You are on page 1of 3

ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II SỐ 1 – MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề


I. ĐỌC HIỂU (3.0 diểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Sống trên đời, không ai có thể sống cô độc một mình, ai cũng có lúc cần người khác giúp
đỡ. Nhưng thử nghĩ: Mỗi lần bạn gặp khó khăn phiền phức, bạn buộc lòng phải nhờ người khác
giúp đỡ, hay bạn tự cố gắng thêm chút là có thể giải quyết được? Bạn nên hiểu là sự kiên nhẫn của
ai cũng có giới hạn, ý muốn giúp đỡ của mọi người đều không tồn tại mãi mãi. Khi bạn nhờ người
ta giúp mấy chuyện vô thưởng vô phạt, bạn đã dùng hết những tình cảm này rồi. Tới khi bạn thực
sự gặp phải chuyện mà mình không thể giải quyết được, sự kiên nhẫn của người khác đã hao hết từ
lâu. Bấy giờ bạn có lên án người ta lạnh lùng vô tình đi chăng nữa thì có lẽ cũng chỉ mỗi mình bạn
nghĩ thế thôi.
(2) Người ra bạn sẽ nhận thấy trong cuộc sống, những người ít khi làm phiền người khác,
cuộc đời của họ thường trôi chảy, như ý hơn những người hay làm phiền người khác. Ngẫm kỹ lại
sẽ thấy điều này không hề khó hiểu: một là những người này biết suy nghĩ cho người khác, điểm này
khiến họ tích luỹ được niềm tin và các mối quan hệ; hai là vì khi gặp rắc rối, họ sẽ tự nghĩ cách giải
quyết trước. Cách họ nghĩ ra thường không phải nhờ người khác giúp mình, mà họ cố gắng tự giải
quyết vấn đề bằng nỗ lực củ bản thân. Trong quá trình đó, năng lực của họ được rèn luyện và cũng
được tăng cao rất nhiều, cho nên cuộc đời của họ ngày càng thuận lợi. Ngược lại, đám người động
chút là đi nhờ vả đã mau chóng tiêu xài hết mọi tình nghĩa trong đời, khiến cuộc sống của mình
ngày càng bó hẹp.
(3) Hãy trở trành người ít làm phiền người khác! Bạn sẽ nhận ra mình ngày càng có nhiều
bạn bè, tư tưởng cũng ngày càng phóng khoáng. Trong cuộc sống, thực ra không có quá nhiều
chuyện cần người khác giúp đỡ như vậy. Là người trưởng thành rồi, nhớ chú ý đừng làm phiền
người khác.
(Văn Tình - Khí chất bao nhiêu hạnh phúc bấy nhiêu, NXB Thế giới, 2018, tr.189,190)
Câu 1: Cho biết nội dung chính của văn bản?
Câu 2: Chỉ ra 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất.
Câu 3: Theo tác giả: "những người ít khi làm phiền người khác, cuộc đời của họ thường trôi chảy,
như ý hơn những người hay làm phiền người khác ", anh/ chị có đồng tình với nhận xét đó không?
Vì sao?
Câu 4: Anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân qua đọc đoạn văn bản trên?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Nhận xét về “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng:
“Tác phẩm đã thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nước Việt
khảng khái, cương trực, coi trọng chính nghĩa, ghét việc gian tà; qua đó tác giả đề cao tinh thần
dân tộc”.

Bằng việc cảm nhận hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ , anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II SỐ 2 – MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 diểm)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Từ mấy mẩu chuyện có liên quan tới một cách nhìn từ phía bên ngoài… 
Mới đây thôi, một nhà văn Mỹ là S.Sontag qua đời. Tôi nhớ những năm chiến tranh,
bà này có qua Hà Nội, và nghe nói nhận xét về người mình hay lắm, mà bọn tôi không được
giới thiệu. Thì may quá, có hôm đọc thấy một nhà nghiên cứu văn học người Việt đang sống
ở Melbourne kể rằng S. Sontag từng nhận xét người Việt Nam ít có thói quen tư duy trên một
phạm vi địa lý rộng.
Đó cũng là cái ý mà một người Nhật gần đây có sống mấy năm liền ở Hà Nội nhận
xét: Người Việt ít khi đặt mình vào địa vị của người khác để suy xét .
Tôi cho rằng chính những đặc tính trên đây cản trở việc học ngoại ngữ của ta hiện
nay . 
Nếu như câu chuyện trên đây còn hơi có vẻ xa xôi thì có những dẫn chứng gần gũi
hơn: Hồi Phan Chu Trinh mới qua Nhật, ông có được gặp cả thủ tướng Nhật Bản lúc ấy mà
phiên âm qua tiếng Hán Việt gọi là Đại Ôi . Câu đầu tiên mà Đại Ôi nói với Phan Chu
Trinh: Tôi nghe nói người Việt Nam đã lâu, mà nay mới gặp, hoá ra người các ông ít đi
nước ngoài thật. Tiếp đó , khi biết rằng người đối thoại với mình lúc ấy chưa biết tiếng
Pháp, Đại Ôi tỏ vẻ ngạc nhiên: Sao lại thế, muốn đánh đuổi gì người ta cũng phải hiểu
người ta đã, không học tiếng Pháp sao được?
…tới một sự so sánh nội bộ 
Những anh em lên Sa Pa về thường kể, không hiểu tại sao tuy chỉ tích luỹ theo kiểu
học lỏm khách du lịch mà nhiều thanh niên dân tộc H’mông trên đó nói tiếng Anh rất giỏi,
trong khi nhiều người Kinh mình học có bài bản hẳn hoi mà nói vẫn rất quê. 
Nhìn kỹ vào chuyện có vẻ ngược đời đó, vẫn trên cái mạch đi tìm những ảnh hưởng
của văn hoá đối với việc học ngoại ngữ, tôi muốn nêu một giả thiết:
Tuy không nói ra rành rọt, nhưng những thanh niên H’mông kia hiểu rằng ngoài cái
thế giới mà họ đang sống, còn có thế giới rộng hơn, thế giới của người Kinh. Và muốn tồn
tại họ phải hoà nhập với thế giới đó. Tức là ý thức về mình và kẻ khác của họ đã phát triển
và nó ăn vào trong tâm thức họ, đời nọ truyền sang đời kia. Khi tiếp xúc với một thứ tiếng
mới, họ có nhu cầu buộc mình cố bắt chước nói cho thật giống .
Còn ngược lại, nhiều người vùng xuôi khi tiếp xúc với người nước ngoài, tuy ở ngay
các đô thị lớn, song thường thiếu nghiêm túc, không coi là chuyện thiết yếu liên quan đến
cuộc sống của mình . Sự xem thường đó là cả một thứ vô thức tập thể kéo dài và bền chắc,
nó lưu cữu trong ta, và tha hồ tác oai tác quái .
(Vương Trí Nhàn – Vì sao người mình kém ngoại ngữ)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Tác giả đã so sánh quan điểm sống của người Việt với quan điểm của người nước
ngoài (Mỹ, Nhật) và so sánh với người dân tộc thiểu số ở Sa Pa nhằm mục đích gì?
Câu 3. Tác giả đưa ra đâu là nguyên nhân vì sao người mình kém ngoại ngữ?
Câu 4. Từ đó, tác giả muốn nhắc nhờ người đọc điều gì về vai trò của ngoại ngữ trong thời
đại mới.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế, sắc sảo trong đoạn 16 câu đầu đoạn trích
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Chinh phụ ngâm khúc – tác giả Đặng Trần Côn,
dịch giả Đoàn Thị Điểm).

Chúc các con học và ôn thi tốt nhé!

You might also like