You are on page 1of 2

Trong xã hội xưa, bức tranh về nghèo đói và khổ sở là một phần vô cùng

quen thuộc, nơi mà cuộc sống của những người dân bị đè nén dưới gánh nặng
của cảnh nghèo đói. Bức tranh đó đã được Thạch Lam khắc họa rõ nét thông
qua truyện ngắn “nhà mẹ Lê”, câu chuyện đầy xúc động kể về số phận đáng
thương của một người đàn bà làm mẹ của tận mười một người con nheo nhóc.
những khó khăn, vất vả mà họ phải đối mặt hàng ngày.
Ngay từ đầu truyện, Thạch Lam đã khắc họa hoàn cảnh nghèo khổ vô cùng
của gia đình bà. Bà sống một mình và nuôi 11 người con. Khốn khổ là vậy
nhưng bà vẫn không bỏ con bỏ cái, cả cuộc đời làm lụng, cuối cùng bà bị chó
của một người trong làng cắn và qua đời. Câu truyện đã tập trung vào cuộc
sống khốn khổ và cuộc đấu tranh để vượt qua cảnh nghèo đói của mẹ Lê và
mười một đứa con nhỏ.
Nhân vật chính trong truyện là mẹ Lê. Dưới ngòi bút miêu tả của Thạch
Lam mẹ Lê là một nhân vật đầy sức mạnh và lòng hy sinh, là biểu tượng của
tình mẫu tử và sức chịu đựng trong cuộc sống khốn khổ. Mẹ Lê xuất thân là
một người phụ nữ nông thôn. Chồng mất sớm, để lại một mình mẹ Lê nuôi
mười một người con, trong đó đứa lớn mới có mười bảy tuổi và đứa bé nhất
hãy còn bế trên tay. Trong cuộc sống nghèo khổ và đầy gian truân của một
người mẹ đơn thân, bà chính là một người phụ nữ với sức mạnh vượt qua mọi
khó khăn để bảo vệ và nuôi dưỡng đàn con của mình. Bằng cách làm việc vất
vả từ buổi sáng sớm đến tận khi mặt trời lặn, Mẹ Lê không ngừng cố gắng để
kiếm sống và nuôi con cái: “Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa
rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng”.
Ngoại hình của mẹ Lê càng tô đậm vẻ khắc khổ của nhân vật này. Mẹ Lê
“có ngoại hình chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một
quả trám khô.”. Đó là dung mạo của một người đã quen lao động, dù thân thể
nhỏ bé nhưng cáng đáng được nhiều việc cực nhọc. Cuộc sống khó khăn cùng
đàn con đã khiến người phụ nữ “nhăn nheo như một quả trám khô”. Với hoàn
cảnh xuất thân và ngoại hình như vậy, nhân vật mẹ Lê là hiện thân của những
người dân nghèo lầm lũi, bấp bênh đi bên lề của cuộc sống như những cái bóng
tối tăm. Nhìn vào sự hy sinh của nhân vật mẹ Lê ta không khỏi đau đớn và xót
xa trước những gian truân mà bà phải trải qua.
Mẹ Lê cũng là biểu tượng của sự kiên nhẫn và lòng can đảm. Dù đối diện
với hàng loạt khó khăn và thử thách, bà vẫn không bao giờ từ bỏ hi vọng và
quyết tâm vượt qua. Trong khi phải gồng gánh những đứa con và cuộc sống,
người phụ nữ mạnh mẽ ấy chẳng bao giờ than vãn và trách cứ ai. Bà vẫn cứ
làm việc chẳng biết mệt mỏi chỉ mong kiếm cho những đứa con bát cháo loãng.
Đến khi chết, bà vẫn chỉ lo cho con và mong những đứa nhỏ có “một cuộc sống
an bình”. Mẹ Lê là một biểu tượng của tình mẫu tử và sức mạnh trong cuộc
sống, để lại trong lòng người đọc những dư âm sâu sắc về lòng nhân ái và tình
yêu thương không biên giới.
Với quan niệm của xã hội xưa: "Con cái là lộc trời cho", vậy nên việc sinh
đông con ở một là đình nghèo như Mẹ Lê là điều bình thường. Tuy nhiên, khi
nghe câu chuyện về cuộc đời đầy truân, vất vả của bà, chúng ta không thể
không cảm thấy đau lòng và thương xót cho những người mẹ đơn thân trong
thời đại đó. Chỉ vì yêu thương con cái, họ chấp nhận hy sinh bản thân và chịu
đựng khó khăn để nuôi dưỡng con. Bằng cách miêu tả chi tiết về cuộc sống
hàng ngày, tình cảm gia đình và sự hy sinh không ngừng nghỉ của bà, tác giả đã
tạo nên một nhân vật có tính cách rõ nét và đầy sức sống.
Tác phẩm khép lại bằng cái kết gây ám ảnh tột cùng. Bác Lê chết sau cơn
mê sảng. Những đứa con ngồi bên bậc cửa, ngơ ngác và vô định. Người ta tự
hỏi tương lai chúng sẽ ra sao khi thiếu đi người mẹ. Cái chết của mẹ Lê xoáy
vào vào lòng người đọc những trăn trở, day dứt khôn cùng.
Cốt truyện của “Nhà mẹ Lê” mang đậm tính nhân văn và tình cảm gia đình.
Tác giả đã khéo léo xây dựng cốt truyện qua việc tái hiện cuộc sống nghèo khổ
và đầy gian truân của nhân vật chính là Mẹ Lê và đàn con nhỏ của bà. Với
ngôn ngữ trong sáng, kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, nghệ thuật
xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, Thạch Lam đã khắc họa nên được
sự nghèo khó, vất vả trong xã hội xưa
Trong cuộc sống, sự đau thương và khó khăn có thể là điều tất yếu, nhưng
tinh thần kiên nhẫn và hy vọng vẫn là nguồn động viên mạnh mẽ. “Nhà Mẹ
Lê” của Thạch Lam là một câu chuyện về sự kiên nhẫn và hy vọng trong cuộc
sống nghèo khổ, nơi mà người mẹ bất khuất này không ngừng cố gắng để bảo
vệ đàn con của mình. Thạch Lam đã viết về cuộc đời của những con người bất
hạnh và đau khổ một cách nhẹ nhàng và thơ mộng, tuy nhiên, thông qua những
dòng văn đó, ông cũng muốn kêu gọi mỗi con người tìm thấy tình thương và sự
đồng cảm với những người đang gặp khó khăn.

You might also like