You are on page 1of 5

Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

I. TÌM HIỂU CHUNG


1. Tác giả: Lê Minh Khuê
- Sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá.
- Trong kháng chiến chống Mĩ, bà gia nhập thanh niên xung phong. Bà chủ yếu
viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau năm 1975, tác phẩm của bà bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội
và con người trên tinh thần đổi mới.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác năm 1971
+ Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.
+ Lúc đó Lê Minh Khuê là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
- Thể loại: truyện ngắn
- Ngôi kể: thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật Phương Định
- Tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả biểu hiện thế giới nội tâm nhân vật,
trực tiếp nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả sinh động hiện thực cuộc chiến đấu ở
một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Rút ngắn khoảng cách giữa người kể chuyện và người đọc để câu chuyện hiện lên
chân thực, tự nhiên và đáng tin cậy hơn.

- Ý nghĩa nhan đề:


- Nghĩa thực: vì tinh tú trên bầu trời, làm nên vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ.
- Nghĩa ẩn dụ:
+ Những ngôi sao xa xôi biểu tượng cho lý tưởng sống cao đẹp (vì nó liên tưởng
đến ngôi sao trên mũ người chiến sĩ)
+ Những ngôi sao xa xôi hiện thân cho vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mộng mơ
+ Những ngôi sao xa xôi biểu tượng cho vẻ đẹp của các nữ TNXP
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hoàn cảnh sống & chiến đấu của 3 nữ thanh niên xung phong:

 Hoàn cảnh sống:

- Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, giữa 1 trọng điểm của tuyến đường
Trường Sơn.
- Là nơi đầy bom đạn ác liệt, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc.
+ " Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ l, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá
xanh"
+ "...đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần"
+ "Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…"

 Công việc:

- Phải chạy trên cao điểm


- Khi có bom nổ thì chạy trên cao điểm đo khối lượng lấp đất, bom. Đếm bom
chưa nổ, cần thì phá bom.
-> Vô cùng mạo hiểm, sự sống và cái chết mong manh vì " Thần chết là một tay
không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom"
2. Vẻ đẹp của 3 nữ TNXP:
a) Vẻ đẹp chung:

 Có lý tưởng sống, tình yêu nước thiết tha:

- Đều rất trẻ, vào chiến trường khi vừa rời ghế nhà trường, họ sẵn sàng cống hiến
tuổi thanh xuân và cả đời cho đất nước.

 Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và cuộc sống:

- Sống và làm việc có kỉ luật, tuân thủ mệnh lệnh của chị Thao:
+ "Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị."
+ "Tôi, một quả dưới trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả
dưới chân hầm ba-ri-e cũ."
- Trong công việc phá bom rất nguy hiểm mà Phương Định chỉ nghĩ đến: "...liệu
mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ 2 ?"
- Sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của mình chứ không làm phiền đồng đội khác
ngày đêm san lấp mặt đường: "Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không…
Như mọi lần, chúng tôi sẽ giải quyết hết."

 Có lòng dũng cảm, không sợ hi sinh:

- Hoàn cảnh sống của họ: nơi thiếu vắng sự sống, chỉ có bom đạn. Công việc lại rất
nguy hiểm
-> không chỉ đòi hỏi bản lĩnh mà cần cả lòng dũng cảm.
- Mỗi lần phá bom, các cô gái có nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết rất mơ
hồ,nhẹ tựa lông hồng.

 Có tình đồng đội gắn bó, keo sơn:

- 3 cô gái sống và chiến đấu ở dưới hang cao điểm, tuy có hoàn cảnh, xuất thân
khác nhau nhưng họ gắn bó với nhau như ruột thịt.
- Sự yêu thương chăm sóc được thể hiện trong một lần Nho bị thương:
+ Chị Thao cuống quýt hỏi: "Nho, bị thương chỗ nào ? Bị ở đâu, em ?", nghẹn
ngào khi thấy Nho được moi từ trong đất, máu túa ra, từ cánh tay, ngấm vào đất
+ Phương Định chăm sóc ân cần: "Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp
than", rửa vết thương, pha sữa cho Nho.
+ 2 chị em thay nhau hát Hành khúc bộ đội, Ca-chiu-sa, ….để Nho cứng cỏi, vững
vàng hơn.

 Họ là những cô gái có tâm hồn nhạy cảm, nhiều mộng mơ:

- Vui thích cuống cuồng khi thấy mưa đá.


- Trong cơn mưa, Phương Định nhớ về những hồi ức mộng mơ khi còn ở Hà Nội.
b) Vẻ đẹp riêng:

 Chị Thao:
- Chị từng trải hơn, chị dự tính tương lai thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu
nhưng khao khát của tuổi trẻ:
- Chị hát không hay nhưng rất thích hát: "...chị không hát trôi chảy được bài nào.
Nhưng chị lại có 3 quyển sổ dày, chép bài hát"
- "Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình,
tỉa nhỏ như cái tăm."
- Chị rất sợ máu, vắt -> chị hiện lên thật đáng yêu.
- Dù thế nhưng "trong công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo", thong
thả nhai bánh, "bình tĩnh đến phát bực"

 Nho:

- Ít tuổi nhất, toát lên vẻ trẻ trung, hồn nhiên, lúc nào cũng mát mẻ như một cây
kem trắng, thích ăn kẹo.
- Khi đối mặt với gian khổ, ở Nho hiện lên vẻ dũng cảm, kiên định, dù bị thương
vẫn không kêu ca, không để đồng đội lo lắng.

PHƯƠNG ĐỊNH:

I. Vai trò:
- Là nhân vật chính, người kể chuyện => thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm
- Nhân vật thể hiện rõ điểm nhìn nghệ thuật của nhà văn.
II. Vẻ đẹp:
1. Xuất thân: cô gái Hà Nội, vừa rời ghế nhà trường đã lên đường chiến đấu. Cô
được biên chế vào tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Đặc biệt,
cô có một thời thiếu nữ hồn nhiên, vô tư bên mẹ ở căn phòng nhỏ ở đường phố yên
tĩnh trước chiến tranh
2. Ngoại hình: là một cô gái khá với "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ
cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", đôi mắt có cái nhìn xa xăm.
3. Vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn:

 Cô gái có lý tưởng sống cao đẹp


 Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
 Có lòng quả cảm, không sợ hi sinh

-> Đặc biệt được thể hiện trong 1 lần phá bom của Phương Định:
- Phá bom là công việc hết sức nguy hiểm. Dù đây là công việc hàng ngày nhưng
mỗi lần phá bom vẫn là một thách thức lớn.
- Lúc đến gần quả bom: "vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng"
- Phương Định cảm giác các anh cao xạ đang theo dõi mình khiến cô không còn sợ
và không đi khom nữa "Tôi sẽ không đi khom….tôi không sợ nữa."
- Lúc phá bom, "lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người,
cứa vào da thịt tôi."-> Phương Định thấy sao mình làm chậm quá phải làm nhanh
hơn.
- Trong lúc chờ bom nổ, Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng cái chính vẫn là
nỗi lo lắng: "Liệu mìn có nổ, bom có nổ không?..."

 Có tình đồng đội gắn bó, keo sơn


 Là cô gái có cá tính, trẻ trung, tâm hồn phong phú:

- Phương Định mê hát, thường cứ thuộc một điệu nhạc nào là tự bịa ra lời ngớ ngẩn
khiến chính cô phải bò ra cười.
- Thích ngồi bó gối mơ màng để sống với không gian của nghệ thuật.
- Tâm hồn mộng mơ: Phương Định vui thích khi được chứng kiến cơn mưa đá, nhớ
về bao nhiêu kí ức tuổi thơ.
- Cô ý thức được vẻ đẹp của mình:"Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá."
- Dù các cô gái khác xúm nhau đối đáp với các anh bộ đội nhưng cô vẫn không săn
sóc, vồn vã
=>CHỐT: 3 cô gái là hình ảnh tiêu biểu cho những nữ TNXP ở Trường Sơn
trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến đấu, họ luôn là những
chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, tâm hồn của họ luôn trong sáng, lạc quan, yêu
đời. Vẻ đẹp của họ là hiện thân cho vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam những năm
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

You might also like