You are on page 1of 17

PHIẾU BÀI TẬP NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Chúng tôi có đến ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con
đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn.
Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn
lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lương đất đá lấp vào hố bom,
đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự
khao khát làm nên những sụ tích anh hùng. Do đó, công việc của chúng tôi cũng chẳng đơn giản. Chúng
tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy con mắt lấp lánh. Cười thì hai hàm răng lóa lên
khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng.”
Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt
đêm.”
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn văn đó.
2. “Ba cô gái” nhắc trong đoạn trích trên là ai? Hãy dùng 3 câu văn để giới thiệu ngắn gọn về ba cô gái này.
3. Giải nghĩa từ "cao điểm" được sử dụng trong đoạn trích trên.
4. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn trên.
5. “Ba cô gái” trong đoạn trích trên làm công việc gì? Nêu nhận xét của em về công việc đó của họ.
6. Những câu văn “Cười thì hai hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi
nhau là “những con quỷ mắt đen” khiến chúng ta liên tưởng đến những câu thơ nào trong một bài thơ đã
học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng nhắc đến nụ cười của những người chiến sĩ?
7. Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên.
9. Chỉ ra hai từ tượng hình được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ
tượng hình đó.
11. Xét về cấu tạo, câu “Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lương đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa
nổ và nếu cần thì phá bom” thuộc kiểu câu nào? Vì sao em xác định như vậy?
12. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái được giới
thiệu trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép nối, một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chỉ
rõ)
13. Nụ cười của ba cô gái trong hoàn cảnh của tác phẩm khiến ta nghĩ đến tinh thần lạc quan của con người
trong cuộc sống. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh
thần lạc quan ấy.
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm,
cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui. Chỉ khổ đứa nào phải trực máy điện
thoại trong hang.
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ
thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên,
đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày tương đối
mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bào: "Cô có cái nhìn
sao mà xa xăm!”
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu phương thức biểu đạt chính và hoàn cảnh sáng tác
của tác phẩm chứa đoạn văn đó. Kể tên một tác phẩm khác cũng viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ năm sáng tác và tên tác giả?
2. Nhân vật "tôi" được nhắc trong đoạn trích trên là ai? "Chúng tôi" là những người nào? Giới thiệu ngắn
gọn (khoảng 5 câu) về các nhân vật này.
3. Giải nghĩa từ "trọng điểm" được sử dụng trong đoạn trích trên.
4. Chỉ ra và phân tích sự đặc sắc trong việc sử dụng ngôi kể của tác phẩm. Trong chương trình Ngữ văn
THCS cũng có một tác phẩm lựa chọn cách trần thuật như vậy, hãy cho biết đó là tác phẩm nào? của ai?
5. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn trên.
6. Xác định thành phần khởi ngữ được sử dụng trong câu Còn mắt tôi thì các anh lái xe bào: "Cô có cái
nhìn sao mà xa xăm!”
7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Hai bím tóc dày tương
đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.
8. Chỉ ra một phép liên kết, một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn trên.
9. Chỉ ra một từ láy tượng thanh, một từ láy tượng hình được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả
của việc sử dụng các từ tượng thanh, từ tượng hình đó.
10. Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng xuất hiện câu hát. Hãy chép chính xác một dòng
thơ có sử dụng từ "hát", nêu tên bài thơ và tên tác giả.
11. Xét về cấu tạo, câu "Hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn."
thuộc kiểu câu nào? Vì sao em xác định như vậy?
12. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về một đặc điểm của nhân vật “tôi”
trong tác phẩm có đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán. (Gạch chân câu
cảm thán và từ ngữ dùng làm phép thế).
13. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về một nét chung của nhân vật “chúng
tôi” trong tác phẩm có đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán. (Gạch chân
câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép thế).
14. Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên chính là một trong những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ luôn "khát khao làm nên những sự tích anh hùng". Từ vè đẹp của những con
người “khát khao làm nên sự tích anh hùng”, em có suy ngẫm gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay? Viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi trả lời câu hỏi đó.
15. Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên chính là một trong những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ luôn dũng cảm, lạc quan và giàu đức hi sinh. Hãy viết một đoạn văn 2/3
trang giấy thi bàn về ý nghĩa của một trong 3 phẩm chất đó.
Bài 3: Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
“(1)Vắng lặng đến phát sợ. (2)Cây còn lại xơ xác. (3)Đất nóng. (4)Khói đen vật vờ từng cụm trong
không trung, che đi những gì từ xa. (5)Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6)Chắc có, các anh
ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7)Tôi đến gần quả bom. (8)Cảm thấy có ánh
mắt các anh chiến sỹ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9)Tôi sẽ không đi khom. (10)Các anh ấy không
thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(11)Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. (12)Đầu này có vẽ hai
vòng tròn màu vàng…
(13)Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. (14)Đất rắn. (15)Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra
hai bên. (16)Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. (17)Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da
thịt tôi. (18)Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. (19)Nhanh lên một tí! (20)Vỏ quả bom
nóng. (21)Một dấu hiệu chẳng lành. (22)Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. (23)Hoặc là mặt trời nung
nóng.” (Trích Ngữ văn 9 – tập hai, NXB giáo dục, 2015)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của ai? Trình bày hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản vừa
tìm được.
2. Nêu thể loại của văn bản vừa tìm được. Văn bản đó được kể bằng lời kể của ai? Ngôi thứ mấy? Tác dụng
của ngôi kể đó?
3. Hãy kể tên 1 văn bản và tên tác giả đã học trong chương trình Ngữ văn 9 viết cùng thể loại với văn bản
chứa đoạn trích cho ở đề bài.
4. Trong những câu văn sau, câu nào là câu rút gọn? Hãy cho biết thành phần nào đã được rút gọn và khôi
phục thành phần đã bị rút gọn? “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom(1). Đất rắn(2). Những hòn sỏi
theo tay tôi bay ra hai bên(3). Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom(4). Một tiếng động sắc đến gai
người cứa vào da thịt tôi(5). Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ
quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung
nóng.”
5. Để liên kết các câu văn, tác giả đã dùng các phép liên kết nào? Hãy chỉ rõ dấu hiệu của các phép liên kết
đó.
6. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
7. Câu văn số (11) “Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất.” sử dụng những
biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Nêu tác dụng?
8. Từ “lạnh lùng” thuộc từ loại gì?
9. Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?
10. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là một trong 3 nữ TNXP – đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ được nhà văn Lê Minh Khuê khắc hoạ thành công trong truyện. hãy cho biết ở
các cô có những phẩm chất chung đáng yêu nào?
11. Trong chương trình Ngữ văn 9, có một bài thơ viết về hình ảnh người chiến sĩ tiêu biểu cho thế hệ trẻ
Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Hãy ghi lại chính xác tên văn bản và tác giả của bài thơ đó.
12. Qua đoạn văn đề bài cho trích từ tác phẩm “Những ngôi sao, xa xôi”, hãy viết đoạn văn 12 câu theo
phép lập luận tổng – phân – tổng, em hãy cảm nhận về nhân vật “tôi”, trong đó có sử dụng một lời dẫn trực
tiếp và 1 câu cảm thán (gạch chân, chỉ rõ).
13. Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Pháp - Mĩ mà em đã học,
cùng với những hiểu biết về lịch sử, xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày tình
cảm suy nghĩ của mình về tình yêu TQ của thế hệ trẻ VN ngày nay.
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn sau trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Những cái xảy ra hằng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng
300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn
sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.” (SGK Ngữ văn lớp 9, tập 2)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm đó.
2. Tác phẩm được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện
nội dung truyện?
3. Đoạn văn trên gợi cho em suy nghĩ gì về hiện thực chiến tranh Việt Nam thời chống Mĩ?
4. “Chúng tôi” trong đoạn văn trên chỉ những nhân vật nào? Hoàn cảnh sống và làm việc của họ có gì đặc
biệt.
5. Chỉ ra một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên.
6. Chỉ ra các số từ, lượng từ, chỉ từ, trợ từ, phó từ, quan hệ từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
7. Đoạn văn trên sử dụng những phép liên kết nào? (Chỉ rõ)
8. Xét về cấu tạo, câu văn cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Vì sao tác giả lại sử dụng kiểu câu đó?
9. Chuyển câu văn “Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung.” thành câu có thành phần khởi ngữ.
10. Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn “Tất cả, cứ như lên cơn sốt.”
11. Dựa vào tác phẩm có đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn có độ dài khoảng 12 câu theo phép
lập luận diễn dịch triển khai rõ chủ đề sau: Phẩm chất anh hùng trong công việc của nhân vật chính. Trong
đoạn có sử dụng một câu bị động, một phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích rõ)
12. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng được sáng tác trong giai đoạn
kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta. Ghi rõ tên tác giả.
13. Hãy viết đoạn văn ngắn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của
cuộc sống hòa bình trong thời đại ngày nay.
Bài 5: Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
“Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. Bình thản, mệt lả và cáu kỉnh, chị không nhìn tôi:
"Hơn nghìn khối!", rồi ngồi xuống, uống nước trong bi đông. Nước nhỏ từ cằm xuống áo, liên tiếp như
những giọt mưa. Tôi quay điện về đơn vị. Đại đội trưởng bảo:
- Thế à, cảm ơn các bạn!
Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như "cảm ơn", "xin lỗi", "chúc may mắn”.
1. Cách sử dụng từ ngữ của nhân vật đại đội trưởng khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào?
Việc người kể chuyện dẫn lại lời nói của nhân vật chị Thao và người đại đội trưởng của mình nhằm mục
đích gì?
2. Để liên kết các câu văn, tác giả đã dùng các phép liên kết nào? Hãy chỉ rõ dấu hiệu của các phép liên kết
đó.
3. Xác định và nêu công dụng của các dấu câu được sử dụng trong đoạn văn trên.
4. Xác định một câu phủ định được sử dụng trong đoạn văn.
5. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.
6. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
7. Ghi lại một câu chủ động trong đoạn văn trên. Chuyển đổi câu chủ động đó thành câu bị động.
8. Từ đoạn đích trên, viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi bàn về vấn đề giao tiếp, ứng xử của học sinh ngày
nay.
9. Từ đoạn đích trên, viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi bàn về sức mạnh của lời cảm ơn (hoặc lời xin lỗi)
trong cuộc sống.
Bài 6. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
- “. Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo:” Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng…”
- “…Có gì lí thú đâu nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình.
Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
Không hiểu sao mình lại gắt nữa. Lại một đợt bom...”
- “…. Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo.”…
1. Truyện: “Những ngôi sao xa xôi” được kể bằng ngôi kể thứ nhất nhưng người kể lúc xưng “tôi”, lúc lại
xưng “chúng tôi”. Em hãy lí giải vì sao có sự thay đổi đó. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình
THCS cũng có cách sử dụng linh hoạt ngôi kể như vậy.
2. Các phần trích trên nhắc tới những ai? Qua đó họ đã thể hiện phẩm chất cao đẹp nào?
3. Ghi lại một câu chủ động trong đoạn trích trên. Chuyển đổi câu đó thành câu bị động theo 2 cách.
4. Xác định các câu phủ định được sử dụng trong đoạn văn và cho biết chúng có chức năng gì?
5. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
6. Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ
vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật chính qua các phần trích trên; trong đoạn văn có sử dụng một thành
phần biệt lập phụ chú, một câu mở rộng thành phần.
7. Từ đoạn đích trên, hãy viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi bàn về những hậu quả mà chiến tranh gây ra cho
con người.
Bài 7: Cho đoạn văn sau:
...“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết.
Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì
làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế.”. (Trích Ngữ văn 9, tập hai, trang 118)
1. Đoạn văn trên có trong văn bản nào? của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó?
2. Đoạn văn trên và tác phẩm được kể bằng lời của nhân vật nào? Nêu hiệu quả của cách chọn kể ấy.
3. Đoạn văn trên thuộc kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Kiểu ngôn ngữ này em
còn gặp trong những văn bản nào của chương trình Ngữ văn lớp 9? Kể tên những văn bản đó và nêu tên tác
giả.
4. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích được miêu tả ở hoàn cảnh nào? Những câu văn trên giúp em hiểu thêm
nét đẹp gì ở các nhân vật?
5. Tìm trợ từ trong đoạn văn và nêu tác dụng của trợ từ đó .
6. Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và gọi tên phép liên kết đó.
7. Truyện: “Những ngôi sao xa xôi” Được kể bằng ngôi kể thứ nhất nhưng người kể lúc xưng “tôi”, lúc lại
xưng “chúng tôi”. Em hãy lí giải vì sao có sự thay đổi đó.
8. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Ngày nào ít: ba lần.” thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách đặt câu trong
đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn.
9. Từ sự hiểu biết của em về tác phẩm kể trên, hãy viết đoạn văn nghị luận theo kiểu diễn dịch khoảng 12
câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tôi trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử
dụng thành phần phụ chú và phép nối để liên kết câu.
10. Trong không khí cả nước hân hoan kỉ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, càng
trân trọng, ngưỡng mộ thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ – những con người đã không tiếc máu xương để
đem lại nền hòa bình cho nước nhà, ta càng không khỏi giật mình trước lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ
phận lớp trẻ hiện nay. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn
đề này.
Bài 8: Cho đoạn trích:
“Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi
thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca – chiu – sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối
mơ màng:“ Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật
trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những
tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc
nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi
của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.”
1. Giới thiệu ngắn gọn tác giả Lê Minh Khuê.
2. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
3. Nhân vật “tôi” được nói đến trong đoạn trích là ai? Mặc dù thích nhiều bài hát nhưng tại sao tôi “không
muốn hát lúc này”?
4. Xác định một câu có lời dẫn trực tiếp và một câu có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn trích.
5. Mỗi từ in đậm trong đoạn văn trên thể hiện phép liên kết nào?
6. Câu (11) và câu (12) rong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ được sử
dụng làm phương tiện liên kết.
7. Xét về cấu tạo ngữ pháp, những câu văn “Thích Ca – chiu – sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó
gối mơ màng:“Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Tìm thêm một câu có kiểu
cấu tạo ngữ pháp như vậy?
8. Câu văn “Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm đang quay cuồng trong chị ” và
“Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt” xét cấu tạo ngữ pháp thuộc kiểu câu gì? Cụm từ
“những tình cảm đang quay cuồng trong chị” thuộc thành phần biệt lập gì?
9. Đoạn trích trên nằm sau chi tiết quan trọng nào của truyện? Em hiểu “chúng tôi” là những ai? Phẩm chất
chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích?
10. Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan, yêu
đời của nhân vật “tôi” trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ và một
thành phần biệt lập cảm thán.
11. Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp – Mĩ mà em đã
học, cùng với những hiểu biết về lịch sử ,xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu Tổ quốc
của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay (đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi).
12. Kể tên một tác phẩm em biết viết về thế hệ trẻ Việt Nam tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước trong
chương trình Ngữ văn 9. Nêu rõ tác giả.
Bài 9: Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ tiếc không
nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như
mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó. Hoặc là cây,
hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy những chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức
bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông
như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu
chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con
trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa
đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi. [Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập
hai]
1. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
3. “Tôi” trong đoạn trích trên là ai? Khái quát nội dung đoạn trích trên bằng 1 câu văn.
4. Ghi lại 1 câu nghi vấn trong đoạn trích trên và cho biết câu nghi vấn đó được dùng để làm gì.
5. Xét về cấu tạo, câu văn “Hoa trong công viên” thuộc kiểu câu gì? Ghi lại 1 câu văn khác trong đoạn trích
cũng thuộc kiểu câu đó.
6. Đọc lại 2 câu văn được gạch chân và cho biết:
a. Thành phần biệt lập nào đã được sử dụng? Chỉ rõ.
b. Chỉ rõ phép liên kết về hình thức được sử dụng trong 2 câu. Ghi lại từ ngữ được dùng để liên kết.
7. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng phép liệt kê. Em hãy nêu tác dụng của phép liệt kê đó.
8. Cùng với liệt kê, đoạn văn cũng nhiều lần sử dụng phép tu từ so sánh. Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của
phép so sánh đó.
9. Đọc kĩ 3 câu văn cuối cùng của đoạn trích trên và cho biết:
a. Thành phần biệt lập nào đã được sử dụng?
b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong 3 câu văn.
10. Qua đoạn trích trên, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp của nhân vật tôi? Trả lời bằng 6 câu văn liên tiếp.
11. Trong chương trình Ngữ văn 9, em cũng học 1 bài thơ khắc họa nỗi nhớ quê nhà với người lính, cũng là
nỗi nhớ của người lính với quê nhà. Em hãy chép lại dòng thơ ấy. Nêu tên văn bản và tên tác giả.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Bài 1:
1.
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn văn đó.
- Những ngôi sao xa xôi
- Tác giả: Lê Minh Khuê.
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1971-lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt,giặc Mĩ
điên cuồng bắn phá,bom Mĩ rải thảm trên tuyến đường Trường Sơn,chặt đứt con đường huyết mạch từ
miền Bắc chi viện cho miền Nam
2.
“Ba cô gái” nhắc trong đoạn trích trên là ai? Hãy dùng 3 câu văn để giới thiệu ngắn gọn về ba cô gái này.
- Ba cô gái: Nho, Thao, Phương Định.
- Giới thiệu 3 cô gái
“Ba cô gái” là Phương Định,Nho và chị Thao đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời
kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã tạm xa ra đình và tình nguyện tham gia kháng
chiến cách mạng.Nho là em út trong tổ trinh sát,tính nết trẻ con,dáng vẻ bé nhỏ,nhẹ nhàng.Thao là chị
cả,lớn tuổi hơn cả và là tổ trưởng bản lĩnh,quyết đoán.Phương Định là cô gái Hà Nội,hồn nhiên,hay mơ
mộng,hay sống với những kỉ niệm tuổi thiếu nữ.
3.
Giải nghĩa từ "cao điểm" được sử dụng trong đoạn trích trên.
- Cao điểm:địa điểm quan trọng,là nơi tập trung bắn phá của máy bay địch,là nơi các cô gái thực hiện
nhiệm vụ
4.
Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn trên.
- Câu có lời dẫn trực tiếp: Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng.”
- Câu đặc biệt:Ba cô gái
5.
“Ba cô gái” trong đoạn trích trên làm công việc gì? Nêu nhận xét của em về công việc đó của họ.
- Công việc: trinh sát mặt đường. Đo khối lượng đất đá cần san lấp,đánh dấu những quả bom chưa nổ và
nếu cần thì phá bom.
- Nhận xét: công việc nguy hiểm, khó khăn, đòi hỏi sự chính xác và tinh thần dũng cảm, ý thức trách nhiệm
cao.
6.
Những câu văn “Cười thì hai hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau
là “những con quỷ mắt đen” khiến chúng ta liên tưởng đến những câu thơ nào trong một bài thơ đã học ở
chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng nhắc đến nụ cười của những người chiến sĩ?
-Câu thơ:Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật.
7.
Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên.
- Phép lặp: từ bom
- Phép nối: do đó
-Phép liên tưởng:đường bị đánh lở loét,màu đất đỏ,trắng lẫn lộn;một vài cái thùng xăng hoặc ô tô méo
mó,han gỉ nằm trong đất
9.
Chỉ ra hai từ tượng hình được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ tượng
hình đó.
- Từ tượng hình: lở loét,méo mó
- Tác dụng: gợi hoàn cảnh sống và chiến đấu nguy hiểm, khó khăn của các cô gái.
11. Xét về cấu tạo, câu “Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lương đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa
nổ và nếu cần thì phá bom” thuộc kiểu câu nào? Vì sao em xác định như vậy?
- Câu rút gọn.
- Lược bỏ thành phần chủ ngữ (căn cứ vào ngữ cảnh của câu văn)
12. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu) làm rõ hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái được giới
thiệu trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép nối, một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân,
chỉ rõ)
- Hình thức: diễn dịch, 10 câu.
-Tiếng Việt: phép nối, dẫn trực tiếp.
- Nội dung: làm rõ hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái.
13. Nụ cười của ba cô gái trong hoàn cảnh của tác phẩm khiến ta nghĩ đến tinh thần lạc quan của con người
trong cuộc sống. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh
thần lạc quan ấy.
- Nêu vấn đề.
- Giải thích, nêu biểu hiện.
- Ý nghĩa của tinh thần lạc quan.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
Bài 2:
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu phương thức biểu đạt chính và hoàn cảnh sáng tác
của tác phẩm chứa đoạn văn đó. Kể tên một tác phẩm khác cũng viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ năm sáng tác và tên tác giả?
- Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Tự sự.
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1971-lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt,giặc Mĩ
điên cuồng bắn phá,bom Mĩ rải thảm trên tuyến đường Trường Sơn,chặt đứt con đường huyết mạch từ miền
Bắc chi viện cho miền Nam
-Tác phẩm viết về người chiến sĩ: Đồng Chí-Chính Hữu-1948
Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật-1969
2. Nhân vật "tôi" được nhắc trong đoạn trích trên là ai? "Chúng tôi" là những người nào? Giới thiệu ngắn
gọn (khoảng 5 câu) về các nhân vật này.
- Phương Định
- Phương Định, chị Thao, Nho.
- Giới thiệu ngắn gọn: “Ba cô gái” là Phương Định,Nho và chị Thao đều thuộc thế hệ những cô gái thanh
niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã tạm xa ra đình và tình
nguyện tham gia kháng chiến cách mạng.Nho là em út trong tổ trinh sát,tính nết trẻ con,dáng vẻ bé nhỏ,nhẹ
nhàng.Thao là chị cả,lớn tuổi hơn cả và là tổ trưởng bản lĩnh,quyết đoán.Phương Định là cô gái Hà Nội,hồn
nhiên,hay mơ mộng,hay sống với những kỉ niệm tuổi thiếu nữ.

3. Giải nghĩa từ "trọng điểm" được sử dụng trong đoạn trích trên.
Trọng điểm: điểm, nơi được xác định là có vai trò quan trọng so với những điểm, nơi khác.
4. Chỉ ra và phân tích sự đặc sắc trong việc sử dụng ngôi kể của tác phẩm. Trong chương trình Ngữ văn
THCS cũng có một tác phẩm lựa chọn cách trần thuật như vậy, hãy cho biết đó là tác phẩm nào? của ai?
- Ngôi kể thứ nhất: xưng tôi và xưng chúng tôi; vừa dễ dàng bộc lộ cảm xúc cái riêng của Phương Định,
vừa nói được cái chung của ba cô gái.
- Xưng “tôi”: Nói về suy nghĩ, càm nhận riêng của nhân vật PĐ.
- Xưng “chúng tôi”: Nói về hoàn cảnh sống và chiến đấu, về công việc chung của cả 3 cô gái: PĐ, chị Thao
và Nho.
- Hai cây phong - Ai-ma-tốp
5. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn trên.
- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bào: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
- Vui. Im ắng lạ.
6. Xác định thành phần khởi ngữ được sử dụng trong câu Còn mắt tôi thì các anh lái xe bào: "Cô có cái
nhìn sao mà xa xăm!”
- mắt tôi
7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Hai bím tóc dày tương
đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.
- Phép so sánh (cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn) khắc họa vẻ đẹp cái cổ của Phương Định, qua
đó khẳng định vẻ đẹp thanh lịch, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng của cô gái gốc Hà thành.
8. Chỉ ra một phép liên kết, một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn trên.
- Phép nối: Nhưng, còn
- Thành phần tình thái: nói một cách khiêm tốn.
9. Chỉ ra một từ láy tượng thanh, một từ láy tượng hình được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả
của việc sử dụng các từ tượng thanh, từ tượng hình đó.
- Tượng thanh: khe khẽ, im ắng -> mô tả âm thanh yên tĩnh,...
- Tượng hình: nườm nượp, xa xăm-> mô tả hình ảnh những chiếc xe, đôi mắt nhìn...
10. Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng xuất hiện câu hát. Hãy chép chính xác một dòng
thơ có sử dụng từ "hát", nêu tên bài thơ và tên tác giả.
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi, Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Ta hát bài ca gọi cá vào, Câu hát
căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
- Mùa xuân ta xin hát...Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
11. Xét về cấu tạo, câu "Hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn."
thuộc kiểu câu nào? Vì sao em xác định như vậy?
- Câu ghép vì có 2 cụm C-V không bao nhau.
12. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong tác phẩm có
đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán và từ
ngữ dùng làm phép thế).
Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn đủ số câu, văn viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, lập luận chặt chẽ. Đúng
hình thức đoạn văn.
- Có luận điểm.
- Kiểu đoạn: diễn dịch.
Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo một số ý sau.
+ Nghệ thuật: cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, tự nhiên, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhận vật,...
+ Nội dung:
1/ Giới thiệu khái quát về nhận vật: hoàn cảnh sống, công việc,...
2/ Vẻ đẹp phẩm chất của nhận vật:
- Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng,...
- Gan dạ, dũng cảm, lạc quan, yêu nước, bất chấp khó khăn gian khổ và có tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc,...
- Có tình cảm đồng chí đồng đội gắn bó, sâu sắc,...
+ Tư tưởng, tình cảm: ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước..
Yêu cầu về Tiếng Việt: đặt câu đúng (gạch chân và chú thích).
* Chú ý: GV linh hoạt khi chấm bài của học sinh
13. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “chúng tôi” trong tác phẩm
có đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán và từ
ngữ dùng làm phép thế).
Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn đủ số câu, văn viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, lập luận chặt chẽ. Đúng
hình thức đoạn văn.
- Có luận điểm.
- Kiểu đoạn: diễn dịch.
Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo một số ý sau.
+ Nghệ thuật: cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, tự nhiên, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhận vật,...
+ Nội dung:
1/ Giới thiệu khái quát về các nhận vật: hoàn cảnh sống, công việc,...
2/ Vẻ đẹp phẩm chất chung của các nhận vật:
- Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng,...
- Gan dạ, dũng cảm, lạc quan, yêu nước, bất chấp khó khăn gian khổ và có tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc,...
- Có tình cảm đồng chí đồng đội gắn bó, sâu sắc,...
3/ Nét riêng của mỗi người.
+ Tư tưởng, tình cảm: ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước..
Yêu cầu về Tiếng Việt: đặt câu đúng (gạch chân và chú thích).
* Chú ý: GV linh hoạt khi chấm bài của học sinh
14. Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên chính là một trong những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ luôn "khát khao làm nên những sự tích anh hùng". Từ vè đẹp của những con
người “khát khao làm nên sự tích anh hùng”, em có suy ngẫm gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay? Viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi trả lời câu hỏi đó.
Yêu cầu về hình thức:
- Đúng hình thức đoạn văn, đủ dung lượng theo yêu cầu, văn viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi
chính tả, lập luận chặt chẽ.
- Kiểu bài: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Yêu cầu về nội dung: đảm bảo một số ý sau.
+ Giải thích tinh thần trách nhiệm là gì?
+ Nêu những biểu hiện bằng suy nghĩ, hành động, việc làm thể hiện tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay:
. Trang bị cho mình một hành trang bước vào tương lai:
. Rèn luyện sức khỏe tốt. Tu dưỡng phẩm chất đạo đức tốt.
. Tích cực học tập, trau dồi tri thức để tiếp thu những kiến thức và thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội thế giới để trở thành người công dân có ích.
. Đoàn kết gắn bó tạo sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
+ Đánh giá về ý nghĩa của những việc làm, hành động đó...
+ Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái.
+ Liên hệ bản thân.
* Chú ý: GV linh hoạt khi chấm bài của học sinh
15. Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên chính là một trong những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ luôn dũng cảm, lạc quan và giàu đức hi sinh. Hãy viết một đoạn văn 2/3
trang giấy thi bàn về ý nghĩa của một trong ba phẩm chất đó.
Yêu cầu về hình thức:
- Đúng hình thức đoạn văn, đủ dung lượng theo yêu cầu, văn viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi
chính tả, lập luận chặt chẽ.
- Kiểu bài: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Yêu cầu về nội dung: đảm bảo một số ý sau.
+ Giải thích dũng cảm (hoặc lạc quan, hoặc đức hi sinh) là gì?
+ Bàn luận về vai trò của dũng cảm (hoặc lạc quan, hoặc đức hi sinh).
+ Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái.
+ Liên hệ bản thân.
* Chú ý: GV linh hoạt khi chấm bài của học sinh
Bài 3:
1. HCST” Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết
năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra ác liệt nhất, giặc Mĩ điên cuồng bắn
phá, rải bom trên tuyến đường Trường Sơn, chặt đứt con đường huyết mạch chi viện từ Bắc vào Nam của
nước ta.
* Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên.
2. Nêu thể loại của văn bản vừa tìm được. Văn bản đó được kể bằng lời kể của ai? Ngôi thứ mấy? Tác dụng
của ngôi kể đó?
=> Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm. Điều đó rất
thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật và phù hợp với nội dung
tác phẩm, tăng tính chân thật, sinh động cho câu chuyện và dễ dàng điều chỉnh nhịp kể
3. Hãy kể tên 1 văn bản và tên tác giả đã học trong chương trình Ngữ văn 9 viết cùng thể loại với văn bản
chứa đoạn trích cho ở đề bài.
-Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
4. Câu rút gọn “Nhanh lên một tí!”. RG thành phần CN (“tôi” – PĐịnh)
5. Các phép liên kết trong đoạn văn:
* Phép thế: Các anh cao xạ - các anh ấy – các anh chiến sĩ
* Phép lặp từ ngữ: + Đất nóng. Đất rắn.(Lặp từ “Đất”) + quả bom
6. Câu văn số (11) “Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất.” sử dụng những
biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá
=> Tác dụng: linh hồn hoá cho h/a quả bom - sự lạnh lùng chứa đầy nguy hiểm, huỷ diệt.
7. Đoạn văn tái hiện lại khung cảnh sau khi máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường
Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam
chống Mĩ và kể lại sự việc phá bom căng thẳng, nguy hiểm của PĐịnh.
8. Từ “lạnh lùng” thuộc từ loại tính từ / từ láy.
9. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa chính là nhân vật cảm thấy ánh mắt
của các anh chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát
mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy được lòng quả cảm, sự tự trọng của
nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua được nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu.
10. Những phẩm chất chung của 3 NTNXP:
+ Họ đều là những cô gái trẻ, dễ cảm xúc, hay mơ mộng, dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư.
+ Dù nơi chiến trường khói lửa, họ vẫn luôn yêu đời: thích làm đẹp cho cuộc sống của mình (Nho thích
thêu thùa, thích nhai kẹo. Thao hay làm dáng. Phương Định thích ngắm mình trong gương, bó gối thơ
mộng...); rất thích hát...
+ Dưới cơn mưa đá, cả ba đều vui thích, hồn nhiên như con trẻ.
+ Bom đạn của kẻ thù, sự hi sinh gian khổ đã không thể làm cho tâm hồn các cô chai cứng, khô cằn mà
ngược lại trái tim họ, tâm hồn họ vẫn luôn toả sáng, lung linh như những ngôi sao trên bầu trời. Họ thật
đáng yêu và đáng trân trọng!
+ Họ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình (Chỉ nghe thấy tiếng máy bay trinh sát là các cô
đã chuẩn bị tư thế, sẵn sàng làm nhiệm vụ “chụp cái mũ sắt lên đầu”, “vác cái xẻng lên vai” “sẵn sàng ra
trận địa” ; Có nghĩ tới cái chết nhưng chỉ là cái chết “mờ nhạt, không cụ thể” ⇒ đặt nhiệm vụ lên trên tất
cả của mình)
+ Họ là những cô gái TNXP vô cùng gan dạ, dũng cảm (sẵn sàng làm nhiệm vụ phá bom mà không cần sự
trợ giúp của đơn vị ; khi đến gần quả bom không đi khom mà “khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” ;
nói về công việc của mình bằng giọng điệu thản nhiên, gọn gàng, nhẹ nhàng như không “Quen rồi, một
ngày chúng tôi… ít 3 lần” ; họ cho rằng “Nước mắt đứa nào chảy… sự tự nhục mạ)
11. VB “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – tác giả Phạm Tiến Duật
12. Gợi ý
a. Mở đoạn
- Giới thiệu xuất xứ đoạn trích, tác phẩm, tác giả + ý kiến, quan điểm cá nhân của người viết.
- Đoạn trích đã tập trung khắc họa khung cảnh và tâm trạng của nhân vật Phương Định phá bom.
b. Thân đoạn: tập trung cảm nhận về nhân vật Phương Định.
* Nội dung:
- Đoạn văn khắc họa khung cảnh và không khí căng thẳng, nguy hiểm của việc phá bom.
- Mặc dù công việc phá bom rất quen thuộc nhưng không tránh khỏi những hồi hộp, căng thẳng.
- PĐ là cô gái dũng cảm khi phá bom.
- Cô có cảm giác mẫn cảm, sắc nhọn khi đối diện với quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ.
- Bằng kinh nghiệm Phương Định thấy vỏ quả bom đang nóng lên, một dấu hiệu chẳng lành. PĐ tự giục
mình làm nhanh hơn để hoàn thành công việc. Phương Định không nghĩ tới cái chết, không màng tới sự
sống, điều cô quan tâm nhất là làm sao hoàn thành tốt được công việc.
=> Điều đó cho thấy PĐ không nghĩ tới cái chết, không màng tới sự sống, điều cô quan tâm nhất là làm sao
hoàn thành tốt được công việc. Điều đó cho thấy tinh thần trách nhiệm rất cao với công việc của nhân vật.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật: Câu trần thuật đơn, câu rút gọn, nhịp ngắt dồn dập, nghệ thuật độc thoại nội tâm, phân tích
tâm lí nhân vật độc đáo, tình huống kịch tính, điểm nhìn của tác giả hòa lẫn vào điểm nhìn tâm trạng của
nhân vật để tạo nên không khí căng thẳng, hiểm nguy và khắc họa tâm lí Phương Định.
- Tác dụng: Thông qua đó, ta thấy rõ phẩm chất anh dũng, kiên cường của nhân vật. Đó là phẩm chất tiêu
biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Kết đoạn: Đánh giá khái quát về nhân vật.
- Phương Định là một hình tượng đẹp, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến. Chúng ta
yêu mến, cảm phục và luôn biết ơn vì sự hi sinh lớn lao của họ.
13. Đoạn văn NLXH: Gồm những ý cơ bản sau:
* Biểu hiện của TYQH đất nước
- Đất nước ta luôn bị ngoại bang xâm lược từ xưa đến nay.
- Trong lịch sử có rất nhiều cuộc xâm lăng đó là chống Pháp, chống Mĩ và ngày nay là tình hình biển Đông
đang diễn ra.
- Trải qua hàng ngàn năm lịch sử bị xâm lăng, các thế hệ trẻ Việt Nam luôn thể hiện lòng yêu nước, sẵn
sàng hi sinh tuổi thanh xuân, sương máu thậm chí cả tính mạng để bảo vệ TQ.
- Trong chiều dài lịch sử ấy, đã có rất nhiều anh hùng làm nên những trang sử vẻ vang như bà Trưng, bà
Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Thi Sáu…
- Hình ảnh con người sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thử thách, dũng cảm hi sinh vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc đã in đậm trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Những hình ảnh đó luôn được ca ngợi
trên những trang sách.
* Tình yêu Tổ Quốc của những thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
- Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đã kế thừa tinh thần yêu nước.
- Cần cù, say mê, sáng tạo, hiếu học, yêu lao động, tiếp thu những tri thức mới để xây dựng đất nước ngày
một phát triển giàu mạnh.
- Có nhiều hoạt động cụ thể, đúng đắn thể hiện tình yêu nước chân chính.
- Có nhiều học sinh đã say mê học tập đạt được nhiều thành tích cao trong nước và quốc tế. Ngoài ra họ
còn tham gia các hoạt đọng chính trị xã hội, từ thiện, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa để xây dựng và làm
giàu thêm nét văn hóa của đất nước.
- Sẵn sàng tham gia quân sự để cầm súng bảo vệ TQ, tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, tạo ra
của cải vật chất, làm giàu cho xã hội.
Ví dụ: Đặc biệt khi TQ xâm lấn biển Đông, thế hê trẻ đã có nhiều hoạt động thể hiện tinh thần yêu nước
như viết bài, căng băng giôn, khẩu hiệu…để biểu tình, lên án sự xâm lược của TQ. Có nhiều bạn trẻ đã
xung phong ra ngoài hải đảo biển Đông để canh giữ
* Ca ngợi - phê phán:
Ca ngợi thế hệ trẻ ngày nay có tinh thần yêu nước bằng những hành động cụ thể để xây dựng đất nước hòa
bình, độc lập, giàu mạnh, văn minh.
Bên cạnh đó còn có những bạn trẻ quay lưng lại với Tổ Quốc, làm những việc gây hại, ảnh hưởng đến
người lính và an ninh quốc gia.
* Liên hệ: Là thế hệ trẻ tương lai của đất nước, mỗi chúng ta phải tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng cả
tài và đức để trở thành một công dân có ích, góp phần xây dựng đất nước.
Bài 4:
3: Hiện thực chiến tranh Việt Nam thời chống Mĩ: Bom đạn kẻ thù bắn phá ác liệt, máy bay trinh sát truy
lùng ráo riết, con người luôn phải đối mặt với nhiều gian khổ, hiểm nguy, và luôn cận kề cái chết.
4: - Hoàn cảnh sống: Họ sống trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn,
nơi tập trung nhiều bom đạn nhất, sự nguy hiểm và ác liệt.
- Công việc đặc biệt nguy hiểm (phải chạy trên cao cả ban ngày và phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn
phá của máy bay địch; sau mỗi trận bom, phải đo khối lượng đất đá cần san lấp vào hố bom, đánh dấu
những quả bom chưa nổ, phá bom).
-> vô cùng mạo hiểm, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh…
5: thành phần biệt lập phụ chú: máy bay rít, bom nổ.
6/
Chỉ ra các số từ, lượng từ, chỉ từ, trợ từ, phó từ, quan hệ từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

-Số từ: 300


-Lượng từ: những, mấy
-Chỉ từ: này
-Phó từ: cũng

6/ phép liên kết:


- Phép nối: tất cả, này
- Phép lặp: rung, nổ
7/ câu cuối đoạn là câu rút gọn (lược bớt chủ ngữ: chúng tôi/tôi)
⇒ Tác dụng: Làm cho câu văn ngắn gọn, tránh lặp từ; thông tin nhanh, nhịp văn dồn dập phản ánh được sự
khốc liệt của chiến trường.
8: Chuyển câu văn “Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung.” thành câu có thành phần khởi ngữ
“Mấy cái khăn mặt mắc ở dây, chúng cũng rung.”
9: Phép tu từ: so sánh giữa “tất cả” với “lên cơn sốt”
Tác dụng:
- Gợi ra hình ảnh mặt đất, những chiếc khăn mặt mắc ở dây, rung lên dữ dội như người bị sốt run lên bần
bật.
- Gợi ra sự căng thẳng, ác liệt của chiến tranh, sự tàn phá của bom đạn kẻ thù.
- Phép so sánh kết hợp với giọng kể cho thấy sự bình tĩnh, gan dạ của nhân vật Phương Định. Cô kể với
giọng thản nhiên, không hề run sợ, coi sự ác liệt và hiểm nguy ấy chỉ là chuyện thường ngày.
- Tác giả muốn thể hiện sự đối lập giữa hoàn cảnh (chiến tranh ác liệt) với con người (gan dạ, bình tĩnh,
dũng cảm)
10: Triển khai phần thân đoạn để làm rõ "Phẩm chất anh hùng trong công việc của nhân vật chính"
* Nội dung:
- Giới thiệu nhân vật:
+ Phương Định, nhân vật chính, là người trực tiếp kể chuyện.
+ Hoàn cảnh sống và làm việc của Phương Định.
- Tình huống truyện bộc lộ phẩm chất anh hùng của Phương Định: cô cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ gỡ
bom
- Phẩm chất anh hùng:
+ Có tình yêu nước và lí tưởng sống cao đẹp. (Là người con gái Hà Nội, tình nguyện vào chiến trường
miền Nam đầy khói lửa, tham gia đấu tranh chống giặc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước)
+ Dũng cảm, gan dạ:
.) lựa chọn công việc đầy nguy hiểm, luôn cận kề với cái chết (phải chạy trên cao cả ban ngày và phơi mình
giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch; sau mỗi trận bom, phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu
những quả bom chưa nổ và phá bom)
.) Luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao và không nhờ sự giúp đỡ.
.) Bị thương ở đùi nhưng không đến viện quân y.
.) Trong công việc: Bình tĩnh, tự tin, rất tự trọng (không đi khom)
-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối của Phương Định thành bản
lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.
+ Coi thường hiểm nguy, gian khổ, xem nhẹ cái chết. (có nghĩ đến cái chết nhưng chỉ thoáng qua..)
* Nghệ thuật:
- Khắc họa phẩm chất anh hùng của nhân vật thông qua lời nói, hành động, suy nghĩ.
- Tình huống truyện đặc sắc
- Ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật chính của truyện…
- Giọng kể: tự nhiên, thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật.
11:
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Bài 5:
1. Cách sử dụng từ ngữ của nhân vật đại đội trưởng khiến em liên tưởng đến phương châm lịch sự.
- Việc người kể chuyện dẫn lại lời nói của nhân vật chị Thao và người đại đội trưởng của mình nhằm
mục đích tái hiện lại công việc san lấp mặt đường của các cô gái thanh niên xung phong là rất nhiều vất vả,
gian khổ, bom đạn kẻ thù cày xới con đường thật khủng khiếp. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần lạc quan
sẵn sàng đương đầu với nhiệm vụ vất vả, qua sức này.
2. Gồm những ý cơ bản sau:
- Hiện nay vấn đề giao tiếp, ứng xử của học sinh đang được cả xã hội quan tâm
- Giao tiếp, ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người
khác trong cộng đồng
- Bàn luận:
+ Ứng xử phải có lòng tự trọng. lịch sự, khiêm tốn để vừa lòng người nghe và tạo ra mối quan hệ tốt với
mọi người. Vì thế mà các cụ có câu: “ Lời nói chẳng mất tiền mua”
+ Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xử rất tốt. Gặp thầy cô và người lớn tuổi, chào hỏi mọi
người rất lễ phép. Đối với những em nhỏ ít tuổi hơn thì nhẹ nhàng, khuyên bảo, dạy dỗ chu đáo.
+ Thế nhưng trong trường lại có nhiều bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn
dùng những từ nói tục, chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng mất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi
người xung quanh.
+ Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè yêu thương,
thầy cô và mọi người trân trọng.Người ứng xử không tốt sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người cô đơn
bị mọi người trì trích.
+ Ứng xử vốn được coi như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Đối với nhiều người chỉ cần qua cách
ứng xử là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đó.
+ Ứng xử là một biểu hiện của gia đình, là cách của con người phản ứng lại trước sự bất động của người
khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành vi, cử chỉ,
cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.
- Ca ngợi: Những học sinh có thái độ ứng xử tốt sẽ luôn được yêu quí, trân trọng, đáng để những học sinh
khác học tập. Những học sinh ứng xử tốt bao giờ cũng là con ngoan, trò giỏi, là niềm vui của cha mẹ, thầy
cô.
- Phê phán: Ngược lại, những học sinh ứng xử thiếu văn hóa, vô lễ, ăn nói xấc xược luôn bị mọi người
khinh rẻ, tránh xa, lúc gặp hoạn nạn không có người thương yêu, giúp đỡ.
- Bài học:
+ Chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt, tránh xa những lời nói mất lịch sự, thiếu văn hóa.
+ Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với
mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội
+ Em cũng là học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em hứa sẽ thực hiện thật tốt những vấn đề giao
tiếp, ứng xử của người học sinh.
Bài 6:
1. Xưng tôi: Nói về suy nghĩ, cảm nhận riêng của nhân vật tôi
- Xưng chúng tôi: Nói về hoàn cảnh sống và chiến đấu, về công việc chung của cả 3 cô gái
2. Nhân vật: PĐ, đại đội trưởng, Nho, Thao
- Phẩm chất: Tinh thần đồng đội gắn bó thắm thiết.
3. HT: ( Yêu cầu: Đủ dung lượng, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả)
- ND: - HS phân tích làm rõ tinh thần đồng đội của các cô gái TNXP và các đồng đội khác trên cao điểm.
- Lo lắng cho đồng đội: gatứ với đại đội trưởng, tâm trạng sốt ruột khi đồng đội đi làm nhiệm vụ
- Quan tâm của đơn vị…
Bài 7:
1.
- Tên văn bản: Những ngôi sao xa xôi
- Tên tác giả: Lê Minh Khuê
- Hoàn cảnh sáng tác: 1971- giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra cam go khốc liệt, giặc Mĩ
điên cuồng bắn phá, bom Mĩ rải thảm trên tuyến đường Trường Sơn, đẩy con người đến chia ly mất mát.
Và khi này tác giả Lê Minh Khuê cũng là một nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
2.
Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích trên là Phương Định.
Hiệu quả:
+Tạo điều kiện thuận lợi để miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật một cách chân thực và sinh động
+Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực khốc liệt cuộc chiến đấu ở một trọng điểm tuyến đường
Trường Sơn.
+Dễ dàng điều chỉnh nhịp kể, phù hợp với nội dung tác phẩm
3.
- Kiểu ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
- Kể đúng tên 2 tác phẩm, hai tác giả: (Làng của Kim Lân, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Trích
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
4.
- Nhân vật tôi: Phương Định
- Hoàn cảnh: Trong một lần đi phá bom,
- Nét đẹp: Dũng cảm, gan dạ… tinh thần trách nhiệm cao, có lý tưởng sống cao đẹp, rộng ra là tình yêu Tổ
Quốc
5.
- Trợ từ “ đến”
- Thể hiện thái độ của người nói muốn nhấn mạnh số lần phá bom trong ngày là nhiều hơn bình thường .
6. Phép liên kết ;
- Nối: Còn, Nhưng
- Lặp: Cái chết
- Liên tưởng: bom, mìn
- Thế: “Thế” thay “châm mìn lần thứ hai”
7.
Giải thích ý nghĩa sự thay đổi ngôi xưng trong truyện:
- Đảm bảo thống nhất một ngôi kể (ngôi thứ nhất) trong diễn biến câu chuyện.
- Phù hợp với nội dung truyện: khắc họa vẻ đẹp chung và riêng của các nhân vật qua cảm nhận của Phương
Định - nhân vật chính và là một trong ba cô gái trong tổ trinh sát.
+Khi xưng tôi: nêu cảm nhận, suy nghĩ riêng của Phương Định
+Khi xưng chúng tôi: nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu và công việc chung của 3 cô gái
8.
- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đã cho thuộc kiểu câu rút gọn.
- Cách đặt câu và tác dụng: câu văn ngắn, gần với khẩu ngữ, nhịp nhanh, tạo được không khí khẩn trương
trong hoàn cảnh chiến trường
9.
Học sinh có nhiều cách diễn đạt để hoàn thành đoạn văn nhưng cần biết triển khai lí lẽ và dẫn chứng hợp lí:
* Về nội dung:
Chú ý: Khai thác nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, ngôi kể, miêu tả tâm lí nhân vật…, thông qua
các dẫn chứng để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật
- Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố.
- Ngay giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng : cô hiện lên rất
đời thường, rất thực với những nét đẹp tâm hồn : nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát. (Cảm xúc của PĐ
trước cơn mưa đá)
- Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. (Hay ngắm mắt mình qua gương, biết
mình đẹp và được các anh bộ đội để ý nhưng không tỏ ra săn sóc, vồn vã…., nét kiêu kì của những cô gái
Hà thành)
- Tình cảm đồng đội sâu sắc: yêu mến hai cô bạn cùng tổ, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà
cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. (Chăm sóc Nho khi Nho bị thương….)
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật kể là nhân vật chính) phù hợp với nội dung truyện và thể hiện tâm
trạng suy nghĩ của nhân vật. Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động nét tâm lí của những nữ thanh niên xung
phong.
( Khi làm bài học sinh có thể đan xen nội dung và nghệ thuật)
10.
Yêu cầu cần đạt
*Hình thức : Đoạn văn nghị luận, không sai chính tả, lỗi diễn đạt, có liên kết, khoảng 2/3 trang giấy thi.
*Nội dung:
a. Khẳng định lòng dũng cảm của các nhân vật trong tác phẩm
- Phương Định, Thao, Nho trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” là những nữ TNXP gan dạ,
dũng cảm, dám hi sinh tuổi thanh xuân, quên đi sự sống của bản thân (có nghĩ đến cái chết – nhưng rất mờ
nhạt), sẵn sàng đối mặt với những hiểm nguy, khốc liệt của chiến tranh để hoàn thành nhiệm vụ riêng, cùng
đồng đội góp phần cho những đoàn xe thông tuyến.
- Là tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kháng chiến chống Mĩ.
b. Suy nghĩ về lòng dũng cảm của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay
- Giải thích khái niệm lòng dũng cảm
- Nêu biểu hiện lòng dũng cảm của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
- Giải thích nguyên nhân làm nên dũng cảm và ý nghĩa của những việc làm thể hiện lòng dũng cảm.
- Phê phán biểu hiện hèn nhát, yếu đuối
- Bài học về nhận thức và hành động:
+ Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong học tập, công tác và đời sống con người phải có ý chí cao
để vượt lên, đạt kết quả và thành công.
+ Khi phải đối đầu với cái xấu, cái tiêu cực hoặc kẻ thù của dân tộc, phải có lòng dũng cảm để đấu tranh
giành thắng lợi.
+ Lòng dũng cảm cần thiết đối với mỗi người, xã hội và dân tộc
Bài 8:
1. Tác giả:
+ Sinh năm 1940, quê Thanh Hóa
+ Trong kháng chiến chống Mĩ gia nhập thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
+ tác giả thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
+ Trước năm 1975 tác phẩm thường viết về cuộc sống,chiến đấu của tuổi trẻ trên đường Trường Sơn
+ Sau năm 1975 tác phẩm của bà bám sát những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần
đổi mới

2. PTBĐ chính: tự sự
3.
+ Nhân vật “tôi” là Phương Định
+ Vì trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, gian khổ nhất, hiểm nguy nhất – phá bom Vì Phương Định còn
đang lo lắng cho vết thương của Nho nên không có tâm trạng hát
4.
Câu có lời dẫn trực tiếp: Thích ngồi bó gối mơ màng:“ Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”.
Câu có biện pháp nghệ thuật so sánh: Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là
bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
5.
+ Phép nối: “Nhưng” (chỉ sự tương phản)
+ Phép thế: “đó” thế cho nhiều bài
6.
Câu (11) và câu (12) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên kết lặp Từ ngữ được sử dụng làm
phương tiện liên kết: “nước mắt”.
7.
Xét về cấu tạo ngữ pháp, những câu văn “Thích Ca – chiu – sa của Hồng quân Liên Xô.Thích ngồi bó gối
mơ màng:“ Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…” thuộc kiểu câu rút gọn. Câu rút gọn thành phần chủ ngữ.
Một câu khác có kiểu cấu tạo ngữ pháp như vậy:
Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Thích nhiều
8.
Câu văn “Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm đang quay cuồng trong chị ” và “Chị
không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt” xét cấu tạo ngữ pháp thuộc kiểu câu ghép.
Cụm từ “những tình cảm đang quay cuồng trong chị” thuộc thành phần biệt lập phụ chú
9.
Đoạn trích trên nằm sau chi tiết Nho bị thương
“Chúng tôi” là Nho, Thao, Phương Định
Phẩm chất chung: tình đồng đội, họ truyền cho nhau nghị lực cứng cỏi để vượt qua mất mát hi sinh. Họ rất
hiểu nhau như tri kỉ.
10.
* Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan, yêu đời của nhân vật “ tôi”:
- Phương Định sống trong một hoàn cảnh khắc nghiệt: Thường xuyên phải hứng chịu và đối đầu trực tiếp
với bom đạn của kẻ thù, sự sống chỉ trong gang tấc
- dù vậy mà nhân vật “tôi” chẳng hề sợ hãi, nao núng mà chị còn toát lên phẩm chất đáng khâm phục là sự
dũng cảm
+ cứ quả bom nào rơi xuống là chị lại cùng đồng đội của mình tìm cách phá bom
+ thậm chí có lần trong một không khí vắng lặng và ghê rợn “cây còn lại xơ xác.Đất nóng. Khói đen vật vờ
từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”, khi xử lí bom, tâm trí Phương Định chỉ còn băn khoăn
việc “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”
- Song vì đồng đội, vì cách mạng, chị vẫn hiên ngang, lạc quan.Chính điều đó đã giúp nhân vật “ tôi” đã
chiến thắng thần chết
Và ở chị còn toát lên là một người mơ mộng như bao cô gái trẻ khác. Điều này được thể hiện rõ qua việc cô
gái thích những bài hát dân ca quan họ mềm mại, trữ tình giàu có.Cô rất hồn nhiên và yêu đời.. Cô rất hay
hát, đặc biệt là cô có một giọng ca ấm áp, hát hay và hồn nhiên hát, hay đến mức hút hồn người nghe.
Cô thích rất nhiều bài, “thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi
mái tóc còn xanh xanh..”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có”. Cô hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi
máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và
cũng là để động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát nỗi khát khao của tuổi trẻ, của người
chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại người yêu sau bao nhiêu nhớ nhung, chờ đợi.
Những gì mà ngòi bút Lê Minh Khuê khắc họa đã làm hiện lên chân dung một cô gái trong sáng, mơ mộng,
tràn trề sức sống của tuổi hai mươi, đó là tuổi đẹp nhất, hồn nhiên, trong sáng nhất và Phương Định đã
không ngần ngại mang theo nó vào chiến trường. Dường như vẻ đẹp ấy của tâm hồn Phương Định là nguồn
mát lành xoa dịu khốc liệt của chiến tranh, chết chóc.
Sử dụng Tiếng việt: khởi ngữ và thành phần biệt lập cảm thán.
11.
Nội dung:
- Đất nước ta luôn bi ngoại bang xâm lược từ xưa đến nay
- Trong lịch sử có rất nhiều cuộc xâm lăng đó là chống Pháp, chống Mĩ và ngày nay là tình hình biển Đông
đang diễn ra
- Trải qua hàng nghìn năm lịch sử bị xâm lăng ,các thế hệ trẻ Vn luôn thể hiện lòng yêu nước, sẵn sàng hi
sinh tuổi thanh xuân, xương máu thậm chí cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc
- Trong chiều dài lịch sử ấy, đã có rất nhiều anh hùng làm nên những trang sử vẻ vang như bà trưng, bà
Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Thị Sáu…
- Hình ảnh con người sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thử thách, dũng cảm, hi sinh vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc đã im đậm trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Những hình ảnh đó luôn được ca ngợi
trên những trang sách
* Tình yêu Tổ quốc của những thế hệ trẻ VN ngày nay
- Thế hệ trẻ ngày nay đã kế thừa tinh thần yêu nước
- Cần cù, say mê, sáng tạo, hiếu học, yêu lao động, tiếp thu những tri thức mới để xây dựng đất nước ngày
một phát triển giàu mạnh
- Có nhiều hoạt đông cụ thể đúng đắn thể hiện tình yêu nước chân chính
+ Có nhiều học sinh đã say mê học tập đạt nhiều thành tích cao trong nước và quốc tế
+ tham gia hoat động chính trị xã hội, từ thiện ,các hoạt động đền ơn đáp nghĩa để xây dựng và làm giàu
thêm nét văn hóa của đất nước
+ sẵn sàng tham gia quân sự để cầm súng bảo vệ Tổ quốc ,tham gia vào các hoạt động lao động sản
xuất ,tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho xã hội.
VD: khi Tổ quốc xâm lấn biển Đông thế hệ trẻ đã có nhiều hoạt động thể hiện tinh thần yêu nước như viết
bài, căng băng giôn, khẩu hiệu…để biểu tình, lên án sự xâm lược của TQ. Có nhiều bạn trẻ đã xung phong
ra ngoài hải đảo biển Đông để canh giữ.
* Ca ngơi, phê phán: ca ngợi thế hệ trẻ ngày nay có tinh thần yêu nước bằng những hành động cụ thể để
xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, giàu mạnh, văn minh
Bên cạnh đó còn có những bạn trẻ quay lưng lại với Tổ quốc, làm những việc gây hại ảnh hưởng đến người
lính và an ninh quốc gia
* Liên hệ: là thế hệ trẻ tương lai của đất nước mỗi chúng ta phải tích cực học tập, rèn luỵện tu dưỡng cả tài
và đức để trở thành một công dân có ích góp phần xây dựng đất nước.
12. Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long
Bài 9:
1. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- 1971
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt
- Tác giả cũng là một nữ TNXP trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
+ Những ngôi sao là hình ảnh ẩn dụ cho những cô gái thanh niên xung phong nơi núi rừng Trường Sơn.
Họ có phẩm chất cách mạng sáng ngời, tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc quan, đầy mơ mộng.
🡪 Đây là một nhan đề thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp những cô gái TNXP
Ý nghĩa nhan đề
- Biểu hiện cho những tâm hồn hết sức hồn nhiên, mơ mộng,lãng mạn của những cô gái thành phố.
- Biểu hiện cho những khát vọng, ước mơ trong tâm hồn thiếu nữ về một cuộc sống thanh bình, êm ả giữa
những gì gần gũi khốc liệt của chiến tranh,không khí bàng hoàng của bom đạn,tất cả như trở nên xa vời.
- Những ngôi sao là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh
niên ở Trường Sơn. Ở họ có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kì diệu.
- Ánh sáng của các vì sao thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói loà như mặt trời, và cũng
không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới
phát hiện ra những ngôi sao ấy. Và phải chăng vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong ấy cũng như vậy.
Và chúng lại « xa xôi », vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng những vẻ đẹp
như thế.
3. “Tôi” trong đoạn trích trên là ai? Khái quát nội dung đoạn trích trên bằng 1 câu văn.
- Tôi: Phương Định
- Nội dung: Sau cơn mưa đá, Phương Định nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.
4. Ghi lại 1 câu nghi vấn trong đoạn trích trên và cho biết câu nghi vấn đó được dùng để làm gì.
- Câu nghi vấn: Sao chóng thế?
- Bộc lộ cảm xúc tiếc nuối của Phương Định trước cơn mưa đá chóng đến chóng đi
5. Xét về cấu tạo, câu văn “Hoa trong công viên” thuộc kiểu câu gì? Ghi lại 1 câu văn khác trong đoạn trích
cũng thuộc kiểu câu đó.
- Câu đặc biệt
- Câu khác: Hs ghi lại được câu đặc biệt khác – vd: Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên
đầu…
6. Đọc lại 2 câu văn được gạch chân và cho biết:
a. Thành phần biệt lập nào đã được sử dụng? Chỉ rõ.
- Hình như – thành phần tình thái
b. Chỉ rõ phép liên kết về hình thức được sử dụng trong 2 câu. Ghi lại từ ngữ được dùng để liên kết.
Phép nối = từ mà
7. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng phép liệt kê. Em hãy nêu tác dụng của phép liệt kê đó.
-> Khắc họa 1 vùng quê yên bình, đẹp đẽ, giúp người đọc hình dung chi tiết nỗi nhớ quê của Phương Định.
8. Cùng với liệt kê, đoạn văn cũng nhiều lần sử dụng phép tu từ so sánh. Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của
phép so sánh đó.
- Ánh đèn trông như một con sông nước đen.
- Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở
thần tiên.
- Chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.
Tác dụng:
- Làm nổi bất con đường thành phố
- Nhấn mạnh vẻ đẹp lung linh của đèn đường về đêm khi được thắp sáng
- Tô đậm nỗi nhớ dâng lên trong lòng
-> Tâm hồn lãng mạn, mơ mộng của Phương Định
9. Đọc kĩ 3 câu văn cuối cùng của đoạn trích trên và cho biết:
a. Thành phần biệt lập nào đã được sử dụng?
- TPBL cảm thán: chao ôi
b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong 3 câu văn.
- Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá,
chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.
-> Phép lặp: những cái đó
-> Phép thế: Những cái đó = chúng
10. Qua đoạn trích trên, em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp của nhân vật tôi? Trả lời bằng 6 câu văn liên tiếp.
- Tình yêu quê hương, yêu nước
- Tâm hồn lãng mạn
11. Trong chương trình Ngữ văn 9, em cũng học 1 bài thơ khắc họa nỗi nhớ quê nhà với người lính, cũng là
nỗi nhớ của người lính với quê nhà. Em hãy chép lại dòng thơ ấy. Nêu tên văn bản và tên tác giả.
- Đồng chí - Chính Hữu: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

You might also like