ đó.
Câu 4 (2,0 điểm): Từ hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong
truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi", cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết

2
một đoạn văn ngắn (khoảng 1/2 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng
sống của thế hệ trẻ trong xã hội hiện nay./.

3
PHÒNG GD & ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9
NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn
Ngày kiểm tra: 25/4/2017
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I (6 điểm)
Trong bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh có viết:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"...
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và giải thích nhan đề của bài thơ.
2. Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
3. Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ
trên, trong đó có sử dụng một câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc và một phép liên kết
câu (Gạch chân và ghi chú).
3. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, em hãy kể tên một bài thơ có trong
chương trình Ngữ văn trung học cơ sở cũng viết theo thể thơ này và ghi rõ tên
tác giả.
PHẦN II (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ
từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn
thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu
cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ
dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích
cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất.
Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo
tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xửng chạm vào quả bom. Một tiếng
động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao
mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng
lành…
(Trích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
1. Nhân vật tôi trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả cô
đang chuẩn bị làm công việc gì?
2. Liệt kê những câu trần thuật ngắn và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
3. Từ đoạn trích trên, ta thấy trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống
thì mỗi con người rất cần có ý chí và nghị lực để vượt qua. Bằng một đoạn văn
khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó.

4
TRƯỜNG THCS QUỲNH MAI ĐỀ THI NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ II
năm học 2016 - 2017 Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (6 điểm)
... Sông "dềnh dàng", chim "vội vã", "mây mùa hạ" "vắt nửa mình"...
a. Những hình ảnh ấy gợi em nghĩ đến bài thơ nào? Của ai?
b. Chép lại chính xác khổ thơ có chứa những hình ảnh được trích dẫn ở
trên.
c. Qua những hình ảnh đó, hãy cho biết nội dung chính của khổ thơ.
d. Nghệ thuật miêu tả của nhà thơ trong cả ba hình ảnh trên có điểm gì
giống nhau? Cách miêu tả như vậy đem lại cảm xúc gì cho người đọc.
e. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, phân tích khổ thơ em vừa chép,
trong đoạn có sử dụng phép liên kết đồng nghĩa - trái nghĩa và kết đoạn là một
câu cảm thán.

Phần II (4 điểm)
Nhận xét về truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, có
ý kiến cho rằng:
"Truyện viết về chiến tranh cố nhiên có những chi tiết, sự việc về bom đạn,
chiến đấu, hi sinh nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên
vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh. Tạo được hiệu quả đó, một
phần quan trọng là nhờ ở cách lựa chọn nhân vật kể chuyện".
(Sách giáo viên lớp 9 - Tập II)
a. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu trình bày cảm nhân của em về vẻ
đẹp hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng, giàu tình cảm của nhân vật Phương Định -
nhân vật chính trong truyện.
b. Hãy giới thiệu ngắn gọn về cách lựa chọn nhân vật kể chuyện của Lê
Minh Khuê trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi".

5
c. Thế hệ cha anh đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà Tổ quốc giao
phó: bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Còn em, có suy nghĩ gì về trách
nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.
TRƯỜNG THCS QUỲNH MAI ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9
Năm học 2016 - 2017 Thời gian làm bài: 60 phút
Ngày 1/04/2017

Phần I (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:
"…. Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao
điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy
cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa
hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bánh bích quy ngon
lành: Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ", rồi kéo tay áo Nho,
vác xẻng lên vai và đi ra cửa.
Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng
lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì dã qua, những gì sắp tới... không
đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê- Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục)

1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)
2. Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng
các câu rút gọn đó. (1,5 điểm)
3. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? (1,5 điểm)

PHẦN II (6 điểm)
Trong bài thơ "Mây và sóng" (R. Ta-go), khi được những người sống trên
mây, những người sống trong sóng mời gọi "hãy đến nơi tận cùng trái đất", "hãy
đến rìa biển cả" để vui chơi, em bé đã từ chối họ.
Vì sao em bé từ chối lời mời gọi đó? Kể tên một văn bản khác trong chương
trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài tình mẫu tử và ghi rõ tên tác giả. (1 điểm).

6
1. Ngoài ý nghĩa ngợi ca tình mẹ con, em thấy bài thơ trên còn gợi lên triết lý gì? (1 đ)
2. Qua bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi bày tỏ suy
nghĩ của mình về ý nghĩa của tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi con người. (4 điểm)

7
TRƯỜNG THCS QUỲNH MAI ĐỀ KIỂM TRA (SỐ 3)
Năm học 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 60 phút

Phần I: (2 điểm)
Cho đoạn trích sau:
"... Có lẽ văn nghệ rất kị "trí thức hóa" nữa. Một nghệ thuật đã trí thức
hóa thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm
xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không
thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động,
là làm lụng, là cần lao..."
Câu 1 (0,75đ):
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu phương thức
biểu đạt của văn bản đó?
Câu 2 (0,5đ):
Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ "trí thức hóa" trong đoạn ngữ
liệu trên?
Câu 3 (0,75đ):
Theo tác giả, tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

Phần II: (8 điểm)


Trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương có đoạn:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan cờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Câu 1 (1,5đ):
Đoạn thơ là lời của ai nói với ai? Nội dung của lời nói?
Câu 2 (0,5đ):
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu thơ trên?
Câu 3 (1đ):
Nêu nghĩa tường minh và hàm ý của các hình ảnh: "rừng", "hoa", "con
đường" trong đoạn thơ trên?
Câu 4 (1đ):
Trong dòng thơ được in đậm, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu
tác dụng của chúng?
Câu 5 (4đ):
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp quy nạp trình bày cảm
nhận của em về đoạn thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng phép nối liên kết và
một câu trần thuật đơn (gạch chân, chú thích).

8
UBND QUẬN HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra:

Phần I (6.0 điểm):


Đọc và trả lời câu hỏi:
(…) Đối với cháu, thật là đột ngột không ngờ lại là như thế. Chú lái máy
bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một -hòa nhé”!. Chưa hòa
đâu bác ạ. Nhưng từ hom ấy cháu sống thật hạnh phúc
(Trích ngữ văn 9, tập I, trang 185, NXB Giáo dục)
1. Đoạn trích trên có trong tác phẩm nào? Của ai? Năm sáng tác và xuất
xứ của tác phẩm đó (1,0 điểm)
2. Hãy ghi lại sự việc khiến nhân vật xưng “cháu” thấy “đột ngột”?. Tại
sao anh lại tâm sự “từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”? Từ niềm “hạnh
phúc” đó, em hiểu thêm điều gì về anh? (1,5 điểm).
3. Bằng một đoạn văn lập luận theo cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp
khoảng 12 câu, em hãy nêu cảm nhận về nhân vật xưng “cháu” trong tác phẩm
chứa đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý một lời dẫn trực tiếp và
một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ) (3.5 điểm)
Phần II (4,0 điểm):
Chia sẻ về những cảm xúc khi viết bài thơ Đồng chí, Chính Hữu nói:
“Bài Đồng chí là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội, tặng người bạn
nông dân của mình. Bài thơ viết có đối tượng. Tôi hiểu và quý mến người đồng
đội của tôi nên tiếng nói thơ ca giản dị và chân thật”.
(Theo nhà văn nói về tác phẩm, NXB văn học, Hà Nội, 1994 - SGV Ngữ
văn 9, tập 1, trang 144)
1. Theo em, dòng thơ thứ bảy trong bài thơ “Đồng chí” có gì đặc biệt?
Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và
sau dòng thơ đó? (1,5 điểm)
2. Chính Hữu viết bài thơ Đồng chí để “tặng người bạn nông dân” của
mình. Trong chương ngữ văn THCS, em còn được học một bài thơ khác cũng
viết về tình bạn. Đó là bài thơ nào? Của ai? (1,0 điểm)
3. Từ lời chia sẻ của Chính Hữu, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em
hãy viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về một
tình bạn đẹp (1.5 điểm)
9
UBND QUẬN HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 21 tháng 4 năm 2017
(Đề kiểm tra gồm 02 trang)

Phần I: (7,0 điểm)


Trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi", kể về một lần phá bomcr Phương
Định, tác giả Lê Minh Khuê viết:
(...) "Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật
vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn
thấy chung tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhóm có thể thu
cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến
sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không
thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới."
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản "Những ngôi sao xa xôi". (0,5 điểm)
2. Hãy ghi lại một câu văn có sử dụng thành phần biệt lập trong đoạn trích
trên và gọi tên thành phần biệt lập đó. (1,0 điểm).
3. Phá bom là nhiệm vụ nguy hiểm của Phương Định và đồng đội. Theo
em, điều gì khiến các nhân vật hoàn thành được nhiệm vụ đó? (1,0 điểm).
4. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng
hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Phương
Định trong một lần phá bom. Trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu trần thuật
đơn có từ "là" và một phép thế (gạch chân và chú thích rõ). (4,0 điểm)
5. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng ca ngợi
thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ; ghi rõ tên tác giả. (0,5 điểm).
Phần II (3,0 điểm)
Trong bài thơ "Mây và sóng", Ra-bin-đra-nát Ta-go có viết:
(...) Trong sóng có người gọi con:
"Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này
nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?"
Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng
nâng đi".
Con bảo: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà
đi được?"
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
1. Chỉ ra một câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích trên và nêu cách hiểu
của em về hàm ý ấy? (0,5 điểm)
2. Ngoài ý nghĩa ngợi ca tình mẫu tử, bài thơ "Mây và sóng" còn có thể gợi
cho em suy ngẫm thêm điều gì nữa? Kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết

10
một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi làm rõ một trong những suy ngẫm đó.
(2,5 điểm)

TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG


NĂM HỌC 2016 - 2017 GIỮA HỌC KỲ II - MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút
Ngày thi: 15/03/2017

Phần I: (3,5 điểm) Cho đoạn trích:


"... Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh
dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy
nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí
chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu
phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao
người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết nhiều
làm quý..."
Câu 1: Đoạn trích trên được rút từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Chỉ ra một hình ảnh so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng?
Câu 3: Từ nội dung của đoạn trích trên cùng những hiểu biết xã hội, em có suy
nghĩ gì về văn hóa đọc sách của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Trình
bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu.
Phần II (6,5 điểm) Nhà thơ Y Phương đã mở đầu bài thơ "Nói với con" bằng
những câu thơ đầy cảm xúc:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng..."
Câu 1: Trong đoạn thơ trên, người cha đã nói với con về điều gì? (Hãy ghi lại ý
trả lời bằng một câu ghép).
Câu 2: Chỉ rõ câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp trong đoạn thơ trên. Việc tác
gỉa đưa câu đó vào trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng
hợp khoảng 12-15 câu để nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (Trong đoạn có
sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và lời dẫn dán tiếp).

11
Câu 4: Cùng với bài thơ "Nói với con" của Y Phương còn có rất nhiều tác phẩm
khác viết về đề tài gia đình, tạo nên một mảng nội dung lớn của chương trình
Ngữ văn lớp 9. Hãy chỉ ra một tác phẩm như thế?

UBND QUẬN HAI BÀ TRƯNG ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG


Trường THCS Hà Huy Tập GIỮA HỌC KỲ II - MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học: 2016 - 2017
Thời gian: 90 phút
Ngày thi: .............

Phần I: (7,0 điểm)


Không biết tự bao giờ, mùa thu luôn gợi trong lòng thi nhân nhiều cảm
xúc. Trong bài thơ của mình, một nhà thơ viết:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Sách Ngữ Văn 9, tập 2)
Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết những câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là
tác giả?
Câu 2 (1,5 điểm): Giải nghĩa từ "chùng chình" trong câu thơ "Sương chùng
chình qua ngõ" và cho biết việc dùng từ "chùng chình" cho thấy biện pháp nghệ
thuật nào được sử dụng trong câu thơ này? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện
pháp tu từ ấy?
Câu 3 (1,0 điểm): Để cảm nhận mùa thu về, trong khổ thơ trên, tác giả đã sử
dụng những giác quan nào? Những từ ngữ nào trong khổ thơ trên cho thấy rõ
điều đó?
Câu 4 (4 điểm): Dựa vào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 -
12 câu theo lập luận quy nạp để làm rõ cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Hữu Thinh
trước những tín hiệu ban đầu lúc sang thu. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế
liên kết câu và một câu hỏi tu từ (Gạch chân và chú thích rõ).
Phần II (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau:
Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Nếu chúng ta
mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy
thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ
hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng
chúng ta đã đi lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn
năm trước, lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ,
là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong
mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thu các kiến thức, lời dạy mà biết
bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự

12
chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn
dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
Câu 1. Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm thuộc kiểu văn bản nào? Nêu rõ
nội dung chính của đoạn trích trên? (1,0 điểm).
Câu 2: Hãy cho biết "Ngày sách" của Việt Nam? (0,5 điểm)
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 15 câu nêu suy nghĩ của em về nhận định: Đọc
sách giúp con người trưởng thành về cả trí tuệ và nhân cách. (1,5 điểm)
TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II -
Năm học 2016 - 2017 LỚP 9
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: (7,0 điểm)


Trong bài "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải viết:
Ta làm con chim hót.
Ta làm một cành hoa
1. Chép chính xác 6 câu nối tiếp câu thơ trên và nêu mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Có thể thay từ "làm" trong câu thơ trên bằng từ "là" được không? Vì sao?
3. Mở đầu đoạn văn phân tích những câu thơ mà em vừa chép, một học sinh đã
viết:
Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày
tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.
Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp
khoảng 10-12 câu để tạo thành một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp,
trong đó có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân - gọi
tên).
4. Trong chương trình Ngữ văn THCS, em đã học một tác phẩm cùng thể hiện
niềm khao khát được trở về với cuộc đấu tranh cách mạng để tiếp tục cống hiến
của một người thanh niên khi đang bị giam cầm trước cảnh rộn ràng, náo nhiệt
của thiên nhiên lúc vào hè. Đó là tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
Phần II (3 điểm)
Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn,
]Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
1. Văn bản trên được trích trong tác phẩm nào, của ai?

13
2. Tác phẩm mà em vừa xác định ở trên tập trung ca ngợi vấn đề gì?
3. Từ nội dung bài thơ mà em vừa xác định và những hiểu biết xã hội, em hãy
viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bản
lĩnh cần có của một người trước những cảm dỗ của cuộc sống.

PHÒNG GD-ĐT QUẬN HOÀN KIẾM ĐỀ KIỂM TRA


TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG Môn: Ngữ văn lớp 9
Ngày kiểm tra: 18/2/2017
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (5.5 điểm)


"Viếng lăng Bác" thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhà thơ cũng là của biết bao người khi vào lăng viếng Bác:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân..."
1. Trong bài thơ, hình ảnh "mặt trời, mùa xuân, trời xanh" có điểm gì giống nhau (về
hình thức nghệ thuật và ý nghĩa biểu đạt)?
2. Khi đến lăng Bác, nhà thơ rất ấn tượng với hình ảnh "hàng tre", hãy nêu ý nghĩa của
hình ảnh ấy trong khổ thơ thứ nhất. Việc xuất hiện lại hình ảnh "cây tre" ở đoạn kết
của bài thơ có tác dụng gì?
3. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, phân tích khổ
thơ trên. Trong đó sử dụng một câu ghép và phép nối để liên kết (gạch dưới câu ghép
và từ ngữ dùng làm phép nối).

Phần II (4.5 điểm)


Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã có những câu thơ đầy cảm xúc:
"Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc
thể hiện chủ đề của tác phẩm?
2. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ đã dẫn và nói rõ hiệu quả của biện pháp
nghệ thuật ấy.

14
3. Lúc đầu tác giả dùng đại từ "tôi", sau đó lại dùng đại từ "ta". Em có nhận xét gì về sự
chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
4. Từ bài thơ trên và những hiểu biết về xã hội, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang
giấy) nêu suy nghĩ của em về nghị lực sống của con người.
----------------------------
Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1.0 điểm); 2 (1.0 điểm); 3 (3.5 điểm)
Điểm phần II: 1 (0.5 điểm); 2 (1.0 điểm); 3 (1.0 điểm); 4 (2.0 điểm)

Đề kiểm tra Ngữ văn 9 – kì 2


Phần I : 8đ
Câu 1 : Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp,
nhưng nếu đã đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, ta không thể quên khổ
thơ :
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
a. Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ
được sử dụng trong khổ thơ trên.
b. Trong bài thơ, Thanh Hải còn thể hiện khát vọng muốn đóng góp sức mình
vào công cuộc xây dựng đất nước, hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho
mùa xuân lớn của dân tộc. Khát vọng mãnh liệt mà khiêm nhường đó ta còn
thấy được ở tác phẩm nào trong chương trình Ngữ Văn 9 đã học? Nêu tên tác
phẩm và tác giả?
Câu 2 : Cho câu thơ : “Người đồng mình thương lắm con ơi”
a. Đó là câu thơ trong bài thơ nào? Tác giả nào? Chép chính xác 12 câu thơ tiếp
theo.
b. Nêu nội dung của đoạn thơ bằng một câu văn.
c. Lấy câu văn đó làm câu chủ đề, hãy viết đoạn văn Tổng - Phân - Hợp (10
câu) phân tích đoạn thơ trên. Có sử dụng một thành phần biệt lập và phép thế để
liên kết. (gạch chân thành phần biệt lập và phép thế).

Phần II : 2đ
Platon từng nói : “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”,
Em hãy viết khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

15
16

You might also like