You are on page 1of 3

Đề 4

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)


      Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
   Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông
minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc
biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?
    Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường
SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ
lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
     Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn,
kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt
gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà
phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
      Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”.
Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất
dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích
thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,
… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây
quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ
“ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.
     Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại,
song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh1    một cách thông minh2.
(Theo Thu Thương, Baomoi.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
- PTBĐ chính: nghị luận
Câu 2: Phân loại câu theo cấu tạo, câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó
cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”.” thuộc loại câu gì? Và xác định trợ từ trong câu.
(0.5 điểm)
- Câu văn trên là câu ghép.
- Trợ từ : cũng,chính
Câu 3: Em hãy giải thích nghĩa của từ thông minh1     và thông minh2 (1.0 điểm)
- Thông minh (1): chỉ kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng như; duyệt web
wifi, các ứng dụng di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.
- Thông minh (2): chỉ cách người dùng sử dụng để thực hiện được các yêu cầu của công
việc một cách linh hoạt nhưng kg lạm dụng.
Câu 4: Nội dung chính của văn bản. (1.0 điểm)
Nội dung chính của văn bản là thực trạng của giới trẻ sử dụng smartphone trong thời đại
công nghệ hiện nay và những hậu quả của nó.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.  Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để dùng điện thoại
thông minh một cách thông minh.
Mở đoạn:Chúng ta nên dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.
Thân đoạn:
- Thế nào là điện thoại thông minh?
- Tại sao nên dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.
- Chúng ta sẽ dùng điện thoại “thông minh” như thế nào để thể hiện mình là một người
‘thông minh”
Kết đoạn: Liên hệ bản thân về việc dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.
Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định, một trong những ngôi sao xa
xôi trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê qua các đoạn
trích truyện sau:
{…} Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những
sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò
trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt
nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
{…}Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm
trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xa có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc
cô, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả
bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sỹ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom.
Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
{….}Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay
ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa
vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ
quả bom nóng.Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời
nung nóng.
{…}Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ
tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có
nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn
thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát
lạo xạo trong miệng.
(Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
a. Mở bài:
- Nhà văn nữ Lê Minh Khuê là một nữ thanh niên xung phong. Tác giả chuyên viết về đề
tài người lính và cuộc sống chiến đấu của họ trên tuyến đường Trường Sơn trong khời kỳ
chống Mỹ.Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, trong lúc cuộc
kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện đã ca ngợi
hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm với nhiều phẩm chất tốt
đẹp. Nổi bật là hình ảnh nhân vật chính – Phương Định. Đoạn trích truyện trên đã thể
hiện một trong những vẻ đẹp phẩm chất chiến sĩ của Phương Định: gan dạ, dũng cảm,
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.( thay đổi nếu đề cho ngữ liệu khác)
b. Thân bài:
 Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của các đoạn trích truyện (ngữ liệu): Các đoạn
trích truyện trên đã kể về những hành động dứt khoát, khẩn trương và tâm trạng hồi hộp,
căng thẳng của nhân vật PĐ trong một lần phá bom.
 Hoàn cảnh sống chiến đấu của Phương Định và đồng đội.
Phương Định và đồng đội là lực lượng nòng cốt, có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó
khăn, gian khổ. Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn giữa
mênh mông khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng
đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.Đó là công việc luôn cận kề
với cái chết vì “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả
bom”.
 Phẩm chất chiến sĩ:
- Bản lĩnh vững vàng, dũng cảm, kiên cường
+ Mặc dù xuất thân là một cô gái Hà Thành trẻ trung, sống trong sự chăm sóc chu đáo
của gia đình nhưng PĐ lại tự nguyệt vào chiến trường, tự nguyện làm những công việc
vô cùng hiểm nguy.
+PĐ kể “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom năm lần. Ngày ít: ba lần”. Hình thức
câu rút gọn “Quen rồi”, “Ngày ít: ba lần” ko chỉ tô đậm tính chất hiểm nguy trong công
việc mà còn làm nổi bật tâm thế chủ động ung dung, bình tĩnh trước gian lao của PĐ. Dù
cái chết đe dọa thường xuyên cũng ko làm cô nao núng mà vẫn vững vàng lao vào công
việc.
+ Khi phá bom trong lúc chờ bom nổ, PĐ ko tránh khỏi tâm trạng hồi hộp, lo lắng “liệu
mìn có nổ, bom có nổ không?” Nỗi lo khiến “mồ hôi cô vã ra thấm vào môi, mằn mặn”.
Nhưng lo âu ko làm PĐ rối trí, cô bình tĩnh tự nhắc bản thân cẩn trọng “đứng cẩn thận,
mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền”.
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc:
+ Trong hoàn cảnh khốc liệt bom rơi, đạn nổ, sự sống ngàn cân treo sợi tóc, PĐ nghĩ đến
cái chết nhưng “một cái chết mờ nhạt ko cụ thể”. Điều cô quan tâm là “liệu mìn có nổ,
bom có nổ ko? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai”.
+ Qua dòng độc thoại nội tâm, các câu hỏi tu từ liên tiếp, tác giả cho thấy PĐ luôn đặt
hiệu quả công việc phá bom lên trên tính mạng của bản thân mình. Với cô, hoàn thành
nhiệm vụ là quan trọng nhất.
 Đánh giá về nghệ thuật:
Để đem đến sự thành công cho tác phẩm Lê Minh Khuê đã sử dụng nghệ thuật xây
dựng hình tượng trong truyện nổi bật nhất là nhân vật Phương Định. Có thể thấy, qua
nhân vật Phương Định trong tác phẩm, người đọc đã phần nào thấy được tài năng của tác
giả. Để có thể xây dựng được hình tượng nhân vật cô gái này, nhà văn đã sử dụng nghệ
thuật trần thuật, đặt nhân vật chính của mình vào nhân vật tự kể chuyện. Chính điều này
đã khiến cho việc miêu tả tâm lí nhân vật trở nên thật tinh tế. Giọng kể của nhân vật
chính đã làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ hết sức tự nhiên, chân thật, trẻ trung
và rất nữ tính như chính tính cách của nhân vật. Qua đó tác giả đã ca ngợi người nữ thanh
niên xung phong gan dạ, kiên cường.
3.Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật.
- Liên hệ bản thân.
(Qua những chi tiết tái hiện cảnh PĐ cùng đồng đội phá bom, người đọc thấy được sự
khốc liệt của chiến tranh và chính sự khốc liệt ấy đã tô luyện lớp người anh hùng như Phương
Định. Thế hệ trẻ Việt Nam sẽ càng biết ơn các chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta càng ra sức học
tập để rèn luyện, tiếp bước các cha anh ta để xây dựng một đất nước ngày càng phồn vinh và tự
chủ. Chúng ta biết ơn cô gái Phương Định và đồng đội của cô, học tập tinh thần xung quanh, sự
quả cảm không sợ hi sinh của các cô gái ấy vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước hôm
nay.)

You might also like