You are on page 1of 9

Đề 1: Nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

I. Mở bài
Lê Minh Khuê là nhà văn nữ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Các tác phẩm củachị thường viết về
những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Một trong những tác phẩm tiêu biểu
là truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” sáng tác năm 1971. Ấn tượng sâu đậm nhất mà Lê Minh Khuê để lại
trong lòng bạn đọc. Ở truyện ngắn này là hình ảnhnhững con người dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao, có
tình đồng chí, đồng đội ngời sáng, có tâm hồn trong trẻo, giàu mơ mộng và nhạy cảm. Tất cả những vẻ đẹp ấy
được thể hiện tập trungnhất ở nhân vật Phương Định.
II. Thân bài
1. Vẻ đẹp của nhân vật
1.1 Ý thức về vẻ đẹp ngoại hình, điệu đà nhưng kín đáo, tế nhị
- Là con gái Hà Nội tuổi đời còn rất trẻ, cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạycảm và quan tâm
đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá:“ nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt cô, các anh lái xe bảo: “Cô có cái
nhìn sao mà xa xăm!”. Một vẻ đẹp đầy nữ tính và có chiều sâu.Cô còn biết rằng mình được nhiều người, nhất là
các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó khiếncô vui và tự hào. Qua đó ta thấy Phương Định là một cô gái
đẹp và ý thức rất rõ vẻ đẹp của mình.
- Phương Định rất thích soi gương để thấy đôi mắt đẹp của mình. Thì ra, những cô gái ở thờinào cũng vậy, dù
đang ở đâu và làm gì họ vẫn luôn thích ngắm mình và làm dáng. Dù biết nhiềungười dành tình cảm cho mình
nhưng cô không tỏ ra săn đón, vội vã. Trước họ, cô chọn một chỗ đứng riêng, “khoanh tay lại trước ngực và
nhìn đi nơi khác, môi mím chặt”, dù từ đáy lòng mình cô cũng rất quý mến họ, thích khi được họ để ý. Phải
chăng đó là nét văn hóa rất riêng của con gái Hà Nội ? Đó cũng chính là nét đẹp kín đáo đầy nữ tính rất đáng
yêu, đáng quý.
1.2 Hồn nhiên, mơ mộng, nhạy cảm, sống lạc quan, yêu đời
Phương Định còn là cô gái rất mơ mộng, luôn sống lạc quan, yêu đời . Vào chiến trường đã ba năm, đã
quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng ở côcũng như ở đồng đội
không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng. Cô thích “ngồi bó gối mơ màng”,“thích ngắm mình trong
gương” và“đặc biệt là cô rất mê hát”, nhiều khi cô còn“bịa ra lời mà hát”. Cô thích hát dân ca, thích hành
khúc của bộ đội khi hành quân, thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô… Phương Định hay hồi tưởng về tuổi
học trò hồn nhiên, vô tư, pha một chút tinhnghịch và mơ mộng của một thời thiếu nữ. Giữa tuyến lửa Trường
Sơn, Lê Minh Khuê vẫn có thể phát hiện ra những khoảnh khắc tươi mát của tâm hồn trong sáng, mơ mộng của
cô gái Hà Nội này. Nhìn Phương Định say sưa, háo hức cùng cơn mưa đá, người đọc không thể nghĩ rằng nơi
đây làtrọng điểm ác liệt của chiến tranh. Và rồi, khi đến với dòng cảm xúc của cô khi cơn mưa đá qua đicũng
nhanh như khi nó đến, ta mới cảm nhận trọn vẹn sự nhạy cảm của cô gái Trường Sơn ấy. Kỉ niệm ngọt ngào
sống dậy mãnh liệt và da diết trong hoài niệm của Phương Định làm cho người đọcmột lần nữa nhận ra điều
giản dị mà thiêng liêng : sự ác liệt của chiến tranh không thể nào dập tắt được sức sống bất diệt của tâm hồn
Việt Nam, trái tim thiết tha yêu hòa bình, yêu cái đẹp của con người Việt Nam.
1.3 Giàu tình đồng đội
Cô yêu quý hai người đồng đội. Trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt, cái chết kề bên, ở họ luôn có tình
đồng chí, đồng đội thắm thiết. Trong cuộc sống hàng ngày, họ gắn bó, yêu thương nhau như chị em trong một
gia đình. Người đọc thật cảm động trước hình ảnh bom nổ, hầm sập, chịThao và Định phải moi đất bế Nho lên.
Máu túa ra ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào, Định rửa vết thương, tiêm thuốc, pha sữa cho Nho và rồi chị
Thao lại giục Định hát. Tình đồng đội thật đáng trân trọng làm sao ! Đặc biệt cô dành tình cảm và niềm cảm
phục cho tất cả những chiến sĩ mà côgặp hàng ngày trên trọng điểm của con đường ra mặt trận. Với cô, “những
người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người có ngôi sao trên mũ”.
1.4 Gan góc, dũng cảm, giàu tinh thần trách nhiệm
Để rồi, khi đến với một Phương Định trong một lần phá bom, người đọc lại thêm một bất ngờ khi cảm nhận
được vẻ đẹp của lòng dũng cảm, của phẩm chất anh hùng trong cô gái điệu đà, mơ mộng ấy của Hà Nội thanh
lịch, hào hoa. Ngòi bút Lê Minh Khuê ở những trang văn này tỏ ra rất tinh tế và sắc sảo khi miêu tả dòng tâm
trạng của nhân vật Phương Định. Công việc phá bom đối với cô, đối với đồng đội cô là một công việc quen
thuộc nhưng vô cùng nguy hiểm. Mỗi lần phá bom là một lần thử thách với thần kinh cho tới từng cảm giác. Cô
tiến về phía quả bom mà cảm giác đượcánh mắt các anh cao xạ đang dõi theo mình. Như được tiếp thêm sức
mạnh, cô cảm thấy tự tin, vững vàng hơn. Bằng lòng tự trọng rất “con gái”, cô quyết định không đi khom mà sẽ
đàng hoàng bước tới. Bởi cô không muốn các anh nghĩ mình yếu đuối. Ở bên quả bom, sát kề với cái chết im
lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn. Cô cảm thấy chiếc xẻng chạm vàoquả
bom sắc nhọn đến ghê người như cứa vào da thịt, rồi cô cảm thấy như quả bom nóng lên - một dấu hiệu chẳng
lành. Dù vậy nhưng cô không một chút lúng túng. Cả khi nghe thấy tiếng còi của chị Thao - người đồng chí của
mình báo hết giờ, cô vẫn bình tĩnh, gan dạ, cẩn thận với thao tác cuốicùng và chạy về nơi ẩn nấp. Căng thẳng
nhất đối với cô không phải giây phút ở bên cạnh quả bom mà là giây phút chờ bom nổ. Cô có nghĩ tới cái chết,
nhưng là“một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm
cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. Vậy đó, lòng yêu nước, sự quả cảm và tinh thần trách nhiệm với công
việc đã giúp cô chiếnthắng sự sợ hãi, vượt lên sự đe dọa của tử thần để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
2. Đánh giá
Có thể nói khi xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn phương thức trầnthuật hợp lý khi nhà
văn để nhân vật tự xưng tôi và kể chuyện mình. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tảtâm lý nhân vật đã đạt đến mức
tinh tế nhất. Ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, tẻ trung, nữ tính.Tất cả đã khắc họa một nhân vật chính thật
sống động, chân thực. Nhân vật Phương Định với nhữngnét phẩm chất cao đẹp của một nữ thanh niên xung
phong thật sự là hình tượng tiêu biểu cho những cô gái Trường Sơn, cho tuổi trẻ Việt Nam trong những năm
chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
III. Kết bài
“Những ngôi sao xa xôi” đã làm sống lại trong lòng người đọc về những chiến công phithường của ba cô gái
trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Hình ảnh của họ sẽmãi lung linh, tỏa sáng như
những ngôi sao trên bầu trời. Đặc biệt, khắc sâu trong lòng ta là vẻ đẹpcủa lòng dũng cảm, vẻ đẹp của tinh thần
lạc quan, yêu đời, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhân vật Phương Định. Ngôi sao ấy sẽ mãi lấp lánh
trong cuộc sống của chúng ta hôm nay.
Đề 2: Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
I. Mở bài
Lê Minh Khuê là nhà văn nữ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Các tác phẩm củachị thường viết về
những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Một trong những tác phẩm tiêu biểu
là truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” sáng tác năm 1971. Bằng giọng văn giản dị, chân thành, giàu cảm
xúc, tác giả đã khắc họa cuộc sống chiến đấu của ba cô gái tại một trọng điểm trên tuyến đường huyền thoại ấy.
Qua đó, giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của cáccô gái thanh niên xung phong thật rõ nét.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu
Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong là Nho, Phương Định và chị Thao làm thành “tổ trinh sát mặt
đường”. Họ ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường TrườngSơn – con đường huyết
mạch, con đường nối hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam, con đường trọng yếu của cuộc chiến
tranh nhân dân thần thánh. Nơi đây, bom đạn kẻ thù trút xuống như mưa cả ngày lẫn đêm, con đường bị xới nát
hàng ngàn, hàng vạn tấn bom của kẻ thù. Khung cảnh xung quanh nơi họ ở được miêu tả tạo cho người đọc cảm
giác về một không gian mà sự sống đã bịhủy diệt : đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn ; hai bên
đường không có lá xanh, thân cây bị tước khô cháy, những cây rễ nằm lăn lóc ; ngổn ngang những hòn đá to,
một vài thùng xănghoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. Với ngôn từ giản dị, với những hình ảnh
nóng hổi hơi thở cuộc chiến, nhà văn giúp người đọc cảm nhận được sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh và
hoàn cảnh sống khắc nghiệt của ba nữ thanh niên xung phong. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm. Họ phải
chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch, từng giờ đối
mặt với bom rơi đạn nổ. Khi có bom nổ, họ phải chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom rồi đếm số bom
chưa nổ và phá bom. Đó là công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng
cảm và hết sức bình tĩnh. Nhưng đối với ba cô gái này thì công việc đó đã trở thành công việc thường ngày của
họ. Có thể nói, họ là đại diện tiêu biểu nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ từng ngày,
từng giờ sống trong bão đạn mưa bom.
Đề 2: Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
I. Mở bài
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu
Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong là Nho, Phương Định và chị Thao làm thành “tổ trinh sát mặt
đường”. Họ ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết
mạch, con đường nối hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam, conđường trọng yếu của cuộc chiến tranh
nhân dân thần thánh. Nơi đây, bom đạn kẻ thù trút xuống như mưa cả ngày lẫn đêm, con đường bị xới nát hàng
ngàn, hàng vạn tấn bom của kẻ thù. Khung cảnh xung quanh nơi họ ở được miêu tả tạo cho người đọc cảm giác
về một không gian mà sự sống đã bị hủy diệt : đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn; hai bên đường
không có lá xanh, thân cây bị tước khô cháy, những cây rễ nằm lăn lóc; ngổn ngang những hòn đá to, một vài
thùng xănghoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. Với ngôn từ giản dị, với những hình ảnh nóng hổi hơi
thở cuộc chiến, nhà văn giúp người đọc cảm nhận được sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh vàhoàn cảnh sống
khắc nghiệt của ba nữ thanh niên xung phong. Công việc của họ vô cùng nguyhiểm. Họ phải chạy trên cao
điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch, từng giờ đối mặt với bom
rơi đạn nổ. Khi có bom nổ, họ phải chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom rồi đếm số bom chưa nổ và phá
bom. Đó là công việc phải mạo hiểm với cáichết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức
bình tĩnh. Nhưng đối với ba cô gáinày thì công việc đó đã trở thành công việc thường ngày của họ. Có thể nói,
họ là đại diện tiêu biểu nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ từng ngày, từng giờ sống trong
bão đạnmưa bom.
2. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong
2.1 Nét chung
Nhưng chính trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt đó, hình ảnh ba nữ thanh niên xung phonglại sáng ngời lên với
những phẩm chất cao đẹp. Nho, Phương Định, chị Thao tuy có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau,
nhưng họ đều có phẩm chất chung của những nữ thanh niên xung phong nơi chiến trường. Với công việc
hàng ngày, họ là những người có tinh thần trách nhiệm, cólòng dũng cảm, không sợ hi sinh. Họ luôn biết tự chủ
và bình tĩnh trong mọi tình huống. Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực để tái hiện cảnh phá bom vô
cùng nguy hiểm của ba cô gáithanh niên xung phong. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa. Cảnh vật
bị hủy diệt : câyxác xơ, đất nóng. Hình ảnh Phương Định dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả bom, đàng
hoàng mà bước tới khiến mỗi người đọc chúng ta cũng không tránh khỏi sự hồi hộp, căng thẳng. Nhà văn
đãthật tinh tế khi miêu tả những biến thái tâm trạng của Phương Định : có lúc rùng mình. Thế rồi quả bom nổ,
mảnh bom xé không khí. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, Nho bị thương. Có thể khẳngđịnh rằng với đoạn
văn trên, Lê Minh Khuê đã dựng lên một tượng đài đầy khí phách anh hùng
của ba nữ thanh niên xung phong. Lòng dũng cảm của họ đã ngời sáng trong khói lửa của bom đạn. Những
chiến công của họ đã sống mãi cùng với thời gian và lòng người.Trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt, cái
chết kề bên, ở họ luôn có tình đồng chí, đồng độithắm thiết. Trong cuộc sống hàng ngày, họ gắn bó, yêu thương
nhau như chị em trong một gia đình. Người đọc thật cảm động trước hình ảnh bom nổ, hầm sập, chị Thao và
Định phải moi đất bế Nholên. Máu túa ra ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào, Định rửa vết thương, tiêm thuốc,
pha sữa cho Nho và rồi chị Thao lại giục Định hát. Đó là những hình ảnh thường nhật trong cuộc sống chiến
trường của họ.Không những thế, họ đều là những cô gái rất trẻ, dễ xúc động, nhiều mơ ước, dễ vui mà cũng dễ
trầm tư. Họ thích làm đẹp cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh chiến trường : Nho thích thêu thùa, chị
Thao thích chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, bó gối mơ màng và hát.
2.2 Nét riêng
a. Chị Thao
Dù trong một tập thể rất gắn bó với nhau, nhưng mỗi nhân vật đều có những nét cá tính riêng. Chị Thao lớn tuổi
nhất, nhiều kinh nghiệm nhất, chị Thao trở thành “thủ trưởng” của hai cô “em gái” trong đơn vị. Càng chú ý, ta
càng thấy chị Thao thật đặc biệt. Trong chiến đấu, chị dũng cảm, bình tĩnh là thế nhưng trong cuộc sống khi
nhìn thấy máu chảy là chị rất sợ. Trong công việc ai cũng gờm chị vì sự cương quyết, táo bạo. Vậy mà, khi Nho
bị thương, chị lại cuống lên. Không có cái điệu đà như Phương Định nhưng nét nữ tính ở chị lại được Lê Minh
Khuê thể hiện tinh tế trong chi tiết: “áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu”. Chị Thao mê chép bài hát dù
chẳng thuộc nhạc,giọng lại chua. Chị có đến ba quyển sổ dày chép bài hát, cứ rỗi là chép. Chất lạc quan, nét
yêu đời ở chị thật đáng yêu, đáng quý biết bao.
b. Nho
Còn Nho, Nho ít tuổi hơn, trắng trẻo, nhỏ nhắn, mát mẻ như một que kem trắng. Ở Nho, toátlên nét bé bỏng,
hồn nhiên, vô tư thật đáng yêu. Đó là cái hồn nhiên của tuổi trẻ, vừa tắm ở khúc suối có bom nổ chậm, cứ quần
áo ướt, Nho đòi ăn kẹo. Vậy mà, Nho cũng là một cô gái dũng cảm, giàu khả năng chịu đựng hi sinh. Khi Nho
bị thương, mọi người lo lắng, còn Nho lại bình thản vô cùng. Ngay cả lúc đau đớn như vậy nhưng gặp mưa đá,
Nho vẫn nhổm dậy, môi hé mở : “Nào, mày cho tao mấy viên nữa”. Có lẽ, với những người con gái ấy sự sống
luôn cao hơn cái chết.
c. Phương Định
Cả ba cô gái trong tác phẩm đều đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng người đọc vẫn có ấntượng sâu sắc nhất đới
với Phương Định. Vốn là một cô gái thành phố, thích mơ mộng, cô có mộtthời học sinh hồn nhiên, vô tư bên
người mẹ hiền, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay
giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát,vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu
căng thẳng, khốc liệt. Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt
hàng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như ở đồng đội không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước
mơ về tương lai. Cô yêuđời và thích hát. Định hát ngay trong những khoảnh khắc “im lặng”, khi máy bay trinh
sát bay rè rè. Cô hát cả khi “máy bay rít, bom nổ, nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét”. Đúng
là“tiếng hát át tiếng bom”. Cô yêu quý hai người đồng đội. Đặc biệt cô dành tình cảm và niềm cảm phục cho
tất cả những chiến sĩ mà cô gặp hàng ngày trên trọng điểm của con đường ra mặt trận.Cũng như những cô gái
mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình : “Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô
gái khá. Hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao kiêuhãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái
xe bảo : Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện
cảm. Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay bộc lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là
kiêu kì. Phương Định hay hồi tưởng về tuổi học trò hồn nhiên, vô tư, pha một chút tinh nghịch và mơ mộng của
một thời thiếu nữ. Giữa tuyến lửa Trường Sơn, Lê Minh Khuê vẫn có thể phát hiện ra những khoảnh khắc tươi
mát của tâm hồn trong sáng, mơ mộng của cô gái Hà Nội này. Nhìn Phương Định say sưa,háo hức cùng cơn
mưa đá, người đọc không thể nghĩ rằng nơi đây là trọng điểm ác liệt của chiếntranh. Và rồi, khi đến với dòng
cảm xúc của cô khi cơn mưa đá qua đi cũng nhanh như khi nó đến,ta mới cảm nhận trọng vẹn sự nhạy cảm của
cô gái Trường Sơn ấy. Kỉ niệm ngọt ngào sống dậymãnh liệt và da diết trong hoài niệm của Phương Định làm
cho người đọc một lần nữa nhận ra điềugiản dị mà thiêng liêng : sự ác liệt của chiến tranh không thể nào dập tắt
được sức sống bất diệt của tâm hồn Việt Nam, trái tim thiết tha yêu hòa bình, yêu cái đẹp của con người Việt
Nam.Để rồi, khi đến với một Phương Định trong một lần phá bom, người đọc lại thêm một bất ngờ khi cảm
nhận được vẻ đẹp của lòng dũng cảm, của phẩm chất anh hùng trong cô gái điệu đà, mơ mộng ấy của Hà Nội
thanh lịch, hào hoa. Công việc phá bom đối với cô, đối với đồng đội cô là một công việc quen thuộc nhưng vô
cùng nguy hiểm. Mỗi lần phá bom là một lần thử thách với thần kinh cho tới từng cảm giác. Một mình đối diện
với quả bom to đùng, có thể sẽ nổ vào bất cứ lúc nào, “thần kinh căng lên như chão”, con người lúc ấy mới
nhỏ bé và mong manh làm sao trước sự đe dọa của cái chết. Mà “thần chết là một tay không thích đùa”. Song,
lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của một cô gái Hà Nội không cho phép cô đi khom khi vẫn có thể cứ đường
hoàng mà bước tới. Ngòi bút Lê Minh Khuê ở những trang văn này tỏ ra rất tinh tế và sắc sảo khi miêu tả dòng
tâm trạng của nhân vật Phương Định. Ở bên quả bom, sát kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảmgiác của
con người cũng trở nên sắc nhọn hơn. Cô có “thoáng rùng mình”, có nghĩ tới cái chết,nhưng là“một cái chết mờ
nhạt, không cụ thể. Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần
thứ hai ?”. Vậy đó, lòng yêu nước, sự quả cảm và tinhthần trách nhiệm với công việc đã giúp cô chiến thắng sự
sợ hãi, vượt lên sự đe dọa của tử thần đểhoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc
III. Kết bài
“Những ngôi sao xa xôi” đã làm sống lại trong lòng người đọc về những chiến công phithường của ba cô gái
trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Hình ảnh của họ sẽmãi lung linh, tỏa sáng như
những ngôi sao trên bầu trời. Đặc biệt, khắc sâu trong lòng ta là vẻ đẹpcủa lòng dũng cảm, vẻ đẹp của tinh thần
lạc quan, yêu đời, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhân vật Phương Định. Tất cả những nét đẹp ấy đã kết lắng
thành một cái tên chung thật đẹp mỗi khi nghĩ vềhọ : những cô gái Trường Sơn.
Đề 3: Cảm nhận của em về ba cô gái thanh niên xung phong trong đoạn trích sau: “Bây giờ là buổi
trưa…….cương quyết, táo bạo”
II. Thân bài1. Nhân vật Phương Định
1.1 Ý thức về vẻ đẹp ngoại hình, điệu đà nhưng kín đáo, tế nhị
Đoạn trích mở ra với sự xuất hiện của Phương Định, nhân vật chính của tác phẩm. Nhà vănđã đem đến cho
người đọc ấn tượng thú vị về cô gái thanh niên xung phong này. Trước hết, đó làmột nữ thanh niên xung phong
xuất thân từ mảnh đất kinh kì, tuổi đời còn rất trẻ. Cũng như nhữngcô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm
và quan tâm đến ngoại hình của mình. Nhà văn đã để chonhân vật tự giới thiệu về mình: “Tôi là con gái Hà
Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gáikhá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh
như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôithì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Một vẻ đẹp đầy nữ
tính và có chiều sâu.Cô còn biết rằng mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều
đó khiến cô vui và tự hào. Qua đó ta thấy Phương Định là một cô gái xinh đẹp và ý thức rất rõ vẻ đẹp của mình.
Phương Định rất thích soi gương để thấy đôi mắt đẹp¸“dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng” của
mình. Thì ra, những cô gái ở thời nào cũng vậy, dù đang ở đâu và làm gì họ vẫnluôn thích ngắm mình và làm
dáng. Dù biết nhiều người dành tình cảm cho mình nhưng cô không tỏra săn đón, vội vã. Khi bọn con gái xúm
nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, côtách ra, chọn một chỗ đứng riêng, “khoanh tay lại
trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt” , dù từ đáy lòng mình cô cũng rất quý mến họ, thích khi được
họ để ý. Phải chăng đó là nét văn hóarất riêng của con gái Hà Nội ? Đó cũng chính là nét đẹp kín đáo, tế nhị
đầy nữ tính rất đáng yêu,đáng quý của nữ thanh niên xung phong này.
1.2 Hồn nhiên, mơ mộng, nhạy cảm, sống lạc quan, yêu đời
Phương Định còn là cô gái rất mơ mộng, luôn sống lạc quan, yêu đời. Vào chiến trường đã ba năm, đã
quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng ở côcũng như ở đồng đội
không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng. Cô thích“ngồi bó gối mơ màng”,“thích ngắm mình trong
gương” và“đặc biệt là cô rất mê hát”, thậm chí “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát.
Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên,đôi khi bò ra mà cười một mình”. Như buổi trưa nay,
giữa rừng Trường Sơn im ắng, cô lại“ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát”. Cô mặc sức thả tâm hồn mình
đắm chìm cùng những bài hát cô yêu,“hát và nghĩ vớ vẩn”. Mặc xung quanh“máy bay trinh sát rè
rè” và“phản lực gầm gào”. Giữa tuyến lửa Trường Sơn, Lê Minh Khuê vẫn có thể phát hiện ra những khoảnh
khắc tươi mát của tâm hồn trong sáng, mơ mộng của cô gái Hà Nội này. Thật đáng yêu biết mấy! Điều đó giúp
cho người đọc nhận ra điều giản dị mà thiêng liêng : sự ác liệt của chiến tranh không thể nào dập tắtđược sức
sống bất diệt của tâm hồn Việt Nam, trái tim thiết tha yêu hòa bình, yêu cái đẹp của conngười Việt Nam.
2. Chị Thao và Nho
2.1 Bình tĩnh, dạn dày kinh nghiệm; phản ứng nhanh, nhạy, dứt khoát
Tổ trinh sát mặt đường ấy còn có chị Thao - chị cả và Nho - cô em út bé bỏng, đáng yêu.Trong đoạn trích, họ
hiện lên thật sống động bởi những chi tiết khắc họa cụ thể, chân thực của nhàvăn trên cái nền khắc nghiệt của
cuộc sống chiến trường vào những thời điểm cực kì căng thẳng. Vào chiến trường ba năm, họ đã quá quen với
sự im lặng không bình thường nơi đây: “Cuộc sống ở đây đã dạy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng. Sự im
lặng từ sáng đến giờ không bình thường. Cái không bình thường đó đang đến. Tiếng máy bay trinh sát rè rè.
Phản lực gầm gào lao theo sau. Hai thứ tiếng đó trộn lẫn vào nhau, rót vào tai con người một cảm giác khó
chịu và căng thẳng”. Những dấu hiệu cho thấy họ lại sắp sửa bước vào cuộc chiến sinh tử, sắp cận kề với lưỡi
hái của tử thần. Sau mỗi trận ném bom như thế, họ phải chạy ngay lên cao điểm, đo khối lượng đất lấp vào hố
bom,đếm và đánh dấu bom chưa nổ, khi cần thì phá bom. Đối diện với sự nguy hiểm cận kề, ta thấy gì ở các cô
gái thanh niên xung phong ấy? “Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi”, “chụp cái mũ sắt lên đầu”. Chiến
tranh không chờ đợi và cho phép chậm trễ. Những phản ứng nhanh, nhạy, dứt khoát ở Nho, cô gái bé bỏng,
từng được Lê Minh Khuê miêu tả như một đứa trẻ “trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng” lúc vừa tắm
từ dưới suối lên đã cho chúng ta cảm nhận được chất línhmạnh mẽ, sắc nhọn ở Nho ra sao. Còn chị Thao, rất
bình tĩnh: “Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm
ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực”. Vậy đó, ngòi bút của Lê Minh Khuê quả là tinh tế khi đem đến cho
người đọc ấn tượng về nétriêng của từng nhân vật trên cái nền chung.
2.2 Nét nữ tính
Một con người “cương quyết, táo bạo” trong công việc khiến ai cũng phải “gờm” vậy mà “thấy máu, thấy vắt
là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”. Thật lạ nhưng cũng thật tinh trong cách pháthiện của cây bút nữ Lê Minh
Khuê. Ta còn thấy, nếu ở Phương Định, nét nữ tính điệu đà toát lên từsở thích ngắm mình trong gương, làm
duyên làm dáng khi có người để ý thì nétnữ tính ở chị Thao lại được nhà văn thể hiện tinh tế trong đoạn trích
qua những chi tiết nhỏ:“Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa
nhỏ như cái tăm”. Vậy đó, sở thích làm đẹp ngay trong sự khốc liệt của đạn bom mới đáng để cho ta trân quý
làm sao! Để thêm một lầnnữa, ta thấm thía rằng: bom đạn kẻ thù có thể đánh lở loét con đường Trường Sơn
này, hủy diệt màu xanh cây lá nhưng nó phải bất lực trước sức sống mãnh liệt trước chất thanh xuân mãnh liệt
của tâm hồn con người.
3. Đánh giá chung
Với cách kể chuyện sống động, tự nhiên; cách xây dựng chi tiết cụ thể, chân thực, chỉ quamột đoạn trích, tác
giả đã đem đến cho người đọc ấn tượng về cuộc sống chiến trường của những côgái thanh niên xung phong
Trường Sơn. Đặc biệt, đó là ấn tượng về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất củanhững nữ thanh niên xung phong. Họ là
những chiến sĩ quả cảm, gan dạ, dạn dày trong công việc;đồng thời còn là những cô gái trẻ duyên dáng, yêu
đời, giàu nữ tính. Vẻ đẹp của họ tiêu biểu cho vẻđẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh ác liệt,
đáng để ta ngưỡng mộ, tự hào.
III. Kết bài
Đoạn trích đã khắc họa chân thực, sinh động vẻ đẹp của ba cô gái trong tổ trinh sát mặtđường trên tuyến đường
Trường Sơn. Đó là vẻ đẹp của lòng dũng cảm, vẻ đẹp của tinh thần lạcquan, yêu đời, đậm chất nữ tình. Hình
ảnh của họ sẽ mãi lung linh, tỏa sáng như những ngôi sao trên bầu trời. Tất cả những nét đẹp ấy đã kết lắng
thành một cái tên chung thật đẹp mỗi khi nghĩ về họ : những cô gái Trường Sơn.
Đề 4: Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Phương Định trong đoạn trích: Những cái xảy ra…thích
thú.
I. Mở bài:
Con đường Trường Sơn- con đường huyết mạch đầy bão lửa trong kháng chiến chống Mĩ khốc liệt cùng những
thanh niên xung phong- những con người của một thời hào hùng đã trở thànhnguồn cảm hứng mãnh liệt cho các
nhà văn, nhà thơ. Lê Minh Khuê là một cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, vì thế nhà văn
đã viết rất hay, rất cảm động về những con người ấy. Những ngôi sao xa xôi với cốt truyện đơn giản nhưng đầy
sức cuốn hút, giàu xúc cảm là cảmxúc chân thành nhất tác giả dành tặng cho những người con anh hùng. Và
Phương Định cũng trở thành nhân vật sống mãi trong lòng độc giả- những ai yêu quý “tổ trinh sát mặt đường.”
Đặc biệt tâm trạng của cô khi chờ đồng đội làm nhiệm vụ trở về thể hiện trong đoạn trích:“Thời gian bắt đầu
căng lên...vì thích thú” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
II. Thân bài:
A.Cảm nhận chung:
Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngtrường Sơn những
năm chống Mĩ cứu nước. “Những ngôi sao xa xôi” cái tên truyện thật đẹp, ở đấydường như lấp lánh một nguồn
sáng trong lành tinh khiết, dịu dàng mát mẻ thoáng ẩn hiện xa xôinhưng đấy là thứ nguồn sáng bất diệt có phi
thường, ngời sáng phẩm chất cách mạng của ba cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Vẻ đẹp của Phương
Định là một trong những điểm sáng lung linh hội tụ ở nguồn sáng kì diệu ấy. Đoạn trích nằm phần giữa tác
phẩm, tái hiện tâm trạng lo lắngcủa Phương Định khi chờ đồng đội đi làm nhiệm vụ trở về. Tâm trạng ấy khiến
chúng ta càng hiểuđược tinh thần đồng đội, tình cảm yêu thương gắn bó của Phương Định dành cho chị Thao
và Nho.
B. Cảm nhận cụ thể:
1. Khung cảnh khắc họa tâm trạng nhân vật
Nho, Phương Định, Thao, họ là thành viên của “Tổ trinh sát mặt đường”- cái tên gợi lên tínhchất công việc và
cái tên cũng khái quát lên nhiệt huyết, tình yêu Tổ quốc- phẩm chất đẹp nhất của những cô gái thanh niên xung
phong. Những người con gái ấy đã xung trận, họ dám đương đầu với hiểm nguy bởi trong tim rực cháy tình yêu
nước nồng nàn tha thiết. Chính vì thế, ba cô gái yêu vôcùng cái tên mà người ta đã gọi, cái tên gắn với
không gian, với môi trường làm việc của các cô. Họở trong một hang dưới chân cao điểm. Xung quanh họ, đâu
đâu cũng hiện diện gian khổ, dấu vết củađạn bom, mập mờ trong lằn ranh giữa sự sống và cái chết “đường bị
đánh lở loét, màu đất đỏ trắnglẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”.
Ở đó, thần chếtkhông thích đùa, hắn lẩn trong ruột những quả bom. Công việc của các cô cũng thật đặc biệt và
đầy nguy hiểm: khi bom nổ chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần
thì phá bom. Đấy là công việc chẳng hề đơn giản. Họ bị bom vùi luôn. Thần kinh lúc nào cũng căng như dây
chão. Cũng như bao nhiêu lần khác, lần này, những nữ thanh niên xung phong cũng
đang phải đối diện với trận chiến đầy cam go: “Những cái xảy ra hằng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao
điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng
rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mâyvà bầu trời đâu
nữa”. Những câu văn miêu tả chân thực và đầy sức ám ảnh về sự đe dọa của bomđạn kẻ thù đã đem đến cho
người đọc trọn vẹn cảm giác về sự nguy hiểm đang chờ đợi họ ở phíatrước. Hiểu như thế mới có thể cảm nhận
được tâm trạng của Phương Định khi phải một mình ở trong hang, chờ đợi đồng đội trở về.
2. Tâm trạng Phương Định
2.1Theo lệnh chị Thao, Phương Định ở nhà vì lần này địch bỏ ít chỉ chị và Nho đi là đủ. Vì thế Định không
cãi chị, quyền phân công là ở chị Thao nhưng đồng nghĩa thời gian ở nhà của cô là một khoảng thời gian dài
dằng dăc với cảm giác “Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì
sắp tới…không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Có thể nói đấy là tâm trạng lo
lắng, đợi chờ với hi vọng bạn bè của mình tất cả đều bình an. Giữa chiến trường, khi đối mặt với cái chết, khi
chính bản thân chạm xẻng vào vỏ quả bom với một sự im lặng bất thường, họ không sợ bằng việc ngồi nhà và
chờ đợi mà mong ngóngnhững người ngoài kia, Mình không nhập cuộc, mình không quan sát trực tiếp tình
hình có lẽ thếnên mình sẽ chẳng thể nào an tâm được. Phải chăng đó chính là những nghĩ suy của Phương
Địnhlúc này. Hẳn có lẽ chúng ta còn nhớ, khi Nho bị thương, chị Thao đã từng nói:người ngoài thường cảm
thấy đau hơn người bị thương” thì giờ cũng thế, Phương Định cảm thấy bồn chồn lo lắng sợ hơn Thao và Nho.
Thần kinh căng lên cùng thời gian và lúc ấy thời gian đã trôi rất chậm, thật chậmtrong suy nghĩ của Phương
Định. Phương Định lo lắng đến nỗi cô không giữ được bình tĩnh gắt cả với đại đội trưởng “Điện thoại reo lên.
Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy: Trinh sát chưa về..” Bản thân Phương Định không biết
sao mình lại gắt nữa, nhưng người đọc hiểu bởi cô đã khẳng định “Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay
về?”.Chỉ một ý nghĩ thôi nhưng chất chứa tình cảm chân thành sâu sắc mà cô dành cho các đồng đội của mình.
2.2 Từ lo lắng, Phương Định sợ, nỗi sợ càng lúc càng tăng
“ Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đang bắn.
….Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới
đất …” Hàng loạtnhững câu văn ngắn liên tiếp nhau khiến cảm giác đứt gãy, lo sợ đang diễn ra trong tâm trạng
củaPhương Định hiện lên rõ nét. Những câu ngắn tạo ra hai bức tranh: ngoài kia là đồng đội bị bủa vây bởi
hiểm nguy còn trong này mình ở lại một mình, an toàn và khiếp sợ cô đơn khi chung quanh là tiếng bom gào
thét nhưng chẳng tìm thấy dấu hiệu đáp lại của sự chống trả…Cô khát thèm một âmthanh cho dù chỉ là một
tiếng súng trường để cảm thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồngtình. Một mình ngồi chờ, một mình
ngóng trông, một mình cô đơn, một mình lo lắng….hàng loạtcảm giác một mình khiến Phương Định quyết định
chạy ra ngoài để quan sát, và cô hiểu không thểmột mình ngồi bên trong được nữa. Và cảm giác lo âu dồn nén
ấy bỗng chốc vỡ òa thành niềm vui,niềm hạnh phúc khi xung quanh vang lên dồn dập tiếng 12 ly 7. Âm thanh
mong chờ dội lại và côcũng thoát khỏi cảm giác cô đơn và nhận ra bên mình mênh mông một sự che chở khiến
cho mìnhcó một khả năng tự vệ rất vững vậy.
3. Đánh giá
Bằng nghệ thuật trần thuật sinh động, ngòi bút phân tích tâm lí sâu sắc, Lê Minh Khuê đã táihiện thành công
tâm trạng nhiều biến động của Phương Định khi chờ đợi đồng đội một mình. Tâmtrạng ấy khiến ta thêm yêu
quý cô bởi đấy chính là biểu hiện của tình đồng đội sâu sắc.
III. Kết bài:
Đoạn trích là một lát cắt tâm trạng nhân vật Phương Định được Lê Minh Khuê miêu tả rấtthành công. Qua đó,
nhà văn giúp người đọc cảm nhận được cuộc sống chiến đấu gian khổ, tâm hồntrong sáng, tính cách dũng cảm,
hồn nhiên và tình đồng đội sâu sắc của “tổ trinh sát mặt đường” nóiriêng và nữ thanh niên xung phong trong
kháng chiến chống Mĩ nói chung. Với nghệ thuật miêu tảtâm trạng nhân vật đặc sắc, đoạn trích đã thật sự để lại
trong lòng chúng ta bao cảm xúc: sự xaoxuyến, lòng trân trọng, cảm phục. Có thể nói, Lê Minh Khuê với tài
năng của mình đã góp vàotruyện ngắn Việt Nam 1945-1975 một tác phẩm có giá trị.

You might also like