You are on page 1of 2

Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã thổi hồn vào ngòi

bút những cảm


xúc tinh tế, những kinh nghiệm chân thực trong đời sống chiến tranh mà bà đã từng trải qua để làm rõ lên
nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ thật sâu sắc, sống động. Tác phẩm được viết
vào năm 1971 – trong thời kì chống Mĩ cứu nước – bởi cây bút nữ đầy tài hoa chuyên về truyện ngắn,
những trang văn không chỉ là hồi ức về một thời chiến khốc liệt nhưng đẹp đẽ, gan góc nhưng đầy chất
trữ tình mà còn là dấu ấn về khoảng trời văn học ngập tràn thanh xuân của chính tác giả. Những trang văn
đầu tiên, thi nhân đã xây dựng các nhân vật với các đặc điểm tính cách rất đa dạng và phong phú, áng văn
kể về 3 nữ thanh niên xung phong là Phương Định, Nho và Thao, họ là những cô gái trong tổ trinh sát mặt
đừng với nhiệm vụ phá bom, bằng sự gan dạ, trách nhiệm cùng tinh thần lạc quan, giữa núi rừng bạt ngàn
và chiến tranh ác liệt, họ vẫn tràn đầy tự do, lí tưởng cùng với một khao khát về một tương lai tốt đẹp, với
cách đặc tả sâu sắc về tâm trạng và tính cách của họ đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tinh thần của tuổi trẻ Việt
Nam trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Đọc truyện ngắn những ngôi sao xa xôi, độc giả thấy
được Nho, Thao, Phương Đinh là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi, họ nghe theo
tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc mà rời xa gia đình, xa ánh đèn thành thị để tự nguyện đi chiến đấu nơi
chiến trường đầy bom đạn và chết chóc, 3 cô gái xung phong hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu
thít để thực hiện lí tưởng cao đẹp, qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều sáng lên với tinh thần trách
nhiệm cao với công việc, họ gan dạ, không sợ hi sinh mà sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, sự dũng cảm
của họ cũng được thể hiện ngay trong tên gọi “Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường, cái tên
gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng”. Dù chỉ có 3 cô gái nhưng cái tên gọi của họ đã góp
phần làm rõ lên một ý chí quyết tâm trong công việc học đang làm đó là rà soát bom mìn và phá bom,
không những thế, cái tên gòi của họ còn thể hiện một niềm khát khao của những nữ thanh niên xung
phong, họ muốn được góp sức mình vào những công việ hệ trọng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước vì với mỗi nữ thanh niên xung phong, đến với Trường Sơn là đến với lòng dũng cảm và tình yêu Tổ
quốc, đó chẳng phải là cái gì xa xôi mà chính là những công việc làm hàng ngày của các chị “ngồi ở cửa
hang quan sát bom nổ. Nếu thấy thì chạy lên cao điểm, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa
nổ và phá bom”, thông qua đó , nhà văn Lê Minh Khuê đã tạo ra một bức tranh chân thực và cảm động về
những người con của dân tộc đang hy sinh và chiến đấu vì độc lập và tự do của Tổ quốc. Sống với nhau,
cùng nhau làm việc, giữa họ còn hình thành tình đồng đội keo Sơn, gắn bó, cùng nhau vào sinh
ra tử trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn và đầy hiểm nguy đã giúp họ ngày càng gắn kết
với nhau và dần trở thành các chị em vô cùng than thiết với nhau, khi ra chiến trường thì họ luôn
tương trợ lẫn nhau và luôn liều mình giúp đỡ và động viên nhau, tình cảm đáng quý ấy nằm
trong sự chân thành, dứt khoát khi ai cũng muốn giành phần nguy hiểm, gian khổ về mình, trong
một tình tiết sáng giá của tác phẩm, Phương Định đã vô cùng lo lắng, bồn chồn khi chờ Thao và
Nho đi trinh sát trên cao điểm với nỗi lo lắng hai bạn không về tình cảm ấy nằm trong sự lo lắng,
cử chỉ chăm sóc khi Nho bị thương, Phương Định tận tình cứu chữa, chị Thao luống cuống
không cầm được nước mắt. Ba cô gái ấy không chỉ đẹp ở hình thức mà còn đẹp cả trong tâm
hồn, tuy sống mỗi ngày trong hang đá, sống giữa khói bụi và những lần mặt đất rung chuyển dữ
dội nhưng những cô gái này lại có tâm hồn rất đẹp, rất hồn nhiên, mơ mộng và lạc quan về tương
lai, ta như thấy được hình ảnh những người lính trong thế giời hiền thực nơi chiến trường miền
Nam, dù có phải trải qua bao khó khăn, gian khổ vì mưa bom bão đạn thì họ vẫn luôn giữ một
cái nhìn đầy trong sáng, tích cực về những ngày tháng tương lai tươi đẹp, về một bầu trời trong
xanh kh còn khói lửa của chiến tranh. Tuy có những nét đặc điểm chung những mỗi cô gái lại nổi
bật lên theo cách riêng của mình, chị Thao là tổ trưởng, giống như một người chị cả trong
gia đình, tính tình chín chắn, bình tĩnh, ít nhiều có sự từng trải, không dễ hồn nhiên mơ
ước, trong công việc, chị rất quyết đoán, dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ máu và vắt , chị
Thao thích chép bài hát, thích làm dáng, luôn quan tâm đến đồng đội, tự nhận phần nguy
hiểm về phía mình, cùng với đó là Nho, một cô gái trẻ, xinh xắn và hồn nhiên, được miêu
tả với những câu văn “Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”, có "cái cổ tròn và những
chiếc cúc áo nhỏ nhắn", hồn nhi ên là thế nhưng cô lại vô cùng mạnh mẽ và rắn rỏi trong chiến
tranh, cô bình thản vô cùng khi bị thương "Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc
gì phải khiến cho nhiều người lo lắng". Phương Định là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm,
là người kể chuyện, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Phương Định vốn là một cô gái Hà Nội, vào chiến trường được 3 năm, cô từng có một cuộc sống
bình yên bên người mẹ trong một căn buồng nó lại nơi phố xá yên tĩnh vào những ngày yên bình
trước chiến tranh, những kỉ niệm đó luôn sống dậy với cô trong những năm tháng ở chiến trường,
vào chiến trường, tuy sống và làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt nguy hiểm nhưng ở Phương
Định vẫn ngời lên những nét đáng yêu của tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu cho thế hệ thanh
niên xung phong trong thời kỳ cả nước kháng chiến gian khổ, dù cuộc sống chiến đấu nơi chiến
trường gian khổ ác liệt nhưng ở Phương Định ta vẫn thấy lung linh, tỏa sáng vẻ đẹp của một cô
gái tuổi mới đôi mươi trẻ trung, xinh đẹp với những phẩm chất cao đẹp như những vì sao trên
trời xa mà lại rất gần, vì đó là hình ảnh của những con người thực 1 thời trên tuyến đường
Trường Sơn, cô chính là hình ảnh tiêu biểu cho những cô gái thanh niên xung phong, hình
ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Lê Minh Khuê đã tái hiện lại
hình ảnh 3 nữ thanh niên xung phong nói chung, hình ảnh Phương Định nói riêng là những hình
ảnh đẹp, lí tưởng với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của tuổi trẻ trong chiến tranh, lòng dũng
cảm, tình yêu công việc, tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sự mơ mộng lạc quan, hình ảnh của
họ là hình ảnh của biết bao chàng trai cô gái thuở nào, hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong
góp thêm vào giai đoạn Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước về hình tượng con
người quen thuộc, truyện làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
Tuyệt tác văn chương ấy được trần thuật theo Phương Định, nhân vật xưng tôi và cũng là nhân
vật chính là Phương Định, mọi sự kiện hiện lên một cách sinh động, cách kể ấy đồng thời cũng
tạo điều kiện để tác giả thuận lợi trong việc miêu tả nội tâm. Đồng thời lựa chọn cách kể này
cũng là một thử thách với bản thân tác giả vì người viết phải thực sự am hiểu nhân vật của mình
và có khả năng hóa thân vào nhân vật, Lê Minh Khuê có th làm điều đó một cách thành công có
lẽ bởi vì bản thân nhà văn đã từng sống như vậy, Nhà văn đã rất chú ý trong việc sử dụng ngôn
ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật phù hợp với nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện cũng như ngôn
ngữ của nhân vật rất tự nhiên gần gũi với đời thường từ đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật
giúp người đọc hình dung rõ nét ấn tượng sâu đậm hơn về nhân vật đồng thười có cái nhìn chân
thực về những người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chồng Mĩ cứu nước. Qua áng văn chương
“Những ngôi sao xa xôi”, văn nhân Lê Minh Khuê đã giúp cho người đọc thấy được một nét đẹp
hào hùng, đáng trân trọng của thế hệ trẻ Việt Nam qua vốn hiểu biết và kinh nghiệm thực chiến
tại tuyến đường Trường Sơn đầy gian khổ, ác liệt

You might also like