You are on page 1of 7

SỞ GD & ĐT HÒA BÌNH

TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN


CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 –
Năm học: 2019 - 2020
Câu 1:
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
RA SÔNG GIẶT ÁO CHO CHỒNG
Ra sông giặt áo cho chồng
Mây xanh thả xuống một dòng sông xanh
Áo đạn xé, người đâu lành
Trường Sơn một cánh tay anh gửi rừng
Bên sông bóng chị rưng rưng
Sông bao nước mắt dửng dưng được nào?
Gái quê như hạt mưa rào
Đã vào tay lính là trao trọn đời
Mỗi năm chỉ một lần thôi
Áo Trường Sơn giặt lại phơi nắng hồng.
Ra sông giặt áo cho chồng
Thời gian vò rối bòng bong tay người
Súng gươm một trận khóc cười
Gái quê buồn thả sông trôi se lòng.
Ra sông giặt áo cho chồng
Vắt vai cả một dòng sông mang về.
Hồ Anh Tuấn ( Trong tập thơ “ Tự tình với mùa thu”, Nxb Văn hóa dân tộc, 2010)
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
2. Xác định các yếu tố tạo nên chất dân gian của bài thơ?

1
3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và nêu hiệu quả của biện
pháp tu từ đó?
4.Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 – 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh người vợ
trong bài thơ.
Câu 2:
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm lá cờ mà là để vượt qua thách thức, tận
hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên
đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận
ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không
phải để lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và
tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện với những suy nghĩ độc lập, sáng
tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại
lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự
thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng
vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình.
Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em
chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều thế.
( Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng
David McCullough – Theo http://ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm lá
cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang
cảnh rộng lớn xung quanh.”?

2
3. Theo anh/ chị vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực
ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?
4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Câu 3:
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Thời gian
Đem cho. Đem cho
Không giữ lại chút gì.
Đòi lại. Đòi lại
Không hề thương tiếc

Bày ra. Rồi xóa đi


Ham chơi. Và bỏ cuộc
Thời gian
Ông là ai?
Thương lượng với thời gian

Buổi sáng lo kiếm sống


Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài giũa
Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc
( Thương lượng với thời gian, Hữu Thỉnh, NXB Văn học, 2015)
1. Nội dung chính của văn bản là gì?
2. Nhà thơ muốn thể hiện những quy luật gì của thời gian?

3
3. Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc
Nhà thơ tỉnh thức và bật khóc vì điều gì?
4. Theo anh/ chị điều gì còn mãi với thời gian?Từ đó anh/chị rút ra được bài học
gì cho bản thân?
Câu 4:
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Gon là chú cáo nhỏ mồ côi cha mẹ, sống cô độc trong khu rừng gần một ngôi
làng nọ. Vì cô đơn nên chú thường hay vào làng để trêu chọc con người. Một
ngày nọ, trên đường vào làng, chú bắt gặp anh chàng tên Hyoju đang giăng lưới
bắt cá ở dòng sông. Vốn tính tinh nghịch nên thừa lúc Hyoju không để ý chú lén
thả hết cá và lươn ra khỏi giỏ. Chừng 10 ngày sau, khi nhìn thấy đám ma đưa tiễn
mẹ của Hyoju, Gon mới hiểu những con lươn mà Hyoju bắt là để dành cho người
mẹ đang bị bệnh, nên chú thấy hối hận vô cùng về trò đùa của mình. Để chuộc tội
với Hyoju, Gon đã lén ăn trộm cá từ nhà bán cá rồi ném vào nhà cho Hyoju.
Không ngờ việc làm ấy lại khiến Hyoju bị một trận đòn oan. Gon đã rất dằn vặt
nên sau đó quyết định chuộc tội với Hyoju bằng chính công sức của mình. Thế
nhưng Hyoju không hề nghĩ có ai đó hàng ngày mang nấm hương, hạt dẻ để
trước cửa nhà mình, mà anh nhủ thầm chắc do ông Trời thương tình đem đến.
Nghe được điều đấy Gon rất buồn. Dù vậy, cậu vẫn muốn tiếp tục hành động
chuộc lỗi với Hyoju.
Ngày hôm sau khi Gon lén đột nhập vào nhà Hyoju để bỏ đồ như mọi khi thì bị
Hyoju phát hiện. Anh cho rằng Gon đến phá phách nên đã lấy súng bắn Gon. Chỉ
khi nhìn thấy những hạt dẻ và nấm hương trong tay Gon thig Hyoju mới chợt
nhận ra mọi chuyện “ Gon, là mày sao? Chính mày đã đem nấm hương và hạt dẻ
cho ta phải không?” Gon chỉ kịp gật đầu trong khi mắt từ từ khép lại. Ngòi súng
rơi khỏi tay Hyoju, một làn khói xanh nhẹ bốc lên là lúc câu chuyện kết thúc.

4
1. Xác định chủ đề của văn bản trên?
2. Để nói về tính cách của chú cáo Gon anh/ chị sử dụng những từ ngữ nào?
Hành động nào của chú cáo Gon thể hiện điều đó?
3. Đây là một câu chuyện cổ tích được đưa vào sách văn học thiếu nhi, các nhà
giáo dục Nhật muốn truyền tải điều gì tới các em nhỏ?
4. Nếu được viết lại kết thúc câu chuyện anh/ chị sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 5:
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Nguồn gốc của thành công
Điều gì làm nên sự khác biệt? Tại sao vẫn có người tạo ra được nhiều điều kì
diệu? Có phải vì…
Nền tảng gia đình? Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình căn bản là điều
thật đáng để biết ơn, nhưng đó không phải là chỉ số đáng tin cậy để đo lường
thành công. Trong số những người thành công, cũng có những người xuất thân từ
một gia đình không hạnh phúc.
Sự giàu có? Những người thành công lớn thường lại thường xuất thân từ gia
đình trung lưu, thậm chí tầng lớp hạ lưu. Giàu có không phải là chỉ số đo lường
thành tích xuất sắc và nghèo khổ cũng không phải nguyên nhân dẫn đến thành
tích kém cỏi.
Cơ hội? Cơ hội là yếu tố rất đặc biệt. Hai người có năng khiếu, tài năng và
nguồn lực giống nhau cùng nhìn nhận một hoàn cảnh, có người thấy được cơ hội
lớn, trong khi người kia lại không. Cơ hội nằm ở cách nhìn nhận của mỗi người.
Đức hạnh? Đây không phải là chìa khóa để thành công dù tôi đã từng mong như
vậy. Tôi từng biết rất nhiều người đức hạnh nhưng chỉ tạo ra được những điều
nhỏ bé. Và tôi đã từng gặp một tên du thủ du thực lại trở thành ông chủ lớn.

5
Thiếu sự thử thách? Đã từng nghe Helen Keller vượt qua những khuyết tật
khủng khiếp hay một Viktor Frankl có thể sống sót sau những kinh hoàng tột độ.
Vì thế, đây cũng không phải là lý do cho sự thất bại.
Không yếu tố nào kể trên là chìa khóa của thành công. Khi suy nghĩ kỹ hơn một
chút, tôi nhận ra rằng yếu tố ngăn cách giữa người đạt được thành công và những
người khác chính là cách họ nhận thức và phản ứng trước thất bại. Không yếu tố
nào khác có tác động tương tự tới khả năng đạt được và hoàn thành điều mong
muốn trong tâm trí và trái tim con người.
( John C Maxwell, Học từ vấp ngã để từng bước thành công)

1. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?


2. Tác giả đã liệt kê ra những yếu tố nào không thực sự quyết định đến sự thành
công của mỗi người?
3. Theo anh/chị, điều gì làm nên sự khác biệt trong cách nhận thức và phản ứng
trước thất bại của những người đạt được thành công và những người khác?
4. Anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân từ ngữ liệu trên?
Câu 6:
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.
Người Tàu có câu: Không có việc gì khó. Chỉ e ta không siêng
Tục ngữ ta có câu: Nước chảy mãi, đá cũng mòn. Kiến tha lâu, cũng đầy tổ.
Nghĩa là Cần việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được…
Chữ Cần chẳng có nghĩa hẹp như: Tay siêng năng thì hàm siêng nhai. Nó lại có
nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần.
Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng
siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh.

6
Muốn giữ chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công
việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng.
Cây gỗ bất kì to nhỏ, đều có gốc và ngọn.
Công việc bất kì to nhỏ, đều có điều nên làm trước, có điều nên làm sau. Nếu
không có kế hoạch điều nên làm trước mà để làm sau, điều nên làm sau mà đưa
làm trước, như thế sẽ hao tổn thời giờ, mất công việc nhiều mà kết quả ít…
Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau…
Cần không phải là làm xổi. Nếu làm cố chết cố sống trong một ngày, một tuần,
hoặc một tháng, đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Như thế không phải là cần…
Lười biếng là kẻ địch của chữ Cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân
tộc.
( Lược trích Thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, Hà Nội,1999)

1. Thao tác lập luận cụ thể nào đã được sử dụng trong đoạn văn bản? Trong đó
thao tác nào là chính, thao tác nào là kết hợp?
2. Trong đoạn văn bản, chữ Cần được làm sáng tỏ thông qua những từ đồng
nghĩa, trái nghĩa nào?
3. Tại sao Cần tạo ra sự tiến bộ, ấm no, phồn thịnh, giàu mạnh?
4. Tuy nhiên để làm nên sự thành công và phát triển của một cá nhân, một đất
nước thì ngoài chữ Cần ra, theo anh/chị chúng ta còn cần những yếu tố nào nữa?

You might also like