You are on page 1of 8

Các câu hỏi ôn tập văn 9

Tác phẩm

Những ngôi sao xa xôi


_Lê Minh Khuê_

1. Nêu HCST của tác phẩm. Còn tác phẩm nào cũng sáng tác cùng thời kì đó?
- HCST: năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra
ác liệt
- Tác phẩm dáng tác cùng thời kì: Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng,
BTVTĐXKK-Phạm Tiến Duật, Tiếng gà trưa-Xuân Quỳnh,..

2. Chủ đề của tác phẩm là gì?


- Chủ đề: Tác phẩm đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm,
cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh những rất hồn nhiên, lạc quan của
những cô gái thanh niên xung phong

3. Tóm tắt tác phẩm bằng một đoạn văn


- Câu chuyện kể về 3 cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt
đường trên tuyến đường Trường Sơn: Chị Thao, Nho, Phương Định
- Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm, nhiệm vụ của họ là trinh
sát tuyến đường Trường Sơn, đó là một công việc vô cùng nguy hiểm
- Sau một lần địch ném bom, chị Thao phân công Nho và chị lên cao điểm
trinh sát, Phương Định ở lại trực điện thoại. Nhìn những người đồng đội
phải ngoài kia làm nhiệm vụ đầy nguy hiểm, Phương Định không khỏi lo
lắng.
- Sau nửa tiếng, chị Thao và Nho về báo tin cần lấp hơn nghìn khối đất vào hố
bom và còn đến 4 quả bom chưa nổ
- Đến tối, 3 cô gái tiếp tục nhiệm vụ của mình trên cao điểm. Chị Thao phân
công Phương Định một quả trên đồi, Nho: 2 quả dưới lòng đường, và chị
Thao: 1 quả dưới hầm barie cũ
- Nhiệm vụ hoàn thành nhưng Nho bị thương. Chị Thao và Phương Định đưa
Nho về hang chăm sóc, tiêm và pha sữa cho Nho
- Bất chợt một cơn mưa đá ập đến làm 3 cô gái thích thú và vui vẻ. Phương
Định bồi hồi nhớ về những kỉ niệm quá khứ, cô cảm thấy tiếc nuối vì cơn
mưa đã chóng tạnh

4. Nêu đề tài của tác phẩm


- Đề tài: Viết về cuộc sống chiến đấu của thanh nien xung phong, booj đọi
trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ

5. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác
dụng gì trong việc biểu đạt nội dung truyện?
- Truyện được trần thuật từ nhân vật chính Phương Định
- Tác dụng:
+ Tái hiện chân thực, cụ thể không khí ác liệt của chiến trường
+ Dễ dàng biểu đạt thế giới nội tâm, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, tăng
tính chân thực cho câu chuyện

6. Nêu ý nghĩa nhân đề của tác phẩm?


- Hình ảnh những ngôi sao xa xôi là những vì tinh tú láp lánh, tỏa sáng trên
bầu trời đêm gợi liên tưởng tới vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung
phong trẻ trung, hồn nhiên, dũng cảm, lạc quan....
- Các cô và thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ là những
ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam, sáng ngời vẻ đẹp của chur nghĩa
anh hùng cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ
- Nhan đề đã khái quát chủ đề tư tưởng của tác phẩm

7. Giới thiệu về tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm


- Tên nhân vật
- Nhiệm vụ
- Hoàn cảnh sống và làm việc
- Tính cách từng người
- Phẩm chất chung

8. Giới thiệu nhân vật Phương Định


- Tên nhân vật
- Quê quán, nghề nghiệp
- Hoàn cảnh sống, làm việc
- Tính cách
- Phẩm chất

9. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn “những con quỷ mắt đen” là
gì? Hình ảnh đó giúp em hiểu gì về những cô gái thanh niên xung phong?
- Dấu ngoặc kép: ý nghĩa đặc biệt
- Hình ảnh thể hiện:
+ hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, nguy hiểm
+ tinh thần lạc quan, sự hồn nhiên, yêu đời của các cô gái bất chấp gian khổ

10.Xác định khởi ngữ trong câu văn “Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt
nhem nhuốc”. Em còn bắt gặp hình ảnh nụ cười nào của những người anh
hùng chống Mỹ trong các tác phẩm văn học?
- Khởi ngữ: Cười
- Hình ảnh nụ cười
“Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
BTVTĐXKK - Phạm Tiến Duật

11.Ngoài tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, hãy kể tên hai tác phẩm thơ và
truyện trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có nội dung phản ánh sự khốc
liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước tại chiến trường miền Nam.
Nêu rõ tác giả của từng tác phẩm.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiệt Duật

12.Vì sao Lê Minh Khuê lại gọi các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường là
“ngôi sao xa xôi”?
- Ánh sáng của các vì sao thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ
chói loà như mặt trời, và cũng không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt
trăng. Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới phát hiện ra
những ngôi sao ấy.
- Vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong ấy cũng như vậy. Và chúng lại “xa
xôi”, vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng
những vẻ đẹp như thế.

13.Cho đoạn văn sau:


“Thời gian bắt đầu căng lên...
- Trinh sát chưa về!”
a. Dấu ba chấm trong đoạn văn trên có tác dụng như thế nào?
b. Xét theo mục đích nói, câu văn “Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi
không quay về?” thuộc loại câu gì?
c. Cảm nhận về nhân vật Phương Định qua đoạn trích trên bằng một
đoạn văn quy nạp
a. Dấu ba chấm: Thể hiện những điều còn chưa được diễn tả hết trong suy
nghĩ của Phương Định
b. Xét theo mục đích nói, câu văn trên là câu nghi vấn
c.- Mở đoạn
- Thân đoạn
+ Hoàn cảnh
+ Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc của Phương Định
- Kết đoạn
14.Trong tác phẩm, nhân vật luôn đan xen đại từ “tôi” và “chúng tôi”. Khi
nào nhân vật sử dụng đại từ “tôi”, khi nào nhan vật sử dụng đại từ
“chúng tôi”? Kể tên một văn bản khác cũng đan xen hai đại từ ấy.
- Tôi: Khi Phương Định kể riêng về những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
- Chúng tôi: Khi giới thiệu về hoàn cảnh sống, nhiệm vụ của cả 3 cô gái
- Văn bản có cách dùng ngôi kể tương tự: Hai cây phong - Ai-ma-tốp

15.Trong tác phẩm có sử dụng rất nhiều những câu văn ngắn. Hãy nêu tác
dụng của những câu văn đó
- Diễn tả bầu không khí căng thẳng, ác liệt nơi chiến trường
- Thể hiện sự lo lắng, căng thẳng, hồi hộp của nhân vật
→ tinh thần dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh

16.Câu văn “Thần chết là một tay không thích đùa” đã sử dụng phép nghệ
thuật nào? Cho biết tác dụng của nghệ thuật đó?
- Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa gọi thần chết là ”một tay”
→ Gợi hình dung: Trong mắt các cô gái thanh niên xung phong cái chết chỉ
là một con người, chứ không hề đáng sợ
→ Gợi cảm nhận: Tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh, tâm hồn lạc quan
của các cô gái

17.Cho đoạn trích sau:


“Tôi dùng xẻng nhỏ … Hoặc là mặt trời nung nóng”
a. Xét theo mục đích nói, câu văn “Nhanh lên một tí!” thuộc kiểu câu gì? Tại
sao?
b. Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào?
c. Phân tích nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn
Tổng-Phân-Hợp
a. Câu văn trên thuộc kiểu câu cầu khiến
- Dấu hiệu: từ ngữ cầu khiến “tí”, dấu “!”
b. Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ đọc thoại nội tâm
c. - Mở đoạn
- Thân đoạn
+ Hoàn cảnh: Phương Định phá bom trong bầu không khí đầy căng thẳng
+ Sự dũng cảm, tinh thần trách nhiệm
- Kết đoạn

18.Cho đoạn văn sau:


“Quen rồi … cát lạo xạo trong miệng”
a. Các câu “Quen rồi”; “Ngày nào ít: ba lần” trong đoạn văn thuộc kiểu câu
gì?
b. Những từ ngữ được gạch chân trong các câu “Tôi có nghĩ tới cái chết.
Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ,
bom có nổ không?” thể hiện phép liên kết nào?
c. Nhận xét về giọng điệu của đoạn văn trên. Giọng điệu đó cho em thấy
được điều gì ở nhân vật?
a. Kiểu câu: Câu rút gọn
b. Phép liên kết: phép nối
c. Giọng điệu thản nhiên, bình tĩnh → tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh,
tinh thần trách nhiệm trước công việc đến không màng tính mạng

19.Kể tên các văn bản cũng sử dụng hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm
trong chương trình ngữ văn 9?
- Làng - Kim Lân, Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du, Bến quê - Nguyễn Minh
Châu

20.Trong lúc Nho bị thương, tại sao dù thích hát nhưng Phương Định lại nói
“Tôi không muốn hát lúc này?”
- Vì Phương Định đang lo lắng cho Nho, đang buồn khi nhìn thấy đồng đội bị
thương. Trước khoảnh khắc đó cho dù có yêu thích đến mấy Phương Định
cũng không còn tâm trí để hát → tình đồng chí đồng đội giữa Phương Định
và đồng đội thật giống như tình cảm ruột thịt. Phương Định là một cô gái
luôn quan tâm và yêu thương đồng đội, có tình cảm đồng chí đáng ca ngợi

21.Cho đoạn văn: “Chao ôi... trong tâm trí tôi...”


Đoạn văn trên có sử dụng những phép liên kết nào? Chỉ rõ
- Phép lặp “những cái đó”
- Phép nối “Rồi”
- Phép thế “chúng”

22.Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong tác phẩm bằng một
đoạn văn Tổng Phân Hợp
- Mở đoạn
- Thân đoạn:
+ Hoàn cảnh
+ Vẻ đẹp tâm hồn
+ Vẻ đẹp phẩm chất
- Kết đoạn

23.Cảm nhận về vẻ đẹp của ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường trong tác
phẩm bằng một đoạn văn diễn dịch
- Mở đoạn
- Thân đoạn
+ Hoàn cảnh
+ Vẻ đẹp tâm hồn
+ Vẻ đẹp phẩm chất
- Kết đoạn
24.Trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi", kể về một lần phá bom của
Phương Định, tác giả Lê Minh Khuê viết:
"Vắng lặng đến phát sợ.... Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có
thể cứ đàng hoàng mà bước tới."
a. Hãy ghi lại một câu văn có sử dụng thành phần biệt lập trong đoạn
trích trên và gọi tên thành phần biệt lập đó.
b. Phá bom là nhiệm vụ nguy hiểm của Phương Định và đồng đội.
Theo em, điều gì khiến các nhân vật hoàn thành được nhiệm vụ đó?
a. Câu văn sử dụng thành phần biệt lập: “Chắc có, các anh ấy có những
cái ống nhóm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”
→ thành phần biệt lập tình thái “Chắc”
b. Điều giúp các nhân vật hoàn thành được nhiệm vụ nguy hiểm đó là
sự dũng cảm, không sợ hi sinh, tinh thần trách nhiệm bất chấp sự
nguy hiểm tính mạng

25.Bằng một đoạn văn TPH, hãy phân tích tâm trạng và hành động của
Phương Định trong một lần làm nhiệm vụ phá bom
- Mở đoạn
- Thân đoạn
+ Hoàn cảnh
+ Phân tích tâm trạng và hành động của Phuơng Định → sự dũng cảm, tinh
thần trách nhiệm trong công việc
- Kết đoạn

You might also like