You are on page 1of 5

14/06/21

ĐỀ SỐ 11.
I. ĐỌC HIỂU.
“...Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng im lặng trước cái sai này chính là mầm mống
nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực
tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm làm
thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện sức mạnh đấu tranh cho cái đúng không chỉ bản thân ta
mà cả những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau
chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.
Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta.
Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho
câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào
đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định
sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta?. Hãy thử mường tượng đáng nhẽ
nghĩa viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc
làm cụ thể.
Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những
sự thật mà trái tim bạn luôn họ tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện
được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc quyết định bảo vệ,
đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì
thị, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.”
(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo)
Câu 1: chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích
Câu 2: Theo tác giả, để “phá vỡ thói quen im lặng” thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì
Câu 3: Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ hãy “bắt đầu” góp phần mang lại hiệu quả
nghệ thuật gì
Câu4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến :”im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự
xuất hiện của những cái sai khác hỏi” ? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy
nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đấu tranh với những cái sai trong cuộc sống

ĐỀ SỐ 12.
I. ĐỌC HIỂU.
“Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng
đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa
bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi
ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng, đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra
một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng...
..... Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một
định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi
tệ nhất điều tôi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta
nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, Nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của
những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình. “
( Lắng nghe lời thì thầm của trái tim- Phạm Lữ Ân )
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Theo tác giả điều tồi tệ nhất khi chúng ta gặp phải những người tự cho mình quyền phán xét người
khác theo một định kiến có sẵn là gì theo tác giả?
Câu 3. Theo anh chị khi ta thử nghe theo chính mình ta sẽ thu được những gì?
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm “ Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân
đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều? “ Vì
sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) về hậu
quả của việc phán xét người khác một cách quá dễ dàng

ĐỀ 13.
I. ĐỌC HIỂU.
“Bạn không cần phải trở thành người số một
Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất
Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng
Mỗi người đều có một loài hoa mình thích
Nhưng bông hoa nào cũng rất đẹp
Không có bông nào tranh giành ngôi số một
Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình
Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế?
Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác biệt?
Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này
Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình
Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa.
(Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một” ?
Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:
“Không có bông nào tranh giành ngôi số một
Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình”
Câu 4. Anh chị hiểu từ “ hạt giống” trong câu “Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình. Và chỉ cần cố
hết sức để hạt giống ấy nở hoa” có nghĩa là gì?
II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về những việc cần làm để phát huy giá trị của bản thân.

ĐỀ 14.
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ:
Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét
Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết
Bây giờ anh mới hiểu hếtcâu nói trong kịch Sexpia:
“Tồn tại hay không tồn tại”
Không có nghĩa là sống hay không sống
Mà là hành động hay không hành động
Nhận thức hay không nhận thức
Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?
Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại
Chỉ day dứt một điều: Làm sao với những sự vật bình thường
Những ngày tháng bình thường
Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
(Cho Quỳnh những ngày xa-Lưu Quang Vũ, NXB Hội nhà văn, 2010)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Theo đoạn trích, tiếng động khủng khiếp đối với con người là gì?
Câu 3. Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
Câu 4.Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
II. LÀM VĂN
Câu 1. (2.0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về điều bản thân cần làm để
sống hết mình với những điều bình dị trong cuộc sống.

ĐỀ 15.
I. ĐỌC HIỂU.
“Hằng đêm, tôi vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ vừa “nhìn” ra khu vườn tưởng tượng.
Tôi biết mình sẽ không bao giờ quên được, vì tôi vẫn còn nhớ lắm.
Tôi nhớ tất cả những gì bay qua bầu trời của tôi
Tôi nhớ những bông hoa, từng mùa mưa nắng, từng rẻo đất ...
Bố tôi nói cần phải gieo những hạt mầm vào khu vườn; nhưng tôi cũng biết mỗi một gương mặt là một
hạt mầm gieo vào trí tưởng tượng của tôi. Tôi có nhiều khuôn mặt không ngừng mọc lên, những khuôn
mặt buồn vui, những khuôn mặt đẹp nhất.
Nhiều lần tôi đã hỏi bố tại sao người ta không nhớ một bàn tay ai đó, mà phải là khuôn mặt trước
tiên. Bố nói bởi vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một
đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì và quan trọng nữa họ đã hy sinh cho điều gì.
Hằng đêm tôi vẫn tưởng tượng triển miên khi nhìn vào những ngôi sao. Người ta nói khi một người
mất đi ngôi sao của người ấy sẽ tắt. Tôi hú vía vì thấy Ngôi sao của bạn tôi trên bầu trời càng lúc càng rực
rỡ chạm dẫn đến Ngôi sao của tôi.
Và tôi vẫn không ngừng tưởng tượng đến một lúc nào đó bầu trời sẽ như một tấm thảm sáng kết liền lại.
Vì đơn giản thôi trên trái đất này trẻ con vẫn không ngừng được sinh ra và lớn lên. Chúng là những ngôi
sao trên tấm thảm kia điều bí mật mà tôi chẳng thể nói hết. “
(Nguyễn Ngọc Thuần - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Câu 1. Trong đoạn trích người bố đã lý giải như thế nào khi người còn hỏi
“tại sao người ta không nhớ một bàn tay ai đó, mà phải là khuôn mặt trước tiên.”
Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn cuối cùng của văn bản.
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật liệt kê trong câu sau: “ Tôi nhớ những bông hoa, từng
mùa mưa nắng, từng rẻo đất ...”
Câu 4. Đoạn trích giúp anh chị hình dung như thế nào về nhân vật “tôi”
II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ đoạn trích đọc hiểu hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về
sức mạnh của trí tưởng tượng trong đời sống

You might also like