You are on page 1of 2

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng tài ba của lịch sử Việt Nam.

Theo dòng thời gian trở về trước,


ông đã cùng Lê Lợi mưu trí, giúp cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành được thắng lợi và tiếp tục
góp sức mình để phò tá vua Lê Lợi xây dựng nhà Hậu Lê hùng mạnh. Không chỉ là một vị anh
hùng với tài năng về mặt chính trị, Nguyễn Trãi còn là một đại thi hào dân tộc, với sự nghiệp
sáng tác văn chương vô cùng đồ sộ và có giá trị cho tới tận ngày nay. Rất nhiều tác phẩm của
Nguyễn Trãi mà chúng ta biết đến nhiều như Bình ngô đại cáo, Tự thán, Bảo kính cảnh giới,...
Bên cạnh đó còn có 21 bài Ngôn chí nằm trong tập thơ Quốc âm thi tập cũng vô cùng xuất sắc.
Đặc biệt trong là bài Ngôn chí 20, Dấu người đi. Bài thơ đã mang tới cho người đọc một bức
tranh thiên nhiên vô cùng thanh bình, cùng với đó là lời bày tỏ phong cách sống thanh tao của
Nguyễn Trãi.

“Dấu người đi là đá mòn,


Ðường hoa vướng vất trúc luồn.”

     Bức tranh khắc họa không gian sinh sống của Đại thi hào Nguyễn Trãi thật yên bình và nên
thơ làm sao! Nhà ông ở có lối đi ở đây là những con đường “đá mòn”, dọc các lối đi là hoa được
trồng xen với những cây trúc tươi tốt lá “luồn” lá.

“Cửa song dãi xâm hơi nắng,


Tiếng vượn kêu vang cách non.”

Trong nhà là những ô cửa đơn giản có song, mỗi khi trời nắng lên, ánh nắng sẽ chiếu qua cửa,
thật là nên thơ. Trong không gian sống đẹp như vậy, lại có thêm cả âm thanh của vượn kêu trên
núi gần nhà. Một không gian yên bình như vậy sẽ nghe tiếng vượn rất rõ, vang vọng khắp núi.
Cảnh vật trong bài có thêm âm thanh càng trở nên sinh động hơn bao giờ hết.

“Cây rợp tán che am mát,


Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.”

Qua những câu thơ trên, độc giả chúng ta dễ dàng biết được, nơi Nguyễn Trãi sống là vùng núi.
Chính vì vậy nên cây cối ở đây rất tươi tốt, rợp che cả am của Nguyễn Trãi, nơi mà nhà thơ
thường ngồi ngắm cảnh vật, suy nghĩ về cuộc đời và con người. Không chỉ đẹp vào ban ngày, khi
đêm xuống, bức tranh thiên nhiên nơi đây cũng mơ mộng hơn bao giờ hết. Đêm về, vầng trăng
tròn lên cao, hiện bóng mình xuống hồ, tạo nên phong cảnh thực hữu tình.

“Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn,


Ủ ấp cùng ta làm cái con.”

Trong hồ, được Nguyễn Trãi miêu tả lại có thêm cả rùa nằm ẩn mình, hạc thì lẩn trốn. Cả hai
con vật trên đều có cách sống rất chậm rãi, giản dị nhưng lại có khí chất thanh tao. Nguyễn Trãi
coi chúng là bầy bạn, cùng ủ ấp tâm hồn cho nhau. Điều này chính là lời bộc bạch của Nguyễn
Trãi về lối sống của chính mình. Nhà thơ làm bạn với những loài vật có lối sống giống như mình,
giản dị và tĩnh lặng, nhưng luôn giữ cho mình những phẩm chất thanh tao đáng quý. Dù sống ở
nơi núi non một mình, làm bạn với cây cối và con vật nhưng Nguyễn Trãi không hề cô đơn mà
lại vô cùng thanh thản, nhàn nhã.

      Bài thơ Ngôn chí 20 là một bài thơ hay, được Nguyễn Trãi sử dụng ngôn từ điêu luyện, khắc
họa thành công bức tranh thiên nhiên hữu tình tại vùng quê thanh bình mà ông sinh sống. Đó là
một bức tranh vô cùng đẹp, sinh động và yên ả, có cả cây cối và con vật. Qua đó, Đại thi hào
Nguyễn Trãi cũng đã gửi đến người đọc thông điệp sống giản dị, bình lặng nhưng thanh tao của
mình.

You might also like