You are on page 1of 6

Đoạn 1

Ích kỉ và biết yêu bản thân đúng cách là hoàn toàn đối lập nhau.
Sự ích kỉ và sự yêu bản thân một cách lành mạnh cần được phân biệt rõ.
Con người ích kỉ thích mình là trung tâm của sự chú ý, thích được công nhận và
không quan tâm đến người xung quanh.
Trong khi đó, yêu bản thân làm cho chúng ta tôn trọng mong ước của chúng ta
cũng như của những người khác hơn. Có nghĩa là chúng ta có thể cảm thấy tự hào về bản
thân mình vì những cái mình đạt được mà không cần nói cho tất cả mọi người biết và
chấp nhận những thiếu sót của mình để cải thiện bản thân.
Một tình yêu bản thân lành mạnh sẽ không buộc chúng ta phải giải thích vì sao
chúng ta đi nghỉ, hay phải mua giày mới, hoặc chiều chuộng bản thân mình tí chút.
Chúng ta cảm thấy thoải mái khi làm việc này hay việc kia làm cho đời sống chúng ta tốt
đẹp hơn lên.
Khi chúng ta thực sự coi trọng giá trị của mình, không cần phải nói với người
ngoài là chúng ta tốt hay giỏi như thế nào. Chỉ có người không thuyết phục được bản
thân là họ có giá trị thật sự thì mới oang oang với mọi người về lòng tốt của mình.
(Andrew Matthews - Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Tập 1, NXB Trẻ, 2011, tr. 24-25)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, sự ích kỉ và yêu bản thân một cách lành mạnh khác nhau
như thế nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi chúng ta thực sự coi trọng giá trị
của mình, không cần phải nói với người ngoài là chúng ta tốt hay giỏi như thế nào?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của lối sống ích kỉ

Đoạn 2
Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải
nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả một nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức ăn nhanh
cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho công việc: vừa nhận
đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách, vừa nhanh tay đóng gói thực
phẩm khách mua về...
Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ
sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc
ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát
triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Suy cho
cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn rồi cũng tan biến đi khi cảm giác mới
lạ trong họ không còn nữa. Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận
lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân
tiến bước xa hơn.  (Trích 10 quy luật cuộc sống – Dan Sullivan Catherine Nomura, 
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 49-50)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, ai sẽ là người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh
nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố tạo nên động lực nội tại để
thúc đẩy con người tiến bước xa hơn trong công việc.
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm trong
công việc.

Đoạn 3
          Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và
bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người
khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những
suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át
tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để theo trái tim và trực
giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ
yếu…
(Trích Bài diễn văn của Steve Jobs  tại Lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học Stanford
năm 2005, theo http://www.chungta.com)
Câu1. Chỉ ra phương thức biểu đạtchủ yếu được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Vì sao Steve Jobs cho rằng: Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó
không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ.
Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị rút ra được bài học nào sâu sắc nhất? Vì sao?
Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến
được nêu ra ở phần đọc – hiểu: Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian
sống cuộc đời của người khác.

Đoạn 4
        Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên
theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu
nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người
nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một
ước mơ”.
      … Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả
những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn
không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí
dằn vặt bạn mỗi ngày. 
       Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
        Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về
điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu
bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống
với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích,
là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để
ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó
đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh
thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu1. Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất ?
Câu2.Nêu nội dung đoạn trích ?
Câu3.Theoanh/chị,vìsaotácgiảchorằng:“Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một
bức tranh vậy.”?
Câu4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị ? Vì sao?
  Câu 5. Viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu:“ Người nghèo nhất không phải là người
không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.”.

Đoạn 5
ngày chúng tôi đi
các toa tàu mở toang cửa
không có gì phải che giấu nữa
những thằng lính trẻ măng
tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ
những thằng lính trẻ măng
quân phục xùng xình
chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
và dài muốn đứt hơi
hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
thế hệ chúng tôi
hiệu còi ấy là một lời tuyên bố
một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
(Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo, 123, NXB Hội Nhà văn, 2007,
tr. 63 – 64)
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng thể thơ gì? Anh/ chị dựa vào đâu để
xác định như vậy?
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và nêu tên các biện pháp tu từ nổi bật
trong văn bản.
Câu 3. Đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào? Ngoài đại từ này, đối
tượng đó còn được gọi tên bằng một số cụm từ khác. Hãy chép ra các cụm từ ấy.
Câu 4. “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa trong văn bản có những đặc điểm gì nổi
bật? Tác giả đã dựng chân dung của thế hệ mình với thái độ như thế nào?
Câu 5. Theo những điều được gợi lên từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết
một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế
hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.

Đoạn 6
Khi tâm trí có mục tiêu rõ ràng, nó có thể tập trung và định hướng, rồi tái tập
trung và tái định hướng cho đến khi ta đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu không thì
năng lượng của tâm trí sẽ bị lãng phí. Chính mục tiêu là điều tạo nên sự khác biệt ở khả
năng tận dụng triệt để nguồn lực của mỗi người. Một nghiên cứu với sự tham gia của
những sinh viên tốt nghiệp năm 1953 của Đại học Yale đã thể hiện rõ điều này. Người ta
phỏng vấn những sinh viên tốt nghiệp để biết xem họ có mục tiêu rõ ràng và cụ thể hay
không, có viết chúng ra và có kế hoạch hành động cụ thể hay không. Chỉ 3% số lượng
sinh viên viết ra mục tiêu cụ thể cho mình. 20 năm sau, năm 1973, các nhà nghiên cứu lại
phỏng vấn những sinh viên ngày trước. Họ phát hiện thấy nhóm 3% sinh viên kia hiện có
tổng tài sản cao hơn tổng tài sản của toàn bộ sinh viên trong nhóm 97% cộng lại. Dĩ
nhiên, nghiên cứu này chỉ đánh giá phương diện vượt trội về tài chính. Tuy nhiên, những
người phỏng vấn cũng phát hiện ra rằng với những tiêu chí khó đo lường và mang tính
chủ quan (như mức độ hạnh phúc), kết quả của nhóm 3% vẫn hoàn toàn vượt trội. Đây là
sức mạnh của việc xác lập mục tiêu.
(TríchĐánh thức năng lực vô hạn, Anthony Robbins, NXB Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh, 2018, tr.157-158)
Câu 1. Theo tác giả, việc xác định mục tiêu có tác dụng gì đối với tâm trí mỗi
người?
Câu 2. Theo anh/chị điều quan trọng khi xác lập mục tiêu là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các số liệu cụ thể có tác dụng như thế nào?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng lập mục tiêu là đủ để thành công không? Vì sao?
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) bàn về: ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu.

Đoạn 7
Hãy quan sát. Đừng vội vàng đánh giá sự việc mà hãy cẩn thận xem xét, tìm hiểu ý
nghĩa của nó và để cho bài học ấy ngấm dần vào bạn. Hãy học hỏi không ngừng.
Hãy tìm hiểu thế giới quanh mình.
Hãy học từ thiên  nhiên, từ con người, từ những gì đang xảy ra xung quanh bạn.
Hãy cố gắng hiểu cho thấu đáo những gì bạn nhìn thấy hàng ngày. Hãy áp dụng những
kiến thức bạn có. Hãy sẵn sàng học hỏi từ mọi thứ xung quanh,bất kể bạn đang làm gì và
đang ở đâu. Hãy tìm hiểu những gì còn bí ẩn, hãy cố hiểu cho bằng được những gì còn
vướng mắc.
Xin bạn hãy lắng nghe những câu nói bất hủ của các nhân vật lịch sử rồi chiêm
nghiệm. Jhohn Milton từng nói: “Tôi đã quá ngũ tuần và bị mù lòa nhưng tôi vẫn đang
cố gắng hoàn tất những Thiên đường đã mất”. Michael Angelo khẳng định: “Dù đã
ngoài 70, tôi vẫn thấy mình cần phải học”. John kemle từng tâm sự: “Kể từ khi rời khỏi
sân khấu, tôi đã viết đi viết lại Hamlet 30 lần. Và bây giờ, tôi mới bắt đầu hiểu được môn
nghệ thuật mà mình theo đuổi!”. Thế còn bạn? Bạn là người có đầy đủ mắt để nhìn, tai
để nghe, miệng để nói. Hãy học hỏi không ngừng.
Có thể công việc hiện giờ của bạn có vẻ như chẳng là gì cả, có thể bạn “chỉ là một
nhân viên quèn”. Và bạn sẽ mãi là như thế nếu không chịu học hỏi. Chỉ có những người
chịu khó học hỏi mới tiến bộ lên từng ngày.
Và chỉ những ai hiểu rằng kiến thức là sức mạnh mới có thể trở thành nhà lãnh
đạo. Không phải sự may  mắn, mà chính là sự chịu khó học hỏi mới đem lại sự thành
công cho bạn. Nếu bạn muốn thành công, hãy học học!”
(Theo Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, trang 39, 40, NXB Hồng Đức)
Câu 1. Ý nghĩa của việc trích những dẫn lời nói của các nhân vật trong văn bản
trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “chỉ những ai hiểu rằng kiến thức là sức
mạnh mới có thể trở thành nhà lãnh đạo” không? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác
dụng? (1,0 điểm)
Câu 4. Bài học sâu sắc nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên (trình bày trong một
đoạn văn từ 5-7 dòng)? (1,0 điểm)
Câu 5(2,0 điểm). Từ đoạnvăn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.

Đoạn 8
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phản ăn no
 
hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người  lạ như quen
 
hạnh phúc là khi mình có một cái tên
vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường
( Trích “Hạnh Phúc” của Thanh Huyền)
Câu 1: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ và thể loại của văn bản trên (1.0 điểm)
Câu 2: Xác định 2 biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ và phân
tích tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm)
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau (1.0 điểm)
“đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường”

You might also like