You are on page 1of 6

CÔ GIÁO DẠY NGỮ VĂN LỚP 8A3 GỬI CÁC CON

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HÈ MÔN NGỮ VĂN CHUẨN BỊ CHO NĂM HỌC LỚP 9
I. Chuẩn bị SGK và sách tham khảo môn Ngữ văn lớp 9
1.Học -Luyện văn bản Ngữ văn 9 ( Nguyễn Quang Trung- NXB ĐHSP)
2.Làm chủ kiến thức Ngữ văn 9 luyện thi vào 10 . Phần 1: Đọc- hiểu văn bản. ( Phạm
Trung Tình- Chu Thị Thùy Dương)- NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội
3. Chuẩn bị đầy đủ SGK Ngữ văn 6,7,8 tập 1, tập 2 để ôn tập trong hè
* Tìm đọc tác phẩm :
+ Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
+ Truyền Kì Mạn Lục (Nguyễn Dữ)
+ Làng ( Kim Lân)
+ Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)
II. Ôn tập hè với nội dung kiến thức có liên quan lớp 9.

A. PHẦN TIẾNG VIỆT:


I.TỪ NGỮ
1 Các loại từ Tiếng Việt
a. Phân loại theo nguồn gốc của từ ( từ thuần Việt, từ mượn) ( Lớp 7)
b. Phân loại theo cấu tạo của từ : từ đơn, từ phức ( từ ghép, từ láy) ( Lớp 7)
c. Phân loại theo quan hệ nghĩa của từ:
- Từ nhiều nghĩa ( Lớp 6)
- Từ đồng âm ( Lớp 6)
- Từ đồng nghĩa ( Lớp 6)
- Từ trái nghĩa ( Lớp 6)
- Từ tượng hình, từ tượng thanh ( Lớp 8)
- Trường từ vựng ( Lớp 8)
- Thành ngữ ( lớp 7)
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH ( Lớp 8)
- Thuật ngữ ( Lớp 9)
- Sự phát triển của từ vựng ( Lớp 9)
- Trau dồi vốn từ (Lớp 9)
2. Các biện pháp tu từ
- Các biện pháp tu từ : So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ ( lớp 6) ,chơi chữ, Liệt kê
( lớp 7), nói quá, nói giảm nói tránh ( lớp 8)
* Yêu cầu HS nêu lại khái niệm, lấy ví dụ. Dựa vào ghi nhớ SGK các bài
II.NGỮ PHÁP
1.Các thành phần câu.
- TP chính ( CN, VN)
- TP phụ
+ Trạng ngữ
+ Khởi ngữ ( lớp 9)
- TP biệt lập ( TP tình thái, TP cảm thán, TP gọi – đáp, TP phụ chú) (Lớp 9 kì 2 )
3.Phân loại câu
+ Câu theo mục đích nói ( lớp 8- kì 2 )
+ theo cấu tạo : Câu đơn, câu đơn mở rộng ( lớp 6 ) . Câu ghép ( Lớp 8) ,câu rút gọn,
câu đặc biệt ( lớp 7)
4 Liên kết câu và đoạn văn. ( SGK lớp 9 tập 2 )
5.Câu bị động ( lớp 7)
III. Một số vấn đề khác
1. Các phương châm hội thoại ( 5 PCHT ) SGK lớp 9 tập 1
2 .Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (SGK lớp 9 tập 1)
3 Nghĩa tường minh và hàm ý (SGK lớp 9 tập 2)

B.PHẦN VĂN BẢN:


1. Vẽ sơ đồ khái quát tên các văn bản sẽ học trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1 theo từng
thể loại ( đọc phần mục lục SGK Ngữ văn 9 kì 1, chú thích * trong các văn bản để nhận
diện thể loại )
Gợi ý các ý chính
a Văn bản nhật dụng, ( 3 văn bản HK 1. )
b Văn học trung đại ( 4 Văn bản )
- Văn xuôi chữ Hán:
- Truyện thơ Nôm :
+Truyện Kiều
Học 2 đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Truyện Lục Vân Tiên ( Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga )
c Văn học hiện đại
+ Thơ Việt Nam hiện đại ( 4 văn bản)
Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính , Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa
+ Truyện ngắn hiện đại Việt Nam ( 3 văn bản)
Lưu ý :
+Với các bài thơ trong sgk Ngữ văn 9 kì 1 khuyến khích HS thuộc lòng ngay trong hè.
Nắm được hoàn cảnh ra đời ( năm? Hoàn cảnh chung? Hoàn cảnh riêng nếu có ?) bố cục/
mạch cảm xúc bài thơ? Phát hiện các biện pháp tu từ trong từng khổ thơ …)
+Với tác phẩm tự sự HS đọc 1-2 lần rồi tự tóm tẳt truyện? Nhân vật chính là ai? Xác
định ngôi kể ? Chi tiết nghệ thuật ấn tượng nhất ? đặc điểm nhân vật chính?)
C.PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Ôn tập kiểu bài nghị luận XH
+ NL về 1 sự việc hiện tượng đời sống ( tích cực hoặc tiêu cực)
+ NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí
Xem lại các đề đã học từ lớp 7, lớp 8 có liên quan đến lớp 9
VD :
1. Suy nghĩ về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay
2. Suy nghĩ về lòng nhân ái
3. Suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống
4. Suy nghĩ về lòng dũng cảm
5. Suy nghĩ về sự đồng cảm sẻ chia trong cuộc sống
6. Suy nghĩ về tình mẫu tử ( tình phụ tử)
7. Suy nghĩ về vai trò của sách
8 Suy nghĩ về nụ cười trong cuộc sống
9. Suy nghĩ về bạo lực học đường

Yêu cầu HS
- Nêu các ý chính cần triển khai trong mỗi đề( có thể bằng sơ đồ tư duy)
- tìm dẫn chứng, số liệu cập nhật cho các vấn đề trên .( năm 2022 )

D. DẠNG BÀI ĐỌC- HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI


ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
…Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không
phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy
xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó
người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định
đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích
nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương. Mỗi
người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng đến bốn
nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc
đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn,
Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Em hiểu thế nào về câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều
gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”?
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về hạnh
phúc.

ĐỀ SỐ 2
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại
thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy điện thoại thì thông minh nhưng người dùng
nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự thông minh"?
Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường
SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6 - 14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới
về tỷ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất
lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Cũng vì
smartphone quả vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie,
nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”... Không ai phủ nhận được
những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý
thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh(1)(1) một cách thông minh(2)(2).
(Theo Thu Phương, Baomoi.com)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Phân loại câu theo cấu tạo, câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó
cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”." thuộc loại câu gì? Và xác định trợ từ trong câu. (0,50
điểm)
Câu 3. Em hãy giải thích ý nghĩa của từ thông minh (1)(1) và thông minh(2)(2). (1.0 điểm)
Câu 4. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên? (1.0 điểm)
Câu 5. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để dùng điện thoại
thông minh một cách thông minh? (2.0 điểm)

Đề 3
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
"Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng
và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới ái
thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng
hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý
hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến
gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc
sống ấy."
(Mác- xim Go-rơ-ki, Tôi đã học tập như thế nào , Ngữ văn 8, tập2)
Câu 1.1
Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 1.2 Chỉ rõ 2 phép liên kết câu trong đoạn trích trên?
Câu 2. 1
Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi
bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người".
Câu 2.2 Theo tác giả, việc đọc sách đã mang đến những thay đổi gì trong con người ông?
Câu 3.
Xác định biện pháp tu từ trong câu sau: "Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc
hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống."
Câu 4. 1
Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấytrình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc
đọc sách.
. Câu 4.2 Bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em
về việc đọc sách của thanh thiếu niên hiện nay.

ĐỀ 4
Cho đoạn trích sau:
(1)“Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một
cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị
người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn
tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
(2) Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị
đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi lên bờ, anh lấy một
miếng kim loại khắc lên đá:“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
(Lỗi lầm và sự biết ơn, Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.160)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.Xác định lời dẫn và kiểu lời dẫn trong
đoạn văn thứ hai của phần trích trên.
2. Khi được người bạn cứu sống, nhân vật “anh” đã có hành động gì? Qua đó, em hiểu được
điều gì về nhân vật “anh”?
3.1 Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) bàn về ý kiến: “Lòng
biết ơn làm con người sống đẹp hơn”
3.2 Em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Lòng bao
dung là món quà lớn nhất của tâm hồn?
ĐỀ 5 Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi
thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ
chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho
sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm
nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh
bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt
nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh
với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải
học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự
đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận
một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
3. Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng
thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.

ĐỀ 6 Trong văn bản "Giáo dục - chìa khóa của tương lai”, Phê-đê-ri-cô May-o đã viết:
“Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công
lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ,
đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới
mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại
cho thế giới ấy.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Khi viết “chìa khóa của cánh cửa này", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn
gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.
2. Với Phê-đê-ri-cô May-o, chìa khóa của tương lai là giáo dục con với mỗi người, chắc
chắn ai cũng đều có “chìa khóa” của riêng mình. Em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng
2/3 trang giấy thi về vấn đề bản thân sẽ làm gì để mở cánh cửa đến tương lai.
Hà Nội ngày 19.5 2022

GVBM ngữ văn


Lê Thị Thái Thanh

You might also like