You are on page 1of 5

Ôn thi giữa hkII môn Văn phần tập làm văn

Đề 1.
Mở bài:
Ở tuổi đôi mươi, có người đã làm nên mùa Xuân của Tổ quốc, và cũng ở tuổi đôi mươi, có muôn
vàn đóa hoa hiến dâng hương sắc cho đời. Hay như trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê được viết vào năm 1971 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đầy gian nan và thách thức,
có những vì sao luôn tỏa sáng lung linh, góp thêm hy vọng trong đôi mắt trẻ, thắp sáng nên bầu trời
dân tộc đang bị bóng đêm của chiến tranh che phủ. Những ngôi sao rực rỡ ấy chính là những cô gái
trẻ Phương Định, Nho và chị Thao. Tác phẩm đã để lại một dấu ấn thật khó quên trong lòng người
đọc về những tấm gương tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời kì kháng chiến, đặc biệt qua
nhân vật Phương Định.
“Những ngôi sao xa xôi” đã khắc họa cuộc sống nơi chiến trường của ba cô gái thanh niên xung
phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ
gồm hai cô gái trẻ là Phương Định và Nho, còn có tổ trưởng là chị Thao. Nhiệm vụ của họ là quan sát
địch ném bom, đo khối lượng đất cần san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết
sức nguy hiểm vì họ phải thường xuyên chạy trên cao điểm và đối diện với “thần chết” trong mỗi lần
phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm và cách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở
nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn hiện hữu những niềm vui
của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là tình cảm đồng đội keo sơn gắn bó,
dẫu cho mỗi người một cá tính. Phần cuối truyện là tình huống bộc lộ được suy nghĩ, hành động, tâm
lí của các cô gái trẻ, đặc biệt là nhân vật Phương Định trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương
Định và Thao chăm sóc cho Nho. Bỗng một trận mưa đá xuất hiện khiến các cô gái rất thích thú.
Trong bài thơ Khúc Bảy, nhà thơ Thanh Thảo đã từng viết :
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
(Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?)”
Ba cô gái thanh niên xung phong tuổi đời con rất trẻ. Họ là những đóa hoa của thanh xuân. Vì nghe
theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, họ đã thắp sáng lên trong chính trái tim mình một ngọn lửa
yêu nước bất diệt. Ngọn lửa ấy thôi thúc họ được cống hiến, khiến họ tình nguyện rời xa gia đình, xa
cái xóm nhỏ để đến nơi trọng điểm đầy gian khổ, đầy hiểm nguy. Họ dù còn trẻ, dù nhỏ bé nhưng lại
mang trong mình những phẩm chất đáng ngưỡng mộ, khiến người khác phải ngước nhìn. Sâu thẩm
trong tim của các chị, các chị luôn cho rằng được ra chiến trường, được vác súng, phá bom là niềm
vinh hạnh, đó chính là thứ mà mỗi người các chị luôn khao khát đạt được. Và khi được lựa chọn, các
chị xem chiến đấu vì tổ quốc là lựa chọn vinh quang, là nhìn thấy “khát khao làm nên sự tích anh
hùng”. Điều đó đã được thể hiện qua chính cái tên của nhiệm vụ. Mỗi khi ta nghĩ đến nơi chiến
trường khốc liệt, nơi đó không chỉ tồn tại những chiến sĩ ngoài mặt trận chiến đấu đến quên mình mà
nơi đó còn có những cô gái mở đường thầm lặng, họ ngày ngày bước dưới những cơn mưa bom và
thần chết thì luôn bước theo sau họ. Tuy khó khăn như vậy, cả ba cô gái Phương Định, Nho, và Thao
vẫn luôn dũng cảm đối mặt, không bao giờ trùng bước và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cho
tuyến đường Trường Sơn.
Ở ba cô gái, tinh thần chung đáng quý nhất đó là tình thần trách nhiệm cao trong công việc, gan
dạ, không quản ngại hi sinh. Họ có lý tưởng sống rất cao cả và nhận thức được ý nghĩa của công việc,
của nhiệm vụ mà mình đang làm, họ hiểu được việc liệu đất nước ta có được thống nhất hay không
một phần nào đó phụ thuộc vào con đường Trường Sơn mà họ đang ra sức bảo vệ. Tự bao giờ, chị
Thao, Phương Định và Nho đã như một khối thống nhất ý chí, khi có nhiệm vụ, họ cũng ngầm hiểu và
phân công công việc cho nhau rất ăn ý, rất nhịp nhàng: “”. Công việc của họ nguy hiểm thật đấy, gian
khổ thật đấy, nhưng chính sự dũng cảm, kiên cường của họ đã lấn át đi nỗi lo sợ, các cô gái đã rất
bình thản trong việc tiếp nhận những nhiệm vụ mới và đã dần quen với tiếng bom, tiếng pháo,…
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần” Đặc biệt, qua một lần phá
bom, nhà văn Lê Minh Khuê đã tinh tế miêu tả tâm lí, tinh thần trách nhiệm cao của các cô gái qua
suy nghĩ của nhân vật Phương Định. Đối với cô, mỗi lần cô phá bom là một lần cô nhìn thấy cái chết,
nó thật gần nhưng cũng thật lạ lẵm. Ừ thì cô rất hồi hộp, nhưng cô vẫn tự tin đối mặt, cô tin vào bản
thân mình, tin vào các chiến sĩ, tin vào đường cách mạng, cô có nghĩ đến cái chết, nhưng rất mơ hồ.
Thứ mà các cô gái quan tâm nhiều hơn cả chính là việc liệu quả bom đã nổ hay chưa, và nêu chưa nổ
thì làm sao cho nó nổ lần hai. Họ đặt việc hoàn thành nhiệm vụ lên trên cả tính mạng của họ Và chấp
nhận hi sinh bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ. Liệu có phải do hoàn cảnh đã ren dũa nên những
con người như vậy, hay vốn dĩ bản tính của họ đã kiên cường, bất khuất như vậy? Cũng chẳng còn
quan trọng, bởi ta chỉ biết rằng ở ba cô gái luôn hiện hữu sức mạnh phi thường, sự anh dũng, kiên
cường và can đảm.
Thế nhưng, dũng cảm, mạnh mẽ thôi thì vẫn chưa đủ, để hoàn thành tốt nhiệm vụ như vậy, họ còn
có tinh thần đoàn kết và tình đồng chí keo sơn gắn bó. Sự thấu hiểu nhau của họ không dừng lại trong
cuộc sống hằng ngày, mà con trong cả công việc: “” Tình đồng chí, đồng đội ở họ không chỉ xuất phát
từ hoàn cảnh công việc, mà còn là do sự tương đồng trong suy nghĩ, tâm lí của những cô gái tuổi đôi
mươi.. Họ cùng nhau chiến đấu, cùng nhau mơ mộng, vui đùa và luôn quan tâm đến nhau. Nếu như
không có tình yêu thuong đùm bọc lẫn nhau ấy, thì nhân vật Phương Định đã không miêu tả Nho một
cách thật cưng chiều và chan chứa đầy tình cảm: “”. Và nêu như nói họ không quan tâm nhau thì tại
sao khi nói chuyện với Đại đội trưởng, Phương Định lại gắt gẩu đáp: “Trinh sát chưa về”? Sự gắt gẩu
ấy xuất phát tự sự lo lắng, quan tâm của cô dành cho chị Thao và Nho, khi họ đang thực hiện công
việc hết sức nguy hiểm. Sự quan tâm, ân cần với nhau của ba cô gái đã được thể hiện rõ ràng qua việc
Nho bị thương trong lần phá bom. Trong khi đối mặt với bom đạn, họ lại rất bình thản thì khi biết
Nho bị thương, các cô gái hết sức lo lắng, bồn chồn, đứng ngồi không yên. Và chính câu nói của
Phương Định đã thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến của cô dành cho Nho: “ Thường thế, người
ngoài cảm thấy đau hơn người bị thương”. Chính tình yêu thương lẫn nhau ở nới chiến khu như thấp
lên trong tim của Phương Định một cảm giác được bảo vệ : “không gì cô đơn…. Vững vây.” Cả ba cô
gái đều coi nhau như gia đình ruột thịt của mình, nơi có chị cả, chị ba và em út. Tình cảm mà họ dành
cho nhau không dừng lại ở tình đồng chí mà còn là tình cảm gia đình.
(nếu nói Phương Định thì thêm vô ý: hiểu cho Thao, cho kẹo cho Nho, tiêm, pha sữa cho Nho)
Tuy sống trong môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm, nhưng các cô gái luôn có cho mình một tinh
thần lạc quan, yêu đời, mơ mộng và tự tìm thú vui cho mình. Bằng tinh thần lạc quan, họ tìm thấy
được niềm vui ngay trong công việc của mình: “ có khi bò trên cao … mắt đen”. Mỗi cô gái đều thích
làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh khó khăn, tự tạo niềm
vui : Phương Định thích hát, Thao thích chép nhạc, còn Nho thì thích thêu thùa. Mặc dù đang ở nơi
khốc liệt nhất, những những cô gái, những chàng trai nơi đó vẫn không quên thả một chút ngọt ngào,
một chút lãng mạn vào cuộc sống. Và chính cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện đã làm khơi dậy lại trong
họ một tâm hồn trẻ trung, nhí nhảnh, còn gợi lại trong họ bao nhiêu là kỉ niệm, là niềm tin, là hi vọng
cho một tương lai tươi sáng hơn. Chiến tranh cũng như cơn mưa đá, rồi sẽ qua mau và các cô, họ sẽ là
người chiến thắng.
Phân tích Phương Định:
Phương Định là một thiếu nữ đất Hà thành, vì nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, vì
biết đất nước đang cần mình, cô đã nguyện rời xa gia đình cảu mình để tham gia chiến đấu. Chính nhờ
đó đã tôi luyện cho cô một tinh thần trách nhiệm, sự bình tĩnh cũng như can đảm đối mặt với hiểm
nguy. Cô là nữ thanh niên xung phong đảm nhận một nhiệm vụ hết sức vất vả và nguy hiểm: là thành
viên của tổ trinh sát mặt đường. Cô nói về công việc của mình: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi
có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”
Sống và làm tại nơi trong điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong ba năm, cô đã trải qua những tình
huống cận kề cái chết, được nhìn thấy khung cảnh mà cô sẽ mãi không bao giờ quên: đất bốc khói,
không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì xa dần, vẫn luôn thấy “thần kinh căng như chão, tim đập bất
chấp cả nhịp điệu”. Những điều ây có lẽ chẳng còn làm cô sợ hãi, sự kiên cường, dũng cảm của cô đã
lấn át nỗi sợ, cô tiếp nhận những thách thức ấy một cách thản nhiên: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi
phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Phương Định luôn sống và làm việc hết mình vì tổ quốc,
cô coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ. Phẩm chất anh hùng của cô đã
được nhà văn Lê Minh Khuê miêu tả hết sức tinh tế qua một lần quả bom nổ chẩm. Dù đã quen với
công việc phá bom, một ngày có thể đến năm lần, nhưng mỗi lần như vậy, con người ai cũng phải trải
qua cảm giác căng thẳng, bởi đây là lúc cận kề với cái chết nhất, ranh giới giữa sự sống và cái chết
mới thật mong manh làm sao, cô cũng không ngoại lệ. Nhưng khi đến quả bom , cô không đi khom “
Khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Các cô gái Việt Nam là thế đây, tuy họ có nhỏ bé, có mảnh
dẻ nhưng không hề run sợ trước bom khói của kẻ thù. Cứ như một thói quen, đôi bàn tay cô khéo léo
thực hiện nhiều động tác như đào lỗ, chôn thuốc mìn, dòng dây cháy châm, châm ngòi rồi quay về nơi
trú ẩn. Những lần lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom, một tiếng động sắt như cứa vào trái tim cô, khiến
nó trễ một nhịp. Cô hồi hợp, lo lắng đấy và cô cũng đã nhiều lần nghĩ đến cái chết. Nhưng đối với cô,
nó thật mờ nhạt, vì với cô, hoàn thành nhiệm vụ của mình là quan trọng hơn hết, dù có phải hi sinh thì
cô cũng phải phá cho được quả bom ấy. Ở cô, ta không những thấy lòng dũng cảm, kiên cường, mà ta
còn thấy được cô là người rất có trách nhiệm. Cô hiểu được tầm quan trọng công việc của mình, nó có
ý nghĩa cho các anh em đông chí khác. Lòng can đảm, bất khuất của Phương Định, của các cô gái
thanh niên xung phong như ngọn lửa rực rỡ, bất diệt. Những chiến công của họ sẽ sống mãi, trường
tôn mãi và không bao giờ phai.
Tuy sống trong môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm, nhưng Phương Định luôn có cho mình một
tinh thần lạc quan, yêu đời, mơ mộng và tự tìm thú vui. Là một cô gái Hà Nội đầy trẻ trung, đầy nữ
tính. Cô tự nhận xét mình là “một cô gái khá” với “hai bím tóc dày, tương đối mềm”, “một cái cổ cao,
kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, “đôi mắt có cái nhìn xa xăm”. Vẻ đẹp ấy đã thu hút bao chàng trai.
Cô có cách cư xử rất ý nhị, khép nép của một người con gái Hà Thành. Cô cũng rất thích làm duyên,
thích ngắm mắt mình qua gương, thích ngồi bó gói mơ màng, thích thả hôn vào những điều xa xăm....
Vào chiến trường đã lâu, nhưng Phương Định vẫn giữ cho mình tâm hồn trong sáng, lạc quan và rất
yêu đời, cô thích hát, hay hát và thậm chí cô còn bịa ra lời bài hát. Ngay giữa nơi pháo đạn ấy, tiếng
hát của cô cất lên như xoa dịu tâm hồn của mọi người, cũng như của cô, khiến cô quên đi cơn mưa
bom, bão đạn, quên đi cả căng thẳng hiểm ngụy. Và rồi sự hồn nhiên, nhí nhảnh của cô một lần nữa
được khơi dậy khi một cơn mưa đá bỗng xuất hiện, cơn mưa đá như gợi lại trong cô bao nhiêu là kỉ
niệm, là niềm tin, là hi vọng cho một tương lai tươi sáng hơn. Chiến tranh cũng như cơn mưa đá, rồi
sẽ qua mau và cô, họ sẽ là người chiến thắng.
Thế nhưng, dũng cảm, mạnh mẽ thôi thì vẫn chưa đủ, để hoàn thành tốt nhiệm vụ như vậy, giữa
Phương Định và các cô gái khác còn có tinh thần đoàn kết và tình đồng chí keo sơn gắn bó. Sự thấu
hiểu nhau của họ không dừng lại trong cuộc sống hằng ngày, mà con trong cả công việc: “” Tình đồng
chí, đồng đội ở họ không chỉ xuất phát từ hoàn cảnh công việc, mà còn là do sự tương đồng trong suy
nghĩ, tâm lí của những cô gái tuổi đôi mươi.. Cô cùng họ chiến đấu, cùng nhau mơ mộng, vui đùa và
luôn quan tâm đến nhau. Nếu như không có tình yêu thuong đùm bọc lẫn nhau ấy, thì nhân vật
Phương Định đã không miêu tả Nho một cách thật cưng chiều và chan chứa đầy tình cảm: “”. Và nêu
như nói họ không quan tâm nhau thì tại sao khi nói chuyện với Đại đội trưởng, Phương Định lại gắt
gẩu đáp: “Trinh sát chưa về”? Sự gắt gẩu ấy xuất phát tự sự lo lắng, quan tâm của cô dành cho chị
Thao và Nho, khi họ đang thực hiện công việc hết sức nguy hiểm. Sự quan tâm, ân cần với nhau của
ba cô gái đã được thể hiện rõ ràng qua việc Nho bị thương trong lần phá bom. Trong khi đối mặt với
bom đạn, cô lại rất bình thản thì khi biết Nho bị thương, các cô hết sức lo lắng, bồn chồn, đứng ngồi
không yên. Cô băng bó cho Nho, pha sữa, tiêm thuốc. Và chính câu nói của Phương Định đã thể hiện
được tình yêu thương vô bờ bến của cô dành cho Nho: “ Thường thế, người ngoài cảm thấy đau hơn
người bị thương”. Chính tình yêu thương lẫn nhau ở nới chiến khu như thấp lên trong tim của Phương
Định một cảm giác được bảo vệ : “không gì cô đơn…. Vững vây.” Cả ba cô gái đều coi nhau như gia
đình ruột thịt của mình, nơi có chị cả, chị ba và em út. Tình cảm mà họ dành cho nhau không dừng lại
ở tình đồng chí mà còn là tình cảm gia đình.
Thao là đội trưởng trong tô, và cũng là người chị lớn tuổi và đáng kinh nhất. Khi làm nhiệm vụ,
chị là người rất bình tĩnh, quyết đoán và rât táo bạo. Trong những giây phút căng thẳng, chị vẫn còn
có thể ăn bích quy. Cư xử như người chị cả trong nhà, trách nhiệm đè lên đôi vai của chị rất nặng.
Khi có trận chiến, chị lệnh cho Phương Định ở lại hang trực điện còn chị và Nho thì lên mặt đường.
Lúc Nho bị thương, dù rất lo lắng nhưng chị không khóc . Chị mới thật kiên cường và mạnh mẽ làm
sao! Nhưng ẩn sâu bên trong một vẻ ngoài cứng rắn ấy, vẫn là một tâm hồn của thiếu nữ, chị thích
làm đẹp, thích chép nhạc. Thành viên cuối cùng trong tổ chính là Nho – được xem như là em út trong
nhà. Nho có dáng người nhỏ bé, mảnh khảnh như “một cây kem trắng”. Trong con người có vóc dáng
nhỏ bé ấy mong manh ấy lại có tinh thần chiến đấu luôn sẵn sàng, trên người dù có vô số vết thương
nhưng vẫn quyết không nằm trong viện quân y, quyết không làm phiền đến mọi người. Chị Thao và
Nho cũng là những tâm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh dũng.
Những con người trẻ tuổi, đấy nhiệt huyết, luôn cống hiến sức mình, nguyện hi sinh cho tổ quốc
không chỉ xuất hiện trong “nnsxx” của Lê Minh Khuê, mà ta còn bắt gặp qua tác phẩm “Khoảng trời –
hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tác phẩm đã ca ngợi những chiến công của các nữ anh hùng trên tuyến
đường Trường Sơn huyền thoại:
“ Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...”
Các tác giả đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong
phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian
khổ.. Một người nguyện hy sinh thân mình để hoàn thành nhiệm vụ, phá trái bom, một người nguyện
lấy thân mình, dùng tình yêu quê hương thấp lên ngọn lửa dẫn dụ quân địch, hứng lấy bom đạn nhưng
cả hai đều có chugn một lý tưởng sống. Họ là những con người yêu nước, họ có trách nhiệm trong
công việc của mình; không ngại gian khổ hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí
tưởng, sống là để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” chính là một thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật rât chân thực, chi tiết, đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lí điêu luyện. Truyện dù không có cốt
truyện xung đột, căng thẳng mà các cảnh liên tiếp nhau từ bao quát đến cụ thể, đem lại cảm giác tự
nhiên, chân thực, tạo điều kiện cho người đọc cảm nhận về hoàn cảnh sống và suy nghĩ của nhân
vật.
Là một người đã gắn bó với hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai
thác đề tài quen thuộc cùng chút lãng mạn của mình. “NNSXX” đã khắc họa nên hình ảnh những
cô gái thanh niên xung phong, tiêu biểu là nhân vật Phương ĐỊnh. Những cô gái tnxp được tác giả
ví như những vì sao lấp lánh, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Và chính nhờ những
chiến công, sự hi sinh của họ mới mang lại được nền hòa bình độc lập mà chúng ta đang tận hưởng
ngày nay. Vậy nên, ai trong chúng ta đều phải ghi nhớ công ơn to lớn của các cô gai mở đường,
của các chiến sĩ và của chính ông cha ta, bởi:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!”

You might also like